Kết nối với chúng tôi:

Cuộc sống quanh ta

Mối tình chung thủy, sắt son của người đàn ông Việt lấy vợ Triều Tiên

Đã đăng

 ngày

 

Ông Cảnh gọi tình yêu của mình là “mối tình cảm tử”, bởi để đến đích, họ đã phải đánh đổi cả thanh xuân và giấc mơ về những đứa trẻ.

Chiều 15/2, trong căn nhà nhỏ tại khu tập thể Thành Công, Hà Nội, bà Ri Yong Hui và chồng là ông Phạm Ngọc Cảnh đang tất bật chuẩn bị cho buổi tiệc tối ở đại sứ quán Triều Tiên tại Việt Nam nhân dịp kỷ niệm lần thứ 77 ngày sinh của nhà lãnh đạo Kim Jong IL. Từ những năm 1990, người đàn ông, hiện 69 tuổi, đã trở thành khách mời thân thiết của đại sứ quán đất nước này.

“Hiện nay, tôi là chàng rể Việt duy nhất của đất nước Triều Tiên đấy”, ông Cảnh vui vẻ khoe tấm thiệp mời dự tiệc.

Ông Cảnh (trái) và vợ (ngoài cùng bên phải) trong buổi tiệc tối chiêu đãi tại Đại sứ quán Triều Tiên tối 15/2 tại Hà Nội.

Để trở thành rể một đất nước cấm công dân kết hôn với người nước ngoài là hành trình dài những nhớ nhung, lo lắng và nỗ lực không ngừng của Phạm Ngọc Cảnh. Người đàn ông tóc đã ngả bạc kể, năm 1967, ông là một trong 200 sinh viên Việt Nam được cử đến Triều Tiên học hỏi các kỹ năng cần thiết phục vụ việc kiến thiết đất nước sau chiến tranh. Bốn năm sau đó, trong lần thực tập tại một nhà máy thuộc miền đông của đất nước này, chàng sinh viên gặp Ri Yong Hui – cán bộ phân tích hóa học tại phòng thí nghiệm. Ngay từ giây phút đó, Cảnh đã say đắm cô gái Triều Tiên nhỏ nhắn, đằm thắm. Bà Ri Yong Hui cũng đáp lại người đàn ông ngoại quốc với ánh nhìn chất chứa yêu thương.

Tuy nhiên, do cả hai nước đều có lệnh cấm công dân kết hôn với người nước ngoài nên họ chỉ có thể âm thầm gặp nhau, trao những lá thư khô khan cho người mình thương. Về sau, Việt Nam bỏ lệnh cấm này nhưng Triều Tiên thì vẫn giữ.

Sau khi về nước, thời gian đầu, những lá thư vẫn đều đặn được gửi đi, nhưng khi những biến cố chính trị xảy ra, họ không còn liên lạc được. Cũng vì vậy, đang đảm nhiệm vai trò kỹ sư ở Tổng cục Hóa chất, ông chuyển sang làm tại Sở Thể dục thể thao Hà Nội, nơi có các chuyên gia Triều Tiên dạy Taekwondo với hy vọng dò la được nhiều hơn tin tức của người yêu.

Khoảng năm 1991, Phạm Ngọc Cảnh đứng lên kêu gọi thành lập CLB Hữu nghị Việt- Triều nhằm kết nối những anh em bạn bè đã và đang học tập ở nước bạn.

Cuối những năm 1990, biết tin Triều Tiên gặp hạn hán, lương thực thiếu thốn nghiêm trọng, Cảnh nghĩ đó chính là cơ hội vàng để mình ghi điểm với “họ nhà gái”. Ông lập tức lên kế hoạch kêu gọi bạn bè cùng chung tay ủng hộ tiền mua gạo gửi Triều Tiên.

Nhiều ngày liền, Cảnh hì hụi ngồi viết thư mời gửi đến từng người trong CLB Hữu nghị Việt – Triều. Người nào ở xa, ông mang thư đến bưu điện gửi, có người ở tận Long Biên, Hoài Đức (Hà Nội) ông vẫn tự chạy xe máy đến tận nhà trao. Thời điểm đó, một cuộc họp kêu gọi ủng hộ lương thực cho Triều Tiên với hơn 50 thành viên trong CLB đã diễn ra ở Hà Nội. Sau cuộc vận động, số tiền tương đương với 7 tấn gạo được chuyển đến quê hương người yêu Cảnh giữa những ngày thiếu thốn lương thực nhất.

Phạm Ngọc Cảnh mất 31 năm để cưới được người bạn gái Triều Tiên hơn mình một tuổi.

Năm 1992, ông có cơ hội trở lại Triều Tiên nhân một giải thi đấu thể thao. Trước khi sang nước bạn, Phạm Ngọc Cảnh đến cửa hàng sơn mài đặt hai bức tranh, mỗi bức dài một mét nhờ ban tổ chức gửi tặng lên lãnh tụ của Triều Tiên.

