Kết nối với chúng tôi:

Thị trường

Hàng Việt lên ngôi trên thị trường Tết Kỷ Hợi 2019

Đã đăng

 ngày

 

Tết năm nay, các sản phẩm hàng hóa bánh kẹo sản xuất trong nước đã chiếm lĩnh thị trường thay vì các sản phẩm ngoại nhập.

Chỉ còn hơn 2 tuần nữa là đến Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019. Hiện tại các siêu thị, chợ truyền thống, cửa hàng tạp hóa trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, các mặt hàng bánh kẹo, mứt, trà và các loại nước uống chủ yếu là hàng sản xuất trong nước đã được bày bán nhiều. Với chủng loại đa dạng, mẫu mã bắt mắt, chất lượng không thua kém gì hàng ngoại nhập, năm nay các sản phẩm hàng hóa bánh kẹo sản xuất trong nước thực sự chiếm lĩnh thị trường Tết thay thế cho các sản phẩm ngoại nhập.

Dừng lại trước gian hàng thực phẩm để mua một số đồ dùng thiết yếu cho dịp Tết, chị Trần Thị Bình Quyên (phường Tân Tiến, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) cho biết, mấy năm nay, gia đình chị lựa chọn hàng trong nước để sử dụng vì tin tưởng vào chất lượng, mẫu mã và giá cả của hàng Việt.

Cũng giống như chị Quyên, bà Nguyễn Minh Nguyệt (ở phường Tân An, thành phố Buôn Ma Thuột) cũng ưu tiên lựa chọn hàng Việt cho giỏ đồ của mình. Theo bà Nguyệt, chỉ cần hàng có nguồn gốc xuất xứ, được bày bán tại những cửa hàng, siêu thị uy tín, thì đương nhiên bà sẽ ưu tiên hàng nội địa: “Các mặt hàng của Việt Nam khá nhiều và phong phú, chất lượng cũng rất tốt, giá cả phải chăng, phù hợp với túi tiền từ người lao động đến những người khá giả hơn”.

“Gia đình mình tính mua một số loại mứt, bánh kẹo Tết, bia nước ngọt. Nguồn hàng năm nay đa dạng, giá cũng không cao lắm. Gia đình mình hay lựa chọn dùng hàng Việt Nam và đánh giá cao hàng Việt Nam hơn hàng ngoại”, chị Quyên cho hay.

Nắm bắt được tâm lý của người tiêu dùng, hệ thống siêu thị và các tiểu thương tại Đắk Lắk đã chọn lựa và nhập về một lượng lớn hàng Việt Nam để phục vụ cho dịp tết. Bà Trần Thị Thành Nhân, Phó Giám đốc ngành hàng thực phẩm, một siêu thị tại thành phố Buôn Ma Thuột cho biết, đơn vị đã có kế hoạch chuẩn bị hơn 2.000 tấn hàng hóa trị giá 70 tỷ đồng, tăng hơn 10% so với năm trước.

“Trong thời điểm gần Tết, chúng tôi đã thực hiện ba chuyến đưa hàng Việt về nông thôn với huyện Cư Mgar, Buôn Đôn và Krông Pách, mỗi huyện ba ngày. Số lượng hàng lên tới cả hàng ngàn mặt hàng với các ngành hàng để phục vụ người tiêu dùng ở vùng sâu vùng xa. Năm nay, hệ thống siêu thị cũng chuẩn bị rất nhiều giỏ quà Tết để phục vụ cho người tiêu dùng. Bên cạnh đó, cũng gia tăng cả ngàn sản phẩm về các chương trình khuyến mãi trong dịp Tết. Với tỷ lệ hàng Việt trong siêu thị lên tới hơn 90%, chúng tôi luôn ưu tiên phân phối những mặt hàng Việt Nam sản xuất tại Việt Nam”, bà Trần Thị Thành Nhân cho biết thêm.

