Kết nối với chúng tôi:

Cầu lông

Điểm mặt anh tài dự giải cầu lông triệu đô, giải bát hùng thế giới – BWF World Tour Finals 2018

Đã đăng

 ngày

 

Video: Hình ảnh nổi bật của các tay vợt tham dự (Nguồn: BWF)

Giải cầu lông bát hùng thế giới (2018 BWF World Tour Finals) có tên gọi đầy đủ là HSBC BWF World Tour Finals 2018 Guangzhou. Đây là giải đấu chính cuối cùng trong năm 2018 của Liên đoàn cầu lông thế giới. Giải diễn ra từ ngày 12 đến 16-12 tại công viên thể thao Tianhe, Quảng Châu, Trung Quốc. Trị giá tổng giải thưởng cực khủng (1,5 triệu USD) góp phần tăng sức hút cho sự kiện cầu lông được chờ đợi nhất năm 2018.

2018 BWF World Tour Finals được xem là giải chung kết của top 8 tay vợt xuất sắc nhất năm. Giải khá giống với bộ môn quần vợt. Tuy nhiên thể thức tính điểm của giải cầu lông bát hùng có sự khác biệt.

Điểm tích lũy thứ hạng cho các tay vợt được tính trên hệ thống giải chính HSBC BWF World TourBWF Tour Super 100. Các giải International Series và International Challenge không được tính điểm.

Phần thưởng của giải HSBC BWF World Tour Finals 2018

Đây là điểm thưởng mà các tay vợt nhận được khi tham giải đấu:

Tiền thưởng:

Có thể nói phần thưởng của 2018 BWF World Tour Finals là cực kỳ hấp dẫn. Năm 2017 và 2018, Liên đoàn cầu lông thế giới liên tiếp nhận được các hợp đồng tài trợ lớn. Điều này bắt nguồn từ độ lan tỏa của bộ môn cũng như sự hâm mộ của người xem toàn thế giới. Chỉ cần tham dự là các tay vợt mặc định bỏ túi 4,800 điểm trên BXH BWF và 9,000$ (đơn) – 10,500$ (đôi).Chính vì thế các tay vợt luôn có tính toán kỹ lưỡng trong mùa giải để mong góp mặt ở giải bát hùng cuối năm.

Các gương mặt đơn nam (Men’s Singles) chính thức góp mặt

Tay vợt người Đài Loan, Chou Tien Chen giành ngôi hạt giống số 1. Chou cày ải hầu hết các giải lớn trong năm. Và anh đều thể hiện phong độ tốt với nền tảng thể lực tuyệt vời. Tuy nhiên Kento Momota mới là tay vợt được đánh giá cao nhất hiện nay. Bên cạnh gương mặt trẻ đầy tiềm năng Anthony Sinisuka Ginting.

Thống kê các danh hiệu BWF World Tour của các tay vợt nam đạt được trong năm 2018

Các gương mặt đơn nam tham gia đều thuộc về cường quốc cầu lông châu Á.

Năm nay cựu số 1 thế giới người Đan Mạch Victor Axelsen vắng mặt do ảnh hưởng chấn thương từ giữa năm. Hai huyền thoại người Trung Quốc LindanChenlong cũng không thể góp mặt vì phong độ đi xuống. SHI Yuqi (hạng 2 TG) sẽ là đại diện duy nhất cho Trung Quốc ở nội dung này. Cầu lông nam Indonesia đang trở lại khi có đến 2 tay vợt góp mặt. Tay vợt người Ấn Độ Verma cũng may mắn khi giành vé ngay trước tuần cuối khi danh sách chốt. Anh vô địch giải cầu lông Super 300 tại quê nhà và cuỗm vị trí của Kenta Nishimoto (Nhật Bản). Kantaphon WANGCHAROEN (Thái Lan, hạng 17 TG) là tay vợt nam duy nhất góp mặt mà không có một danh hiệu BWF World Tour nào.