Sau khi gửi tặng 2 bức tranh, các thành viên của đoàn thể thao Việt Nam được ông Kim Nhật Thành gửi tặng mỗi người một món quà. Cảnh được tặng một bộ ấm chén màu xanh. Ông nâng niu như một giải thưởng của riêng mình. Đó cũng là một tín hiệu tốt giúp ông thêm động lực nuôi dưỡng tình yêu.

Ông cũng từng viết cho chủ tịch Kim Nhật Thành 3 bức thư kể về cuộc tình của mình và Ri Yong Hui với mong cầu chủ tịch Kim trao cơ hội được sống với người yêu suốt đời. Viết xong bức thư nào, ông lấy máy ảnh chụp lại để nhớ, vì sợ những ý tứ mình nói trùng nhau, người đọc sẽ không còn muốn tiếp nhận.

Không chỉ tự mình gây thiện cảm với “họ nhà gái”, ông còn đệ đơn nhờ Bộ Ngoại giao giúp đỡ. Năm 2002, biết tin Chủ tịch nước khi đó là ông Trần Đức Lương và Bộ trưởng bộ Ngoại giao Phạm Dy Niên có chuyến hội đàm tại Triều Tiên, Cảnh gửi thư nhờ người đứng đầu nhà nước can thiệp giúp. Tại buổi hội đàm của hai quốc gia, một mục cuối trong chương trình có tên “Nhân đạo” đưa đến câu chuyện tình của ông Cảnh và người con gái Triều Tiên.

Ông Cảnh vẫn giữ nguyên bộ ấm chén được Chủ tịch Kim Nhật Thành tặng, dấu ấn về những nỗ lực không mệt mỏi của ông để lấy được người vợ Triều Tiên.

Mưa dầm thấm lâu, 7 tháng sau cuộc hội đàm, Phạm Ngọc Cảnh được “nhà gái” cho phép kết hôn. Người đàn ông đã 54 tuổi khi đó là phẳng lại bộ com lê rồi rút số tiết kiệm đi mua chè, rượu, kẹo bánh và một cặp nhẫn cưới, một mình sang Triều Tiên “hỏi vợ”. Qua Bắc Kinh, Trung Quốc, ông mua thêm mấy cân thịt bò, thịt lợn để làm mâm cơm trong ngày tổ chức đám cưới tại quê người yêu.

Lần đầu tiên gặp nhau sau hơn 30 năm cũng chính là ngày cưới của Phạm Ngọc Cảnh và Ri Yong Hui tại đại sứ quán Việt Nam ở Triều Tiên. Người con gái của ông Cảnh lúc này 55 tuổi, những nếp nhăn đã xô đổ vẻ thanh tú trên gương mặt của người phụ nữ dành cả tuổi trẻ chờ người yêu quay lại.

“Nhìn nhau, tôi nói với cô ấy ‘chúng mình vất vả quá nhỉ’. Vợ tôi chỉ im lặng gật đầu nhưng nước mắt rơi”, ông nhớ lại.

Sau hôn lễ tại “họ nhà gái”, ngày 13/12/2002, ông Phạm Ngọc Cảnh và vợ đã tổ chức cưới lần 2 tại Sở Thể dục thể thao Hà Nội. Rất nhiều bạn bè, đồng nghiệp, đại diện bộ Ngoại giao và đại sứ Triều Tiên đã đến chúc mừng.

người đàn ông Việt lấy vợ Triều Tiên

Ông Cảnh và vợ trong ngày cưới do Sở Thể dục thể thao Hà Nội đứng ra tổ chức vào 13/12/2002, sau 31 năm thất lạc nhau.

Ngày hôm đó, ai cũng vui với hạnh phúc của cô dâu, chú rể nhưng trong lòng ông Hoàng Vĩnh Giang, chủ hôn và là giám đốc Sở Thể dục thể thao Hà Nội khi đó vẫn man mác một nỗi buồn. Ông bảo đó là câu chuyện tình buồn và cảm động nhất mình từng chứng kiến.

“Có lẽ, ngày cưới hôm đó, nhiều người cùng chung cảm xúc như tôi. Cả anh Cảnh và vợ đều đã già rồi, chẳng thể có con được nữa. Giá như hạnh phúc có thể đến với họ sớm hơn”, giọng nguyên giám đốc Sở Thể dục thể thao Hà Nội trầm lại.

Không thể có với nhau một đứa con, đó cũng chính là điều ông Cảnh tiếc nhất trong cuộc tình duy nhất của đời mình. Ông là con cả trong một gia đình có 4 người con. Hai người em gái đã lập gia đình. Một người em 63 tuổi, trí não không bình thường nên vẫn sống với anh trai từ khi còn nhỏ. Khi còn trai trẻ, bố nhiều lần giục cậu con trai duy nhất cưới vợ, nhưng Cảnh hoặc cười trừ, hoặc nói chưa tìm được người như ý.

“Khi cưới, tôi đã 54 tuổi, cô ấy 55 tuổi, chẳng thể sinh con được nữa. Đó là cái giá phải trả để có được điều mình nỗ lực nhiều năm mới có được”, người đàn ông tuổi 69 nhìn về phía cây bàng đã rụng gần hết lá trước cửa nhà.

