Kết nối với chúng tôi:

Du lịch

Hàng không bảo vệ khách thế nào giữa Covid-19?

Đã đăng

 ngày

 
Hành khách cần mang dung dịch sát khuẩn trong hành lý xách tay khi bay giữa mùa dịch.

Du lịch là một trong những ngành kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19. Khách du lịch và doanh nhân trên khắp thế giới đang phân vân hủy hay không những chuyến đi trong bối cảnh ngày càng nhiều quốc gia thực thi lệnh hạn chế đi lại hoặc nhập cảnh.

Một trong những nỗi lo của hành khách là vệ sinh trên máy bay và băn khoăn liệu phi cơ đã thực sự được khử trùng trước khi họ ngồi vào chỗ hay chưa. Ảnh: AFP.
Một trong những nỗi lo của hành khách là vệ sinh trên máy bay và băn khoăn liệu phi cơ đã thực sự được khử trùng trước khi họ ngồi vào chỗ hay chưa. Ảnh: AFP.

Tuy nhiên, các hãng hàng không vẫn phải vận hành và hành khách vẫn phải bay. Dưới đây là chia sẻ của các hãng hàng không, chuyên gia y tế về quy trình vệ sinh máy bay và những gì hành khách có thể làm để an tâm hơn.

Quy trình vệ sinh thông thường

Christian Rooney, quản lý của JetWash Aero, một công ty chuyên về vệ sinh hàng không tại Anh, giải thích về quy trình làm sạch giữa các chuyến bay. 

Rooney cho biết, quy trình còn phụ thuộc vào lịch trình của phi cơ. Khi thời gian eo hẹp, hãng bay chỉ có thể làm những bước cơ bản nhất: tiếp viên dọn toàn bộ báo cũ và rác vào cuối chuyến bay trước.

“Khâu vệ sinh cơ bản nhưng kỹ hơn thường được tiến hành vào ban đêm, hoặc khi thời gian nghỉ dài hơn, gồm vệ sinh toilet, lau chùi và khử trùng bàn ăn, lối đi, khoang hành lý, ghế… trong khoảng một giờ, hoặc lâu hơn”, Rooney nói.

Một hãng hàng không luôn có lịch làm sạch sâu nội thất máy bay hàng tháng hoặc mỗi sáu tuần. Quá trình này kéo dài nhiều giờ và đảm bảo mọi tiêu chuẩn vệ sinh.

Rooney tiết lộ những nhà sản xuất sẽ lựa chọn loại chất tẩy rửa và khử trùng cho máy bay: “Vài loại chất khử trùng chúng tôi dùng rất hiệu quả để diệt trừ nhiều loại mầm bệnh và có khả năng vô hiệu những chủng virus phức tạp có đặc tính tương tự với SARS, E.coli, cúm gia cầm, MRSA…”. Ông cho biết thêm những hóa chất kháng khuẩn này có tác dụng tới 10 ngày.

Nhân viên mặc đồ bảo hộ khử trùng máy bay của Vietnam Airlines tại sân bay quốc tế Nội Bài, Hà Nội. Ảnh: AFP.
Nhân viên mặc đồ bảo hộ khử trùng máy bay của Vietnam Airlines tại sân bay quốc tế Nội Bài, Hà Nội. Ảnh: AFP.

Christian Rooney cho hay, vài hãng hàng không đã yêu cầu doanh nghiệp của anh thực hiện thêm những biện pháp vệ sinh máy bay trong tình hình dịch bệnh bùng phát hiện nay.

“Chúng tôi nhận thấy sự gia tăng trong các yêu cầu và mức độ làm sạch, phun khử trùng cabin, bởi các hãng hàng không muốn giải quyết nỗi lo của hành khách về nCoV”, ông lý giải.

Nhưng Tiến sĩ William Schaffner, giáo sư y khoa thuộc khoa truyền nhiễm của Đại học Vanderbilt (Mỹ), bày tỏ rằng ông không nghĩ các hãng hàng không có thể làm gì nhiều hơn để ngăn chặn sự lây lan của Covid-19. Virus lây từ người sang người, do đó môi trường vô tri của máy bay không phải là vấn đề.

