Kết nối với chúng tôi:

Thời sự

Cựu thứ trưởng công an xin được khoan hồng, không bị phạt 30 tháng tù

Đã đăng

 ngày

 

Trong lời nói sau cùng, bị cáo Bùi Văn Thành khai “trĩu nặng đau buồn” kể từ khi bị khởi tố.

18h ngày 12/6, nói lời sau cùng sau tại phiên toà phú thẩm, cựu thứ trưởng Bộ Công an Bùi Văn Thành trình bày: “Mức hình phạt 30 tháng tù với tôi là rất nghiêm khắc, kính mong HĐXX cho tôi hưởng khoan hồng, cho hưởng án treo”.

Bị cáo Thành cho hay từ khi vướng lao lý, ông và cả gia đình đã rất đau buồn.

Cựu thứ trưởng Công an Bùi Văn Thành. Ảnh: N.A.

Phan Văn Anh Vũ (Vũ “Nhôm”) trong lời nói sau cùng muốn giãi bày nhiều nhưng bị chủ tọa nhắc cần ngắn gọn. Khi Vũ “Nhôm” nói “chỉ mong điều duy nhất là mình được xét xử theo luật và đúng luật”, chủ tọa lập tức ngắt lời, hỏi lại: “Bị cáo nói ai xét xử bị cáo không bằng luật?”.

Vũ không trả lời thẳng, tiếp tục nói mong HĐXX xem xét toàn bộ hoàn cảnh sự việc, bối cảnh ra đời công ty, việc góp vốn, cho bị cáo một bản án cuối cùng đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

“Bị cáo thành thật xin lỗi hai thứ trưởng, anh Phan Hữu Tuấn và gia đình anh Nguyễn Hữu Bách. Bị cáo cảm ơn UBND TP HCM, Đà Nẵng, Tổng cục 4 có mặt để vụ án hoàn thành tốt đẹp”, Vũ “Nhôm” nói lời cuối cùng ở phiên phúc thẩm mở tại TAND Cấp cao ở Hà Nội.

Cựu thứ trưởng Trần Việt Tân trình bày cả cuộc đời đã phấn đấu đi theo Đảng, ngành; thời trai trẻ xông pha không ngại nguy hiểm, nay nghỉ hưu tuổi già không nghĩ có ngày đứng ở bục dành cho bị cáo như thế này. “Tôi rất sốc. Tôi rất biết trách nhiệm của mình, mong HĐXX xem xét có tình, có lý không chỉ tôi mà anh em, đồng đội có bản án tâm phục, khẩu phục”, ông Tân nói.

Hai bị cáo Phan Hữu Tuấn, Nguyễn Hữu Bách thỉnh cầu HĐXX xem xét tính chất, mức độ, vai trò của mình để giảm nhẹ hình phạt.

Ông Thành gây thiệt hại hơn 200 tỷ đồng hay 3,5 tỷ đồng là nội dung luật sư Phan Trung Hoài tranh luận với VKS vào chiều nay để bảo vệ quyền lợi cho thân chủ. Ông Thành bị VKSND Cấp cao tại Hà Nội đề nghị giữ nguyên mức hình phạt 30 tháng tù về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng vì trong thời gian đương chức, ông trực tiếp quản lý các nhà đất công sản của Bộ Công an. Ông ký tờ trình đề nghị Thủ tướng cho bán chỉ định nhà đất tại số 129 Pasteur ở TP HCM cho công ty bình phong của ngành công an đang do Vũ Nhôm quản lý.

Ông Thành ký công văn đề nghị UBND TP HCM thẩm định giá bất động sản trên và được định giá 301 tỷ đồng. Khi cấp dưới báo cáo kết quả định giá là 294 tỷ đồng, ông Thành đã không chỉ đạo làm rõ lý do. Vì thế, khi Vũ “Nhôm” chuyển nhượng nhà, đất này, ông Thành không báo cáo cấp có thẩm quyền để kịp thời ngăn chặn.

Số tiền thiệt hại trong việc Vũ “Nhôm” chuyển nhượng bất động sản trên nếu tính tại thời điểm khởi tố vụ án năm 2018 là hơn 200 tỷ đồng. Nhưng bản án sơ thẩm tính thiệt hại tại thời điểm bị cáo phạm tội nên số tiền chỉ hơn 3,5 tỷ đồng.

Theo luật sư Hoài, việc cách tính như bản án sơ thẩm là có căn cứ, bởi tài sản nhà nước bị thiệt hại cần tính ngay tại thời điểm các bị cáo thực hiện hành vi phạm tội. Hậu quả vụ án phải được xác định tại thời điểm tài sản bị xâm phạm. Hơn nữa ông Thành có đầy đủ điều kiện để hưởng án treo như nhân thân tốt, phạm tội lần đầu, có nơi ở rõ ràng, hình phạt dưới 36 tháng tù…

Trong khi đó, kháng nghị của VKSND Hà Nội bảo lưu quan điểm rằng việc xác định thiệt hại của nhà nước được tính tại thời điểm khởi tố vụ án.