(Theo Nhật Minh, VnExpress)

Rate this post

Cuộc sống quanh ta

Chuyện 2 người phụ nữ đơn thân từng nghĩ đến cái chết và sự nảy mầm hạnh phúc từ những chuyến xe công nghệ

Đã đăng

 ngày

Lập gia đình từ cái tuổi mới vào đời. hai người mẹ rơi vào bế tắc khi cuocj hôn nhân tan vỡ. Đã cosluc họ nghĩ đến cái chết như một cách giải thoát nhưng sự bén duyên vói grab đã mở ra cánh cửa mới tươi sánghơn cho cuộc đời họ.

Chiều muộn, loay hoay sửa lại đồ đạc trên chiếc xe gắn máy, chị Bùi Hồng Phương Thảo (31 tuổi, ngụ quận Tân Phú) lại bắt đầu công việc chạy xe công nghệ. Đội chiếc mũ bảo hiểm Grab lên đầu, chị Thảo cho biết hơn 2 năm nay, cuộc sống của chị dần thay đổi nhờ gắn bó với Grab.

Lập gia đình ở cái tuổi 19, những tưởng hạnh phúc sẽ đến khi cả 2 vợ chồng cùng nhau chào đón đứa con gái đầu đời. Nào ngờ cũng chính từ đó gánh nặng cơm áo khiến 2 vợ chồng liên tục mâu thuẫn.

Đi đến bước đường cùng của sự tuyệt vọng, chính đứa con gái nhỏ khát sữa đang ở nhà với ngoại là sợi dây níu giữ chị Thảo ở lại với cuộc đời. Gạt bỏ hết những tủi nhục, mặc kệ lời dèm pha của tất cả mọi người xung quanh, trong suy nghĩ của người mẹ trẻ, tiền sữa và tiền tã của con mới là điều quan trọng nhất.

Từ công việc bảo mẫu, phụ bếp, làm thời vụ… với mức thu nhập bấp bênh, lại thêm bệnh tật chi phối, chị Thảo đến với Grab từ tháng 6/2017 như một hi vọng cuối cùng.

“Nghĩ lại chị liều thật, vì lúc đó chẳng có công việc nào phù hợp với mình. Thấy nhiều người chạy Grab bảo thoải mái lắm nhưng chị không có tin, đến lúc chẳng còn sự lựa chọn nào khác, Grab giống như chiếc phao cuối cùng của cuộc đời để chị bám víu”, chị Thảo nhớ lại.

Cũng bén duyên với Grab sau cuộc hôn nhân tan vỡ, chị Vương Thùy Linh (SN 1993, ngụ huyện Củ Chi) cho biết nhờ có Grab, cuộc đời chị đã sang một trang mới tươi sáng hơn.

Chấp nhận làm mẹ đơn thân từ năm 2015, không nhận được sự trợ cấp nào từ phía gia đình chồng, chị Linh cho biết đó là khoảng thời gian tăm tối nhất của cuộc đời mình.

Vùi đầu vào công việc, đi sớm về muộn với nghề lên ý tưởng các mô hình quán kinh doanh ăn uống, cuộc sống của 2 mẹ con chị Linh thời điểm đó đặc biệt khó khăn.

Khẽ quệt nước mắt, chị Linh xúc động: “Chị nhớ cái ngày sinh nhật con gái, chị vẫn không thể nào xin về nhà với con được. Chị bỏ con cho ngoại chăm sóc mà thu nhập chẳng đáng là bao, chị thất vọng với chính bản thân mình”.

“Grab như một cứu cánh của cuộc đời chị vậy – Đầu năm 2017, nhờ có sự giới thiệu của ông anh quen biết, chị bắt đầu đăng ký chạy Grab 2 bánh. Chị bất ngờ với thu nhập mỗi ngày, được tips do khách thấy mình chạy đàng hoàng, được hưởng rất nhiều ưu đãi từ Grab. Cuộc sống của chị sang trang luôn, vật chất, tinh thần “dễ thở” hơn phần nào. Công việc này cho chị nguồn năng lượng mới, ra đường thì có anh em giúp đỡ, nhiều mối quan hệ mà trước đây không bao giờ chị dám nghĩ đến”, chị Linh hào hứng kể.

“Ai nhìn vào thì nghĩ việc chạy Grab nhàm chán lắm, chuyện ai người ấy làm. Nhưng không, khi hòa mình vào mới thấy, chỉ cần ra đường nhìn màu áo xanh là cảm thấy đó là gia đình, anh em của mình rồi. Mỗi chuyến xe với chị là một trải nghiệm. Bé con vẫn tự hào khoe với các bạn mẹ nó chạy Grab”, chị Linh nói.

Có lẽ, ông trời chẳng tuyệt đường của bất kỳ ai, chỉ sau một thời gian chạy Grab, ngoài việc “có tiền tươi” mỗi ngày để lo sinh hoạt phí, cả chị Thảo và chị Linh dần tìm lại niềm tin trong cuộc sống.