Các gương mặt đơn nữ (Women’s Singles) chính thức góp mặt

Tai Tzu Ying hiện là tay vợt nữ số 1 thế giới, cô nhận được rất nhiều tình cảm của fan hâm mộ

Ở nội dung đơn nữ, tay vợt người Đài Loan, Tai Tzu Ying giành Pole thuyết phục. Năm 2018 Tai tiếp tục thăng hoa với 6 ngôi vô địch BWF Would Tour. Hiện cô đang đứng ngôi số 1 thế giới và gần như không có đối thủ. Tuy nhiên một chấn thương sườn gặp phải tại giải Hongkong Open đang gây ra ít nhiều lo lắng cho fan hâm mộ Tai. Nhật Bản và Trung Quốc góp mặt 2 đại diện. Cầu lông Canada lần đầu tiên có một tay vợt tham dự, đó là Michelle Li, gốc Hồng Kong.

Đương kim vô địch thế giới Carolina Marin (Tây Ban Nha) rút lui phút cuối vì chấn thương. Đây là 1 điều cực kỳ đáng tiếc khi cô thi đấu thăng hoa nửa cuối mùa giải (vô địch thế giới, Nhật Bản mở rộng, Trung Quốc mở rộng). Theo đó, Zhang Beiwen (Mỹ, xếp thứ 11 World Tour Ranking) giành vé vớt thay cho Marin. Ban đầu, He Bingjiao (Trung Quốc) được chọn thay thế, tuy nhiên He cũng gặp chấn thương và rút lui.

Các cặp đôi nam (Men’s Doubles) chính thức góp mặt

Marcus Fernaldi Gideon/Kevin Sanjaya Sukamuljo với lối đánh rực lửa, tiếp tục không có đối thủ ở nội dung đôi nam

Cặp đôi người Indonesa – Marcus Fernaldi Gideon/Kevin Sanjaya Sukamuljo giành vị trí số 1. Năm nay 2 tay vợt (biệt danh The Minions) thậm chí còn thành công hơn mùa giải 2017. Họ giành tới 8 danh hiệu BWF World Tour, một kỷ lục vô tiền khoáng hậu giành cho nội dung đôi. Chúng ta thấy Indonesia, Đài Loan, Trung Quốc đều có 2 vị trí tham dự.Takeshi KAMURA/Keigo SONODA (Nhật Bản) dù giành hạng 8 nhưng phải nhường suất cho LI Junhui/LIU Yuchen. Cặp đôi Trung Quốc chỉ xếp hạng 10 nhưng vẫn giành suất đặc cách vì vô địch thế giới hồi tháng 8.

Các cặp đôi nữ (Women’s Doubles) chính thức góp mặt

Giải cầu lông bát hùng thế giới 2018

Misaki MATSUTOMO/Ayaka TAKAHASHI giành suất phút cuối khi vươn lên hạng 1 World Tour Ranking tuần vừa rồi

Áp đảo nội dung đôi nữ vẫn là Nhật Bản. Họ có tới 3 cặp đôi đứng đầu thứ hạng World Tour nhưng do quy định nên chỉ có 2 cặp góp mặt. Bộ đôi hạng 1 thế giới Yuki FUKUSHIMA/Sayaka HIROTA ngậm ngùi nhường suất thứ 2 cho Mayu MATSUMOTO/Wakana NAGAHARA (suất đặc cách cho ngôi vô địch TG 2018).

Giải cầu lông bát hùng thế giới 2018

Dù giành tới 5 danh hiệu BWF World Tour và hạng 2 World Tour Ranking nhưng Yuki FUKUSHIMA/Sayaka HIROTA vẫn lỡ hẹn giải đấu quan trọng

Trung Quốc cũng góp mặt 2 vị trí. Hàn Quốc kịp giành 1 suất quý giá khi Lee So Hee/Shin Seung Chan thi đấu bùng nổ giai đoạn cuối mùa giải. Chị em Gabriela STOEVA/Stefani STOEVA (Bun-ga-ri) là cặp đôi châu Âu duy nhất góp mặt.

