Kết nối với chúng tôi:

Du lịch

So sánh các suất ăn hạng thương gia

Đã đăng

 ngày

 
Chất lượng dịch vụ và đồ ăn của một hãng hàng không có thể phụ thuộc vào độ dài ngắn của chuyến bay.
So sánh các suất ăn hạng thương gia
Mark Wiens, sở hữu trang Migrationology, là một blogger ẩm thực nổi tiếng với bài đăng trên những tờ báo uy tín như New York Times, CNN… Có mặt trên nhiều chuyến bay của Star Alliance (Liên minh nhiều hãng hàng không trên thế giới), blogger này chia sẻ những bữa ăn hạng thương gia trong hành trình vòng quanh thế giới của mình. Mark lưu ý, mọi chia sẻ đều dựa trên trải nghiệm và cảm nhận cá nhân của anh, chất lượng dịch vụ và đồ ăn còn phụ thuộc vào độ dài của chuyến bay.
So sánh các suất ăn hạng thương gia
Air India: Chặng Bangkok (Thái Lan) đến Mumbai (Ấn Độ)
Bữa ăn tối gồm cà ri tôm, kèm súp đậu lăng, bánh mì, salad, món tráng miệng có bánh mousse và sữa chua. Những con tôm trong món cà ri to, dày thịt và tươi ngon. Phần súp cà ri cũng được Mark đánh giá là ấn tượng không kém, đậm đà mùi hương của các loại gia vị mà không quá dầu mỡ.
So sánh các suất ăn hạng thương gia
Air India: Chặng Mumbai đến Muscat (Oman)
Bữa ăn tối, anh được phục vụ món gà masala, ăn kèm khoai tây cùng bông cải trắng, salad và bánh mì. Dù không ấn tượng bằng món cà ri tôm, Mark cho rằng gà sốt masala ngon và đậm đà đúng gia vị kiểu Ấn.
So sánh các suất ăn hạng thương gia
Turkish Airlines: Chặng Muscat đến Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ)
Bữa sáng trên chuyến bay của Turkish Airlines là bữa ăn truyền thống của người Thổ Nhĩ Kỳ. Mở đầu là một đĩa phô mai các loại, đặt cạnh vài lát cà chua và dưa chuột, cùng một chiếc bánh mì hạt giòn rụm. Trên khay còn có một ít hoa quả, oliu, một bát sốt chấm làm từ ớt đỏ nướng… Món ăn chính của bữa sáng là trứng ốp ăn kèm khoai tây cắt miếng, rau bina và ớt chuông đỏ. Món trứng thơm mịn, phô mai và bánh mì cũng ngon miệng không kém.
So sánh các suất ăn hạng thương gia
Turkish Airlines: Chặng Istanbul đến Rome (Italy)
Chuyến bay từ thành phố Istanbul tới Rome phục vụ anh bữa trưa. Mở đầu là món khai vị với phô mai dê đặt trên lát cà chua tươi, được trang trí với một ít lá mùi tây và dầu oliu. Bên cạnh còn có salad cà tím cùng quả bơ.
So sánh các suất ăn hạng thương gia
Có hai lựa chọn cho món chính: thịt băm viên nướng vùng Adana, Thổ Nhĩ Kỳ hoặc cá vược ăn cùng củ cải. Món thịt nướng kiểu kebab hơi khô một chút so với bình thường nhưng vẫn khá đậm đà. Món cá rất hấp dẫn.
So sánh các suất ăn hạng thương gia
Scandinavian Airlines (SAS): Chặng Rome đến Stockholm (Thụy Điển)
