Kết nối với chúng tôi:

Khoa học

Phát hiện nhiều biến thể của nCoV

Đã đăng

 ngày

 
Brazil và Italy là hai nước mới nhất ghi nhận nCoV đột biến khác với virus ban đầu tìm thấy ở Vũ Hán.
Các chuyên gia cho rằng những đột biến của nCoV không nghiêm trọng. Ảnh: CDC.
Đồ họa mô phỏng nCoV. Ảnh: CDC.

Các nhà nghiên cứu ở Viện Adolfo Lutz (IAL), Đại học São Paulo (USP) và Đại học Oxford công bố trình tự gene hoàn chỉnh của nCoV từ mẫu bệnh phẩm của một người đàn ông 61 tuổi ở São Paulo, người quay trở về từ Italy và được chẩn đoán nhiễm nCoV. Họ giải trình tự trong chưa đầy 48 giờ và chia sẻ kết quả hôm 28/2 trên trang Virological.org, kho dữ liệu dành cho các nhà vi trùng học, dịch tễ học và chuyên gia y tế công cộng.

Theo Ester Sabino, Viện trưởng Viện Y học Nhiệt đới thuộc USP, đây là phân tích hệ gene hoàn chỉnh đầu tiên của nCoV tìm thấy ở Lombardy, tâm dịch tại Italy. Kết quả phân tích sơ bộ chỉ ra hệ gene này khác với virus Vũ Hán ở ba đột biến. Thông tin sẽ giúp các nhà nghiên cứu tìm hiểu cách virus lan rộng khắp thế giới và phát triển vaccine cũng như xét nghiệm chẩn đoán.

Sabino cho biết trình tự của bệnh nhân nCoV đầu tiên ở Brazil rất giống mẫu bệnh phẩm giải trình tự ở Đức hôm 28/1. “Virus đột biến tương đối ít, trung bình mỗi tháng một lần, do đó giải trình tự những đoạn nhỏ của hệ gene không có ý nghĩa gì. Để hiểu cách virus lây lan và tiến hóa, chúng ta cần phải lập bản đồ cả hệ gene”, Sabino chia sẻ.

Nhóm nghiên cứu ở IAL cũng giải trình tự hệ gene của nCoV cô lập từ bệnh nhân số hai tại Brazil được chẩn đoán mắc Covid-19. Hoàn thành chỉ 24 giờ sau khi xác nhận ca bệnh, nghiên cứu cho thấy hệ gene của virus cô lập từ bệnh nhân đầu tiên và số hai có nhiều điểm khác biệt.

“Hệ gene của bệnh nhân số 2 ở Brazil giống hệ gene giải trình tự ở Anh hơn và cũng khác virus ở Vũ Hán. Điều này cho thấy dịch Covid-19 đang mạnh dần khắp châu Âu ở chỗ các ca lây nhiễm nội bộ xảy ra tại nhiều nước thuộc châu lục”, Sabino nhận định.

Quá trình theo dõi sẽ cho phép các nhà nghiên cứu nhận biết các đoạn thuộc hệ gene của virus ít đột biến nhất, một bước thiết yếu nhằm phát triển vaccine và xét nghiệm chẩn đoán. Theo Sabino, nếu các xét nghiệm nhắm vào đoạn gene thường xuyên đột biến, khả năng giảm độ nhạy sẽ rất cao.

Những đột biến phát hiện ở ca bệnh đầu tiên không nghiêm trọng bởi virus dường như vẫn ổn định đủ để vaccine có hiệu quả, theo David Heymann, giáo sư dịch tễ bệnh truyền nhiễm ở Trường Vệ sinh và Y học Nhiệt đới London. Theo Heymann, những đột biến nhỏ là điều bình thường, đặc biệt với virus ARN. Các nhà khoa học vẫn đang tìm hiểu về virus, nhưng nó đang tiến hóa theo hướng có thể truy ngược về bệnh nhân đầu tiên ở tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc.

