Kết nối với chúng tôi:

Đời sống

‘Cuộc chiến trong nhà’ của người Italy

Đã đăng

 ngày

 
"Đây là một thành phố ma", Ylenia Stanzione, tiếp viên hàng không 38 tuổi, thốt lên. Mọi hoạt động đều diễn ra trong nhà, ngoài đường chỉ có tiếng còi xe cứu thương. – Star.vn Đời sống

Đối với Ylenia, chuỗi ngày ở Gallarate – một thành phố nằm gần tâm dịch Lombardy – được điền đầy với công việc và các cuộc chat WhatsApp. Một chút thời gian tập thể dục. Đọc sách, xem các show trực tuyến. Bạn bè trò chuyện trên video thay vì gặp nhau ở bar.

Một người đang chạy trên đường phố vắng lặng ở Rome, ngày 15/3. Ảnh: Vox.
Một người đang chạy trên đường phố vắng lặng ở Rome, ngày 15/3. Ảnh: Vox.

Các trường học và hầu hết công sở đóng cửa, nhưng vẫn có những công việc cần phải hoàn thành. Những người buộc phải tới công sở sẽ đeo khẩu trang, sử dụng găng tay để xử lý các vật dụng, thậm chí cả khi dùng máy pha cà phê. Tất cả mọi thứ đều được vệ sinh, khử trùng nhiều lần.

Việc tới các cửa hàng tạp hóa hay dắt chó đi dạo, là những “cuộc đào thoát” hiếm hoi của Ylenia. Chạy bộ hay đi dạo một mình được cho phép, nhưng trên thực tế điều đó phụ thuộc vào chính cảnh sát. Cảnh sát ở khắp thành phố tiến hành việc kiểm tra việc người ra đường có mang theo những giấy tờ được yêu cầu, và có đi đúng hành trình của họ hay không.

Italy trong tuần thứ hai áp dụng lệnh phong tỏa toàn quốc sau khi trở thành tâm dịch của châu Âu, với hơn 31.000 trường hợp mắc Covid-19, trong đó có 2.500 trường hợp tử vong, tính đến 18/3.

Patrick Marco Castronovo, một kỹ sư 35 tuổi sống ở Milan nói: “Cách vận hành cuộc sống mới này thực sự khác rất nhiều. Nhưng chúng ta có một chính phủ hiểu trước các nước châu Âu khác rằng Covid-19 nghiêm trọng hơn nhiều so với bệnh cúm”.

Các biện pháp của Italy sẽ kéo dài ít nhất đến ngày 3/4, nhưng không phải ai cũng tin rằng nó sẽ sớm kết thúc. Giờ đây, người Italy đang tuân thủ theo các quy tắc dù chúng thay đổi hoàn toàn cuộc sống của họ. Các cửa hàng giới hạn số người mua sắm trong cùng một thời điểm nên phải xếp hàng chờ đợi, mỗi người phải đứng cách xa nhau một khoảng nhất định. Người Italy cũng từ bỏ kiểu chào hỏi quen thuộc, giờ đây họ không ôm, không hôn, cả không bắt tay.

Theo Castronovo, người Italy đã trải qua ba giai đoạn: Đừng lo lắng, Lo lắng và Ở nhà. Đất nước này đã phải trả một cái giá quá đắt khi trải qua cả ba giai đoạn.

Giai đoạn “Đừng lo lắng” có lẽ kết thúc sớm hơn ở miền bắc, nơi dịch bệnh bùng phát đầu tiên. Lombardy trở nên rối loạn, dù đây là khu vực giàu có nhất của Italy với hệ thống chăm sóc sức khỏe ưu việt. Tình hình trở nên thảm khốc, ngày càng có nhiều người tìm đến bệnh viện.

Andrea – nhân viên ngân hàng 28 tuổi ở Bergamo, một thành phố ở Lombardy – chỉ những nhân viên y tế: “Bạn có thể thể thấy những người này mặc đồ bảo hộ trắng và đeo khẩu trang, găng tay. Tất cả giống như trong một bộ phim. Điều này đã xảy ra trong đời thực. Nó có thể xảy ra với những người hàng xóm của tôi, với bất cứ ai, bởi vì bạn nghe thấy tiếng còi cứu thương hú cả ngày”.

