Kết nối với chúng tôi:

Kiến thức

Hot boy 10X Nghệ An giải rubik trong 13 giây ở cuộc thi Olympia 2019

Đã đăng

 ngày

 

Trước phần thi Khởi động lập kỷ lục, Nguyễn Xuân Phương (THPT chuyên Đại học Vinh) đã khiến nhiều người thán phục vì khả năng giải rubik nhanh. Cụ thể Xuân Phương chỉ mất 13s để giải xong khối rubik từ tay một bạn cùng chơi.

Ngay sau đó Phương cũng lập luôn kỷ lục ở phần thi khởi động Olympia năm 2019 với số điểm 120. Kết quả chung cuộc, Xuân Phương giành vòng nguyệt quế với số điểm rất cao 330 điểm. Đây là cuộc thi tuần 3 tháng 3 quý II của Olympia 2019.

Phần thi khởi động đạt điểm tuyệt đối 120 của Nguyễn Xuân Phương

3/5 - (1 bình chọn)

Giáo dục

Tám cách giúp trẻ xây dựng kỹ năng tự giác

Đã đăng

 ngày

Bởi

Xây dựng lịch trình làm việc hoặc dạy trẻ kỹ năng giải quyết vấn đề là những cách giúp trẻ nhỏ thiết lập tính tự giác.

Kỹ năng tự giác giúp trẻ kiềm chế sự hài lòng, chống lại cám dỗ và chịu đựng khó khăn để đạt mục tiêu lâu dài. Trẻ được rèn luyện từ nhỏ sẽ trở thành người sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội. Dưới đây là tám cách Verywell Family gợi ý phụ huynh áp dụng để xây dựng tính tự giác cho con.

1. Xây dựng lịch trình

Cha mẹ hãy tạo lịch trình hoạt động mỗi ngày cho trẻ để rèn luyện thành thói quen. Khi biết mình phải làm gì, trẻ sẽ tập trung thực hiện, tránh việc bị xao nhãng bởi các việc khác.

Một lịch trình cụ thể vào buổi sáng sẽ giúp trẻ biết khi nào cần đánh răng, ăn sáng hay thay quần áo. Tương tự, lịch trình sau khi đi học về sẽ dạy trẻ cách phân bổ thời gian giữa việc nhà, làm bài tập và vui chơi.

Điều quan trọng, phụ huynh nên xây dựng lịch trình đơn giản và cần kiên nhẫn để trẻ có thời gian thực hành, dần dần chúng sẽ không cần đến bố mẹ trợ giúp.

2. Giải thích lý do khi yêu cầu trẻ thực hiện nhiệm vụ

Khi trẻ chưa học được kỹ năng tự giác, phụ huynh có thể giao nhiệm vụ, hoạt động để trẻ thực hiện. Nhưng thay vì yêu cầu hãy làm theo ý của mình, bạn nên giúp trẻ hiểu lý do tại sao phải làm việc đó.

Thay vì nói “Con hãy làm bài tập về nhà trước khi chơi”, bạn hãy giải thích cho trẻ hiểu làm bài tập trước thì thời gian vui chơi sẽ thoải mái hơn, không phải canh cánh lo lắng về bài tập. Điều này giúp trẻ hiểu mỗi nhiệm vụ phải làm đều có mục đích.

Khi áp dụng phương pháp này, cha mẹ cần lưu ý không đưa ra lời giải thích, bài giảng dài dòng.

3. Đưa ra hậu quả

Đôi khi, hậu quả có thể dạy trẻ những bài học lớn trong cuộc sống. Khi trẻ không chịu thực hiện công việc bạn yêu cầu, hãy nêu ra hậu quả cụ thể, ngay trước mắt để con lựa chọn giữa việc thực hiện hay không. 

Ngay cả khi trẻ vẫn lựa chọn không làm theo, phụ huynh không nên la hét, ép buộc con mà để trẻ tự nếm trải thất bại để rút ra bài học cho lần sau.

Ảnh: Femalefirst
Ảnh: Femalefirst

4. Định hình hành vi tại từng thời điểm cụ thể

Hình thành tính tự giác cho trẻ là quá trình phải mất nhiều năm, phụ huynh nên sử dụng các chiến thuật trong từng giai đoạn phát triển cụ thể để định hình từng bước một.