Có lẽ vì đây là một chuyến bay ngắn nên bữa ăn khá nhẹ nhàng, được phục vụ trong một chiếc hộp nhỏ có ghi “Hương vị Scandinavian, truyền cảm hứng bởi thế giới.” Trong hộp có món gà sốt mè đen, kim chi táo, gạo lứt và sốt kem gừng. Dù cũng khá ngon miệng, bữa ăn này với Mark hơi đơn giản và không đủ no.
So sánh các suất ăn hạng thương gia
Lufthansa: Chặng Stockholm đến Barcelona (Tây Ban Nha)
Chặng bay từ Stockholm đến Bacerlona phải nối chuyến tại Frankfurt, vậy nên có đến hai bữa ăn được phục vụ trong hành trình. Trong chuyến bay đầu tiên, họ phục vụ bữa sáng như nhau cho tất cả hành khách. Khay đồ ăn gồm một chiếc bánh sừng bò, một chiếc bánh muffin, hoa quả, vài loại phô mai và thịt nguội khác nhau.
So sánh các suất ăn hạng thương gia
Trên chuyến bay thứ hai, bữa ăn tương tự, với giăm bông màu hồng sẫm và các loại phô mai. Bữa ăn trên Lufthansa cũng không thực sự khiến anh no bụng nhưng vẫn chất lượng. Mark đánh giá đây không thực sự là một suất ăn đầy đặn, mà giống đồ ăn vặt khai vị hơn.
So sánh các suất ăn hạng thương gia
TAP Portugal: Chặng Barcelona đến Lisbon (Bồ Đào Nha)
Bữa ăn trên chuyến bay này không thực sự xứng đáng với tiêu chuẩn thương gia. Món đu đủ chín nhũn và nhạt, thịt gà tây nguội được đặt lên miếng bánh mì sũng nước với một nắm rau sống lộn xộn ở trên.
So sánh các suất ăn hạng thương gia
United Airlines: Chặng Lisbon đến New York (Mỹ)
Chuyến bay khởi hành từ Lisbon vào buổi sáng nên bữa ăn đầu tiên được phục vụ là bữa trưa. Bữa ăn có phần tráng miệng với một lát cá hồi hun khói, cocktail tôm và salad, còn món chính là cá hồi, mì couscous cùng sốt cà chua. Món cá và mì hợp vị với món sốt chua nhẹ. Bữa sáng sau đó là trứng ốp cùng xúc xích.
So sánh các suất ăn hạng thương gia
United Airlines: Chặng New York đến Hong Kong
Chuyến bay thẳng từ New York đến Hong Kong kéo dài 16 tiếng với nhiều bữa ăn được phục vụ. Khai vị là món cá hồi hun khói và salad tươi ngon. Món chính là phần thịt bò sườn non lớn ngập trong sốt rượu vang, ăn kèm khoai tây nghiền và rau củ. Phần thịt bò vừa mềm, đậm vị sốt, không hề kém cạnh với những món ăn được phục vụ trong các nhà hàng cao cấp. Món tráng miệng là kem sôcôla, phô mai và nho. Trước khi máy bay hạ cánh xuống Hong Kong, hành khách được phục vụ thêm một bữa ăn trưa với mì soba và cá hồi như trong một nhà hàng.
So sánh các suất ăn hạng thương gia
Thai Airways: Chặng Hong Kong đến Bangkok (Thái Lan)
Trên chuyến bay từ Hongkong đến Bangkok, một lần nữa món cá hồi hun khói được phục vụ với thì là và nụ bạch hoa. Đến món chính, gà nấu húng quế kèm cơm và trứng rán được mang lên. Phần cơm và trứng cũng khá ngon, tuy nhiên thịt gà lại không được như vậy vì quá nhiều dầu mỡ và thiếu hương vị đặc trưng của húng quế tây.