Ở miền nam Italy, dịch bệnh chưa bùng phát dữ dội. Tuy nhiên, các bác sĩ như Di Franco lo lắng Covid-19 cũng sẽ hoành hành ở đó, bởi hàng nghìn người miền Bắc đã chạy về phía nam ngay khi quy định hạn chế ở miền bắc chuẩn bị được đưa ra.

Đến lúc này, mọi người đều trong một tình huống như nhau và họ buộc phải điều chỉnh lối sống của mình. Sự điều chỉnh ở dây có nghĩa là học cách sống gần như hoàn toàn trong nhà.

Thành phố Turin giờ đây hoang vắng như một sa mạc. Ảnh: Vox.
Thành phố Turin giờ đây hoang vắng như một sa mạc. Ảnh: Vox.

Ngay cả những thói quen bình thường cũng đã bị đình hình lại. Di Franco ở Palermo, người thường đi làm và gặp gỡ bệnh nhân, nhưng tất cả những nhân viên ở văn phòng của anh giờ đều mặc đồ bảo hộ. Vị bác sĩ thường thân thiện chào hỏi bệnh nhân bằng cách bắt tay họ, nhưng giờ đây thì anh không thể. “Điều đó trông có vẻ ngốc nghếch, nhưng nó thực sự là một thay đổi lớn trong thói quen và hành vi của chúng ta”.

Sau những nỗ lực này, người Italy cố gắng tìm ra cách nào đó có thể làm việc ở nhà và chăm con. Công việc gây căng thẳng hàng ngày theo một cách nào đó, lại trở nên giống như một điều may mắn. Chúng giúp cho một ngày được trôi qua đỡ buồn tẻ hơn.

Courtney, giáo viên 44 tuổi tại một trường quốc tế ở Rome, giờ đang dạy sinh viên từ xa. Con gái 4 tuổi của cô cũng ở nhà, từ khi trường mẫu giáo của bé đóng cửa. Courtney chia sẻ: “Chúng tôi đang rất cố gắng để giữ cho mọi thứ bình thường, tuy nhiên sự mới lạ dường như vẫn chưa có dấu hiệu bị bào mòn. Con gái tôi vẫn chưa buồn hỏi: Bạn học của con đâu, khi nào chúng ta tới trường?”.

Cuộc sống trong nhà cũng có nghĩa là nếu bạn cố gắng ra ngoài, bạn cũng chẳng thể thấy ai. Tất cả các cửa hàng, cửa hiệu đều đóng cửa. Nó giống như một sa mạc, không có ai. “Thật kỳ lạ, tôi chưa bao giờ thấy Milan như thế này”, Castronovo nói. “Nó giống như những bộ phim về virus”, anh nói.

Benedetta Norelli, một thanh niên 24 tuổi sống ở tỉnh Salerno, miền nam Italy viết trong email gửi đến phóng viên: “Thật ngột ngạt, như một nhà tù. Ý nghĩ về việc bị nhốt và bị theo dõi ăn mòn tâm hồn tôi”. Cô kể, trong một buổi sáng, khi những suy nghĩ âu lo bao trùm, cô đã quyết định đi bộ một đoạn ngắn trên con đường núi gần nhà. Hai viên cảnh sát đã ngăn cô lại và yêu cầu cô về nhà. “Tôi may mắn vì không bị phạt”, cô kể. Lúc đầu, cô đã rất tức giận vì đang đi một mình trên đường vắng, không là mối đe dọa của bất cứ ai. Tuy nhiên, sau phản ứng bốc đồng đó, cô đã tự suy nghĩ và nhận ra rằng có lẽ, kể cả cô có ghét tình huống này thế nào đi nữa, việc tuân thủ là cách thích hợp nhất để đánh bại sự lây lan của virus. Nếu 10 người đều cùng ra ngoài đi dạo trong khu vực này, khu vực ấy sẽ không còn vắng vẻ nữa.

Việc ra ngoài chỉ nên tiến hành khi hết sức cần thiết. Đề xuất được đưa ra là một nhà chỉ có một người ra ngoài mua đồ cho cả gia đình. Emilio Scoti, 47 tuổi là người lãnh trách nhiệm này trong gia đình anh. Nhà quay phim kiêm nhiếp ảnh gia đang sống tại bờ biển phía bắc Italy cùng vợ và hai con 5 tuổi, 7 tuổi, mẹ anh, vợ chồng anh họ và cô con gái của họ. Thông thường, họ đặt hàng từ các cửa hàng địa phương, đồ ăn và hàng hóa sẽ được giao và để ngoài cửa. Scoti sẽ mang vào bằng một chiếc xe cút kít, sau đó, đeo găng tay, khử trùng mọi thứ.