Trước đó, nhóm nghiên cứu đứng đầu là giáo sư Claudia Balotta ở Bệnh viện Đại học Sacco tại Milan, hôm 27/2 công bố họ đã cô lập thành công biến thể mới của nCoV từ một bệnh nhân người Italy. Biến thể virus này có nhiều khác biệt về mặt gene so với virus cô lập ở Trung Quốc. Theo Massimo Galli, giám đốc khoa Y sinh và Khoa học Lâm sàng ở Sacco, virus có thể đã tuần hoàn vài tuần trước những ca được xác nhận đầu tiên, có thể từ giữa tháng 1.

Hôm 3/3, tạp chí National Science Review công bố, kết quả giải trình tự hệ gene virus trên 103 bệnh nhân Covid-19 của các nhà khoa học Trung Quốc, cho thấy nCoV có hai biến thể, ký hiệu là L và S với đặc trưng là hai SNP khác nhau. SNP là một thay đổi base đơn trên chuỗi trình tự ADN, chiếm một tỷ trọng đủ lớn (trên 1%) trong cộng đồng.

Dù biến thể L (chiếm 70%) phổ biến hơn biến thể S (chiếm 30%), nhóm nghiên cứu nhận thấy biến thể S có trước. Biến thể L xuất hiện nhiều hơn trong giai đoạn đầu của dịch bệnh ở Vũ Hán, xác suất của chúng giảm dần từ đầu tháng 1/2020. Sự can thiệp của con người có thể tạo ra áp lực chọn lọc lớn hơn đối với biến thể L, khiến chúng lan nhanh và mạnh hơn. Ngược lại, biến thể S xuất hiện sớm và tấn công con người ít hơn, có xác suất tương đối ngày càng tăng do áp lực chọn lọc yếu hơn. Tuy vậy, kết luận này chưa được giới chuyên gia trên thế giới công nhận.

An Khang (Theo People’s Daily/Scidev/Agencia) – Vnexpress

Rate this post

Khoa học

Cần Thơ sụt lún nhanh nhất ở miền Tây

Đã đăng

 ngày

Bởi

Tốc độ sụt lún ở thành phố trung tâm miền Tây là hơn 5cm/năm, nhiều nhất so với các địa phương khác trong vùng. Khai thác nước ngầm được xem là nguyên nhân chính của thực trạng này.
Cần Thơ sụt lún nhanh nhất ở miền Tây - Ảnh 1.
Ngoài nguyên nhân khai thác nước ngầm quá mức, tải trọng cơ sở hạ tầng cũng góp phần làm sụt lún ở TP Cần Thơ cao hơn các địa phương khác trong vùng – Ảnh: CHÍ QUỐC

Tại hội thảo “Quản trị sụt lún và quản lý nước ngầm khu vực Đồng bằng sông Cửu Long” tổ chức ở thành phố Cần Thơ ngày 22-3, ông Phạm Anh Huân – trưởng phòng quản lý tài nguyên nước và môi trường Sở Tài nguyên – môi trường thành phố Cần Thơ – cho biết tốc độ sụt lún do Bộ Tài nguyên và môi trường đo lường ở thành phố này là 4,37cm/năm trong giai đoạn 2005-2017.

Còn số liệu phân tích ảnh vệ tinh trong những năm 2015-2019 cho thấy tốc độ sụt lún của thành phố Cần Thơ vượt quá 5cm/năm ở hầu hết các khu vực trên địa bàn.

Tiến sĩ Hà Quang Khải (Đại học Bách khoa TP.HCM) cho biết với những số liệu trên, thành phố Cần Thơ đang dẫn đầu miền Tây về tình trạng sụt lún, bởi các địa phương khác trong vùng có tốc độ sụt lún trung bình 1,1 – 3cm/năm.

Tại hội thảo, các chuyên gia có cùng chung nhận định hai tác nhân chính gây ra sụt lún ở quy mô lớn, cấp khu vực là quá trình khai thác nước ngầm và quá trình nén tự nhiên của phù sa tầng nông.

Riêng tại Cần Thơ, ngoài việc khai thác nước ngầm nhiều, tải trọng cơ sở hạ tầng cũng góp phần làm sụt lún nhiều hơn các địa phương khác trong vùng.