Kết luận: Mark cho rằng United Airlines, Turkish Airlines và Air India có những bữa ăn ngon miệng cùng với cung cách phục vụ rất chuyên nghiệp; trong khi đó TAP Portugal và Thai Airways cần cải thiện thêm.

Hồng Lam (Theo Migrationology) – Vnexpress

Rate this post

Du lịch

Phở là báu vật trong di sản Việt: Trang tin Ấn Độ viết về phở nhân ngày 12-12

Đã đăng

 ngày

Bởi

Sáng 12-12, trang tin Time Bulletin có trụ sở tại Pune, Ấn Độ đăng một bài viết về phở với nhiều thông tin về món ăn truyền thống của người Việt.
Phở là báu vật trong di sản Việt: Trang tin Ấn Độ viết về phở nhân ngày 12-12 - Ảnh 1.
Bát phở theo kiểu miền Bắc tại một tiệm phở ở quận 3, TP.HCM – Ảnh: NGỌC ĐÔNG

Trong bài viết có tựa đề “Ảnh động Google Doodle tôn vinh phở – món ăn quốc gia của Việt Nam”, tác giả Raeesa Sayyad mang đến cho độc giả cái nhìn chi tiết về món phở nhân dịp trang chủ Google thay logo truyền thống bằng đồ họa hình phở.

Điều đặc biệt là Ấn Độ không nằm trong danh sách 20 quốc gia mà Google đặt Doodle có hình phở trong ngày 12-12.

“Doodle động của Google tôn vinh một món ăn quốc gia của Việt Nam là phở vào ngày 12-12-2021. Đây là món ăn nổi tiếng ở Việt Nam, có thể tìm thấy trong các bữa ăn gia đình, những quán ăn đường phố và nhà hàng trên khắp cả nước”, tác giả Raeesa Sayyad mở đầu bài viết.

Raeesa Sayyad giải thích phở là món ăn gồm có nước dùng, bánh phở, các loại rau thơm, và thịt (thường là thịt bò cho phở bò và thịt gà cho phở gà).

Trong bài, tác giả cũng nhắc đến lịch sử của món phở, ra đời từ giữa thế kỷ 20 ở miền Bắc Việt Nam, và sự khác nhau giữa phở Bắc và phở Nam.

“Phong cách phở Hà Nội (miền Bắc) và Sài Gòn (miền Nam) khác nhau ở chiều rộng của sợi phở, độ ngọt của nước dùng và sự lựa chọn của các loại rau thơm”, Raeesa Sayyad viết, nói thêm rằng điều làm nên sự đặc biệt của phở là quá trình nấu nướng cẩn thận để có được hương vị đa dạng và nước dùng thật trong từ các loại gia vị như gừng, hồi, hạt thì là…

“Ai ai cũng có thể đồng tình rằng phở là một ‘của báu’ trong di sản Việt Nam”, Raeesa Sayyad nhận định.

Tác giả cũng không quên nhắc đến những công nhận quốc tế mà phở có được trong những năm gần đây. Cụ thể, năm 2007, từ “phở” được đưa vào tự điển Shorter Oxford English Dictionary. Năm 2011, phở được xếp thứ 28 trong danh sách 50 món ăn ngon nhất thế giới do CNNgo bình chọn. Các nhà hàng phục vụ phở cũng xuất hiện ở nhiều nước trên thế giới như Pháp, Mỹ, Canada và Úc.

Kết thúc bài viết, tác giả nhắc đến việc từ năm 2018, ngày 12-12 chính thức được chọn là ngày để vinh danh phở, cũng như gia tài ẩm thực và sự kết hợp văn hóa mà món ăn này đại diện.

Theo NHÃ XUÂN – Tuổi Trẻ

Rate this post
Đọc tiếp

Du lịch

Khách Việt ‘nín thở’ khi đặt tour 30/4

Đã đăng

 ngày

Bởi

Tiếp tục du lịch theo kế hoạch hay hủy tour, “ở nhà cho lành” là nỗi băn khoăn của nhiều người trong bối cảnh nguy cơ Covid-19 lây lan cao.

Chiều 27/2, Thảo Nhi, 25 tuổi, sống tại Hà Nội, miệt mài đăng lên một số hội nhóm du lịch nội dung: “Cần tìm khách sạn tại Đà Nẵng có bao gồm ăn sáng, gần trung tâm, nhận phòng 1/5 và trả phòng 3/5”. Cô hào hứng khi nhận được hàng loạt bình luận tư vấn, chào mời mua combo.