Thay vì mong đợi một đứa trẻ 6 tuổi đột nhiên có thể thực hiện toàn bộ thói quen buổi sáng mà không cần bất kỳ lời nhắc nhở nào, bạn hãy sử dụng biểu đồ hình ảnh treo tường để mô tả ai đó chải tóc, đánh răng và mặc quần áo. Bạn có thể chụp ảnh con thực hiện các hoạt động này và tạo biểu đồ cho riêng trẻ.

Khi trẻ không thực hiện, hãy nhắc con nhìn vào biểu đồ cho đến khi có thể tự mình thực hiện từng nhiệm vụ. Dần dần trẻ sẽ cần ít lời nhắc hơn. 

5. Khen ngợi

Khi con tự giác thực hiện nhiệm vụ, hãy dành lời khen ngợi tích cực cho bé và nhấn mạnh bạn muốn thấy những hành động này thường xuyên hơn. Khi hành vi tốt được khen ngợi, trẻ sẽ thường xuyên lặp lại.

6. Dạy trẻ kỹ năng giải quyết vấn đề

Kỹ năng giải quyết vấn đề hoặc làm việc cùng nhau có liên quan đến việc xây dựng tính tự giác. Trước khi con bạn thực hiện một công việc, hãy cùng trẻ thảo luận về công tác chuẩn bị.

Các vấn đề phức tạp hơn có thể cần sự chuẩn bị kỹ lưỡng hơn hoặc thử nghiệm thất bại để tìm được cách giải quyết hợp lý. Rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề sẽ khiến trẻ luôn động não nghĩ cách cách thức tổ chức hoạt động, từ đó nâng cao khả năng tự giác.

7. Làm gương cho trẻ

Trẻ em thường có xu hướng bắt chước hành động của người lớn. Nếu con thấy bạn chần chừ làm việc, chúng có thể học tính trì hoãn. Vì vậy, cha mẹ cần chú ý thực hiện tính kỷ luật để trẻ học theo. Khi bạn không thể làm được, hãy nhận lỗi về mình và cùng thảo luận với trẻ về hành động nên làm.

8. Thưởng cho hành vi tốt

Khi con không chịu ngủ sớm, hãy chơi trò thu thập tem ngủ sớm để nhận quà. Từ đó, xây dựng hành vi tốt cho trẻ thông qua việc chơi trò chơi và khen thưởng. Việc khen thưởng có thể thúc đẩy trẻ thực hiện những hành vi tốt.

Nếu trẻ học được tính tự giác, hãy dừng việc khen thưởng. Phụ huynh cũng không nhất thiết phải thưởng tiền mà có thể lựa chọn những món quà nhỏ hoặc cho phép trẻ chơi trò chơi nhiều hơn.

Tú Anh (Theo Verywell Family) – Vnexpress

Rate this post
Đọc tiếp

Giáo dục

Cách giúp trẻ vị thành niên phân biệt tin tức giả trên mạng

Đã đăng

 ngày

Bởi

Phụ huynh hãy hướng dẫn trẻ kiểm tra mục “Giới thiệu về chúng tôi” trên mỗi trang web để tìm hiểu về người sản xuất nội dung.

Trẻ vị thành niên am hiểu công nghệ kỹ thuật số, nhưng lại không có kiến thức để phân biệt tin thật, tin giả. Khi không hiểu hết tác động của phương tiện truyền thông hoặc các thông điệp, trẻ có thể chịu một số tổn thương sau đây.

Trẻ không hài lòng về cơ thể mình. Các nghiên cứu cho thấy thanh thiếu niên thiếu kiến thức truyền thông cơ bản có xu hướng không hài lòng về cơ thể mình sau khi xem hình ảnh về người nổi tiếng. Các em không nhận ra những bức ảnh đó được photoshop để xây dựng hình ảnh hoàn mỹ cho người nổi tiếng.

Thanh thiếu niên thường không nhận ra tin tức về sản phẩm mình mua là tin tiếp thị để thúc đẩy khách hàng mua sản phẩm hoặc dịch vụ.

Trẻ cũng có thể gặp vấn đề sức khỏe, bởi các nhà tiếp thị thường sử dụng thủ thuật để thu hút khách hàng thực hiện hành vi không lành mạnh, nhưng coi đó là việc làm tốt. Ví dụ đồ ăn vặt có thể được quảng cáo là “đem lại niềm vui”, uống bia rượu được miêu tả là “mát mẻ”. 

Ảnh: Storyblooks.
Ảnh: Storyblooks.

