Kết nối với chúng tôi:

Sức khỏe

Giải độc, làm đẹp và chữa bệnh từ đậu xanh

Đã đăng

 ngày

 

Là thực phẩm quen thuộc đối với người dân Việt Nam, đậu xanh ngoài mang lại những giá trị dinh dưỡng nó còn có những công dụng rất tốt đối với việc làm đẹp, giải độc và chữa bệnh cho cơ thể.

1. Thanh nhiệt, giải độc

Trong cuốn sách “Nam dược thần hiệu” được danh y Tuệ Tĩnh ghi nhận, đậu xanh không độc, thanh nhiệt, có thể làm sạch, làm mát nước tiểu, chữa lở loét, làm sáng mắt, trị được nhiều bệnh. Chưa hết, trong “Bản thảo cương mục” (đời Minh ) của Lý Thời Trân cũng ghi nhận nếu bị buồn bực trong người hoặc ngộ độc thực phẩm đều có thể sử dụng đậu xanh để giải độc rất tốt.

2. Giảm cân

Với phần chính là protid, tinh bột, chất béo và chất xơ, đậu xanh chứa rất nhiều vitamin E, B1, B2, B3, B6, vitamin C, tiền vitamin K, acid folic và các khoáng chất gồm Ca, Magie, K, Na, Zn, sắt.., khoáng chất dồi dào trong đậu xanh giúp tăng cường quá trình trao đổi chất, nhờ vậy mà lượng chất béo tồn đọng trong cơ thể được đẩy ra ngoài, từ đó giúp cơ thể trở nên săn chắc và thon gọn hơn. Lượng chất xơ hòa tan có trong đậu xanh giúp làm giảm sự hấp thu các chất béo thừa, nhất là cholesterol.

3. Da trắng mịn nhờ uống nước đậu xanh

Nguồn dưỡng chất dồi dào từ đậu xanh còn góp phần cải thiện sắc tố giúp da bật tông trắng mịn nhanh chóng. Nhờ hàm lượng vitamin cùng khoáng chất giúp ức chế sản sinh hắc sắc tố trên da, giúp ngăn ngừa nám, tàn nhang và đốm nâu hiệu nghiệm.

Mỗi buổi sáng, pha 1 muỗng canh bột đậu xanh với 1 ly nước nóng và mật ong để uống trước bữa ăn khoảng 20 phút.

4. Chữa bệnh gút hiệu quả với đậu xanh

Theo Đông y, đậu xanh có tác dụng thanh nhiệt giải độc, trừ phiền nhiệt, bớt sưng phù, điều hòa ngũ tạng, nấu ăn bổ mát và trừ được các bệnh thuộc nhiệt. Vỏ đậu xanh không độc, có tác dụng giải nhiệt độc, dùng chữa mụn, ung nhọt…

Cách làm: Đậu xanh để nguyên vỏ, ninh nhừ (không cho thêm gia vị). Người bị bệnh ăn một bát thay cơm vào buổi sáng, sau khi ngủ dậy; ăn một bát vào buổi tối trước khi đi ngủ. Người bệnh nên duy trì chế độ ăn như vậy liên tục trong 30 ngày.

Ảnh minh hoạ: monngon.tv

Ảnh minh hoạ: monngon.tv

5. Đậu xanh giúp ngừa ung thư dạ dày

Đậu xanh chứa hàm lượng cao chất chống ôxy hóa coumestrol – một loại polyphenol giúp bảo vệ sức khỏe. Ngoài ra, các hợp chất phytonutrient chứa trong đậu xanh còn có tác dụng phòng tránh ung thư dạ dày.

6. Tăng cường hệ miễn dịch

Nếu bạn ăn một chén cháo đậu xanh nấu chín mỗi ngày sẽ giúp bạn tăng cường hệ miễn dịch, hạ thấp 20% lượng cholesterol trong 3 tuần, nguy cơ mắc bệnh tim mạch và huyết áp giảm 40%.

Chất xơ trong đậu xanh còn có khả năng loại bỏ các độc tố trong cơ thể, do đó giúp ngăn ngừa chứng ung thư ruột kết.

