Kết nối với chúng tôi:

Khoa học

Trung Quốc dùng thuốc chữa cúm đang được Nhật thử nghiệm để chữa virus corona

Đã đăng

 ngày

 
Chính phủ Trung Quốc ngày 17-3 cho biết thuốc trị cúm Avigan do Công ty Fujifilm Holdings của Nhật đang thử nghiệm có hiệu quả trong điều trị virus corona chủng mới. Tuy nhiên, đã có những ý kiến ngờ vực loại thuốc này ngay tại Nhật.
Trung Quốc dùng thuốc chữa cúm đang được Nhật thử nghiệm để chữa virus corona - Ảnh 1.
Một cửa hàng thuốc ở Trung Quốc (minh họa) – Ảnh: AP

Theo báo Nikkei (Nhật), Bắc Kinh đã bắt đầu khuyến nghị sử dụng thuốc favipiravir do Công ty Fujifilm Toyama Chemical của Nhật phát triển và được bán với tên biệt dược là Avigan.

Bắc Kinh khuyến nghị dùng

“Thuốc này rất an toàn và cho hiệu quả rõ rệt”, ông Zhang Xinmin, giám đốc Trung tâm phát triển công nghệ sinh học quốc gia của Trung Quốc, thuộc Bộ Khoa học công nghệ Trung Quốc, chia sẻ tại cuộc họp báo ngày 17-3.

Công ty Fujifilm Toyama đã phát triển loại thuốc này từ năm 2014. Thuốc đã được dùng để điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại Nhật từ tháng 2-2020.

Sau thông tin này, trong ngày hôm nay (18-3), cổ phiếu công ty Fujifilm tăng vọt 15,4% tại sàn Tokyo trong phiên giao dịch chiều cùng ngày.

Phiên giao dịch buổi sáng 18-3 thậm chí đã phải tạm ngừng trước số lệnh đặt mua ồ ạt cổ phiếu sau khi Bắc Kinh thông báo về hiệu quả điều trị bệnh COVID-19 với thuốc Avigan.

Trung Quốc đã tiến hành các thử nghiệm lâm sàng với Avigan trên 200 người bệnh tại thành phố Vũ Hán và thành phố Thâm Quyến.

Các kết quả thử nghiệm cho thấy người bệnh dùng thuốc đã có kết quả âm tính với virus corona chủng mới trong một thời gian tương đối ngắn, trong khi các triệu chứng viêm phổi giảm trông thấy.

Sau khi dùng thuốc Avigan trung bình 4 ngày, bệnh nhân COVID-19 có kết quả âm tính với virus corona chủng mới. Trong khi đó, nhóm đối chứng trong thử nghiệm lâm sàng cho kết quả 11 ngày. 

Cũng theo ông Zhang, chưa ghi nhận các tác dụng phụ nào của thuốc.

Một thử nghiệm lâm sàng khác tại Vũ Hán cho thấy những bệnh nhân được điều trị bằng favipiravir đã hết sốt trong thời gian điều trị trung bình là 2,5 ngày, nhanh hơn so với thời gian hết sốt trung bình là 4,2 ngày của các bệnh nhân khác.

Các triệu chứng ho của người bệnh COVID-19 khi dùng thuốc favipiravir cũng đã cải thiện trong 4,6 ngày, nhanh hơn khoảng 1,4 ngày so với những người không dùng thuốc này.

Chỉ 8,2% người bệnh dùng favipiravir cần hỗ trợ hô hấp, trong khi 17,1% bệnh nhân ở nhóm đối chứng phải dùng thiết bị trợ thở.

Trung Quốc dùng thuốc chữa cúm đang được Nhật thử nghiệm để chữa virus corona - Ảnh 2.
Những viên thuốc Avigan – Ảnh: BLOOMBERG NEWS

Nhật còn đang chờ thử nghiệm

Tuy nhiên đáng chú ý khi những đánh giá tích cực từ Trung Quốc về thuốc Avigan trên thực tế lại mâu thuẫn với những ngờ vực về độ an toàn của thuốc này ngay tại Nhật.

Ở Nhật, thuốc Avigan được cấp phép lưu hành trong thị trường năm 2014 với điều kiện thuốc này chỉ được sử dụng nếu chính phủ quyết định dùng để chống các loại virus cúm mới hoặc tái xuất hiện.