Scoti cảm thấy may mắn. Họ sống ở một con đường có vài gia đình, và họ có một sân rộng và vườn oliu, nơi bọn trẻ có thể vui chơi. Dù vậy, Scoti vẫn lo lắng. Anh nói: “Tưởng tượng xem, bạn cẩn thận vô cùng, làm 99% mọi thứ mình cần phải làm, và cuối cùng virus xuất hiện trong chiếc túi đựng gạo”.

Một người đàn ông đang chơi đàn ngoài ban công ở Turin. Kể từ khi toàn quốc bị phong tỏa, người dân Italy thường giải tỏa bằng cách ra ban công chơi đàn hoặc hát động viên nhau. Ảnh: Vox.
Một người đàn ông đang chơi đàn ngoài ban công ở Turin. Kể từ khi toàn quốc bị phong tỏa, người dân Italy thường giải tỏa bằng cách ra ban công chơi đàn hoặc hát động viên nhau. Ảnh: Vox.

Mọi người đều lo lắng, nhưng họ lo cho cha mẹ, ông bà là chủ yếu bởi đó mới là những “nhạy cảm” nhất với virus. Andrea ở Bergamo sống sát vách với người bà 93 tuổi của mình, tuy nhiên anh và cả gia đình đều cố gắng thận trọng không tiếp xúc quá gần gũi với bà. Họ nhắc nhở bà không ra ngoài, đồng thời trấn an bà rằng mọi thứ đều bình thường.

Nhưng những người già Italy lại cho rằng họ từng đi qua thế chiến 2 nên có thể dễ dàng vượt qua trận chiến này. Nhà làm phim, kiêm nhiếp ảnh gia Scoti nói: “Họ nhớ về những khoảnh khắc đầy sức mạnh trong quá khứ. Điều dó đã giúp đặt những nỗi lo lắng ở thời điểm này vào một chừng mực nhất định”. Trong khi đó, Di Franco nói: “Những người già từng được yêu cầu tham gia vào chiến tranh giờ đây, yêu cầu đặt ra cho họ là ở yên trong nhà, trên ghế sofa”.

Ở nhà giờ đây là trách nhiệm quốc gia. Những người Italy thường rất khó tìm tiếng nói chung khi có vấn đề, nhưng lần này đã có sự thống nhất. Những khoảnh khắc đẹp đẽ đã xuất hiện, khi người Italy cất tiếng hát từ cửa sổ, từ ban công hay ra ban công để vỗ tay cổ vũ nhân viên y tế đang về nhà sau ca làm việc dài”.

Thùy Linh (Theo Vox) – Vnexpress

Rate this post

Cộng đồng

Vinschool – Báo Quảng Trị: Hỗ trợ các trường học và học sinh khó khăn

Đã đăng

 ngày

Bởi

Hôm nay 16/4/2021, Hệ thống giáo dục Vinschool và Báo Quảng Trị phối hợp tổ chức chương trình hỗ trợ vật phẩm cho các trường học và trao quà cho học sinh gặp hoàn cảnh khó khăn tại TP. Đông Hà và các huyện: Gio Linh, Cam Lộ, Đakrông bị ảnh hưởng do lũ lụt năm 2020.

Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh Đào Mạnh Hùng tiếp nhận bảng tượng trưng hỗ trợ vật phẩm cho các trường học từ đại diện Hệ thống giáo dục Vinschool – Ảnh: M.Đ
Lãnh đạo Báo Quảng Trị và đại diện Hệ thống giáo dục Vinschool trao quà cho học sinh Trường Tiểu học Hòa Bình – Ảnh: M.Đ
Đại diện Hệ thống giáo dục Vinschool trao quà cho học sinh trên địa bàn xã Cam Tuyền – Ảnh: MĐ
Phó Tổng Biên tập Báo Quảng Trị Nguyễn Tý trao quà cho học sinh gặp hoàn cảnh khó khăn Trường TH&THCS Gio Mai – Ảnh: M.Đ
Lãnh đạo Báo Quảng Trị và đại diện Hệ thống giáo dục Vinschool trao quà cho học sinh Trường TH&THCS Gio Mai – Ảnh: MĐ