Những mối quan hệ mới, bạn bè mới và hơn hết cho đến thời điểm hiện tại, cả 2 đã tìm được mảnh ghép hạnh phúc còn lại của chính mình.

Ngồi trong căn nhà nhỏ, chị Thảo siết chặt đôi bàn tay của anh Từ Thành Phát (33 tuổi, chồng chị Thảo), khuôn mặt ánh lên sự hạnh phúc. “Em là gì của anh”, chị Thảo thỏ thẻ hỏi anh Phát rồi tự trả lời: “Em là vợ anh, anh là người em thương nhất”.

Ngại ngùng trước lời nói của chị Thảo, anh Phát chỉ biết tủm tỉm cười rồi gật đầu đồng ý. Có lẽ, đến bây giờ, anh chị vẫn chưa hiểu do duyên hay do nợ, cả 2 lại tìm thấy nhau giữa dòng đời.

Nhớ lại cái lần đầu nhắn tin với anh Phát, chị Thảo không hề hay biết cuộc gặp gỡ vô tình tại buổi gặp mặt cộng đồng anh em Grab lại khiến chị gây được sự chú ý của anh.

“Thấy Thảo tròn tròn, dễ thương nên anh mới xin số điện thoại của bà chị rồi bắt đầu nhắn tin trò chuyện. Mà Thảo chảnh lắm, hẹn mấy lần mới chịu ra gặp mặt”, nói đoạn này anh Phát quay sang nhìn chị Thảo với vẻ trách móc.

“Mấy chị bảo thằng đó nó khùng khùng, mày đừng có gặp nó làm gì. Thật sự lúc đó chị không có nghĩ đến chuyện gì khác. Ổng thì cứ nửa thật nửa đùa nói với chị: “Mình quen thử 7 ngày thôi nha”, chị mới đáp: “Tình yêu gì nhỏ nhoi quá vậy”, nhưng không ngờ sau khi gặp ảnh, việc được anh quan tâm, chăm sóc khiến chị dần dần cảm nhận được tình cảm của mình dành cho người đàn ông này không còn đơn thuần như ban đầu”, chị Thảo nói.

“Sau 2 tháng, chị mới cảm nhận được mình thương ảnh thật. Mà lúc đó chị sợ lắm, chị mập, người xấu, đã từng có chồng, hiện nuôi con nhỏ, sợ ảnh rồi cũng sẽ bỏ mình”, chị Thảo cười ái ngại.

Cái tính ít chăm chút bản thân, nhất là khoản sức khỏe của anh Phát khiến chị Thảo không ít lần lo lắng. “Đến nỗi mẹ anh Phát với chị phải lên kế hoạch “lừa” anh tới bệnh viện. Chị nói với ảnh, anh phải giữ sức khỏe, đừng có bỏ em. Em yêu anh thật lòng, anh có chuyện gì anh bỏ em cho ai, em đã bệnh rồi, anh muốn anh bệnh như em sao. Chị nói xong câu đó cả 2 ôm nhau khóc nức nở. Bởi hơn ai hết, chị hiểu cái cảm giác khi biết mình mang bệnh. Lúc đó, nếu chị không bên anh, anh không còn ai hết”, chị Thảo xúc động nói.

Nắm lấy đôi bàn tay chị Thảo, anh Phát an ủi, mọi cảm xúc như ùa về trong trí nhớ của anh. “Lúc đó anh ấp a ấp úng, vui lắm, anh nghe Thảo nói anh động lòng. Trước giờ, anh chưa nghĩ mình sẽ tiến tới với người đã có gia đình, nhưng Thảo lại cho anh cảm giác rất đặc biệt. Thảo thương anh thật lòng và anh cũng như vậy”, anh Phát hạnh phúc.

Cầm trên tay những tấm ảnh cưới được chụp trọn bộ với giá 900 ngàn, chị Thảo xúc động cho biết đây là thời gian hạnh phúc nhất của cuộc đời chị, cả 2 dự định sẽ đăng ký kết hôn vào năm sau. Còn việc tổ chức đám cưới có lẽ chỉ là một mong ước xa vời.

“Anh ấy luôn tỉ mỉ ở bên chị, sẵn lòng hỗ trợ chị mọi thứ, tình cảm lắm. Chị vẫn nhớ có lần, 2 đứa mới chụp chung một tấm ảnh rồi anh Phát đăng lên cộng đồng anh em Grab. Đó là lần đầu anh công khai tình cảm của chị, vui lắm, mọi người còn vào chúc phúc cho 2 đứa”, chị Thảo tâm sự.

Ngôi nhà nhỏ của chị Thảo cũng ấm áp hơn khi có bóng dáng của người đàn ông dù chị Thảo biết rằng, chị có thể ra đi bất cứ lúc nào…

“Bác sĩ nói chị không được lâu nữa đâu, nên phải cố gắng vui vẻ. Chị sợ ảnh bỏ mình, chị không sợ gì cả ngoài việc sợ mất anh. Chị nói với má: Anh Phát là người cuối cùng của cuộc đời con”.