Theo báo Nikkei, các nghiên cứu về thuốc này nhận thấy nó có thể gây chết lưu thai hoặc dị tật thai nhi.

Theo thông tin phát đi tuần này của Hãng tin Yonhap, Bộ Quản lý thuốc và thực phẩm Hàn Quốc đã quyết định không nhập khẩu thuốc Avigan sau khi các chuyên gia bệnh nhiễm nước này cho rằng chưa có đủ dữ liệu lâm sàng để chứng minh hiệu quả thuốc.

Mặc dù giá cổ phiếu của Công ty Fujifilm tăng vọt, song chưa rõ công ty này sẽ hưởng lợi như thế nào nếu các công ty Trung Quốc bắt đầu sản xuất hàng loạt thuốc favipiravir.

Theo báo Nikkei, một người phát ngôn của Công ty Fujifilm cho biết công ty này không liên quan tới các thử nghiệm lâm sàng với thuốc favipiravir của Trung Quốc, và hiện họ vẫn đang đánh giá các nghiên cứu đó.

Công ty Fujifilm đã ký hợp đồng chuyển nhượng bản quyền liên quan thuốc favipiravir với Hãng dược Zhejiang Hisun Pharmaceutical của Trung Quốc năm 2016.

Tuy nhiên người phát ngôn của Fujifilm cho biết hợp đồng này đã bị hủy năm ngoái dù hai bên vẫn đang có “quan hệ hợp tác”.

Phía công ty Trung Quốc cho biết họ đã nhận được giấy phép chính thức để sản xuất thuốc favipiravir trong tháng 2 và có thể tăng sản lượng một phiên bản generic của thuốc này.

Các bản quyền thuốc favipiravir của công ty Fujifilm vẫn còn giá trị tại Nhật, nhưng bản quyền về hóa chất tại Trung Quốc đã hết hạn năm ngoái, theo người phát ngôn của công ty này.

Điều này là yếu tố mở đường cho công ty dược Zhejiang Hisun sản xuất phiên bản generic của thuốc favipiravir.

Công ty Fujifilm sẽ cung cấp thuốc Avigan cho các bệnh viện Nhật để nghiên cứu lâm sàng và cũng đang chuẩn bị tiến hành các thử nghiệm lâm sàng của chính họ tại Nhật.

Công tác nghiên cứu tại Nhật với thuốc này sẽ bắt đầu trong tháng 3 và sẽ phải mất nhiều tháng nữa mới có kết quả.

Theo D. KIM THOA – Tuổi Trẻ

Rate this post

Khoa học

Cần Thơ sụt lún nhanh nhất ở miền Tây

Đã đăng

 ngày

Bởi

Tốc độ sụt lún ở thành phố trung tâm miền Tây là hơn 5cm/năm, nhiều nhất so với các địa phương khác trong vùng. Khai thác nước ngầm được xem là nguyên nhân chính của thực trạng này.
Cần Thơ sụt lún nhanh nhất ở miền Tây - Ảnh 1.
Ngoài nguyên nhân khai thác nước ngầm quá mức, tải trọng cơ sở hạ tầng cũng góp phần làm sụt lún ở TP Cần Thơ cao hơn các địa phương khác trong vùng – Ảnh: CHÍ QUỐC

Tại hội thảo “Quản trị sụt lún và quản lý nước ngầm khu vực Đồng bằng sông Cửu Long” tổ chức ở thành phố Cần Thơ ngày 22-3, ông Phạm Anh Huân – trưởng phòng quản lý tài nguyên nước và môi trường Sở Tài nguyên – môi trường thành phố Cần Thơ – cho biết tốc độ sụt lún do Bộ Tài nguyên và môi trường đo lường ở thành phố này là 4,37cm/năm trong giai đoạn 2005-2017.

Còn số liệu phân tích ảnh vệ tinh trong những năm 2015-2019 cho thấy tốc độ sụt lún của thành phố Cần Thơ vượt quá 5cm/năm ở hầu hết các khu vực trên địa bàn.

Tiến sĩ Hà Quang Khải (Đại học Bách khoa TP.HCM) cho biết với những số liệu trên, thành phố Cần Thơ đang dẫn đầu miền Tây về tình trạng sụt lún, bởi các địa phương khác trong vùng có tốc độ sụt lún trung bình 1,1 – 3cm/năm.