Phó Hiệu trưởng Trường Trung học Vinschool Times City Nguyễn Hồng Nhung cho biết, Vinschool là hệ thống giáo dục không lợi nhuận, liên cấp từ bậc mầm non đến Trung học phổ thông do Tập đoàn Vingroup đầu tư phát triển. Vinschool hiện có 35 cơ sở uy tín trên toàn quốc tập trung tại TP. Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, TP.Hải Phòng với hơn 30.000 học sinh. Vinschool đã khẳng định được vị thế tiên phong, dẫn đầu về đổi mới chương trình, triết lý giáo dục trong hệ thống các trường phổ thông tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, Vinschool còn tổ chức nhiều chương trình, hoạt động từ thiện, an sinh xã hội đạt kết quả cao. Điển hình là tổ chức chương trình trao tặng quà cho các trường học và học sinh ở 4 tỉnh miền Trung là Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên- Huế và Quảng Trị bị ảnh hưởng do lũ lụt vào tháng 10/2020.

Tại Quảng Trị, ngày 16/4/2021, đại diện Hệ thống giáo dục Vinschool phối hợp với Báo Quảng Trị trao 228 suất tiền mặt, trị giá 500.000 đồng/1 suất cho các em học sinh gặp hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng do lũ lụt; trao 20 máy tính bàn, 12 quạt treo tường, 18 tivi, bàn ghế… cho Trường Tiểu học Hòa Bình (TP. Đông Hà), Trường TH&THCS Gio Quang, Trường TH&THCS Gio Mai (huyện Gio Linh), Trường TH&THCS Cam Tuyền, Trường Tiểu học Cam Tuyền (huyện Cam Lộ), Trường Phổ thông Dân tộc bán trú TH&THCS A Vao (huyện Đakrông), với tổng trị giá hơn 671 triệu đồng, do phụ huynh, học sinh và cán bộ giáo viên, nhân viên Hệ thống giáo dục Vinschool hỗ trợ.

Đây là những phần quà mà Hệ thống giáo dục Vinschool chia sẻ khó khăn với các trường và các học sinh bị thiệt hại do lũ lụt trong năm 2020; mong rằng những suất quà thiết thực, ý nghĩa này sẽ giúp cho các trường học và giáo viên, học sinh khắc phục khó khăn, có nhiều thuận lợi trong việc dạy và học được tốt hơn, góp phần vào nâng cao chất lượng giáo dục của các trường học.

Cũng trong dịp này, đại diện cho ban phụ huynh, giáo viên và học sinh lớp 4 B1 Trường Tiểu học Vinshool The Harmony, chị Nguyễn Thị Hương Giang đã trao hỗ trợ 60 suất tiền mặt, mỗi suất trị giá 500.000 đồng cho 60 học sinh gặp hoàn cảnh khó khăn của Trường TH&THCS Cam Tuyền, Trường Tiểu học Cam Tuyền với tổng trị giá 30 triệu đồng do phụ huynh, giáo viên và học sinh lớp 4 B1 Trường Tiểu học Vinshool The Harmony hỗ trợ.

Những suất quà hỗ trợ cho các trường học và các em học sinh gặp hoàn cảnh khó khăn của Hệ thống giáo dục Vinschool và Báo Quảng Trị đã tăng cường thêm nguồn lực cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng cho việc dạy và học cũng như giúp cho các em học sinh có điều kiện mua sắm áo quần, sách vở, dụng cụ học tập… để học tập tốt hơn.

Hiệu trưởng Trường TH&THCS Cam Tuyền Trần Hữu Khương vui vẻ nói: “Tôi trân trọng cảm ơn Hệ thống giáo dục Vinschool và Báo Quảng Trị cùng các nhà hảo tâm về nghĩa cử cao đẹp này. Những nghĩa cử cao đẹp này sẽ tác động tích cực đến công tác giáo dục và đào tạo của nhà trường, đem đến niềm tin, tiếp thêm sức mạnh, ý chí cho các em học sinh vượt khó vươn lên trong học tập, đạt kết quả cao. Chúng tôi cam kết sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất đã vinh dự được nhận đúng với mục đích hỗ trợ, đạt hiệu quả cao và luôn động viên các em cố gắng vươn lên trong học tập, rèn luyện”.