HĐXX đang nghị án và sẽ tuyên án vào 16h ngày 13/6.

Bản án sơ thẩm do TAND Hà Nội tuyên ngày 30/1 phạt cựu thứ trưởng Công an Bùi Văn Thành 30 tháng tù về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng (khoản 2, điều 285 Bộ luật Hình sự 1999). Cùng tội danh, cựu thứ trưởng Trần Việt Tân bị phạt 36 tháng tù. Vũ “Nhôm” bị tuyên phạm tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ với mức án 15 năm tù. Phan Hữu Tuấn và Nguyễn Hữu Bách mỗi người bị phạt 5 năm tù.

Năm người trên đều kháng cáo xin hưởng án treo, giảm nhẹ hình phạt hoặc xem xét lại toàn bộ nội dung của bản án sơ thẩm.

Bảo Hà – Vnexpress

Rate this post

Thời sự

TP HCM mở tour Củ Chi – núi Bà Đen

Đã đăng

 ngày

Bởi

TP HCM và tỉnh Tây Ninh thống nhất mở tour du lịch khép kín từ địa đạo Củ Chi – núi Bà Đen từ ngày 16/10.

Thông tin được Phó chủ tịch UBND TP HCM Phan Thị Thắng nói tại buổi làm việc của Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố với UBND TP HCM về công tác phòng chống Covid-19 và tình hình kinh tế – xã hội 9 tháng đầu năm 2021, chiều 12/10.

“Sáng nay tôi cùng Sở Du lịch làm việc với UBND tỉnh Tây Ninh để bàn bạc tổ chức kết nối lại tour tham quan khép kín địa đạo Củ Chi kết hợp núi Bà Đen và thống nhất tour đầu tiên bắt đầu từ cuối tuần này”, bà Thắng nói.

Chùa Bà Đen là địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng ở tỉnh Tây Ninh, nằm ở lưng chừng núi Bà Đen cao 986 m. Ảnh: Quỳnh Trần
Chùa Bà Đen là địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng ở tỉnh Tây Ninh, nằm ở lưng chừng núi Bà Đen cao 986 m. Ảnh: Quỳnh Trần

Theo lãnh đạo UBND thành phố, đây là bước đi đầu tiên trong việc mở lại các tuyến du lịch “liên tỉnh”. Trong tuần sau thành phố tiếp tục làm việc với một số tỉnh, thành khác để mở lại các tuyến du lịch. Các địa phương nhận định đa số người dân thành phố được tiêm 2 mũi vaccine và khách tham gia tour phải đảm bảo các biện pháp phòng dịch.

Trước đó, Phó chủ tịch UBND thành phố cho biết Sở Du lịch đã tổ chức một số chuyến tham quan Cần Giờ và địa đạo Củ Chi cho lực lượng tuyến đầu. Hoạt động này nhằm tri ân, giúp lực lượng y bác sỹ hiểu nét văn hóa của TP HCM. Sau khi tổ chức các chuyến đi, Sở Du lịch cùng địa phương và doanh nghiệp lữ hành rút kinh nghiệm, có những tính toán cho thời gian tới.

Các tour này diễn ra trong ngày, đảm bảo các biện pháp phòng, chống dịch. Tất cả du khách, hướng dẫn viên, tài xế, nhân sự tổ chức, phục vụ hậu cần tại các điểm đến phải tiêm hai mũi vaccine ngừa Covid-19, xét nghiệm nhanh âm tính, tuân thủ 5K. Tour tổ chức theo mô hình “bong bóng”, thông qua các cung đường khép kín.

Đợt dịch thứ tư đã ảnh hưởng nặng nề ngành du lịch TP HCM. Thống kê của các quận, huyện cho thấy 6 tháng qua 90% doanh nghiệp lữ hành vừa và nhỏ, doanh nghiệp lữ hành chuyên kinh doanh thị trường quốc tế ngưng hoạt động.

Sở Du lịch TP HCM đang xây dựng kế hoạch phục hồi hoạt động ngành trong điều kiện thích ứng an toàn với Covid-19 giai đoạn đến cuối năm 2021 và năm 2022 theo nguyên tắc “an toàn tới đâu, mở cửa tới đó và mở cửa phải an toàn”. Trong đó, thị trường nội địa sẽ giữ vai trò chủ lực trong giai đoạn phục hồi.

Hữu Công – Vnexpress

Rate this post
Đọc tiếp

Thời sự

Hàn Quốc chuyển 1,1 triệu liều vaccine đến Việt Nam vào 13/10

Đã đăng

 ngày

Bởi

Lô vaccine Astra Zeneca 1,1 triệu liều do Chính phủ Hàn Quốc tặng, dự kiến về đến Việt Nam vào ngày mai (13/10).