Điều quan trọng là phụ huynh cần dành thời gian nói chuyện với con về tin tức và cách vận động của truyền thông. Nghiên cứu cho thấy trẻ em được dạy các kỹ năng nhận định truyền thông cơ bản sẽ tránh được tác động có hại nhiều hơn trẻ không được hướng dẫn. 

Để dạy con đánh giá thông tin một cách hiệu quả, phụ huynh có thể áp dụng bảy phương pháp sau ngay từ khi con bạn còn nhỏ.

1. Khuyến khích tư duy phê phán

Phụ huynh hãy khuyến khích con đặt câu hỏi về nội dung tin tức mà chúng đọc. Hãy yêu cầu con luôn xem xét ai là người sáng tác nội dung và tự hỏi tại sao người đó lại viết thông tin này.

2. Thảo luận về cách thức quảng cáo

Cha mẹ nên nói với con về chiến thuật các thương hiệu thường sử dụng để thuyết phục khách hàng mua sản phẩm. Ví dụ, các thông điệp thường xuất hiện như hứa hẹn sản phẩm giúp khách hàng trở nên đẹp hơn hoặc được nhiều người biết đến.

3. Thảo luận về động cơ trong việc sáng tạo nội dung

Bạn nên chia sẻ với con về động cơ của người sáng tạo nội dung. Ví dụ, nhiều người nổi tiếng có thể được trả tiền khi có người đọc bài viết quảng cáo sản phẩm của họ. Hoặc những tiêu đề giật gân, gây tò mò có thể là mồi nhử để tăng lượt xem, nhưng nội dung bên trong không đảm bảo chất lượng.

4. Dạy con cách kiểm tra thông tin

Phụ huynh hãy hướng dẫn trẻ kiểm tra mục “Giới thiệu về chúng tôi” trên mỗi trang web con đọc để tìm hiểu về người sản xuất nội dung. Ngoài ra, dạy trẻ cách đánh giá một bức hình. Một bức ảnh được ghép nối với một bài báo không có nghĩa là ảnh chụp tại sự kiện đang được thảo luận trong câu chuyện.

5. So sánh các nguồn thông tin

Phụ huynh hãy dạy trẻ so sánh các nguồn thông tin trước khi tin vào một tin tức bất kỳ. Hướng dẫn trẻ tìm thông tin trên nhiều trang báo, nhiều nguồn hoặc tìm nguồn gốc của thông tin.

6. Nắm bắt những trang cung cấp thông tin của trẻ

Bạn nên biết những trang mạng xã hội con sử dụng và theo dõi hoạt động trực tuyến của con. Ngoài ra, hãy chú ý đến những bộ phim con bạn đang xem và những bài hát chúng thích. Càng biết nhiều về những gì trẻ tiếp nhận, bạn sẽ được trang bị kiến thức tốt hơn để thảo luận cùng con về truyền thông.

7. Cùng con xem các trang web 

Hãy cùng con xem xét các trang web tin tức phổ biến và hướng dẫn con cách phân biệt giữa tin tức và nội dung được tài trợ. Sau đó, cha mẹ hãy cùng con thảo luận về những thông điệp thu nhận được.

Tú Anh (Theo Verywell Family) – Vnexpress

Rate this post
Đọc tiếp

Giáo dục

Mẹ “thần đồng” Đỗ Nhật Nam chia sẻ các điều bố mẹ nên dạy con lúc nhỏ

Đã đăng

 ngày

Bởi

Mẹ “thần đồng” Đỗ Nhật Nam cho rằng, cái đích của việc học không phải để con đứng đầu hay xuất sắc nhất mà để con tiến bộ từng ngày.

Phan Hồ Điệp – bà mẹ được cho là rất thành công trong việc giáo dục “thần đồng” Đỗ Nhật Nam đã có những chia sẻ về những điều phụ huynh nên trang bị cho con khi còn nhỏ tại hội thảo Hành trang cho con làm chủ kỷ nguyên 4.0 do CMS EDU tổ chức sáng 6/4 tại Hà Nội. Những chia sẻ này được chị đúc rút từ chính kinh nghiệm nuôi dạy con trai và những năm làm việc trong ngành giáo dục.

Rèn luyện tư duy

Mở đầu cuộc trò chuyện, chị Điệp chia sẻ, bản thân chị quan niệm cái đích của việc học không phải để con đứng đầu hay xuất sắc nhất mà là để con tiến bộ từng ngày. Không nhận con là thần đồng như danh xưng của mọi người dành cho Đỗ Nhật Nam, chị Điệp cho rằng Nam cũng giống như bao bạn khác và chị cũng chỉ cố gắng để con tốt hơn mỗi ngày.