Em Hoàng Nhật Tân, học sinh lớp 9 A, Trường TH&THCS Cam Tuyền xúc động cho biết: “Em cảm ơn các bác, các cô đã trao tặng cho em phần quà thiết thực và ý nghĩa này. Em sẽ sử dụng để mua áo quần, sách vở, dụng cụ học tập. Em hứa sẽ cố gắng nhiều hơn nữa để đạt kết quả cao trong học tập”.

Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh Đào Mạnh Hùng ghi nhận và đánh giá cao việc làm thiết thực và ý nghĩa của Hệ thống giáo dục Vinschool và Báo Quảng Trị đối với các trường học và học sinh gặp hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Qua đó, góp phần giúp cho các trường khắc phục khó khăn, tổ chức hoạt động dạy học đạt kết quả cao; kịp thời động viên, hỗ trợ cho học sinh gặp hoàn cảnh khó khăn do lũ lụt có điều kiện thuận lợi, vươn lên trong cuộc sống và học tập tốt hơn. Mong rằng trong thời gian tới, Hệ thống giáo dục Vinschool tiếp tục phối hợp với Báo Quảng Trị tổ chức nhiều chương trình, hoạt động thiết thực, hiệu quả vì cộng đồng, nhất là đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo tỉnh Quảng Trị, hướng tới các trường học và học sinh ở những vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa có thêm nhiều cơ hội tốt hơn trong dạy và học.

Với những việc làm thiết thực, ý nghĩa đối với các trường học và học sinh gặp hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng do lũ lụt, Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh Đào Mạnh Hùng trao tặng Bảng Ghi nhận Tấm lòng vàng cho Hệ thống giáo dục Vinschool.

Minh Đức-Báo Quảng Trị

Rate this post
Đọc tiếp

Đời sống

Phụ nữ ngày càng ít ‘chịu đựng hôn nhân’

Đã đăng

 ngày

Bởi

Chiều cuối năm, đến thăm con gái đang ở với nhà nội, mẹ chồng cũ của Ngọc nhìn cô, thở dài bảo: “Nếu ngày đó con kiên nhẫn, nghe lời mẹ thì…”.

Đây không phải là lần đầu Ngọc được nghe lời này từ mẹ, nhưng khi kết hôn lần thứ hai, cô mới thấu. “Tôi từng tự hào vì có mối tình đầu 9 năm đẹp đẽ và cưới. Giờ tôi biết những thứ đó không phải là bảo hiểm cho một cuộc hôn nhân lâu bền”, Bảo Ngọc, 33 tuổi, giáo viên cấp hai ở Lào Cai, chia sẻ.

Ngày đó những mâu thuẫn từ khác biệt trong sinh hoạt khiến cô và chồng cũ thường xuyên cãi vã. Đôi khi giận nhau vài ngày chỉ vì nấu ăn không vừa ý hay chồng thường xuyên xem phim muộn khiến vợ không ngủ được. “Xích mích diễn ra thường xuyên từ những thứ nhỏ li ti. Và cứ mỗi khi tôi muốn trò chuyện giải quyết thì bạn ấy hoặc từ chối, hoặc nghe cho có”, cô chia sẻ. Dần dần cô không muốn ngồi lại cùng nhau giải quyết nữa.

Mẹ chồng bắt hai con dọn về ở cùng. Bà suốt ngày bảo con dâu “chồng giận thì vợ bớt lời”, mặt khác khuyên nhủ con trai dành thời gian cho vợ. Đôi trẻ “hòa bình lập lại” được một thời gian, tới khi có con, những mâu thuẫn càng bị đẩy lên cao. Cả Ngọc và chồng đều thích chăm con, nhưng cách chăm của hai người “như nước với lửa”. Cô đi làm sớm nên muốn dùng thêm sữa ngoài, chồng thì muốn con chỉ dùng sữa mẹ. Mỗi lúc con quấy khóc, cô kéo chồng cùng dỗ nhưng lại khiến cãi nhau to. Một lần tức quá Ngọc ôm con bỏ về nhà ngoại. Trong khi mâu thuẫn vợ chồng chưa được giải quyết thì Ngọc phát hiện chồng có tình yêu bên ngoài. Đây không phải là lần đầu như thế nên cô quyết định dừng lại.