Ông nhận định, hành khách vẫn nên lau chùi những bề mặt bằng dung dịch khử trùng hoặc khăn ướt kháng khuẩn. Nhưng bước bảo vệ quan trọng nhất là rửa tay thường xuyên.

“Ngay cả khi virus ở trong môi trường vô tri, nó cũng không thể nhảy khỏi ghế và cắn vào chân bạn. Bạn bị lây nhiễm khi chạm phải virus, sau đó sờ lên mũi hay miệng của mình. Vì vậy bàn tay mới là con đường trung gian để virus lây lan”, ông lý giải.

Hành động của các hãng hàng không

Brian Parrish, phát ngôn viên của Southwest Airlines, nói rằng máy bay của hãng “thường xuyên được vệ sinh giữa các chuyến bay và làm sạch toàn diện khi máy bay dừng đỗ qua đêm”.

“Chương trình làm sạch của chúng tôi gồm khử trùng tất cả các bề mặt cứng trong cabin, ghế và thảm. Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi và làm theo tất cả các hướng dẫn từ Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về nCoV và thực hiện bất kỳ điều chỉnh nào đối với các thủ tục khi cần thiết”, ông Parrish phát biểu.

Curtis Blessing, đại diện American Airlines, đồng tình với Parrish: “Máy bay, gồm cả toilet, được vệ sinh thường xuyên và mức độ làm sạch sâu thay đổi tùy thuộc vào lịch trình và mẫu máy bay” ông nói. “Phòng vệ sinh được dọn dẹp, sàn máy bay được làm sạch tại chỗ và rác được loại bỏ khỏi túi sau ghế trên tất cả các chuyến bay”. Blessing cho biết, các chuyến bay xuyên lục địa, Hawaii và quốc tế có mức độ làm sạch sâu hơn.

Trong khi đó, một phát ngôn viên của Qantas cho hay, hãng áp dụng “tiêu chuẩn cao nhất trong quy trình làm sạch và khử trùng cabin, ghế ngồi, bếp và nhà vệ sinh”.

Người này nhấn mạnh, bộ lọc HEPA, một phần của hệ thống điều hòa không khí trên máy bay, cũng được sử dụng trong các bệnh viện. Do đó không khí trong cabin được thay mới sau 3-5 phút, cung cấp không khí sạch hơn nhiều so với các không gian công cộng khác như tàu hỏa, nhà hàng, trung tâm mua sắm và văn phòng…

Lau chùi các bề mặt cứng bằng dung dịch sát khuẩn là một khâu trong quy trình vệ sinh khử trùng máy bay. Ảnh: Bloomberg.
Lau chùi các bề mặt cứng bằng dung dịch sát khuẩn là một khâu trong quy trình vệ sinh khử trùng máy bay. Ảnh: Bloomberg.

Delta thông báo trên website rằng, hãng đã triển khai bộ “kỹ thuật phun sương” từ tháng 2, sử dụng “chất khử trùng có đăng ký với Cục Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA), có hiệu quả cao”. Kỹ thuật này đang được triển khai trên tất cả các chuyến bay xuyên Thái Bình Dương đến Mỹ, với kế hoạch mở rộng hơn khi tập trung vào các chuyến bay đến từ những nơi có Covid-19.

Hãng hàng không Cathay Pacific đảm bảo vệ sinh khoang máy bay luôn được thực hiện theo “tiêu chuẩn cao”. Nhưng một số biện pháp phòng ngừa bổ sung hiện đang được áp dụng như thay mới tất cả các bọc ghế, khử trùng mọi bề mặt và thiết bị bếp, làm sạch sâu toilet, khử trùng thảm và hệ thống nước, thay thế bộ lọc không khí. Hãng bay Hong Kong này đã tạm dừng phục vụ khăn nóng, gối, chăn, tạp chí trên các chuyến bay đến và từ Trung Quốc.

Việc hành khách nên làm

Tiến sĩ Paulo Alves, giám đốc toàn cầu về sức khỏe hàng không của công ty cứu trợ quốc tế MedAire, khẳng định: “Biện phán đơn giản và hiệu quả nhất mà du khách nên thực hiện là rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước. Nếu không, dung dịch rửa tay có thể thay thế”.