Lưu ý:

Đậu xanh rất tốt cho cơ thể, tuy nhiên không phải ai cũng thích hợp để ăn đậu xanh, không những không có hiệu quả về sức khoẻ mà còn mang bệnh vào người.

– Những người có tính hàn (biểu hiện chân tay lạnh thiếu lực; lưng, chân đau nhức và đi ngoài phân lỏng) khi ăn đỗ xanh càng làm bệnh tình nặng thêm, thậm chí còn làm đau bụng đi ngoài dẫn đến mất nước, làm cho cơ bắp và khớp đau nhức, từ dạ dày yếu dẫn đến hệ thống tiêu hoá.

– Khi đang đói bụng bạn không nên ăn đậu xanh vì đậu xanh có tính hàn nên không tốt cho dạ dày.

– Không nên ăn quá nhiều đậu xanh, nó có thể gây ra bệnh dạ dày, đường ruột. Nữ giới ăn đỗ xanh quá lượng sẽ bị các bệnh phụ khoa như: Bạch đới, bị trướng bụng, đau bụng kinh…

– Tránh ăn đỗ xanh khi đang uống thuốc đông y, vì đỗ xanh khí vị ngọt hàn, không độc hoá giải toàn bộ thảo mộc.

Minh Nguyên

Rate this post
Advertisement
Nhấn vào đây để bình luận

You must be logged in to post a comment Login

Leave a Reply

Làm đẹp

Ca mắc mới ở Đà Nẵng tăng cao kỷ lục, hơn gấp đôi đỉnh dịch đợt 4

Đã đăng

 ngày

Bởi

Trong ngày 12-12 Đà Nẵng ghi nhận 442 ca mắc COVID mới. Đây là số ca mắc mới ghi nhận trong ngày cao nhất từ trước đến nay tại thành phố này, nhiều hơn gấp đôi so với đỉnh dịch đợt 4.
Ca mắc mới ở Đà Nẵng tăng cao kỷ lục, hơn gấp đôi đỉnh dịch đợt 4 - Ảnh 1.
Hướng dẫn người dân cách ly tại phường Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng – Ảnh: TRƯỜNG TRUNG

Chiều 12-12, Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 thành phố Đà Nẵng cho biết trong ngày ghi nhận tổng cộng 442 ca mắc mới. Trong đó có 304 ca đang cách ly, 32 ca trong khu phong tỏa, 106 ca chưa cách ly.

Hầu hết các ca mắc mới được ghi nhận trong ngày đều là F1 của các F0 là công nhân Công ty Matrix (đóng tại quận Liên Chiểu, Đà Nẵng).

Công ty Matrix là đơn vị đã phát hiện ra cùng lúc hơn 100 ca mắc mới vào những ngày trước đó.

Đánh giá nguyên nhân có số ca mắc lớn (hơn 200 ca tại Công ty Matrix), lãnh đạo quận Liên Chiểu cho rằng các phân xưởng là môi trường kín, sử dụng điều hòa chung trong xưởng, do vậy khi có ca bệnh thì rất dễ phát tán và lây lan mầm bệnh cho nhiều công nhân khác.

Ngoài ra, đa phần là công nhân thuê nhà trọ ở chung với nhau và thường xuyên có sự tiếp xúc gần trong cùng dãy trọ, do vậy khi trong dãy trọ có ca F0 thì thường lây cho nhiều người dẫn đến số ca mắc tăng cao.

Từ 12h ngày 12-12, UBND quận Liên Chiểu đã quyết định chuyển cấp độ dịch đối với phường Hòa Khánh Bắc (nơi đóng chân Công ty Matrix) lên thành vùng cấp 4 (nguy cơ rất cao, tương ứng với màu đỏ).

Tại buổi làm việc với quận Liên Chiểu, ông Nguyễn Văn Quảng, bí thư Thành ủy Đà Nẵng, đánh giá dịch diễn ra ở những nơi có nguy cơ cao như chợ, khu công nghiệp, khu dân cư, đồng thời tốc độ gia tăng của F0 cao hơn đợt dịch trước.