Chị Phan Hồ Điệp chia sẻ về những điều phụ huynh nên dạy con khi còn nhỏ.

Chị Phan Hồ Điệp chia sẻ về những điều phụ huynh nên dạy con khi còn nhỏ.

Là một người mẹ và cũng là người làm giáo dục, chị Phan Hồ Điệp cho rằng, để trẻ phát triển và trưởng thành tốt, điều quan trọng là cần phát triển khả năng tư duy ở trẻ.

Là một người mẹ và cũng là người làm giáo dục, chị Phan Hồ Điệp cho rằng, để trẻ phát triển và trưởng thành tốt, điều quan trọng là cần phát triển khả năng tư duy ở trẻ.

“Khi Nam còn nhỏ, tôi hay đưa cho con 4-5 tấm thẻ, trên đó ghi những chữ cái khác nhau để khi ghép lại được 1 từ có nghĩa. Lúc này Nam chưa biết chữ, nên tôi đã cho con quan sát rất kỹ, trước khi sắp xếp lại. Trò chơi này giúp con có khả năng quan sát và nhớ mặt chữ tốt hơn. Đây là điều đầu tiên để phát triển tư tuy”, chị Điệp chia sẻ.

Mẹ “thần đồng” Đỗ Nhật Nam cho rằng, các bậc phụ huynh không nên coi tư duy là điều gì đó to tát, thực tế, nó bắt đầu từ những điều rất đơn giản. Trong đó, dạy trẻ cách quan sát là khởi đầu tốt đẹp để phát triển tư duy.

Chị Điệp lấy ví dụ, khi đưa con vào một trung tâm thương mại, mẹ có thể đố con một trò chơi, để con quan sát thật kỹ xung quanh, sau đó yêu cầu nhắm mắt lại và trả lời xem có mấy cửa gần nhất, người phục vụ mặc áo màu gì… Bản thân chị cũng đã dạy Đỗ Nhật Nam quan sát từ khi còn rất nhỏ bằng phương pháp này.

Dạy trẻ biết “cãi” từ khi còn nhỏ và tư duy logic

Có nhiều năm công tác trong ngành giáo dục, chị Phan Hồ Điệp cho rằng, ở Việt Nam nhiều phụ huynh thường bỏ qua tư duy phản biện khi dạy trẻ nhỏ. Phụ huynh và thầy cô luôn mong trẻ ngoan, nghe lời, điều này thể hiện rõ ngay trong các lời chúc của người lớn dành cho trẻ nhỏ. Vô hình chung điều đó đã khiến trẻ khó phát triển tư duy phản biện, trong khi đây là điều thực sự quan trọng.

“Ngày Nam còn nhỏ, đã có giai đoạn bạn ấy rất thích chơi game. Mỗi lần như vậy, tôi thường bảo Nam nói cho mẹ 3 điều có thể khiến mẹ cảm thấy thuyết phục. Tôi cũng rất mong các bố mẹ có thể tự ra những để văn để rèn tính phản biện cho con. Trong chương trình giáo dục hiện nay thường ra những đề văn yêu cầu miêu tả, kể hay thậm chí để học sinh phải “bịa” để làm bài… Khi ở nhà, tôi lại hay cho con làm những đề văn để con nêu ra quan điểm cá nhân và có thể đánh giá vấn đề, ví dụ như: “Bố mẹ có nên đánh con khi phạm lỗi”?…

“Tôi đã từng đọc ở đâu đó câu chuyện rằng, trong một lớp học, có một học sinh thường cãi nên thầy giáo không hề thích. Thầy giáo cố tìm cách để đánh trượt học sinh. Một hôm, thầy gọi học sinh lên bảng, yêu cầu đếm thật nhanh và trả lời trong lớp có mấy bóng đèn. Cậu bé trả lời có 8 bóng. Lúc này thầy giáo cười nói, trong lớp có 9 bóng đèn và tay thầy rút ra 1 bóng đèn trong túi áo.