Ông cho rằng hành khách cũng nên dùng giấy ướt kháng khuẩn lau chùi các bề mặt – những nơi có thể vương lại giọt bắn của những người bị ho hay hắt xì. Hành khách nên duy trì các biện pháp bảo vệ trước, trong và sau chuyến bay, tránh sờ tay lên mặt. 

Còn ông Schaffner trấn an, hành khách không nhất thiết tránh dùng chăn hoặc gối được cung cấp trên chuyến bay, bởi không có dữ liệu nào cho thấy khả năng lây lan mầm bệnh khi sử dụng những dịch vụ này. Virus sẽ bị loại bỏ khi giặt chăn gối.

Chuyên gia y tế du lịch Richard Dawood nhận định, nhiều hành khách vẫn đang cân nhắc có nên đi máy bay trong mùa dịch hay không. “Có lẽ, điều quan trọng nhất cần nhớ là chưa có một ca nào mắc Covid-19 do bị lây nhiễm trên máy bay”, Dawood nói. 

An An (Theo CNN) – Vnexpress

Rate this post

Du lịch

Phở là báu vật trong di sản Việt: Trang tin Ấn Độ viết về phở nhân ngày 12-12

Đã đăng

 ngày

Bởi

Sáng 12-12, trang tin Time Bulletin có trụ sở tại Pune, Ấn Độ đăng một bài viết về phở với nhiều thông tin về món ăn truyền thống của người Việt.
Phở là báu vật trong di sản Việt: Trang tin Ấn Độ viết về phở nhân ngày 12-12 - Ảnh 1.
Bát phở theo kiểu miền Bắc tại một tiệm phở ở quận 3, TP.HCM – Ảnh: NGỌC ĐÔNG

Trong bài viết có tựa đề “Ảnh động Google Doodle tôn vinh phở – món ăn quốc gia của Việt Nam”, tác giả Raeesa Sayyad mang đến cho độc giả cái nhìn chi tiết về món phở nhân dịp trang chủ Google thay logo truyền thống bằng đồ họa hình phở.

Điều đặc biệt là Ấn Độ không nằm trong danh sách 20 quốc gia mà Google đặt Doodle có hình phở trong ngày 12-12.

“Doodle động của Google tôn vinh một món ăn quốc gia của Việt Nam là phở vào ngày 12-12-2021. Đây là món ăn nổi tiếng ở Việt Nam, có thể tìm thấy trong các bữa ăn gia đình, những quán ăn đường phố và nhà hàng trên khắp cả nước”, tác giả Raeesa Sayyad mở đầu bài viết.

Raeesa Sayyad giải thích phở là món ăn gồm có nước dùng, bánh phở, các loại rau thơm, và thịt (thường là thịt bò cho phở bò và thịt gà cho phở gà).

Trong bài, tác giả cũng nhắc đến lịch sử của món phở, ra đời từ giữa thế kỷ 20 ở miền Bắc Việt Nam, và sự khác nhau giữa phở Bắc và phở Nam.

“Phong cách phở Hà Nội (miền Bắc) và Sài Gòn (miền Nam) khác nhau ở chiều rộng của sợi phở, độ ngọt của nước dùng và sự lựa chọn của các loại rau thơm”, Raeesa Sayyad viết, nói thêm rằng điều làm nên sự đặc biệt của phở là quá trình nấu nướng cẩn thận để có được hương vị đa dạng và nước dùng thật trong từ các loại gia vị như gừng, hồi, hạt thì là…

“Ai ai cũng có thể đồng tình rằng phở là một ‘của báu’ trong di sản Việt Nam”, Raeesa Sayyad nhận định.

Tác giả cũng không quên nhắc đến những công nhận quốc tế mà phở có được trong những năm gần đây. Cụ thể, năm 2007, từ “phở” được đưa vào tự điển Shorter Oxford English Dictionary. Năm 2011, phở được xếp thứ 28 trong danh sách 50 món ăn ngon nhất thế giới do CNNgo bình chọn. Các nhà hàng phục vụ phở cũng xuất hiện ở nhiều nước trên thế giới như Pháp, Mỹ, Canada và Úc.

Kết thúc bài viết, tác giả nhắc đến việc từ năm 2018, ngày 12-12 chính thức được chọn là ngày để vinh danh phở, cũng như gia tài ẩm thực và sự kết hợp văn hóa mà món ăn này đại diện.