Giờ nhìn lại cô thấy nguyên nhân khiến hôn nhân đầu tan vỡ là do “cái tôi” của cả hai quá lớn. Khi vấp phải những trục trặc thì thất vọng. “Thay vì tìm cách giải quyết thì tôi lại cư xử theo kiểu đòi hỏi: ‘Anh trả cho tôi cuộc sống mà tôi ao ước đi’. Tôi cũng chỉ toàn nhìn vào điểm xấu của chồng cũ, còn những điều bạn ấy làm được thì không bận tâm tới. Còn bạn ấy thay vì giải quyết để hai vợ chồng hiểu nhau, lại tìm đến sự sẻ chia từ bên ngoài”, cô giãi bày.

Mâu thuẫn lặt vặt bào mòn sự kiên nhẫn của mỗi người, phóng đại nỗi thất vọng đằng sau sự không hài lòng, và khiến cho hôn nhân dần trở nên không còn tốt đẹp. Ảnh: Focusonthefamily.
Mâu thuẫn vặt bào mòn sự kiên nhẫn của mỗi người, phóng đại nỗi thất vọng đằng sau sự không hài lòng về nhau và khiến cho hôn nhân dần trở nên không còn tốt đẹp. Ảnh minh họa: Focusonthefamily.

Khảo sát hộ gia đình của Tổng cục Thống kê cho thấy tỷ lệ ly hôn tăng từ 1,4% năm 2009 lên 2,1% năm 2019. Theo báo cáo của tòa án, trung bình hàng năm Việt Nam có 600.000 vụ ly hôn, trong đó 70% vụ do phụ nữ đệ đơn.

Luật sư Kim Tuyến, đoàn luật sư thành phố Hà Nội, cho biết năm 2020 văn phòng của chị giải quyết vài trăm án ly hôn mà nguyên nhân nhiều nhất là do những mâu thuẫn nhỏ tích tụ, kế đến là ngoại tình, bạo lực gia đình và các lý do về kinh tế…

Gần đây luật sư Tuyến giải quyết cho một đôi trẻ ở Hoài Đức (Hà Nội) mới cưới nhau một tháng người vợ đã đệ đơn, dù đang mang bầu. Họ ra tòa cũng chỉ vì những khác biệt: chồng quen ăn nước tương, trong khi vợ chỉ thích nước mắm cốt. Anh chồng ngày nào cũng đòi hỏi mâm cơm phải có thịt lợn, cơm cá là bỏ bữa không ăn. Người vợ cũng không quen được kiểu chồng chỉ hơi đau đầu mà cha mẹ đã quýnh lên, ông nấu nước xông, bà lo đánh cảm. Từ những bất đồng nhỏ này họ gây gổ nhau hàng ngày.

Theo nữ luật sư, xã hội càng phát triển, phụ nữ càng độc lập, tự tin, đồng nghĩa họ ít chịu đựng hơn xưa, là một nguyên nhân khiến tỷ lệ ly hôn tăng. “Đôi khi mâu thuẫn từ những thứ rất nhỏ nhưng quyết tâm ly hôn lại rất cao”, luật sư Tuyến nói.

Chuyên gia tâm lý Trần Kim Thành, tác giả của những cuốn sách về hôn nhân, có chung quan điểm này. Thời xưa, người phụ nữ trông cậy vào sự che chở từ cha mẹ, con và gia tộc, đặc biệt từ người chồng. Thời nay, phụ nữ hoàn toàn có thể sống độc lập, có công việc, vị thế và được pháp luật, xã hội bảo vệ. Nhiều người còn có thể tạo dựng kinh tế tốt hơn đàn ông nên có thể tự lo cho con cái khi ly hôn. Bên cạnh đó, họ có nhiều lực lượng xã hội hỗ trợ trong việc chăm sóc, nuôi dạy con cái và cuộc sống hàng ngày.

“Phụ nữ ngày càng ít phụ thuộc vào hôn nhân. Đồng thời họ có nhiều yêu cầu cao hơn với người bạn đời”, nhà tâm lý nói. Đó không chỉ là người chồng cùng vợ lo kinh tế, san sẻ việc nhà, không có các thói hư tật xấu như bạo lực, lăng nhăng, rượu chè, cờ bạc, mà còn phải là một người chồng yêu thương và gắn kết tâm hồn với vợ.