Nhưng đến sáng 28/4, Nhi bắt đầu lo lắng khi thấy hàng loạt tỉnh thành thông báo dừng, hủy lễ hội hay bắn pháo hoa dịp 30/4… cùng cảnh báo nguy cơ dịch bệnh cao. Chưa đặt khách sạn, cô và gia đình phân vân huỷ vé máy bay sát ngày khởi hành.

Trong khi đó, chị Bảo Ngân, 40 tuổi, đến từ TP HCM, hủy chuyến du lịch Hạ Long 5 ngày 4 đêm ngay khi cập nhật tin tức mới về dịch bệnh. Nữ du khách này đang liên hệ với khách sạn để lùi ngày, hy vọng có thể đến Hạ Long vào giữa mùa hè.

Chuyến đi này được lên lịch cách đây một tháng. Chị đã thanh toán gần 16 triệu đồng vé máy bay cho 4 người cách đây một tuần. Ban đầu, chị cũng tìm phương án hoàn tiền hoặc lùi ngày bay. Nhưng do mua qua một ứng dụng và liên lạc nhiều lần không được, cộng thêm công việc bận rộn, chị Ngân quyết định bỏ vé, chấp nhận mất tiền.

“Các con tôi sẽ thi học kỳ vào đầu tháng 5, sau chuyến du lịch vài ngày. Nếu chẳng may bay ra từ vùng dịch, hoặc có sự cố, các cháu có thể bị cách ly, ảnh hưởng đến học tập. Do đó, tôi chấp nhận mất tiền để đổi lấy sự an toàn. Khi nào mọi thứ trở lại như cũ, tôi sẽ cho các con đi”, chị nói.

Cũng có kế hoạch du lịch vào 30/4 – 1/5, Trung Nghĩa, 24 tuổi, theo dõi tình hình Covid-19 liên tục, nhưng quyết định không hủy chuyến đi Sa Pa hai ngày. Chàng trai từ Hải Phòng bày tỏ, đây là dịp xả hơi sau thời gian làm việc căng thẳng, nên không muốn lỡ cơ hội “trốn” khỏi thành phố.

“Vài người bạn cũng lo lắng vì đặt các chuyến đi dài ngày, xa hơn của tôi. Nhưng không ai hủy tour. Mọi người đều muốn lên đường vì đã chôn chân ở nhà quá lâu”, Nghĩa nói.

Anh đảm bảo lịch trình của mình không đi ngược khuyến cáo hạn chế tụ tập trong kỳ nghỉ lễ của các cơ quan chức năng. “Tôi không đến những nơi chắc chắn đông đúc như thị trấn hay Fansipan, mà chọn nghỉ dưỡng ở bản xa trung tâm”.

Hơn 83% số người trả lời cho biết đã sẵn sàng đi du lịch trong vài tháng tới, nhất là mùa hè 2021, theo khảo sát Nhu cầu và xu hướng khách du lịch thời Covid-19 thực hiện vào tháng 3 vừa qua.
Theo khảo sát “Nhu cầu và xu hướng khách du lịch thời Covid-19” thực hiện vào tháng 3 vừa qua, hơn 83% khách Việt cho biết đã sẵn sàng đi du lịch trong vài tháng tới, nhất là mùa hè 2021. Ảnh: Sơn Thuỷ

Thanh Giang, 32 tuổi, sống ở Phú Thọ, cho biết dù khá lo lắng trước tình hình Covid-19, chị vẫn quyết định đưa cả gia đình 12 người đi chơi dịp nghỉ lễ. Chị Giang đã đặt phòng trong một khu nghỉ dưỡng ở Vĩnh Phúc, nơi vẫn kiểm soát tốt dịch bệnh.