Các cặp đôi nam nữ phối hợp (Mixed Doubles) chính thức góp mặt

Giải cầu lông bát hùng thế giới 2018

Bộ đôi người Trung Quốc Zheng Siwei/Huang Yaqiong giành pole ở nội dung hỗn hợp. Năm 2018, họ giành đến 7 danh hiệu BWF World Tour, đồng thời vô địch thế giới, vô địch Asian Games. Zheng/Huang cũng đang xếp hạng 1 thế giới với số điểm cao kỷ lục 108,600. Trung Quốc có thêm một cặp đôi nữa là WANG Yilyu/HUANG Dongping (hạng 2 TG). Malaysia khá thành công ở nội dung này khi cũng có 2 suất góp mặt. Đó là CHAN Peng Soon/GOH Liu Ying (hạng 6 TG) và GOH Soon Huat/LAI Shevon Jemie (hạng 11 TG). Nhật Bản, Thái Lan, Indonesia, Anh có 1 đại diện tham dự. Marcus ELLIS / Lauren SMITH (hạng 14 TG) là đôi VĐV duy nhất của Anh được góp mặt.

Tay vợt nam người Nhật Bản Yuta WATANABE là vận động viên duy nhất tranh tài ở 2 nội dung. Anh tham dự nội dung đôi nam cùng Hiroyuki ENDO và đôi nam nữ cùng Arisa HIGASHINO.

Giải cầu lông bát hùng thế giới 2018

Yuta Watanabe – tay vợt nam của hiếm của cầu lông Nhật Bản

Hình ảnh chiếc cup danh giá cho nhà vô địch HSBC BWF World Tour Final

Đón xem thông tin cập nhật về giải đấu HSBC BWF World Tour Finals 2018

5/5 - (1 bình chọn)

Cầu lông

Lin Dan đánh bại sao trẻ Anthony Ginting tại tứ kết giải cầu lông New Zealand Open 2019

Đã đăng

 ngày

Tại giải cầu lông New Zealand 2019 Open đang diễn ra, Super Dan và ngôi sao trẻ Anthony Sinisuka Ginting đã cống hiến cho khán giả màn thư hùng đỉnh cao. Kết quả huyền thoại cầu lông thế giới đánh bại tài năng người Indonesia sau với tỉ số 2-1.

Mặc dù chỉ cấp độ Super 300 trong các giải HSBC World Tour của BWF (bao gồm Super 100 – 300 – 500 – 750 – 1000 – Finals), nhưng New Zealand 2019 Open lại quy tụ rất nhiều tay vợt hàng đầu thế giới tham gia. Điều này bởi đây là giải World Tour đầu tiên tính điểm cho vòng loại Olympic Tokyo 2020. Giải có tổng tiền thưởng 150,000$. Tay vợt vô địch sẽ nhận được 7000 điểm trên BXH BWF Ranking và 11,250$ (đơn) – 11,850$ (đôi) tiền thưởng.

Dù đã 36 tuổi nhưng Super Dan vẫn là một trong những tay vợt hàng đầu TG hiện nay.

Lin Dan tham dự New Zealand với mục tiêu bảo vệ ngôi vô địch đã giành được vào năm ngoái. Đồng thời anh cũng đang tích lũy điểm số cho mục tiêu tham dự Olympic vào năm sau.

Phải chạm trán hạt giống số 1 Ginting (số 7 TG) là một thử thách xứng tầm để Lin Dan chứng tỏ với BHL Trung Quốc rằng anh vẫn chưa hết thời. Lin Dan sẽ phải cạnh tranh trực tiếp 1/2 suất tham dự Olympic 2020 với Chen Long. Đầu tháng 4 vừa rồi Lin Dan vừa giành Pole trước Chen Long. Tại chung kết Malaysia Open 2019, anh vượt qua ĐKVĐ Olympic 2016 để lên ngôi vô địch lần thứ 2.