Bà Thành nhớ mãi trường hợp từng tư vấn cho một cặp vợ chồng ở Hà Nội, người chồng kiếm tiền giỏi và không có thói xấu nhưng người vợ một mực muốn ly hôn. Nhiều người không hiểu chị và ngay chính chồng cũng không hiểu chị. Chị vốn xuất thân giàu có nên không cần tiền của chồng, thứ chị cần là người bạn đời năm xưa vui vẻ ăn bữa tối, hạnh phúc ngồi bên quán cà phê vỉa hè và chia sẻ những giá trị chung. Người chồng hiện tại thì lại xem thành công sự nghiệp mới xứng đáng với vợ. Dù sau cuộc tư vấn họ cho nhau cơ hội, cuối cùng người vợ vẫn rời khỏi cuộc hôn nhân.

Các giá trị nền tảng đạo đức gia đình bị giảm sút cũng là nguyên nhân khiến tỷ lệ ly hôn tăng. Ý nghĩa gia đình gắn kết làm một, vợ chồng cùng nhau hy sinh “cái tôi” để hướng tới “cái chung” không còn được coi trọng với những người trẻ hiện đại. Không phủ nhận một nguyên nhân nữa là các cặp vợ chồng trẻ thiếu các kỹ năng cần thiết cho đời sống gia đình, ví như cách xử lý xung đột, cách điều hòa mối quan hệ mẹ chồng – nàng dâu. Vì vậy, họ thường xuyên vấp phải xung đột và gây tổn thương cho nhau bằng những cách ứng xử không phù hợp.

Nguyễn Hoa, một kế toán ở Hà Nội là người chủ động bước chân ra khỏi hôn nhân nhưng giờ lại hối tiếc. Cô và chồng cũ yêu nhau 10 năm mới cưới, nhưng cưới nhau được một ngày đã to tiếng.

Trong bữa cơm sau ngày cưới mẹ chồng bảo: “Thằng Hòa (chồng Hoa) tính tình hiền lành, một mực đòi cưới con. Giờ con làm dâu nhà này rồi thì phải chăm lo cho gia đình, đừng có mải vui bạn vui bè như trước”. Hoa như “chết điếng” khi biết gia đình chồng từng phản đối mình. Tự ái dâng lên, cô bật lại thanh minh cho mình. “Điều khiến tôi không chấp nhận nổi là khi đó chồng đứng về phía bố mẹ. Anh bảo: ‘Em nghe thấy mẹ nói chưa'”, Hoa kể.

Mấy ngày liền đôi vợ chồng son “chiến tranh lạnh”. Khi mâu thuẫn này được giải quyết thì những mâu thuẫn sau lại xuất hiện. Lúc con được 2 tháng tuổi, Hoa phát hiện chồng có “em gái mưa”. Dù biết họ “chưa có gì”, cô quyết định rũ bỏ tất cả chỉ sau một năm kết hôn.

Giờ con Hoa đã 6 tuổi và không có một chút liên hệ nào với nhà nội. Cô trầm tính hơn và hiểu ngày đó mình còn quá trẻ để làm vợ, làm dâu. “Đổ vỡ là tại tôi ương thôi. Nếu ở hiện tại có lẽ kết cục đã không như vậy”, cô chia sẻ.

Sau 5 năm ly hôn, Ngọc đi bước nữa. Rút kinh nghiệm từ “tập một”, cô và chồng mới luôn giải quyết mâu thuẫn một cách ôn hòa, tôn trọng nhau, đặt vào địa vị của người còn lại. “Tôi và chồng hiện tại lấy nhau hơn 2 năm, cũng có những lúc mâu thuẫn lớn hơn so với lần trước nhưng đều giải quyết ổn thỏa”, cô chia sẻ.

Phan Dương – Vnexpress

Rate this post
Đọc tiếp

Đời sống

Vườn rau sân thượng nhiều loại ‘kỳ hoa dị thảo’