Theo NHÃ XUÂN – Tuổi Trẻ

Rate this post
Đọc tiếp

Du lịch

Khách Việt ‘nín thở’ khi đặt tour 30/4

Đã đăng

 ngày

Bởi

Tiếp tục du lịch theo kế hoạch hay hủy tour, “ở nhà cho lành” là nỗi băn khoăn của nhiều người trong bối cảnh nguy cơ Covid-19 lây lan cao.

Chiều 27/2, Thảo Nhi, 25 tuổi, sống tại Hà Nội, miệt mài đăng lên một số hội nhóm du lịch nội dung: “Cần tìm khách sạn tại Đà Nẵng có bao gồm ăn sáng, gần trung tâm, nhận phòng 1/5 và trả phòng 3/5”. Cô hào hứng khi nhận được hàng loạt bình luận tư vấn, chào mời mua combo.

Nhưng đến sáng 28/4, Nhi bắt đầu lo lắng khi thấy hàng loạt tỉnh thành thông báo dừng, hủy lễ hội hay bắn pháo hoa dịp 30/4… cùng cảnh báo nguy cơ dịch bệnh cao. Chưa đặt khách sạn, cô và gia đình phân vân huỷ vé máy bay sát ngày khởi hành.

Trong khi đó, chị Bảo Ngân, 40 tuổi, đến từ TP HCM, hủy chuyến du lịch Hạ Long 5 ngày 4 đêm ngay khi cập nhật tin tức mới về dịch bệnh. Nữ du khách này đang liên hệ với khách sạn để lùi ngày, hy vọng có thể đến Hạ Long vào giữa mùa hè.

Chuyến đi này được lên lịch cách đây một tháng. Chị đã thanh toán gần 16 triệu đồng vé máy bay cho 4 người cách đây một tuần. Ban đầu, chị cũng tìm phương án hoàn tiền hoặc lùi ngày bay. Nhưng do mua qua một ứng dụng và liên lạc nhiều lần không được, cộng thêm công việc bận rộn, chị Ngân quyết định bỏ vé, chấp nhận mất tiền.

“Các con tôi sẽ thi học kỳ vào đầu tháng 5, sau chuyến du lịch vài ngày. Nếu chẳng may bay ra từ vùng dịch, hoặc có sự cố, các cháu có thể bị cách ly, ảnh hưởng đến học tập. Do đó, tôi chấp nhận mất tiền để đổi lấy sự an toàn. Khi nào mọi thứ trở lại như cũ, tôi sẽ cho các con đi”, chị nói.

Cũng có kế hoạch du lịch vào 30/4 – 1/5, Trung Nghĩa, 24 tuổi, theo dõi tình hình Covid-19 liên tục, nhưng quyết định không hủy chuyến đi Sa Pa hai ngày. Chàng trai từ Hải Phòng bày tỏ, đây là dịp xả hơi sau thời gian làm việc căng thẳng, nên không muốn lỡ cơ hội “trốn” khỏi thành phố.

“Vài người bạn cũng lo lắng vì đặt các chuyến đi dài ngày, xa hơn của tôi. Nhưng không ai hủy tour. Mọi người đều muốn lên đường vì đã chôn chân ở nhà quá lâu”, Nghĩa nói.

Anh đảm bảo lịch trình của mình không đi ngược khuyến cáo hạn chế tụ tập trong kỳ nghỉ lễ của các cơ quan chức năng. “Tôi không đến những nơi chắc chắn đông đúc như thị trấn hay Fansipan, mà chọn nghỉ dưỡng ở bản xa trung tâm”.

Hơn 83% số người trả lời cho biết đã sẵn sàng đi du lịch trong vài tháng tới, nhất là mùa hè 2021, theo khảo sát Nhu cầu và xu hướng khách du lịch thời Covid-19 thực hiện vào tháng 3 vừa qua.
Theo khảo sát “Nhu cầu và xu hướng khách du lịch thời Covid-19” thực hiện vào tháng 3 vừa qua, hơn 83% khách Việt cho biết đã sẵn sàng đi du lịch trong vài tháng tới, nhất là mùa hè 2021. Ảnh: Sơn Thuỷ

Thanh Giang, 32 tuổi, sống ở Phú Thọ, cho biết dù khá lo lắng trước tình hình Covid-19, chị vẫn quyết định đưa cả gia đình 12 người đi chơi dịp nghỉ lễ. Chị Giang đã đặt phòng trong một khu nghỉ dưỡng ở Vĩnh Phúc, nơi vẫn kiểm soát tốt dịch bệnh.