“Không tổ chức đám cưới với Thảo anh buồn lắm, anh chỉ mong có được cái lễ ấm cúng, chụp hình Thảo rồi đăng lên cho cộng đồng Grab, cũng nhờ Grab mà anh quen vợ anh, anh muốn chứng minh cho mọi người thấy trong cộng đồng Grab, anh vẫn tìm được hạnh phúc của cuộc đời mình”, anh Phát tâm sự.

Về dự định tương lai, chị Thảo cho biết sẽ tiếp tục gắn bó với Grab vì “nhờ có Grab chị mới tìm lại được động lực để sống, có thêm nhiều mối quan hệ và hơn hết là có được anh”, vừa nói, chị Thảo vừa tiếp tục chuẩn bị công việc giao hàng của mình trên chuyến xe đầy ân tình của Grab. Mà có lẽ, chẳng phải riêng chị Thảo, Grab còn viết thêm nhiều câu chuyện cổ tích hơn thế…

“Ôi Linh đó hả, lúc đầu anh ghét vợ anh lắm, con gái gì mà chạy giỏi tới nỗi được xếp vào hạng cao nhất luôn nên anh nghĩ chắc chảnh lắm. Mà ngộ, tiếp xúc dần dần, thấy vợ anh dễ thương lại hợp tính rồi thương từ lúc nào không biết”, anh Nguyễn Huỳnh Tiên (SN 1987) hồ hởi mỗi khi nhắc lại mối tình định mệnh của 2 vợ chồng.

Vừa chuẩn bị bữa cơm trưa cho cả nhà, nghe anh Tiên “kể xấu” về mình, chị Linh vội đính chính: “Chứ hổng phải anh không chạy được nên tức sao?” rồi cười đùa hạnh phúc. Căn nhà nhỏ nằm sâu ở xã Phước Vĩnh An (Củ Chi) hơn một năm qua lúc nào cũng tràn ngập tiếng cười.

Anh Tiên cho biết sau khi chạy Grab được vài tháng, chị Linh được đội trưởng khu Hóc Môn – Củ Chi – quận 12 dẫn vào đội. Lúc đầu, anh không có bất cứ ấn tượng gì với chị Linh, chỉ đơn giản là người hỗ trợ đồng đội những kiến thức về xe cộ.

Còn với chị Linh, khi vừa trải qua một cuộc hôn nhân đổ vỡ, Grab như một cứu cánh của đời mình, chị chưa bao giờ nghĩ đến chuyện mình sẽ mở lòng với bất kỳ ai trong một môi trường mới.

Nhưng rồi chính sự thẳng thắn, cởi mở của chị Linh đã gây được thiện cảm cho anh Tiên. Anh bắt đầu chủ động tìm hiểu dù cho thời gian đầu, chị Linh chẳng chịu mở lòng với bất cứ ai.

Nhưng chính câu nói của anh Tiên: “Anh thương em, con của em cũng là con của anh, gia đình của em cũng là gia đình anh nhưng em phải để anh có cơ hội thể hiện điều đó” khiến chị Linh thay đổi suy nghĩ rất nhiều.

“Thời gian đầu anh Tiên chủ động đưa đón con gái chị đi học, chị vẫn không tin tưởng lắm, chị nghĩ thầm thử coi ảnh làm được bao lâu. Có lẽ điều chị lo nhất là con của chị, không biết người này có thương con mình thật hay không nên cần nhiều thời gian để kiểm chứng, xong cũng không ngờ ảnh thật lòng đến vậy”, chị Linh vui vẻ kể tiếp.

“Không biết sao với ảnh, chị lại có cảm giác mình phải chịu trách nhiệm với người này. Không phải vì anh Tiên tốt với chị, với con chị mà anh ấy sẵn sàng quay lưng với cả thế giới để bảo vệ chị”.

Từ lúc quen anh Tiên, chị Linh tập thay đổi bản thân mình hơn, không còn nóng tính, trẻ con như trước. Dù hiện tại, cả 2 vẫn chưa kết hôn nhưng đã xem nhau như vợ chồng.

“Đúng là nhờ Grab mà chị có rất nhiều, có một công việc khiến mình thoải mái, có một thu nhập ổn định, một cộng đồng gia đình rất lớn và hơn hết là có được anh Tiên. Chị tin đến thời điểm hiện tại, mình lại tìm được người quan trọng nhất của cuộc đời”, chị Linh xúc động.

Nhớ lại thời điểm bố chị bị tai nạn dẫn đến nằm một chỗ, chính những anh em trong công ty đã thay phiên nhau túc trực, hỗ trợ, san sẻ cho gia đình chị.

“Chị nợ Grab một ân tình, Grab giống như một gia đình, ở đó mình không bơ vơ. Lúc bố chị mất, các anh em trong tổ đội – những người tưởng chừng xa lạ đã đến với gia đình chị, phụ lo tang lễ cho bố chị từng công việc nhỏ nhất. Grab cho chị quá nhiều thứ…”, chị Linh vừa nói vừa hướng mắt về phía anh Tiên.