Theo ông Trần Trọng Lưu, Trưởng Phòng Quản lý Thương mại, Sở Công thương tỉnh Đắk Lắk, trong dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019, các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trên địa bàn đã chuẩn bị nguồn hàng trị giá hơn 224 tỷ đồng để bình ổn thị trường, phục vụ nhu cầu mua sắm Tết của người dân.

Để công tác bình ổn giá được đảm bảo, ngành Công thương đã triển khai kế hoạch bình ổn giá bình ổn thị trường dịp cuối năm 2018 và Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 gắn với việc thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, góp phần cân đối cung cầu hàng hóa, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân trên địa bàn, nhất là các mặt hàng thiết yếu để góp phần hạn chế tốc độ tăng giá, kiềm chế lạm phát, kích cầu tiêu dùng hàng Việt.

“Tỉnh chỉ đạo Sở Công thương theo dõi việc cung cầu hàng hóa thị trường, quản lý thị trường tích cực triển khai kiểm tra việc niêm yết giá, kê khai giá, hang giả, hàng lậu. Ngành Công thương cũng khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện chuyến bán hàng lưu động nhằm phục vụ tốt nhu cầu tiêu dùng của người dân. Từ ngày 15/1 sẽ đi kiểm tra nắm tình hình một số địa bàn trọng điểm để khảo sát các doanh nghiệp cung ứng như thế nào và nắm tình hình sức mua của người dân ở vùng sâu vùng xa”, ông Trần Trọng Lưu cho biết.

Theo Nam Trang/VOV-Tây Nguyên

Rate this post

Kinh tế

Nhân viên chi trăm triệu ‘ôm’ trái phiếu cho ngân hàng

Đã đăng

 ngày

Bởi

Không bán được trái phiếu, Minh bỏ tiền túi ra mua rồi cầm cố lại cho chính ngân hàng. Nhờ vậy, nhà băng huy động được vốn còn Minh thì đạt chỉ tiêu.

Đó là cách làm của Minh, nữ nhân viên của một ngân hàng quốc doanh thời gian qua. Cũng như một số đơn vị trong làn sóng phát hành hàng nghìn tỷ đồng trái phiếu từ đầu năm đến nay, ngân hàng của Minh đang đứng trước áp lực tăng vốn trung dài hạn và vốn cấp hai.

Tất cả đều là giấy tờ có giá kỳ hạn ngắn nhất 7 năm. Dù lãi suất theo các ngân hàng tự đánh giá là “khá hấp dẫn” (cao hơn 1-1,5% so với lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng), trái phiếu dạng này chưa thu hút được người gửi tiền Việt Nam. Do đó, ngân hàng Minh đã giao chỉ tiêu bán trái phiếu tới từng chi nhánh, cán bộ để tăng được vốn.

Giao dịch viên ngân hàng kiểm tiền. Ảnh: Anh Tú.
Giao dịch viên ngân hàng kiểm tiền. Ảnh: Anh Tú.

Tùng, nhân viên tín dụng đã nghỉ việc ở một trong bốn ngân hàng thương mại Nhà nước tại Nghệ An cũng kể lại câu chuyện tương tự Minh. Có đợt, anh được giao tới 200 triệu đồng trái phiếu mà không thể huy động từ khách hàng hay người thân. Vợ và bạn bè anh làm việc cho các “Big 4” khác cũng thường được khoán chỉ tiêu ở các đợt phát hành, trung bình từ 100-200 triệu đồng.

“Nếu không bán được thì nhân viên bỏ tiền túi ra mua. Tuy nhiên với số tiền lớn và kỳ hạn dài như vậy thì thông thường chúng tôi sẽ lại vay cầm cố”, anh nói.

Như vậy, trái phiếu đáng lẽ được ngân hàng phát hành để huy động từ dân cư thì lại thông qua các nhân viên của mình và quay trở lại két của nhà băng. Hiện tượng này, chuyên gia tài chính Nguyễn Đức Độ, Viện Kinh tế Tài chính (Bộ Tài chính) cho rằng, sẽ gây ra tình trạng tăng vốn ảo, tín dụng cũng không vào khu vực sản xuất. Điều này chỉ giúp quy mô vốn và tài sản ngân hàng tăng lên về mặt sổ sách, làm đẹp các chỉ số tài chính và hoạt động cho họ.