Lin dan đánh bại sao trẻ Anthony Ginting

Ginting là tài năng trẻ hàng đầu của quần vợt Indonesia thời điểm hiện tại.

Với Anthony Sinisuka Ginting, Lin Dan cũng là bài test quan trọng trước giải Sudirman Cup 2019. Anh là một trong những đầu tàu dẫn dắt đội tuyển Indonesia tham dự giải đồng đội lớn nhất năm của BWF.

Kết quả sau 3 sét, Lin Dan vượt qua Ginting với tỉ số 2-1

Đây xứng đáng là trận chung kết sớm của giải. Hai tay vợt cống hiến cho khán giả nhiều pha cầu đẳng cấp, đặc biệt ở sét 1. Đáng chú ý sau khi áp đảo đàn anh ở sét 2, Ginting lại tỏ ra nôn nóng ở sét 3. Anh liên tục đánh cầu hỏng và để tay vợt Trung Quốc thắng cách biệt ở sét quyết định. Rõ ràng, BHL tuyển Indonesia cần phải giúp tài năng trẻ của mình ổn định trong lối chơi, cũng như kiểm soát trận đấu tốt hơn. Đây là điều quan trọng nếu muốn Ginting vươn lên đẳng cấp cao nhất.

Lin dan đánh bại sao trẻ Anthony Ginting

Sau trận đấu, tỉ số đối đầu là 3-2 nghiêng về Lin Đan. Cần kể thêm, Ginting là một trong những tay vợt kỵ giơ của cầu lông TQ, anh có tỉ số áp đảo Chen Long (6-3).

Vào bán kết, Lin Dan sẽ gặp Ng Ka Long Angus (Hồng Kong, số 16 TG). Trận bán kết còn lại Jonathan Christie (Indonesia, số 9 TG) sẽ gặp Kanta Tsuneyama (Nhật bản, số 11 TG). Năm ngoái Jonathan thất bại trước chính Lin Dan ở chung kết. Các trận bán kết sẽ diễn ra vào chiều mai, 4/5/2019.

Rate this post
Đọc tiếp

Cầu lông

Asia Badminton Championships 2019: Kento Momota và Yamaguchi vô địch đơn, Nhật Bản phá vỡ 12 năm liên tục thống trị của Trung Quốc

Đã đăng

 ngày

Tại giải vô địch cầu lông châu Á 2019 vừa kết thúc tại Vũ Hán (Trung Quốc), team Nhật Bản thi đấu chói sáng ở các nội dung chung kết. Số 1 thế giới Kento Momota và số 4 thế giới Akane Yamaguchi giúp Japan giành trọn bộ 2 HCV nội dung đơn. Trong khi đôi nam Hiroyuki Endo/ Yuta Watanabe (số 9 TG) giành huy chương vàng ở nội dung đôi nam.

Tỉ số các trận chung kết diễn ra chiều chủ nhật vừa qua. (Source: BWF)

Nội dung đơn nam: Momota tiếp tục là niềm cảm hứng lớn cho cầu lông đơn Nhật Bản

Tay vợt số 1 TG Kento Momota gặp ngôi sao trẻ chủ nhà Trung Quốc – Shi Yuqi (số 2 TG) để bảo vệ ngôi vô địch đã giành được vào năm 2018.

Theo thống kê, sau 10 năm mới diễn ra trận chung kết đơn nam châu Á giữa hai hạt giống số 1 và số 2. Momota đang có ưu thế 3-1 khi đối đầu tay vợt Trung Quốc. Tuy nhiên ở trận gần nhất anh lại để Shi Yuqi giành chiến thắng áp đảo 2-0 (chung kết BWF World Tour Finals 2018).