Tại hội thảo, các chuyên gia có cùng chung nhận định hai tác nhân chính gây ra sụt lún ở quy mô lớn, cấp khu vực là quá trình khai thác nước ngầm và quá trình nén tự nhiên của phù sa tầng nông.

Riêng tại Cần Thơ, ngoài việc khai thác nước ngầm nhiều, tải trọng cơ sở hạ tầng cũng góp phần làm sụt lún nhiều hơn các địa phương khác trong vùng.

Trả lời câu hỏi của các đại biểu cho rằng tình trạng ngập lụt đô thị có phải do phát sinh từ sụt lún hay không, tiến sĩ Khải cho rằng việc sụt lún có thể khiến ngập lụt thêm trầm trọng hơn, còn nguyên nhân ngập lụt có phải hoàn toàn do sụt lún hay không cần nghiên cứu thêm.

Ông Nguyễn Thực Hiện – phó chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ – cho biết thành phố đã và đang triển khai việc khoanh định vùng hạn chế khai thác nước ngầm trên địa bàn và thực hiên các biện pháp kiểm soát tình trạng này nhằm giảm tối đa sụt lún.

Theo CHÍ QUỐC – Tuổi Trẻ

Rate this post
Đọc tiếp

Khoa học

Mực nước sông Dương Tử giảm dần trong 40 năm, chuyện gì xảy ra?

Đã đăng

 ngày

Bởi

Xem xét những số liệu ghi nhận được trong vài chục năm qua ở nhiều trạm đo kết hợp cùng ảnh vệ tinh, các nhà khoa học phát hiện mực nước trên sông Dương Tử, Trung Quốc giảm khoảng 2cm mỗi 5 năm kể từ năm 1980.
Mực nước sông Dương Tử giảm dần trong 40 năm, chuyện gì xảy ra? - Ảnh 1.
Mực nước trên sông Dương Tử giảm khoảng 2cm mỗi 5 năm kể từ năm 1980

Mặc dù mức giảm 2cm này là ít, các nhà nghiên cứu cảnh báo rằng về tổng thể, sự việc có thể gây ra những tác động lớn về môi trường và kinh tế.

Theo báo South China Morning Post, trong nghiên cứu đăng trên tạp chí Advances in Water Science số tháng 2-2021, tác giả Nie Ning và các đồng nghiệp ở Bộ Giáo dục Trung Quốc cho rằng mực nước Sông Dương Tử thấp dần chủ yếu là do biến đổi khí hậu và tác động của con người như làm thay đổi cảnh quan, xây đập thủy điện…

Có khoảng 460 triệu người sinh sống dọc theo sông Dương Tử, trong đó trụ cột kinh tế là thành phố Thượng Hải. Do hoạt động công nghiệp tăng, đã có hơn 1.000 hồ nước ven sông bị lấp. Trước đây, các nhà khoa học cho rằng tổng lượng nước trên sông không thay đổi nhưng nghiên cứu mới cho thấy điều ngược lại.

Để đưa ra ước tính gần đúng, nhóm của Nie kết hợp số liệu của các trạm quan trắc trên mặt đất với ảnh vệ tinh có thể phát hiện sự thay đổi của trọng lực do nước gây ra.

Họ kết luận biến đổi khí hậu mà hệ quả là các hiện tượng khí hậu bất thường như nắng nóng làm giảm lượng mưa đổ vào sông Dương Tử.

Nhiệt độ ấm hơn cũng làm mực nước cao/thấp của dòng sông giãn rộng, gây lũ lụt và hạn hán nhiều hơn. Lượng bốc hơi nước cũng tăng, một phần do nhiệt độ cao, một phần do tác động của con người tại các thành phố lớn.

Vai trò của các đập thủy điện, theo các nhà nghiên cứu là có tác động tiêu cực tương đối nhỏ với lượng nước. Hoạt động của 15 đập thủy điện lớn, trong đó có đập Tam Hiệp, khiến mực nước sông giảm vào mùa đông và mùa xuân và tăng lên trong những tháng ấm nóng còn lại.

Xie Zhicai, nhà nghiên cứu của Viện Thủy sinh tại Học viện Khoa học Vũ Hán (không thuộc nhóm nghiên cứu), cho biết mực nước sông giảm có thể gây ra các tác động ngoài dự đoán đến môi trường. Chẳng hạn, nồng độ các chất ô nhiễm trong nước sông có thể tăng lên và gây hại đến các loài thủy sinh dễ bị tổn thương.