Còn Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) Nguyễn Đức Thành cho rằng, hiện tượng này sẽ tác động đến nền kinh tế tùy thuộc vào quy mô của trái phiếu mua vào cầm cố có đáng kể hay không.

Trả lời VnExpress, phó tổng giám đốc một trong những ngân hàng tham gia đợt phát hành trái phiếu vừa rồi vẫn khẳng định việc nhân viên ngân hàng mua rồi cầm cố lại trái phiếu không phải chủ trương của họ. “Nếu cho cầm cố lại thì chính ngân hàng mất chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng”, người này nói. Tuy nhiên, vị này xác nhận có thể xuất hiện tình trạng cấp dưới “lách” quy định.

Ông Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV cũng cho rằng, việc phát hành này không đúng bản chất huy động nguồn vốn từ bên ngoài. Thông qua việc nhân viên mua trái phiếu rồi cầm cố, vốn cấp 2 của ngân hàng vẫn tăng nhưng nguồn tiền này không phải huy động từ dân cư.

Thực tế, việc giao KPI (chỉ tiêu) cho nhân viên dựa vào năng lực và vị trí công việc là bình thường ở mọi doanh nghiệp, vì nó mang tính chất san sẻ một phần trách nhiệm hoàn thành công việc chung. Nhân viên vị trí kinh doanh, tiếp xúc với khách hàng nhiều sẽ nhận chỉ tiêu cao hơn so với những người làm kế toán, tài chính, tác nghiệp hỗ trợ phía sau.

Tuy nhiên, ông Cấn Văn Lực cho biết không ủng hộ điều này nếu trái phiếu lại được quay về trong két ngân hàng. Ngoài việc bản thân mỗi nhân viên nỗ lực để hoàn thành chỉ tiêu theo đúng nghĩa, theo ông, một số ngân hàng quá “bí bách” trong việc tăng vốn cấp 2 có thể đề xuất Ngân hàng Nhà nước xem xét giãn lộ trình áp dụng Basel II. Ở chiều ngược lại, các cơ quan chức năng cũng như Bộ Tài chính nên có những giải pháp để tăng vốn cấp 1 cho hệ thống.

Thực tế, các ngân hàng ồ ạt phát hành trái phiếu huy động từ dân cư là nhằm đáp ứng yêu cầu về tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung – dài hạn và hệ số CAR theo yêu cầu của Basel II.

Ông Tiết Văn Thành, Tổng giám đốc Agribank cũng chia sẻ với VnExpress, việc tăng vốn tự có của nhà băng gặp rất nhiều khó khăn nên đã nhiều lần trình các phương án lên Chính phủ. Ông cho biết, trong đợt phát hành trái phiếu tăng vốn đang điển khai, dù khó khăn, Agribank vẫn đặt mục tiêu hoàn thành kế hoạch chào bán 5.000 tỷ đồng.

Theo các phương án Ngân hàng Nhà nước cân nhắc, tới giữa năm 2020, tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn về mức 40%. Không ít nhà băng cho rằng quy định này của cơ quan quản lý đang đưa họ vào thế khó. Bởi thị trường trái phiếu Việt Nam chưa phát triển nên cần có thời gian để thị trường hoàn thiện cũng như thay đổi nhận thức, thói quen của nhà đầu tư cá nhân.

Quỳnh Trang – Vnexpress

Rate this post
Đọc tiếp

Kinh tế

50 triệu đồng một kg ớt ‘đắt nhất thế giới’

Đã đăng

 ngày

Bởi

Ớt chaparita đã được nhân giống ở Việt Nam và bán thử nghiệm với giá 50 triệu đồng một kg khô, rẻ hơn chục lần hàng nhập khẩu.