Trả lời câu hỏi của các đại biểu cho rằng tình trạng ngập lụt đô thị có phải do phát sinh từ sụt lún hay không, tiến sĩ Khải cho rằng việc sụt lún có thể khiến ngập lụt thêm trầm trọng hơn, còn nguyên nhân ngập lụt có phải hoàn toàn do sụt lún hay không cần nghiên cứu thêm.

Ông Nguyễn Thực Hiện – phó chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ – cho biết thành phố đã và đang triển khai việc khoanh định vùng hạn chế khai thác nước ngầm trên địa bàn và thực hiên các biện pháp kiểm soát tình trạng này nhằm giảm tối đa sụt lún.

Theo CHÍ QUỐC – Tuổi Trẻ

Rate this post
Đọc tiếp

Khoa học

Mực nước sông Dương Tử giảm dần trong 40 năm, chuyện gì xảy ra?

Đã đăng

 ngày

Bởi

Xem xét những số liệu ghi nhận được trong vài chục năm qua ở nhiều trạm đo kết hợp cùng ảnh vệ tinh, các nhà khoa học phát hiện mực nước trên sông Dương Tử, Trung Quốc giảm khoảng 2cm mỗi 5 năm kể từ năm 1980.
Mực nước sông Dương Tử giảm dần trong 40 năm, chuyện gì xảy ra? - Ảnh 1.
Mực nước trên sông Dương Tử giảm khoảng 2cm mỗi 5 năm kể từ năm 1980

Mặc dù mức giảm 2cm này là ít, các nhà nghiên cứu cảnh báo rằng về tổng thể, sự việc có thể gây ra những tác động lớn về môi trường và kinh tế.

Theo báo South China Morning Post, trong nghiên cứu đăng trên tạp chí Advances in Water Science số tháng 2-2021, tác giả Nie Ning và các đồng nghiệp ở Bộ Giáo dục Trung Quốc cho rằng mực nước Sông Dương Tử thấp dần chủ yếu là do biến đổi khí hậu và tác động của con người như làm thay đổi cảnh quan, xây đập thủy điện…

Có khoảng 460 triệu người sinh sống dọc theo sông Dương Tử, trong đó trụ cột kinh tế là thành phố Thượng Hải. Do hoạt động công nghiệp tăng, đã có hơn 1.000 hồ nước ven sông bị lấp. Trước đây, các nhà khoa học cho rằng tổng lượng nước trên sông không thay đổi nhưng nghiên cứu mới cho thấy điều ngược lại.

Để đưa ra ước tính gần đúng, nhóm của Nie kết hợp số liệu của các trạm quan trắc trên mặt đất với ảnh vệ tinh có thể phát hiện sự thay đổi của trọng lực do nước gây ra.

Họ kết luận biến đổi khí hậu mà hệ quả là các hiện tượng khí hậu bất thường như nắng nóng làm giảm lượng mưa đổ vào sông Dương Tử.

Nhiệt độ ấm hơn cũng làm mực nước cao/thấp của dòng sông giãn rộng, gây lũ lụt và hạn hán nhiều hơn. Lượng bốc hơi nước cũng tăng, một phần do nhiệt độ cao, một phần do tác động của con người tại các thành phố lớn.

Vai trò của các đập thủy điện, theo các nhà nghiên cứu là có tác động tiêu cực tương đối nhỏ với lượng nước. Hoạt động của 15 đập thủy điện lớn, trong đó có đập Tam Hiệp, khiến mực nước sông giảm vào mùa đông và mùa xuân và tăng lên trong những tháng ấm nóng còn lại.

Xie Zhicai, nhà nghiên cứu của Viện Thủy sinh tại Học viện Khoa học Vũ Hán (không thuộc nhóm nghiên cứu), cho biết mực nước sông giảm có thể gây ra các tác động ngoài dự đoán đến môi trường. Chẳng hạn, nồng độ các chất ô nhiễm trong nước sông có thể tăng lên và gây hại đến các loài thủy sinh dễ bị tổn thương.

Ít nước hơn cũng có nghĩa là các đập thủy điện có vai trò lớn hơn trong việc điều tiết nước, phá vỡ các chu trình tự nhiên. Một số loài cá, trong đó có cá tầm – rất nhạy cảm với sự thay đổi của nhiệt độ và mực nước – sẽ bị ảnh hưởng. Cụ thể, hoạt động sinh sản của chúng có thể bị đảo lộn.