Ít nước hơn cũng có nghĩa là các đập thủy điện có vai trò lớn hơn trong việc điều tiết nước, phá vỡ các chu trình tự nhiên. Một số loài cá, trong đó có cá tầm – rất nhạy cảm với sự thay đổi của nhiệt độ và mực nước – sẽ bị ảnh hưởng. Cụ thể, hoạt động sinh sản của chúng có thể bị đảo lộn.

Báo cáo khẳng định, hiện tại, sông Dương Tử không thiếu nước, mực giảm vẫn thấp, nhưng tác động tiêu cực có thể xảy ra về lâu dài.

Một nhà khoa học ẩn danh chia sẻ với báo South China Morning Post rằng giảm mực nước trên sông Dương Tử có thể có hại nhiều hơn so với những gì báo cáo chỉ ra.

Hiện tại mỗi ngày, một lượng nước lớn không được tiết lộ đều đặn được lấy khỏi sông Dương Tử để đưa lên phía bắc, đến các thành phố khô hạn, trong đó có Bắc Kinh.

Theo chính quyền địa phương, hơn một nửa lượng nước tiêu thụ ở Bắc Kinh đến từ sông Dương Tử.

Theo nhà nghiên cứu ẩn danh này, có vẻ như chính quyền Trung Quốc cũng đã biết về tác động của việc giảm mực nước trên sông nên đã siết các dự án xây dựng mới dọc theo sông Dương Tử. Từ tháng 1-2021, tất cả hoạt động đánh bắt cá trên sông cũng bị cấm trong 10 năm để bảo vệ dòng sông khỏi đánh bắt cá quá mức và ô nhiễm.

Theo HỒNG VÂN – Tuổi Trẻ

Rate this post
Đọc tiếp

Khoa học

Ảnh chụp thiên hà ‘Mắt Quỷ’ cách 17 triệu năm ánh sáng

Đã đăng

 ngày

Bởi

Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) công bố ảnh chụp tuyệt đẹp về thiên hà xoắn ốc NGC4826 trong chòm sao Hậu Phát.
Hubble gửi về Trái Đất ảnh chụp tuyệt đẹp về thiên hà Mắt Quỷ. Ảnh: NASA/ESA.
Hubble gửi về Trái Đất ảnh chụp tuyệt đẹp về thiên hà Mắt Quỷ. Ảnh: NASA/ESA.

Hình ảnh cận cảnh mới được chụp bởi camera trường rộng 3 trên Kính viễn vọng không gian Hubble cho thấy rõ dải khí bụi sẫm màu khổng lồ bao quanh hạt nhân của NGC4826, điểm đặc trưng khiến nó được mệnh danh là thiên hà Mắt Đen hay Mắt Quỷ.

Sự kết hợp màu sắc được tạo ra từ các lần phơi sáng riêng biệt chụp trong ba vùng “có thể nhìn thấy, cận hồng ngoại và cực tím” của quang phổ. Các nhà thiên văn học đã sử dụng 5 bộ lọc để lấy mẫu các bước sóng ánh sáng khác nhau, sau đó tổng hợp chúng lại để đem đến cái nhìn ấn tượng nhất về thiên hà NGC4826.

NGC4826 nằm cách Trái Đất khoảng 17 triệu năm ánh sáng và có đường kính nhỏ hơn một nửa so với dải Ngân Hà của chúng ta. Kể từ khi được phát hiện vào năm 1779, thiên hà xoắn ốc này thu hút sự quan tâm lớn của giới thiên văn bởi chuyển động kỳ lạ của các dải khí bụi bên trong nó.

“Khí ở các vùng bên ngoài và bên trong của thiên hà NGC4826 đang quay ngược chiều nhau, điều này có thể liên quan đến một sự kiện hợp nhất gần đây. Các ngôi sao mới đang hình thành trong vùng va chạm giữa các dải khí bụi”, NASA cho biết.

Các nhà thiên văn học giải thích rằng NGC4826 có thể đã va chạm và sáp nhập với một thiên hà vệ tinh giàu khí khác, hoặc được bồi tụ bởi các đám mây khí bụi khổng lồ từ môi trường liên sao.

Đoàn Dương (SciTech Daily) – Vnexpress

Rate this post
Đọc tiếp
Advertisement

Facebook

Advertisement

Tin Nổi bật

    Paste your advertisement code here.