(Highlights chung kết đơn nam)

Thực tế trận đấu đã chứng tỏ BHL Trung Quốc đã chuẩn bị rất kỹ để Shi Yuqi tiếp tục đánh bại “mối nguy” lớn nhất cho cầu lông đơn chủ nhà ở thời điểm hiện tại, trong mục tiêu bảo vệ tấm HCV Olympic vào năm sau. Shi Yuqi nhập cuộc mạnh mẽ với lối đánh tốc độ, cùng với độ chính xác cực cao ở các pha smash và bỏ nhỏ. Anh hoàn toàn áp đảo Momota ở sét 1 với tỉ số 21-12.

Tuy nhiên, đối thủ của tay vợt TQ lại là tay vợt đang giữ ngôi số 1 TG, cùng với lối đánh linh hoạt và khả năng đọc trận đấu cực tốt. Sau hiệp 1 bị cuốn theo lối đánh của Shi Yuqi, Momota dần làm chủ sân đấu ở sét 2. Momota liên tục điều cầu biến ảo khiến Shi di chuyển khắp mặt sân. Thể lực đi xuống khiến Shi Yuqi đánh mất độ chính xác ở các pha đập cầu trên lưới cũng như sau vạch biên. Momota đưa trận đấu cân bằng với tỉ số 21-18 ở sét 2.

Sang sét quyết định, Shi Yuqi hoàn toàn không theo kịp Kento Momota. Thể lực gần như không chút giảm sút, Momota giải quyết trận đấu bằng tỉ số áp đảo 21-8. Theo đó, Kento Momota lần thứ 2 liên tiếp vô địch châu Á. Như vậy kể từ khi trở lại thi đấu, tay vợt Nhật Bản đã 2 lần ngăn các tay vợt đơn nam Trung Quốc vô địch châu lục (Chen Long & Shi Yuqi), đồng thời đánh bại Shi Yuqi ở chung kết thế giới (tháng 8-2018). Với tỉ số đối đầu 4-1 trước một trong những tay vợt xuất sắc nhất thế giới thời điểm hiện tại, Super Kento đang tự tin cho hành trình chinh phục tấm HCV Thế vận hội diễn ra tại quê nhà vào năm sau.

Với khởi đầu năm 2019 tương đối chật vật, Kento Momota đã trở lại kịp lúc để vô địch All England Open và lần thứ 2 đoạt HCV giải Vô địch châu Á. (Photo: Badminton Asia)

Momota trả lời truyền thông sau chung kết

Nội dung đơn nữ: Yamaguchi lần đầu tiên mang HCV về cho đơn nữ Nhật Bản

Akane Yamaguchi là tay vợt duy nhất ngoài chủ nhà Trung Quốc lọt vào vòng bán kết. Tuy nhiên với bản lĩnh và tinh thần thi đấu cực tốt, cô ngược dòng vượt qua hạt giống số 1 (Chen Yufei) ở bán kết sau 3 sét 15-21 21-16 21-17. Sau đó “nấm lùn” Nhật Bản chiến thắng áp đảo He Bingjiao (hạt giống số 5) ở chung kết sau 2 sét 21-19 và 21-9.

Chiều cao không là vấn đề với Yamaguchi (1m56) khi cô đoạt HCV giữa 3 tay vợt cao lớn và trong Top TG của chủ nhà Trung Quốc. (Photo: Badminton Asia)

Đây là danh hiệu thứ 2 trong năm 2019 của cô, bên cạnh German Open 2019 (Super 300). Yamaguchi đã có danh hiệu thứ 11 trong sự nghiệp.

“Với tôi, là tay vợt nữ đầu tiên của Nhật Bản vô địch châu Á không quan trọng bằng việc đứng trên bục cao nhất giữa 3 tay vợt chủ nhà TQ”, cô cho biết sau khi giành HCV.