Điều này cho thấy sự chủ quan của người dân trong việc tuân thủ quy định “5K” dẫn đến lây lan nhanh. Một phần hiện nay do không còn thực hiện các biện pháp hành chính mạnh như trước khi thành phố chuyển sang điều kiện thích ứng linh hoạt, an toàn, hiệu quả…

Ông Quảng yêu cầu quận Liên Chiểu phải xác định mục tiêu quan trọng thời gian tới là kiểm soát, kiềm chế sự gia tăng của dịch bệnh. Do vậy đã yêu cầu quận Liên Chiểu tập trung dập các ổ dịch hiện có, ngăn chặn sự lây lan ra diện rộng.

Trong đó phải tập trung xử lý triệt để các khu phong tỏa nhằm sàng lọc hết F0, tiếp tục rà soát lại các đối tượng chưa tiêm vắc xin phòng COVID-19, nhất là người có nguy cơ cao.

Theo TRƯỜNG TRUNG – Tuổi Trẻ

Rate this post
Đọc tiếp

Sống khỏe

Dấu hiệu khởi phát bệnh đục thủy tinh thể nguyên nhân gây mù

Đã đăng

 ngày

Bởi

Bệnh đục thủy tinh thể thường gặp ở người lớn tuổi gây giảm thị lực và dẫn đến mù lòa. Tuy nhiên, đây là bệnh về mắt vẫn xuất hiện ở nhiều người trẻ. Tiến sĩ – Bác sĩ Vũ Thị Thanh – Giám đốc Chuyên môn Bệnh viện Mắt Việt – Nga sẽ chia sẻ về bệnh đục thủy tinh thể ngay dưới đây.

Thể thủy tinh là thấu kính trong suốt, một trong những thành phần cấu trúc của nhãn cầu và có khả năng điều tiết. Khi ánh sáng đi qua thể thủy tinh sẽ hội tụ trên võng mạc giúp chúng ta ghi được hình ảnh, sự việc trên võng mạc.

MC Mai Thu Huyền và Tiến sĩ – Bác sĩ Vũ Thị Thanh.
MC Mai Thu Huyền và Tiến sĩ – Bác sĩ Vũ Thị Thanh.

Nguyên nhân gây bệnh đục thể thủy tinh

Khi tia sáng không thể đi qua thể thủy tinh để hội tụ trên võng mạc thì đây chính là dấu hiệu của bệnh đục thể thủy tinh.

Nguyên nhân nguyên phát của bệnh đục thủy tinh thể phần lớn do yếu tố di truyền hoặc do rối loạn chuyển hóa trong quá trình người mẹ mang thai. Bệnh đục thể thủy tinh ở người trên 50 tuổi là sự tiến triển tự nhiên trong quá trình lão hóa của con người.

Nguyên nhân thứ phát có thể do hậu quả của chấn thương tại mắt, bệnh lý viêm màng bồ đào, Glôcôm hoặc liên quan đến biến chứng của bệnh lý toàn thân như tiểu đường, cao huyết áp, gout. Người lạm dụng corticoid cũng có thể mắc bệnh đục thủy tinh thể.

Bệnh đục thủy tinh thể có xu hướng trẻ hóa.
Bệnh đục thủy tinh thể có xu hướng trẻ hóa.

Thời gian gần đây, người trẻ có xu hướng bị đục thủy tinh thể nhiều do môi trường làm việc ô nhiễm, khói bụi, nhiệt độ cao, tiếp xúc nhiều tia cực tím. Theo thống kê sơ bộ, có khoảng 30% người trẻ trên 30 tuổi bị đục thể thủy tinh.

Biểu hiện bệnh đục thủy tinh thể

Bệnh đục thủy tinh thể tiến triển từ từ. Người bệnh cảm thấy mỏi mắt khi nhìn một vật gì đó, thị lực bị giảm, thấy đốm đen trước mắt, thấy hình ảnh nhân đôi nhân ba, khả năng nhìn xa kém, thay kính liên tục nhưng không nhìn thấy rõ và sáng hơn.