Được mệnh danh là gia vị đắt nhất thế giới, và ít được trồng đại trà nên ớt charapita càng trở nên quý hiếm. Nông sản này liên tục tạo “cơn sốt” ở Việt Nam khi được nhiều nhà hàng cao cấp và giới nhà giàu săn đón. Ở một số quốc gia, giá của loại này được bán cho các nhà hàng cao cấp tới 25.000 USD một kg, tức hơn nửa tỷ đồng.

Nắm bắt được nhu cầu, cách đây 2 năm, ông Cường, ở Đăk Nông đã nhập khẩu giống ớt charapita từ châu Âu về trồng thành công tại khu vườn của mình và nhân rộng chúng lên được hơn 20.000 cây. Hiện khu vườn ớt nhà ông Cường cho trái đợt đầu với số lượng vài chục kg.

Ớt charapita có vị cay hơn hẳn các loại ớt khác.
Ớt charapita có vị cay hơn hẳn các loại ớt khác.

“Vì ra bói đợt đầu nên tôi mới chỉ mở bán cho các nhà hàng hoặc người dân có nhu cầu với giá 10 triệu đồng một kg tươi và 50 triệu đồng một kg khô để theo dõi xu hướng tiêu dùng. Ngoài mục đích bán trong nước, tôi cũng đang tìm thị trường nước ngoài để xuất khẩu”, ông Cường nói và cho biết, loại cây này không quá khó trồng, chỉ cần biết kỹ thuật là cây cho trái đều.

Theo chị Thảo, người phân phối sản phẩm này, ớt charapita vốn dĩ đắt đỏ vì có các thành phần tốt cho sức khỏe, có thể giúp giảm đau, hỗ trợ tiêu hóa và chống viêm nhiễm tốt. Lượng vitamin C trong mỗi quả ớt lên đến 76,4 mg (tương đương với một quả cam trọng lượng trung bình), đây là chất chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa quá trình lão hóa lên các tế bào. Ngoài ra, hàm lượng cao vitamin A có trong ớt charapita còn giúp sáng mắt, ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng của mắt.

Giống ớt charapita được trồng ở Việt Nam.
Giống ớt charapita được trồng ở Việt Nam.

Giống ớt charapita có nguồn gốc từ Peru, đa phần mọc hoang dại. Chúng là loại cây trung hạn, có độ cao 40 – 55 cm, tán rộng 35 – 45 cm, sinh trưởng tốt khi ở nhiệt độ 16 – 45 độ C, cho thu hoạch quả sau 90 ngày. Mỗi cây có hàng trăm quả nhỏ tròn, màu đỏ hoặc vàng, nhưng màu vàng phổ biến hơn cả.

Độ cay của ớt charapita lên tới 30.000 đến 50.000 độ cay Scolville, thậm chí còn cao gấp 4-20 lần ớt jalapeño nổi tiếng. Theo mô tả, độ cay này thậm chí có thể “làm thủng” lưỡi, được khuyến cáo không nên ăn tươi.

Loại ớt này chủ yếu được dùng dưới dạng bột và được các đầu bếp đẳng cấp thế giới đánh giá cao. Ớt charapita thường được cho vào các món súp, thêm vào món salad, thịt… 

Hồng Châu – Vnexpress

Rate this post
Đọc tiếp

Kinh tế

Giá vàng hôm nay 12/7, treo cao bất chấp tin nóng từ Mỹ

Đã đăng

 ngày

Bởi

Giá vàng hôm nay 12/7 trên thị trường thế giới vẫn treo ở mức cao bất chấp áp lực chốt lời và chỉ số lạm phát vừa được công bố “nóng” hơn kỳ vọng. Giới đầu tư vẫn tin vào tín hiệu đảo chiều chính sách của Fed.

Mở cửa lúc 8h30 sáng 12/7, giá vàng miếng trong nước được Tập Đoàn Vàng bạc đá quý Doji niêm yết ở mức: 38,80 triệu đồng/lượng (mua vào) và 39,12 triệu đồng/lượng (bán ra), giảm 200 chiều mua vào và giảm 430 ngàn đồng bán ra so với cuối phiên liền trước.

Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 38,80 triệu đồng/lượng (mua vào) và 39,20 triệu đồng/lượng (bán ra), giảm 200 chiều mua vào và giảm 170 ngàn đồng chiều bán ra so với cuối giờ ngày 11/7.

Tới đầu giờ sáng 12/7 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giao ngay đứng ở mức 1.415 USD/ounce.

Giá vàng giao tháng 8 năm 2019 trên sàn Comex New York đứng ở mức 1.412 USD/ounce.

Giá vàng hôm nay cao hơn 8,6% (112,5 USD/ounce) so với đầu năm 2018. Vàng thế giới quy đổi theo giá USD ngân hàng có giá 39,2 triệu đồng/lượng, chưa tính thuế và phí, thấp hơn 200 ngàn đồng so với vàng trong nước.

Giá vàng thế giới vẫn treo ở mức cao bất chấp áp lực chốt lời và chỉ số lạm phát vừa được công bố “nóng” hơn kỳ vọng. Giới đầu tư vẫn tin vào tín hiệu đảo chiều chính sách của Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed).

Vàng chịu áp lực giảm trước áp lực chốt lời gia tăng sau khi mặt hàng kim loại này tăng vọt trên thị trường châu Á sau khi chủ tịch Fed Jerome Powell phát ra tín hiệu cho thấy ngân hàng trung ương Mỹ có thể tăng lãi suất ngay trong tháng này. 

Giá vàng hôm nay: treo cao.
Giá vàng hôm nay: treo cao.

Vàng điều chỉnh giảm còn do Mỹ công bố chỉ số lạm phát trong tháng 6 cao hơn so với kỳ vọng của thị trường.

Theo Bộ Lao động Mỹ, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 0,1% trong tháng 6 (so với mức kỳ vọng đi ngang) sau khi tăng 0,1% trong tháng 5. Lạm phát trong vòng 1 năm tính đến tháng 6 chỉ đạt 1,6%.

Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích cho rằng, con số lạm phát nói trên vẫn ở mức thấp hơn mục tiêu 2% của Fed và chưa đủ để làm xoay chuyển kỳ vọng hiện tại của thị trường về khả năng cắt giảm lãi suất của Fed vào cuối tháng này.

Vàng tăng giá còn do các nhà đầu tư lớn đẩy mạnh mua vào. Quỹ giao dịch vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust cho biết, lượng vàng do quỹ nắm giữ đã tăng 0,8% trong phiên giao dịch ngày 10/7.

Những bất ổn địa chính trị cũng góp phần kéo giá vàng đi lên. Các báo cáo cho thấy 1 tàu chiến của Anh đã phải vào và giải cứu một tàu dầu của nước này bị nhiều tàu Iran quấy rối ở eo biển Hormuz.

Trước đó, vàng đã tăng lên 1.425 USD/ounce sau khi chủ tịch Fed phát tín hiệu giảm lãi suất với những nghi ngờ về triển vọng kinh tế Mỹ do căng thẳng thương mại và lo ngại về tăng trưởng toàn cầu.

Trên thị trường vàng trong nước, chốt phiên ngày 11/7 đa số các cửa hàng vàng tăng giá vàng 9999 trong nước thêm 450-550 ngàn đồng ở cả 2 chiều mua vào và bán ra so với phiên liền trước.

Tính tới cuối phiên giao dịch 11/7, Tập Đoàn Vàng bạc đá quý DOJI niêm yết giá vàng SJC ở mức: 39,05 triệu đồng/lượng (mua vào) và 39,55 triệu đồng/lượng (bán ra). Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết vàng SJC ở mức: 39,05 triệu đồng/lượng (mua vào) và 39,37 triệu đồng/lượng (bán ra).

V. Minh – Vietnamnet

Rate this post
Đọc tiếp
Advertisement

Facebook

Advertisement

Tin Nổi bật

    Paste your advertisement code here.