Đại sứ Hàn Quốc tại việt Nam Park Noh Wan cho biết thông tin nêu trên tại cuộc gặp Thủ tướng Phạm Minh Chính, ngày 12/10. Đây là đợt hỗ trợ vaccine song phương đầu tiên và lớn nhất của Hàn Quốc cho các đối tác, trong bối cảnh khan hiếm vaccine trên toàn cầu cũng như những khó khăn tại nước này.

Đại sứ khẳng định Hàn Quốc sẽ tiếp tục xem xét hỗ trợ y tế, trong đó có vaccine cho Việt Nam trong thời gian tới.

Theo ông Park Noh Wan, Việt Nam là đối tác quan trọng hàng đầu của Hàn Quốc, nhất là về kinh tế, đầu tư, thương mại. Dù dịch bệnh phức tạp, nhưng kim ngạch thương mại hai chiều vẫn tăng 18%. Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn, an toàn của các nhà đầu tư của Hàn Quốc; đầu tư mới của Hàn Quốc vào Việt Nam năm nay tăng 24% so với năm trước.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam Park Noh Wan, ngày 12/10. Ảnh: Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính (bên phải) tiếp Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam Park Noh Wan, ngày 12/10. Ảnh: Nhật Bắc

Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao quan hệ hợp tác giữa hai nước, ngày càng phát triển đi vào chiều sâu. Ông cho biết Việt Nam đang nỗ lực thúc đẩy ngoại giao vaccine để tăng tốc chiến dịch tiêm chủng cho toàn dân, tạo cơ sở để thích ứng an toàn với dịch bệnh, đồng thời phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh, đưa cuộc sống trở lại bình thường.

Lãnh đạo Chính phủ mong phía Hàn Quốc tiếp tục hỗ trợ Việt Nam chống dịch, nhất là về vaccine và thuốc điều trị, phát triển công nghiệp dược, nâng cao năng lực y tế. Hai nước nghiên cứu sớm nối lại chuyến bay thương mại; công nhận hộ chiếu vaccine của nhau; bình thường hóa các hoạt động kinh tế, góp phần ổn định chuỗi cung ứng hàng hóa.

Trước đó ngày 21/9, tại cuộc gặp Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc bên lề kỳ họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ở New York, Tổng thống Moon Jae-in cam kết cung cấp ít nhất một triệu liều vaccine Covid-19 cho Việt Nam.

Đến hết ngày 11/10, Việt Nam đã tiêm được tổng số 54,2 triệu liều vaccine; trong đó 38,6 triệu người tiêm mũi một; 15,5 triệu người tiêm đủ liều.  

Viết Tuân – Vnexpress

Rate this post
Đọc tiếp

Thời sự

Hà Nội tiếp nhận máy bay từ Điện Biên

Đã đăng

 ngày

Bởi

UBND TP Hà Nội thống nhất với tỉnh Điện Biên khôi phục đường bay từ ngày 13 đến 20/10, máy bay chở khách hai chiều, khách ngồi giãn cách.

Trong văn bản gửi UBND tỉnh Điện Biên ngày 12/10, Hà Nội yêu cầu hành khách đi máy bay đủ điều kiện theo quy định của Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Y tế, theo dõi sức khỏe tại nhà hoặc nơi lưu trú, thực hiện các biện pháp đảm bảo phòng chống dịch của Trung ương và TP Hà Nội.

Như vậy, sau Đà Nẵng, TP HCM, Điện Biên là địa phương thứ ba nối lại đường bay với thủ đô.

Máy bay đỗ tại sân bay Nội Bài. Ảnh: Ngọc Thành.
Máy bay đỗ tại sân bay Nội Bài. Ảnh: Ngọc Thành

Trước đó ngày 11/10, UBND tỉnh Điện Biên đề nghị nối lại đường bay giữa hai địa phương, cho phép các hãng Bamboo Airways, Vasco Airlines được mở các chuyến bay khứ hồi Hà Nội – Điện Biên trong thời gian thí điểm (13-20/10).

Theo UBND tỉnh Điện Biên, địa phương đã qua 54 ngày không ghi nhận ca mắc mới, tỷ lệ tiêm vaccine mũi một cho người trên 18 tuổi là 60%; mũi hai 20%.

Trước dịch Covid-19, mỗi ngày có hai chuyến bay Hà Nội – Điện Biên, khai thác máy bay ATR thân nhỏ với khoảng 70 chỗ ngồi.

Anh Duy – Vnexpress

Rate this post
Đọc tiếp
Advertisement

Facebook

Advertisement

Tin Nổi bật

    Paste your advertisement code here.