Bệnh đục thủy tinh thể là nguyên nhân gây mù lòa

Diễn tiến nặng nhất của bệnh đục thể thủy tinh là mù lòa. Tuy nhiên, bệnh đục thủy tinh thể là bệnh mù có thể chữa được. Việc phát hiện sớm tình trạng bệnh có liên quan đến tỉ lệ hồi phục sau phẫu thuật, hạn chế biến chứng trong và sau phẫu thuật. Khi bệnh nhân có các triệu chứng của bệnh đục thủy tinh thể nên đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và phẫu thuật đúng thời điểm.

Phương pháp điều trị và cách phòng ngừa bệnh đục thủy tinh thể

Chia sẻ với khán giả chương trình Đẹp Không Giới Hạn, Tiến sĩ – Bác sĩ Vũ Thị Thanh cho biết tùy từng giai đoạn tiến triển bệnh, bác sĩ sẽ chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Ở giai đoạn bệnh mới chớm bắt đầu, bác sĩ có thể dùng thuốc để kéo dài quá trình tiến triển bệnh đục thủy tinh thể và thuốc không có tác dụng ngăn chặn bệnh. Phẫu thuật là phương pháp duy nhất đem lại thi lực cho người bệnh đục thủy tinh thể.

Để phòng ngừa bệnh đục thủy tinh thể, bác sĩ Vũ Thị Thanh đưa ra lời khuyên chúng ta nên khám định kì ở các cơ sở y tế và hạn chế biến chứng những bệnh toàn thân, bệnh tại mắt, theo dõi chặt chẽ các chấn thương.

Đối với người thường xuyên phải làm việc ở môi trường nhiệt độ cao, tiếp xúc nhiều với tia tử ngoại, tia ánh sáng xanh thì nên có bảo hộ lao động. Ở người bệnh vừa mới bắt đầu, bác sĩ có thể cho thuốc và đưa ra chế độ dinh dưỡng để kéo dài quá trình đục thủy tinh thể. Ở người đã bị giảm thị lực, sử dụng kính không có hiệu quả sẽ được khuyên nên phẫu thuật.

Bổ sung các thực phẩm để giúp đôi mắt sáng khỏe.
Bổ sung các thực phẩm để giúp đôi mắt sáng khỏe.

Hiện tại, phương pháp phẫu thuật đã được cải tiến nhiều đem lại hiệu quả hồi phục cao cho người bệnh. Đó là kĩ thuật tán nhuyễn thể thủy tinh bằng sóng siêu âm được tiến hành qua vết mổ rất nhỏ khoảng 1,8 – 2mm. Thể thủy tinh đục được tán nhuyễn hoàn toàn trong nhãn cầu và hút ra bằng hệ thống máy móc hiện đại. Thể thủy tinh nhân tạo được đưa vào qua một dụng cụ đặc biệt. Thể thủy tinh nhân tạo được sản xuất bằng chất phù hợp với cơ thể con người và hoàn toàn không dị ứng. 

 Tùy từng kinh nghiệm của bác sĩ, thời gian ca phẫu thuật sẽ diễn ra trong 5 – 10 phút. Bệnh nhân được sử dụng thuốc gây tê bề mặt, không tiêm, hoàn toàn tỉnh táo trong quá trình phẫu thuật và không gây chảy máu. Sau khi ca mổ hoàn thành, bệnh nhân không cần băng và có thể đứng dậy rời khỏi bàn mổ nếu bản thân không có bệnh lý toàn thân.

Cẩm nang khỏe đẹp Với thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên, Dầu gội phủ bạc lưu ly chứa các thành phần chính như nhân sâm, nha đam, gừng tươi và nhiều thảo dược quý hiếm giúp nuôi dưỡng tóc giúp tóc phục hồi hư tổn, chống rụng và kích thích mọc tóc. Đặc biệt, dầu gội này chỉ giúp bám màu trên tóc chứ không bám màu lên da đầu đem lại thẩm mỹ cao và an toàn sức khỏe cho người dùng. Bạn chỉ cần cầm sản phẩm, nhấn nút ở đầu chai để dầu gội chảy ra phía lượt và chải đều lên tóc, massage khoảng 20 phút. Sau đó, bạn gội bằng nước cho sạch và làm khô tóc.