Một lần khác vẫn câu hỏi đó, cậu học sinh lại trả lời trong lớp có 9 bóng đèn. Thầy giáo đáp, lần này chỉ có 8 vì tôi không mang theo bóng đèn nào cả. Cậu học trò lôi ra 1 bóng đèn trong cặp, nếu thầy không mang thì em mang theo. Thực tế không phải những gì thầy cô giáo hay người lớn nói hoàn toàn là chân lý, mà chân lý đó có thể thuộc về học trò khi các em biết phản biện”, chị Điệp nói.

Giúp con tự lập

Chị Phan Hồ Điệp kể: “Tôi đã từng rất tiếc cho một học sinh trường chuyên rất giỏi nhưng phải quay về nước chỉ sau 2 tháng du học tại Singapore. Lý do là em không thể làm bất cứ thứ gì khi không có mẹ, kể cả việc tự thức dậy đúng giờ hàng ngày. Khi em đã đi học muộn quá 35 buổi trong 2 tháng, em đã bị trường từ chối việc học tiếp”.

Thừa nhận rằng rất khó để yêu cầu con làm việc này việc kia khi còn nhỏ, đặc biệt là khi sống trong gia đình có nhiều thế hệ, bởi ông bà thường có tâm lý chiều chuộng, “xót cháu”. Tuy nhiên, mẹ “thần đồng” Đỗ Nhật Nam gợi ý các phụ huynh nên biến những công việc đơn giản thành những trò chơi hay thử thách để trẻ thích thú tham gia. Ngay từ khi trẻ mới 2-3 tuổi, bố mẹ nên hướng dẫn và cho trẻ tự làm những công việc đơn giản như tự mặc quần áo, tự làm vệ sinh cá nhân, tự sắp xếp đồ chơi…

Dạy con tự tin

Chị Phan Hồ Điệp cho rằng, tự tin sẽ đến khi con hiểu và tin vào bản thân mình. Gia đình, sự tương tác của phụ huynh với con cái là yếu tố quan trọng giúp trẻ tự tin. Không gì hạ gục con nhanh nhất bằng những câu mắng mỏ. Nếu điều này xảy ra quá nhiều, lâu dần sẽ làm giảm dần việc tin tưởng vào bản thân của đứa trẻ.

Không phải lúc nào cũng nói với con những điều ngọt ngào, nhưng sự động viên khuyến khích của cha mẹ là điều cần thiết để trẻ có động lực phấn đấu.

“Tôi thường không khen con rằng con thông minh thế, hay con giỏi quá, mà thay bằng cảm xúc của bố mẹ, như bố mẹ rất vui vì những gì con đã làm. Khi đó, trẻ sẽ nghĩ rằng mình có ích và thực sự ý nghĩa với bố mẹ, với cuộc đời. Một nghiên cứu khoa học cũng cho thấy liều thuốc hữu hiệu giúp tăng sự tự tin với đứa trẻ là cái vỗ vai của bố”, chị Phan Hồ Điệp nói.

Từ những câu chuyện hài hước trên mạng, rằng “con người ta” chính là đối thủ lớn nhất của mọi đứa trẻ, phụ huynh này đánh giá việc so bì, quát mắng con bằng cách so sánh với những đứa trẻ khác chỉ giúp giải tỏa nỗi ấm ức, nóng giận của bố mẹ nhưng lại không hiệu quả để trẻ tiến bộ hơn.

Hơn hết phản là người tử tế

Kết thúc buổi chia sẻ, chị Phan Hồ Điệp nhấn mạnh rằng, ngoài những điều liên quan đến kiến thức, kỹ năng, hơn hết, bố mẹ cần quan tâm và hướng con đến cách sống tử tế. Đó chính là hành trang quý giá nhất cho con bước vào đời.

“Ngày Nam còn nhỏ, mỗi ngày tôi đều hỏi con 3 điều khiến con biết ơn nhất trong ngày là gì? Đơn giản có thể câu trả lời là mẹ nấu cho con một bữa ăn ngon, bạn đã cho Nam mượn chiếc bút hay con mèo trong nhà hôm nay không cào xước chiếc cặp của con nữa. Từ những việc rất nhỏ nhưng tôi tin rằng có có tác dụng giúp trẻ nhìn cuộc đời thánh thiện, trong trẻo hơn. Trong thời đại 4.0, khi robot có thể thay thế trí tuệ con người, nhưng lòng yêu thương vẫn thực sự quý giá”, chị Phan Hồ Điệp chia sẻ./.

Nguyễn Trang/VOV.VN

Rate this post

Đọc tiếp
Advertisement

Facebook

Advertisement

Tin Nổi bật

    Paste your advertisement code here.