Để chủ động phòng tránh các nguy cơ, gia đình sẽ di chuyển bằng ôtô riêng thay vì phương tiện công cộng; tự chuẩn bị đồ ăn, thức uống cho cả chuyến đi; hạn chế ra các nơi công cộng như nhà hàng, bể bơi chung…

“Đây là dịp nghỉ lễ dài nhất trong năm, lâu rồi cả gia đình ba thế hệ chưa đi xa cùng nhau, nên tôi muốn tạo thêm một hoạt động gắn kết. Hơn nữa chi phí thuê phòng cũng cao – 15 triệu đồng cho hai ngày một đêm, nên tôi không muốn bỏ. Nếu hủy, resort không có chính sách đền bù”, nữ du khách nói.

Du khách rửa tay sát khuẩn trước khi vào tham quan danh thắng Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng ngày 25/7/2020. Ảnh: Đắc Thành
Du khách rửa tay sát khuẩn trước khi vào tham quan danh thắng Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng ngày 25/7/2020. Ảnh: Đắc Thành

Hai ngày trở lại đây, Lê Thị Nhung, chuyên bán phòng cho một số khách sạn tại Đà Nẵng, bắt đầu nhận được nhiều câu hỏi của khách về việc đi hay hủy tour. Cô luôn để khách tự quyết định vì cho rằng “mỗi người phải chịu trách nhiệm với hành động của mình”, không ai có thể giúp họ lựa chọn.

“Tôi thấy vui vì Đà Nẵng đã có khách trở lại, nhưng cũng khá lo lắng vì dịch đang bùng phát ở các nước lân cận. Tôi mong mọi người nếu đã có lịch đi chơi, hãy luôn tuân thủ thông điệp 5K của bộ Y tế để đảm bảo an toàn cho bản thân và người khác, lưu ý cài đặt Bluezone, ghi nhớ lịch sử tiếp xúc và hành trình của mình”, Nhung nói.

Tính đến 27/4, nhiều doanh nghiệp lữ hành đã “chốt sổ” tour 30/4. Trong đó các điểm đến được du khách quan tâm nhất vẫn là Sa Pa, Hà Nội, Hạ Long, Phú Quốc, Đà Nẵng và Đà Lạt.

Để chuẩn bị đón khách dịp nghỉ lễ, hầu hết địa phương chủ động siết chặt thực hiện các biện pháp phòng chống Covid-19. Riêng trong ngày 28/4, thành phố Đà Lạt phạt tiền 41 người dân và du khách không đeo khẩu trang nơi công cộng.

Ông Bùi Quốc Thái, Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Kiên Giang, cho biết trong 4 ngày lễ địa phương sẽ đón khoảng 130.000 – 150.000 lượt khách. Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, các lực lượng chức năng được bố trí dày đặc ở vùng biên giới đất liền và trên biển, đảm bảo tương đối an toàn cho du khách.

Bên cạnh đó, Sở Du lịch tỉnh phối hợp với các cơ quan, doanh nghiệp du lịch thực hiện 5K; yêu cầu các cơ sở lưu trú ghi lại nhật ký hàng ngày của các lượt khách đến. Kiên Giang hiện vẫn được coi là điểm đến an toàn, ông Thái nhận định.

Hải Đăng – Vnexpress

Rate this post
Đọc tiếp

Du lịch

Chùa Sài Gòn đông khách buổi tối

Đã đăng

 ngày

Bởi

Chùa Phước Hải mở cửa buổi tối trong 15 ngày đầu tháng Giêng, thu hút không ít khách bởi dàn đèn lồng được thắp sáng rực rỡ.
Chùa Sài Gòn đông khách buổi tối
   

Ngôi chùa trăm tuổi cựu Tổng thống Mỹ từng ghé thăm ở Sài Gòn

Tâm Linh – Vnexpress

Rate this post
Đọc tiếp
Advertisement

Facebook

Advertisement

Tin Nổi bật

    Paste your advertisement code here.