Có lẽ với anh Tiên – chị Linh, chẳng có tiền bạc nào có thể mua được tình cảm mà hiện tại anh chị đang có được. Dù cho cả 2 đều biết rằng, chặng đường phía trước vẫn còn đó nhưng khó khăn. Chẳng ai dám nói trước mình sẽ là hạnh phúc cuối cùng của nhau nhưng anh chị tin rằng, đến hiện tại, đây là bến đỗ bình yên nhất. Nó cũng như lời hứa “dù có giận nhau đến mấy, cả 2 vẫn phải về nhà, phải ăn chung bữa cơm gia đình” mà 2 người dành cho nhau.

Lời nói “sẽ gắn bó với công việc này đến khi nào không chạy được nữa” của chị Linh hay ước mơ ấp ủ có một trạm sửa xe để hỗ trợ anh em Grab của anh Tiên thể hiện sự trân trọng của anh chị dành cho Grab.

Cầm trên tay bộ ảnh cưới được Grab bí mật tổ chức, anh Tiên – chị Linh cười hạnh phúc: “Anh chị nợ Grab một ân tình”.

Có lẽ không chỉ riêng chị Linh – anh Tiên hay chị Thảo – anh Phát, Grab đã mang đến những thứ tốt đẹp nhất mà cuộc đời anh chị hướng đến. Một công việc với mức thu nhập ổn định, một đại gia đình, cộng đồng anh em tài xế sẵn sàng giúp đỡ hỗ trợ lẫn nhau và hơn hết là những mảnh vỡ của cuộc sống có thể tìm thấy nhau.

Cảm ơn Grab đã trở thành chiếc cầu nối viết lên những câu chuyện tuyệt vời trong cuộc sống mà ở đó, sự chân thành, tử tế đã làm tiền đề cho những tình cảm quý báu trong cuộc đời.

Theo Kênh14

Rate this post
Đọc tiếp

Cuộc sống quanh ta

Khách hàng “giận tím người” với chiêu trò thổi giá lên cao rồi giảm sốc 50% – 70% dịp Black Friday ở Việt Nam

Đã đăng

 ngày

“Black Friday ở Việt Nam chỉ là cú lừa” – nhiều khách hàng đã phải ngao ngán thốt lên như vậy khi săn “sale” hay dạo một vòng thị trường quần áo, giày dép và mỹ phẩm dịp Black Friday năm nay.

Black Friday (Ngày thứ Sáu đen tối) là một thuật ngữ không còn quá lạ lẫm với người Việt Nam, đặc biệt là các tín đồ thời trang ở các thành phố lớn. Nhân dịp này, nhiều doanh nghiệp sẽ tung ra những chương trình khuyến mãi, giảm giá “cực sâu” để thu hút khách hàng. Chính vì thế, đây cũng là cơ hội để người tiêu dùng có thể “săn” được những món đồ gia dụng, đồ điện tử hay đồ thời trang với mức giá được cho là siêu hời.

Hình ảnh người dân tấp nập đi mua hàng dịp Black Friday năm nay.
Hình ảnh người dân tấp nập đi mua hàng dịp Black Friday năm nay.

Không chỉ giới thiệu các gói quà tặng hấp dẫn, hay những voucher mua hàng giảm giá cho lần sau, không ít cửa hàng đã tung ra chương trình giảm giá sâu từ 30 – 50%, thậm chí có những cửa hàng còn treo biển tuyên bố bán hàng “phi lợi nhuận” với mức giảm giá sâu lên tới 70 – 90%.

Những dòng chữ khổ lớn in trên các tấm băng rôn, “bão sale”, “giảm giá sốc”, “siêu giảm giá”… được treo ngay trước cửa vô cùng bắt mắt đã thu hút không ít khách hàng dịp Black Friday năm nay. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt hàng được giảm giá thực, không ít “thượng đế” đã phải thốt lên “Black Friday ở Việt Nam chỉ là cú lừa” khi quyết tâm săn “sale” hay dạo một vòng thị trường nhân ngày giảm giá mạnh nhất năm này.

Tăng giá thật cao để thông báo giảm thật nhiều

Và câu chuyện dường như không hề mới khi nhiều cửa hàng đã sử dụng chiêu trò lén tăng giá sản phẩm lên gấp đôi, gấp ba rồi thông báo giảm giá sốc lên tới 50 – 70%.

“Giận tím người! Chiếc áo khoác mình thích ngày thường giá 800k, nay Black Friday thấy tin nhắn giảm 50% liền chạy qua mua thì nó tăng lên 1.800.000, giảm 50% còn 900k…”, chia sẻ của bạn N.D sau khi “săn” chiếc áo yêu thích của 1 nhãn hàng thời trang yêu thích nhưng không thành.

Chỉ bấy nhiêu thôi thì đã biết anh chàng khó chịu đến mức nào. Cả năm mới có đợt giảm giá siêu “khủng”, vậy mà chỉ cần thiếu tinh ý một chút thôi là anh chàng có thể đã phải mua hàng với mức giá còn đắt hơn cả giá niêm yết ngày thường. Bên dưới chia sẻ của tài khoản N.D, nhiều người đã để lại bình luận đồng tình, cũng như ngỏ ý muốn được biết tên thương hiệu thời trang để còn biết đường “né”. 