Dầu gội phủ bạc lưu ly chứa thành phần an toàn và lành tính cho sức khỏe.
Dầu gội phủ bạc lưu ly chứa thành phần an toàn và lành tính cho sức khỏe.

Chương trình Đẹp Không Giới Hạn mùa 3 do Công ty Media sản xuất đồng hành cùng nhà tài trợ kim cương Công ty TNHH MTV Thiên Nhiên Việt sẽ được phát sóng hàng tuần là trên kênh: TodayTV (18h30 Chủ nhật), YouTV (20h Chủ Nhật, 10h30 thứ Tư và 14h30 thứ Năm), HiTV (20h30 Chủ Nhật và 17h30 thứ Sáu) hoặc xem lại tập 143 tại đây: https://youtu.be/pOXRAPKWZEc

Rate this post
Đọc tiếp

Sống khỏe

“Đặc sản” Hoài Hương giữa lòng Sài Gòn

Đã đăng

 ngày

Bởi

Trải dọc ba miền đất nước, mỗi vùng đất, tỉnh thành đều có một hoặc vài món ăn đặc sản trứ danh mà chỉ cần nhắc đến cái tên là người ta nhớ ngay địa danh. Và cũng chỉ có món ăn ấy mới đủ sức khiến những người con xa xứ tứ phương thổn thức mỗi khi nhớ về. Nhiều khi, nó chẳng cầu kỳ mĩ miều gì so với những nền văn hóa ẩm thực tân tiến khác, nhưng vì cái bình dị ấy đã nuôi lớn bao lớp thế hệ rồi ăn sâu vào tâm khảm lúc nào không hay nên người xa quê thương nhớ đến kì lạ, như cái món ăn tôi sắp kể ra đây.

Tôi là một đứa con gái gốc gác thì miền Trung nhưng sinh ra và lớn lên ở Tây Nguyên. Thế nên, tôi đích thị là dân phố núi. Lẽ hiển nhiên, tôi không biết nhiều các món ăn miền biển, đến cá cũng chỉ nhận diện đọc tên được dăm ba loại đếm trên đầu ngón tay. Cũng may, ngày đầu tiên về nhà người yêu ra mắt, mẹ chồng tương lai không thử tài làm cá như mấy câu chuyện dở khóc dở cười tôi hay xem ở cõi mạng. Đấy, cũng là liên quan đến chuyện lấy chồng, rõ là ghét của nào trời trao của ấy, tôi từng dặn lòng chỉ cưới người cùng quê thế mà năm 27 tuổi lại lên xe hoa về làm dâu miền biển. Quê chồng tôi ở Hoài Hương, Hoài Nhơn, Bình Định. Còn nhà chồng tôi nằm cuối con sông Lại Giang đoạn đổ ra cửa biển. Ở cái xứ này, cồn cát, hàng cây dương nghiêng mình đón gió biển là nơi cất giữ tuổi thơ của bao người. Và cũng trên miền cát trắng, nắng gió mặn mòi ấy, không biết từ khi nào những bụi lưỡi long trở thành món ăn quen thuộc của người dân nơi đây. Gần như nhà nào cũng có đôi ba khóm lưỡi long làm “của để dành”.

Lưỡi long dễ chế biến và cũng rất dễ ăn.
Lưỡi long dễ chế biến và cũng rất dễ ăn.

Nếu có một cuộc thi sắc đẹp dành riêng cho họ cactaceae (họ xương rồng) thì hẳn lưỡi long sẽ có cơ hội giành tấm vé “Hoa hậu thân thiện”. Là xương rồng nhưng không phải xương rồng, lưỡi long có ngoại hình khá tương đồng với các anh em trong hàng trăm chi, hàng nghìn loài xương rồng nhưng lại không mấy gai góc, sắc nhọn. Các nhánh của nó mọc ra có hình dẹp như chiếc lá, nhánh non sẽ xuất hiện những chiếc gai mập ú không có tính sát thương và chúng sẽ rụng dần khi nhánh chuyển già để lại những chấm lốm đốm trên bề mặt.