Ở các nội dung đánh đôi

Đôi nam Nhật Bản Hiroyuki Endo/ Yuta Watanabe (hạng 9 TG) gây sốc cho niềm hi vọng vàng duy nhất của Indonesia. Endo và Watanabe chiến thắng hủy diệt Marcus Fernaldi Gideon/ Kevin Sanjaya Sukamuljo (số 1 TG) sau 2 sét trắng 21-18 và 21-3. Nhật Bản lần đầu tiên có HCV đôi nam châu Á sau sự thống trị của Trung Quốc, Indonesia và Hàn Quốc.

Sau khi Kamura/ Sonoda (hạt giống số 3) bị loại ở bán kết, Nhật Bản không hi vọng nhiều ở khả năng lật đổ “the minions”, tuy nhiên họ đã vỡ òa khi Endo/ Watanabe thi đấu rực sáng. (Photo: Badminton Asia)

Đôi nữ lại chứng kiến chủ nhà Trung Quốc lật đổ Nhật Bản. Chen Qingchen/ Jia Yifan (số 4 TG) ngược dòng ngoạn mục để vượt qua Matsumoto/ Nagahara (hạt giống số 2, ĐKVĐ TG) sau 3 sét với tỉ số 19-21, 21-14, 21-19.

Với 3 danh hiệu lớn nhất kể từ đầu năm: All England, Malaysia Open và vô địch châu Á,  Qingchen và Yifan đang là niềm hi vọng lớn của Trung Quốc trước sự áp đảo của các đôi nữ Nhật Bản trong 2 năm trở lại nay.

ĐKVĐ Fukushima/ Hirota (Nhật Bản, phải ngoài cùng) năm nay dừng chân ở bán kết. (Photo: Badminton Asia)

Đôi nam nữ phối hợp (Mixed doubles) vẫn là cuộc chiến nội bộ của Trung Quốc. Wang Yilyu/ Huang Dongping (số 2 TG) đánh bại He Jiting/ Du Yue (số 12 TG) sau 3 sét với các tỉ số 21-11, 13-21, 23-21.

giải vô địch cầu lông châu Á 2019

Cặp đôi số 1 thế giới Zheng Siwei/ Huang Yaqiong vẫn lỗi hẹn với giải vô địch châu Á. Năm nay họ bị đàn em He Jiting/Du Yue đánh bại ở bán kết. (Photo: Badminton Asia)

Giải vô địch cầu lông châu Á 2019 diễn ra tại nhà thi đấu Trung tâm thể thao Vũ Hán ở Trung Quốc từ ngày 23 đến 28 tháng 4 năm 2019. Tổng số tiền thưởng 400.000$. Tay vợt vô địch sẽ nhận 9200 điểm trên bảng xếp hạng BWF (tương đương giải BWF World Tour Super 500). Tiền thưởng của tấm HCV là 30,000$ (nội dung đơn) và 31,000$ (nội dung đôi).

Kết quả chung cuộc các vận động viên đoạt huy chương

Xếp hạng các quốc gia tham dự. Nhật Bản lần đầu đánh bại Trung Quốc để xếp hạng 1. Với tấm HCĐ của Tiến Minh, Việt Nam vinh dự góp mặt ở bảng tổng sắp (đồng hạng 4)

Sau giải vô địch châu Á, một số các tay vợt hàng đầu sẽ tiếp tục với giải BWF World Tour diễn ra vào ngày mai tại New Zealand. New Zealand Open 2019 (Super 300) với tổng số tiền thưởng 150,000$ sẽ là giải đấu đầu tiên tính điểm tích lũy cho vòng loại Olympic 2020.

Tháng 5 tiếp tục sôi động với giải vô địch thế giới các nội dung hỗn hợp dành cho các đội tuyển được tổ chức 2 năm 1 lần – Sudirman Cup 2019. Giải diễn ra từ 19-26/5/2019 tại Nam Ninh (Trung Quốc). Hàn Quốc là ĐKVĐ (vô địch năm 2017), trong khi Nhật Bản được xếp hạt giống số 1. Giải đấu có lịch sử tròn 30 năm, và là giải đấu quan trọng nhất trong năm cấp độ đội tuyển quốc gia.