Một chiếc mác quần bò có gía 69 USD giảm giá còn 49,99 USD. Tuy nhiên, khi bóc lớp tem dán bên ngoài ra thì giá thực tế của chiếc quần chỉ 39USD mà thôi.
Một chiếc mác quần bò có gía 69 USD giảm giá còn 49,99 USD. Tuy nhiên, khi bóc lớp tem dán bên ngoài ra thì giá thực tế của chiếc quần chỉ 39USD mà thôi.

Giá khuyến mại của 5 gói mì cay còn cao hơn giá bình thường tại 1 shop khác 1.000 đồng
Giá khuyến mại của 5 gói mì cay còn cao hơn giá bình thường tại 1 shop khác 1.000 đồng

Không chỉ có các cửa hàng thời trang, nhiều cửa hàng bán đồ ăn cũng nhân dịp Black Friday để kích cầu mua sắm. Tuy nhiên, cũng nhiều câu chuyện dở khóc dở cười đã được ghi nhận. Theo chia sẻ của một người dùng mạng, 1 shop đồ ăn đã chạy trương trình “flash sale” giảm giá sốc trong “khung giờ vàng”. Theo đó, combo 5 gói mì cay tại một shop có giá niêm yết là 170.000 đồng, tuy nhiên, khi có chương trình giảm giá 63% xuống chỉ còn 79.000 đồng. 

Trong khi đó, cũng với 5 gói mì gà cay, tại một shop online khác giá niêm yết chưa hề giảm lại chỉ có 78.000 đồng; như vậy là còn rẻ hơn 1.000 đồng so với shop đang chạy chương trình giảm giá. 

Nhiều khách hàng: “Phải thật tỉnh táo trước những chiêu khuyến mại khủng”

Sau những lần sập bẫy “giảm giá ảo”, nhiều khách hàng cũng đã tự rút ra kinh nghiệm để có thể trở thành người mua hàng thông thái. Tài khoản S.K khẳng định, “Nguyên tắc bất di bất dịch khi mua hàng giảm giá trên mạng bây giờ là: lên coi giá xong copy model, lên mạng tìm kiếm giá để tham khảo, so sánh… để biết chắc chắn là đã được giảm giá. Đặc biệt, khuyên mọi người không nên ham hố giảm giá sâu 90 – 95%. Bởi chỉ cần làm phép tính đơn giản thôi cũng đủ biết bán vậy là lỗ nặng rồi”.

“Nhân dịp này, các cửa hàng thường sẽ xả hàng tồn kho và các mẫu không bán chạy. Hoặc một số khác thì “treo đầu dê bán thịt chó”, treo biển giảm tới 50 – 70% nhưng khi khách hàng tới thì toàn giảm các sản phẩm lỗi mốt, không mặc được, còn những mặt hàng mới chỉ giảm 5% và thậm chí còn không giảm. Vậy nên, với những sản phẩm giảm giá quá nhiều, các bạn nên kiểm tra thật cẩn thận. Đừng vì tâm lý đám đông mà lao vào mua, để rồi về nhà mới ngỡ ngàng vì thực ra mình cũng không được giảm giá quá nhiều như tưởng tượng, hay đen đủi hơn là không dùng được chính món hàng vừa mua.”, tài khoản Đ.T cũng chia sẻ.

Có thể thấy rằng, vẫn còn nhiều cửa hàng ở Việt Nam chỉ tung chiêu giảm giá ảo, ăn theo chương trình Black Friday để kích cầu tiêu dùng mà vẫn đảm bảo được lợi nhuận. Nếu không kiểm tra, so sánh giá kĩ càng trước khi quyết định mua thì người tiêu dùng có thể dễ dàng “sập bẫy” giảm giá và mua về sản phẩm kém chất lượng hoặc có giá còn đắt hơn cả bình thường.

Theo Kênh14

Rate this post
Đọc tiếp

Cuộc sống quanh ta

Phố Lãn Ông – nơi có mùi “nồng nàn” nhất Hà Nội

Đã đăng

 ngày

Đến với phố Lãn Ông – con phố chuyên bán thuốc Đông Y, du khách sẽ bị quyến rũ bởi một mùi hương đặc trưng từ các loại thuốc và nét cổ kính của con phố.

Phố Lãn Ông – con phố chuyên buôn thuốc Bắc có từ lâu đời. Đây là một trong những địa chỉ được rất nhiều người dân biết đến trong khu phố cổ còn lưu giữ được ngành nghề của cha ông.

Chợ thuốc Đông Y có tuổi đời lớn nhất Thủ Đô

Phố Lãn Ông chỉ dài khoảng 180m nhưng xung quanh giáp đến 7 con phố khác.  Phía đông giáp ngã tư Hàng Ngang -Hàng Đường và nối với Hàng Buồm, phía tây giáp ngã tư phố Thuốc Bắc – Hàng Vải, đoạn giữa cắt ngã tư phố Chả Cá – Hàng Cân.