Hồi mới về làm dâu Hoài Hương, lần đầu nhìn mẹ chồng ngồi gọt lưỡi long nấu canh, tôi ngạc nhiên: “Ủa xương rồng ăn được hả mẹ?”. Chồng tôi đứng cạnh đó mặt hớn hở kiểu rất tự hào khoe đặc sản quê hương: “Không phải xương rồng, đó là lưỡi long. Món này em ăn là ghiền đó”. Mà đúng, tôi mê nó thiệt.

Lưỡi long gọt bỏ những đốm mắt gai, thái miếng dày mỏng tùy sở thích rồi đem nấu canh. Vị chua chua thanh thanh, giòn giòn sực sực của lưỡi long quyện cùng miếng cá biển ngọt tươi chinh phục khẩu vị đứa kén ăn như tôi ngay từ lần đầu tiên ấy. Mấy đứa cháu cũng khoái món canh lưỡi long này lắm. Tụi nhỏ chỉ cần chan cái nước canh lưỡi long sệt dẻo vào cơm trắng, cho thêm topping là lưỡi long thái mỏng và cá là có thể ngồi ăn ngon lành.

Canh lưỡi long với cơm trắng là đủ no bữa.
Canh lưỡi long với cơm trắng là đủ no bữa.

Mấy lần chở nhau đi dạo quanh các ngõ ở quê, chồng tôi thường hay chỉ mấy bụi lưỡi long mọc ở bãi cát hay trong sân vườn nhà người dân ở đây. Lưỡi long dễ sống, chỉ cần dăm nhánh xuống đất là ít lâu đã có một bụi và nó sống cực kì dai. Nói lưỡi long là “của để dành” bởi mỗi năm bão kéo qua thôn xóm, càn quét mọi thứ kể cả mùa màng thì chỉ cần nhánh lưỡi long hái xung quanh nhà với nắm ruốc (tép) khô được trữ từ vụ đông – xuân là người dân ở đây đã có nồi canh nóng hổi cho những ngày thiếu thốn.

Đó là ngày bão về, còn ngày thường, lưỡi long nấu với cá liệt, cá ong hay chút chả cá tươi,… thì chuẩn đặc sản biển Hoài Hương. Thỉnh thoảng, trong bữa cơm giữa Sài Gòn hoa lệ, chồng tôi chợt nhớ nhung hương vị của chén canh lưỡi long nấu với cá tươi quê mình. Phải nghe ổng diễn tả cái sự thèm thuồng món canh quê hương ấy mới thấy lưỡi long in sâu vào tâm khảm người con Hoài Hương xa quê thế nào. Hay chăng, tại chồng tôi đậm cốt miền biển nên chỉ nhớ mấy thứ dân dã nhưng đậm tình ấy thôi.

Những ngày Sài Gòn ốm nặng, người dân phải chấp hành nghiêm ngặt việc giãn cách xã hội để giúp thành phố chống dịch, vợ chồng tôi lại được cứu trợ lương thực từ mẹ, chị hai và chắc chắn không thể thiếu một bịch to lưỡi long rồi thêm chả cá. Đấy, không chỉ giúp người dân miền biển chống bão mà lưỡi long còn giúp người Hoài Hương neo bờ giữa Sài Gòn chống đói mùa dịch. Nhà hết rau xanh thì những bữa canh lưỡi long thanh mát chính là bài thuốc hạ nhiệt tuyệt vời cho cơ thể trong mùa hè nắng nóng. Khi đã biết về lưỡi long, tôi cũng từng tìm hiểu về loài cây khá đặc biệt này. Trong một vài ghi chép, lưỡi long được cho là một vị thuốc hay tốt cho sức khỏe con người. Ngoài món canh, lưỡi long còn được chế biến thành hàng trăm món khác, đặc biệt là mứt lưỡi long. Tại Việt Nam, lưỡi long cũng xuất hiện dọc một số vùng ven biển như Quảng Ngãi, Bình Thuận. Còn bạn, bạn đã từng thưởng thức món ăn nào được chế biến từ lưỡi long chưa?

Rate this post
Đọc tiếp
Advertisement

Facebook

Advertisement

Tin Nổi bật

    Paste your advertisement code here.