Đã đăng

 ngày

Bởi

Vườn rau của chị Tươi ở Tân Uyên là hệ thống 160 khay thông minh, hơn 50 chậu to, chậu nhỏ, giỏ treo… trồng các loại rau có hình dáng lạ, đẹp như những bông hoa.
Hơn một năm nay, gia đình chín người của chị Trần Thị Tươi không phải đi chợ mua rau, nhờ mảnh vườn tận dụng khoảng không ở tầng trệt và sân thượng tầng 2, tổng diện tích khoảng 100 m2.
Ngày Tết chị Tươi đem các chậu rau có màu sắc sặc sỡ và hình dáng như bông hoa trưng trước nhà, khiến khách đến chơi thích thú.
Điều đặc biệt, chị trồng những loại rau quả không chỉ ăn ngon, nhiều dinh dưỡng, còn bắt mắt. Đó là các giống mới như cải kale, bắp cải tím, cải hoa hồng và nhiều các loại xà lách…
Đây là loại xà lách romaine tím và bắp cải hoa hồng (còn gọi là bắp cải sa mạc). Loại xà lách tím này giòn, ngọt, ít hăng, là nguyên liệu cho đĩa salad mà chị Tươi rất thích.
Những cây cải hoa hồng xòe tán rộng đẹp mắt. Chỉ cần một đến hai cây là đủ một bữa ăn. Mỗi lúc lên vườn, mẹ và các cháu của chị Tươi cứ xuýt xoa “chậu rau này như suối hoa”.
Chị Tươi dành một phần diện tích để trồng các loại rau má, rau thơm. Xưa kia khi còn ở quê Nam Định, chị hay đi dọc các bờ ruộng hái rau má về ăn. Ngày đó ăn rau má chỉ vì đói nhưng tới khi theo gia đình vào Nam, rau này lại trở thành món ưa thích của cả nhà. “Vườn của tôi có ba loại rau má xen lẫn nhiều loại rau thơm khác. Nhờ có đĩa rau sống trong bữa ăn hàng ngày mà nguôi ngoai nỗi nhớ quê hương”, chị chia sẻ.

Trong hình là rau má thạch bích và bạc hà rủ.
Mỗi ngày chị dành 3-4 tiếng làm vườn… Khâu làm đất trước khi gieo trồng quyết định độ thành công. Chị dùng đất thịt kết hợp với tro trấu, xơ dừa, phân gà và phân bò ủ hoai mục sau đó rắc trichoderma để phòng trừ các loại nấm và rệp. Ngoài ra chị cũng bón thêm vỏ mè (vừng), đậu phộng, đậu nành.

“Trước đây chưa làm vườn, thời gian rảnh của tôi đều dành để xem phim, lướt mạng. Từ lúc trồng rau thấy vui vẻ, lành mạnh hơn hẳn”, chị Tươi, làm nghề kế toán, chia sẻ.
Thích trồng trọt nhưng chị Tươi vô cùng sợ sâu. Nhiều lần đang làm vườn đụng phải sâu róm, chị “ba chân bốn cẳng” bỏ chạy. Mẹ và chị gái phải lên dọn hộ. Vì sợ sâu róm mà chị đã không dám trồng lạc tiên và rau lang trong vườn nữa.
Sống quây quần bên cạnh bố mẹ, gia đình chị gái và em trai nhưng người phụ nữ này vẫn trồng rau đủ cho cả nhà 9 người ăn. Hơn một năm qua, đại gia đình chủ động hoàn toàn được rau xanh, mùa nào rau ấy.
Đợt Tết vừa qua, bác của chị Tươi tới thăm nhà và được tặng mấy chậu cải kale. Đến lúc về bác chị nhắn: “Rau đẹp quá không dám ăn. Bác để trưng trước nhà”.

Từ câu nói của bác, chị Tươi bỗng nhận thấy vườn rau của mình như những bông hoa đang độ rực rỡ nhất. Chị đem một số chậu bày trước nhà. “Không ngờ được là khách đến chơi ai cũng bảo ‘trồng rau hay trồng kiểng (cảnh) mà đẹp vậy”, chị Tươi kể.
Từ khi trồng rau chị Tươi tham gia vào nhóm trồng rau sạch trên mạng. Mọi người hay giao lưu, chia sẻ cho nhau kinh nghiệm, hạt giống, thậm chí “đua nhau” trồng vườn rau thích mắt. Trước khi có Covid-19, nhóm hay tổ chức những buổi offline định kỳ.

Mỗi lúc vậy chị Tươi háo hức tham gia. Từ trước nửa tháng, chị ươm cả trăm chậu cây con mang đến buổi gặp mặt tặng. “Ai tham gia buổi gặp mặt trở về cũng vui vẻ và tay xách nách mang”, chị chia sẻ thêm.

Phan Dương
Ảnh: Nhân vật cung cấp – Vnexpress

Rate this post
Đọc tiếp
Advertisement

Facebook

Advertisement

Tin Nổi bật

    Paste your advertisement code here.