Đây nguyên là đất thôn Đức Môn, tổng Đông Thọ, huyện Thọ Xương cũ.
Đây nguyên là đất thôn Đức Môn, tổng Đông Thọ, huyện Thọ Xương cũ.

Phố Lãn Ông trước đây có tên là phố Phúc Kiến bởi thời bấy giờ có rất đông người Hoa kiều gốc tỉnh Phúc Kiến đến cư ngụ. Số 40 Lãn Ông trước đây là hội quán của Hoa kiều người Phúc Kiến ngụ ở Hà Nội nhưng nay đã là trường Tiều học Hồng Hà.

Sau Cách mạng tháng 8/1945, phố vẫn mang tên là Phúc Kiến, đến năm 1949 mới đổi tên thành phố Lãn Ông. Cái tên đó được giữ nguyên đến nay.

Hội quán của người Phúc Kiến xưa nay là trường Tiểu học Hồng Hà.
Hội quán của người Phúc Kiến xưa nay là trường Tiểu học Hồng Hà.

Tên phố Lãn Ông xuất hiện từ thời kì tạm chiến. Đây vốn là biệt hiệu Hải Thượng Lãn Ông của Lê Hữu Trác, một vị danh y nổi tiếng có nhiều đóng góp to lớn cho nền y học dân tộc Việt Nam. Việc đặt tên phố Lãn Ông bắt nguồn từ nghề Đông y có lịch sử lâu đời trên phố.

Những người đầu tiên làm nghề thuốc ở phố Lãn Ông là một số Hoa kiều, trong đó nổi tiếng nhất phải kể đến dòng họ Phó đến từ tỉnh Phúc Kiến. Sau đó còn có hàng chục lương y người Việt thành danh trên phố này; họ có gốc gác phần lớn là từ những làng nghề làm thuốc có truyền thống như Đa Ngưu, Nghĩa Trai, Ninh Hiệp, Đồng Tâm, hay từ những vùng đất học giỏi như Nhân Chính, Đông Ngạc, Hành Thiện…

Trải qua thời gian, các cửa hàng thuốc Đông y trên phố Lãn Ông ngày nay vẫn buôn bán tấp nập, không bị phai nhạt nghề truyền thống như ở nhiều phố khác trong khu phố cổ.

Con phố có mùi “nồng nàn” nhất Hà Nội

Người dân biết đến trong khu phố cổ còn lưu giữ được ngành nghề của cha ông. Các cửa hàng trên phố Lãn Ông chuyên bắt mạch, kê đơn, bán thuốc cho mọi người.

Người mua, kẻ bán trên con phố luôn tấp nập.
Người mua, kẻ bán trên con phố luôn tấp nập.

Người làm nghề thuốc ở đây đa phần không qua trường lớp đào tạo bên ngoài mà thường lấy bí kíp gia đình làm cốt yếu. Có lẽ bởi tính cha truyền con nối ấy mà nghề thuốc ở con phố Lãn Ông này không bị phai mờ đi như các con phố nghề khác.

Bên cạnh các cửa hàng bán thuốc luôn tấp nập người vào ra thì những hiệu lương y lại có một vẻ thâm trầm, kín đáo, bên trong thường có chân dung Hải Thượng Lãn Ông đặt ở vị trí trang trọng. Sừng sững sát tường là những chiếc tủ gỗ đựng thuốc lên nước nâu bóng với hàng trăm ngăn kéo quai đồng, mỗi ngăn có đề tên thuốc.

Vẻ đẹp cổ kính vẫn còn được lưu giữa ở những cửa hàng bán thuốc.
Vẻ đẹp cổ kính vẫn còn được lưu giữa ở những cửa hàng bán thuốc.

Các cửa hàng thuốc tập trung phía cuối con phố, nằm san sát nhau. Phố Lãn Ông trước đây chỉ bán thuốc Bắc, rồi sau đó mới dần dần bán cả thuốc Nam, từ các loại thuốc bình dân như vỏ quýt, sa sâm, quế chi, hạt sen, bán hạ… đến các loại cao cấp như đông trùng hạ thảo, nhân sâm, linh chi,.. loại nào cũng có.

Điều này đã khiến cả con phố mang một mùi hương nồng nàn đặc trưng, là sự kết hợp của vô số loại thảo dược, khiến những người ở xa khi đi qua phố không khỏi ngạc nhiên và ấn tượng.

Vô số các loại thảo dược được đóng gói và bày bán.
Vô số các loại thảo dược được đóng gói và bày bán.

Chỉ cần đến đầu phố thôi là đã ngửi thấy thoang thoảng mùi thơm của các loại thảo dược trong các bài thuốc, không đâu khác chính là Phố Lãn Ông. Con phố không dài lắm nhưng đâu đâu cũng thấy bán thuốc đông y. Đây là một trong số ít những con phố còn giữ nghề truyền thống ở phố cổ. 

Theo YAN News

1/5 - (1 bình chọn)
Đọc tiếp
Advertisement

Facebook

Advertisement

Tin Nổi bật

    Paste your advertisement code here.