Để chủ động phòng tránh các nguy cơ, gia đình sẽ di chuyển bằng ôtô riêng thay vì phương tiện công cộng; tự chuẩn bị đồ ăn, thức uống cho cả chuyến đi; hạn chế ra các nơi công cộng như nhà hàng, bể bơi chung…

“Đây là dịp nghỉ lễ dài nhất trong năm, lâu rồi cả gia đình ba thế hệ chưa đi xa cùng nhau, nên tôi muốn tạo thêm một hoạt động gắn kết. Hơn nữa chi phí thuê phòng cũng cao – 15 triệu đồng cho hai ngày một đêm, nên tôi không muốn bỏ. Nếu hủy, resort không có chính sách đền bù”, nữ du khách nói.

Du khách rửa tay sát khuẩn trước khi vào tham quan danh thắng Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng ngày 25/7/2020. Ảnh: Đắc Thành
Du khách rửa tay sát khuẩn trước khi vào tham quan danh thắng Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng ngày 25/7/2020. Ảnh: Đắc Thành

Hai ngày trở lại đây, Lê Thị Nhung, chuyên bán phòng cho một số khách sạn tại Đà Nẵng, bắt đầu nhận được nhiều câu hỏi của khách về việc đi hay hủy tour. Cô luôn để khách tự quyết định vì cho rằng “mỗi người phải chịu trách nhiệm với hành động của mình”, không ai có thể giúp họ lựa chọn.

“Tôi thấy vui vì Đà Nẵng đã có khách trở lại, nhưng cũng khá lo lắng vì dịch đang bùng phát ở các nước lân cận. Tôi mong mọi người nếu đã có lịch đi chơi, hãy luôn tuân thủ thông điệp 5K của bộ Y tế để đảm bảo an toàn cho bản thân và người khác, lưu ý cài đặt Bluezone, ghi nhớ lịch sử tiếp xúc và hành trình của mình”, Nhung nói.

Tính đến 27/4, nhiều doanh nghiệp lữ hành đã “chốt sổ” tour 30/4. Trong đó các điểm đến được du khách quan tâm nhất vẫn là Sa Pa, Hà Nội, Hạ Long, Phú Quốc, Đà Nẵng và Đà Lạt.

Để chuẩn bị đón khách dịp nghỉ lễ, hầu hết địa phương chủ động siết chặt thực hiện các biện pháp phòng chống Covid-19. Riêng trong ngày 28/4, thành phố Đà Lạt phạt tiền 41 người dân và du khách không đeo khẩu trang nơi công cộng.

Ông Bùi Quốc Thái, Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Kiên Giang, cho biết trong 4 ngày lễ địa phương sẽ đón khoảng 130.000 – 150.000 lượt khách. Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, các lực lượng chức năng được bố trí dày đặc ở vùng biên giới đất liền và trên biển, đảm bảo tương đối an toàn cho du khách.

Bên cạnh đó, Sở Du lịch tỉnh phối hợp với các cơ quan, doanh nghiệp du lịch thực hiện 5K; yêu cầu các cơ sở lưu trú ghi lại nhật ký hàng ngày của các lượt khách đến. Kiên Giang hiện vẫn được coi là điểm đến an toàn, ông Thái nhận định.

Hải Đăng – Vnexpress

Rate this post
Đọc tiếp

Du lịch

Chùa Sài Gòn đông khách buổi tối

Đã đăng

 ngày

Bởi

Chùa Phước Hải mở cửa buổi tối trong 15 ngày đầu tháng Giêng, thu hút không ít khách bởi dàn đèn lồng được thắp sáng rực rỡ.
Chùa Sài Gòn đông khách buổi tối
   

Ngôi chùa trăm tuổi cựu Tổng thống Mỹ từng ghé thăm ở Sài Gòn

Tâm Linh – Vnexpress

Rate this post
Đọc tiếp
Advertisement

Facebook

Advertisement

Tin Nổi bật

    Paste your advertisement code here.