Các tay vợt hàng đầu TG sẽ tập trung cho giải đấu đồng đội lớn nhất năm của BWF. (Photo: BWF)

5/5 - (5 bình chọn)
Đọc tiếp

Cầu lông

Tiến Minh lần đầu tiên giành tấm HCĐ tại giải vô địch cầu lông châu Á 2019

Đã đăng

 ngày

Sau khi lọt vào bán kết do Chenlong (Trung Quốc) bỏ cuộc,  Nguyễn Tiến Minh chạm mặt số 1 TG người Nhật Bản, Kento Momota. Anh thi đấu quật cường và có nhiều thời điểm dẫn điểm trước Momota. Tuy vậy do thể lực đi xuống, “Minh ca” chịu thất bại chung cuộc sau 2 sét, chấp nhận tấm huy chương đồng, cùng với Chou Tien Chen (Đài Loan).

Với lợi thế được nghỉ nhiều hơn 1 ngày và có kết quả đối đầu tốt hơn đối thủ, Tiến Minh nhập cuộc đầy tự tin, nhờ đó tay vợt số 1 Việt Nam vươn lên dẫn trước 2-0. Tuy nhiên Momota chứng tỏ bản lĩnh của tay vợt hàng đầu thế giới khi cân bằng rồi vươn lên dẫn 7-6. Thế trận giằng co diễn ra khi hai tay vợt hòa 14-14, Tiến Minh bứt phá vươn lên dẫn 18-16, dù vậy đẳng cấp một lần nữa giúp Momota ăn liền 5 điểm để thắng 21-18 trong set đấu thứ nhất.

Tiến Minh dù nỗ lực hết sức đã không thể tạo nên bất ngờ trước tay vợt số 1 thế giới Kento Momota

Bước sang set 2, ngôi sao 24 tuổi người Nhật Bản vào phom,  ghi liền 7 điểm vươn lên dẫn trước 10-1. Tiến Minh thi đấu nỗ lực trong những phút tiếp theo song đối thủ quá mạnh, Momota tiếp tục tạo ra khoảng cách 10 điểm 18-8, trước khi khép lại set 2 với tỷ số 21-8.

Dù không thể tạo nên bất ngờ, song với việc lần đầu tiên giành vé vào bán kết giải vô địch châu Á, Nguyễn Tiến Minh thêm một lần nữa tạo mốc son cho cầu lông Việt Nam. Trước đó anh cũng đi vào lịch sử cầu lông Việt với thành tích giành HCĐ giải thế giới và vươn lên ngôi vị số 5 thế giới.

Dừng bước ở bán kết, Tiến Minh sẽ chắc chắn giành được thêm 6,420 điểm, có 5,800 USD tiền thưởng và tấm HCĐ châu Á.

Kento Momota giành vé vào chung kết gặp Shi Yuqi (Trung Quốc, số 2 TG), người cũng vượt qua Chou Tien Chen (Đài Loan) sau 2 sét. Đây hứa hẹn là trận đấu vô cùng hấp dẫn giữa 2 tay vợt nam xuất sắc nhất thế giới thời điểm hiện tại.

Các trận chung kết giải vô địch cầu lông châu Á 2019 sẽ diễn ra vào chiều nay 28/4/2019.

giải vô địch cầu lông châu Á 2019

Lịch các cặp đấu chung kết. Chủ nhà Trung Quốc cùng với Nhật Bản tỏ ra quá áp đảo tại giải lần này.

5/5 - (1 bình chọn)
Đọc tiếp
Advertisement

Facebook

Advertisement

Tin Nổi bật

    Paste your advertisement code here.