Báo cáo khẳng định, hiện tại, sông Dương Tử không thiếu nước, mực giảm vẫn thấp, nhưng tác động tiêu cực có thể xảy ra về lâu dài.

Một nhà khoa học ẩn danh chia sẻ với báo South China Morning Post rằng giảm mực nước trên sông Dương Tử có thể có hại nhiều hơn so với những gì báo cáo chỉ ra.

Hiện tại mỗi ngày, một lượng nước lớn không được tiết lộ đều đặn được lấy khỏi sông Dương Tử để đưa lên phía bắc, đến các thành phố khô hạn, trong đó có Bắc Kinh.

Theo chính quyền địa phương, hơn một nửa lượng nước tiêu thụ ở Bắc Kinh đến từ sông Dương Tử.

Theo nhà nghiên cứu ẩn danh này, có vẻ như chính quyền Trung Quốc cũng đã biết về tác động của việc giảm mực nước trên sông nên đã siết các dự án xây dựng mới dọc theo sông Dương Tử. Từ tháng 1-2021, tất cả hoạt động đánh bắt cá trên sông cũng bị cấm trong 10 năm để bảo vệ dòng sông khỏi đánh bắt cá quá mức và ô nhiễm.

Theo HỒNG VÂN – Tuổi Trẻ

Rate this post
Đọc tiếp

Khoa học

Ảnh chụp thiên hà ‘Mắt Quỷ’ cách 17 triệu năm ánh sáng

Đã đăng

 ngày

Bởi

Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) công bố ảnh chụp tuyệt đẹp về thiên hà xoắn ốc NGC4826 trong chòm sao Hậu Phát.
Hubble gửi về Trái Đất ảnh chụp tuyệt đẹp về thiên hà Mắt Quỷ. Ảnh: NASA/ESA.
Hubble gửi về Trái Đất ảnh chụp tuyệt đẹp về thiên hà Mắt Quỷ. Ảnh: NASA/ESA.

Hình ảnh cận cảnh mới được chụp bởi camera trường rộng 3 trên Kính viễn vọng không gian Hubble cho thấy rõ dải khí bụi sẫm màu khổng lồ bao quanh hạt nhân của NGC4826, điểm đặc trưng khiến nó được mệnh danh là thiên hà Mắt Đen hay Mắt Quỷ.

Sự kết hợp màu sắc được tạo ra từ các lần phơi sáng riêng biệt chụp trong ba vùng “có thể nhìn thấy, cận hồng ngoại và cực tím” của quang phổ. Các nhà thiên văn học đã sử dụng 5 bộ lọc để lấy mẫu các bước sóng ánh sáng khác nhau, sau đó tổng hợp chúng lại để đem đến cái nhìn ấn tượng nhất về thiên hà NGC4826.

NGC4826 nằm cách Trái Đất khoảng 17 triệu năm ánh sáng và có đường kính nhỏ hơn một nửa so với dải Ngân Hà của chúng ta. Kể từ khi được phát hiện vào năm 1779, thiên hà xoắn ốc này thu hút sự quan tâm lớn của giới thiên văn bởi chuyển động kỳ lạ của các dải khí bụi bên trong nó.

“Khí ở các vùng bên ngoài và bên trong của thiên hà NGC4826 đang quay ngược chiều nhau, điều này có thể liên quan đến một sự kiện hợp nhất gần đây. Các ngôi sao mới đang hình thành trong vùng va chạm giữa các dải khí bụi”, NASA cho biết.

Các nhà thiên văn học giải thích rằng NGC4826 có thể đã va chạm và sáp nhập với một thiên hà vệ tinh giàu khí khác, hoặc được bồi tụ bởi các đám mây khí bụi khổng lồ từ môi trường liên sao.

Đoàn Dương (SciTech Daily) – Vnexpress

Rate this post
Đọc tiếp
Advertisement

Facebook

Advertisement

Tin Nổi bật

    Paste your advertisement code here.