Kết nối với chúng tôi:

Kinh tế

Coca-Cola Việt Nam bị phạt, truy thu thuế 821 tỷ đồng

Đã đăng

 ngày

 
Công ty TNHH Nước giải khát Coca-Cola Việt Nam bị truy thu 471 tỷ đồng, 289 tỷ đồng tiền chậm nộp và phạt gần 62 tỷ đồng. 

Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Đặng Ngọc Minh cho biết, cuối tháng 12/2019 đã ký quyết định xử phạt hành chính về thuế qua thanh tra chấp hành pháp luật thuế đối với Công ty TNHH nước giải khát Coca-Cola Việt Nam với tổng số tiền lên đến hơn 821,4 tỷ đồng. Cơ quan quản lý cho rằng doanh nghiệp này đã vi phạm về khai sai dẫn đến thiếu số thuế phải nộp. 

Trong tổng số tiền nói trên, có 471 tỷ đồng là tiền truy thu. Cụ thể, truy thu thuế giá trị gia tăng hơn 60 tỷ đồng, thuế thu nhập doanh nghiệp hơn 359 tỷ đồng, thuế nộp thay nhà thầu nước ngoài gần 52 tỷ đồng. Bên cạnh đó, cơ quan thuế yêu cầu doanh nghiệp này nộp 288,6 tỷ đồng tiền chậm nộp (tính đến ngày 16/12/2019). Ngoài ra, Coca-Cola Việt Nam còn bị phạt vi phạm hành chính hơn 61,6 tỷ đồng.

Coca Cola được bày bán trên kệ hàng siêu thị: Ảnh: NBC Latino
Coca Cola được bày bán trên kệ hàng siêu thị: Ảnh: NBC Latino

Cơ quan quản lý cũng yêu cầu doanh nghiệp này phải tự tính và nộp số tiền chậm nộp thuế từ sau ngày 16/12/2019 đến thời điểm nộp chậm. 

Tổng cục Thuế yêu cầu trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định, Coca-Cola Việt Nam phải nộp số tiền trên vào ngân sách. Quá thời hạn trên mà doanh nghiệp chưa chấp hành sẽ bị cưỡng chế.

Ông Minh cho biết, do giai đoạn thanh tra kéo dài (9 năm) nên không chỉ số truy thu mà cả tiền nộp phạt lớn. “Doanh nghiệp có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện đối với quyết định này”, ông Minh nói. 

Đại diện Coca-Cola Việt Nam cho biết, quyết định trên được Tổng cục Thuế ban hành sau đợt thanh tra thuế tại đơn vị này, kéo dài từ tháng 3/2017 đến tháng 12/2019 với lượng hồ sơ trong suốt thời kỳ 9 năm hoạt động của công ty.

Theo Coca-Cola Việt Nam, trong quá trình thanh tra, đơn vị này cũng nhận ra đã “mắc phải những sai sót nhỏ”. Cụ thể, trong 9 năm hoạt động từ 2007 đến 2015 tại Việt Nam, đã có một số nhầm lẫn về diễn giải đối với hoạt động sản xuất kinh doanh. Những nhầm lẫn này dẫn tới kết quả có thiếu sót trong việc kê khai chứng từ thuế đối với các giao dịch không liên kết làm phát sinh số tiền thuế và tiền phạt phải nộp cho thuế thu nhập doanh nghiệp, giá trị gia tăng, thuế nhà thầu nước ngoài.

Nhấn mạnh việc “tôn trọng đa số các kết luận của Tổng cục Thuế”, song đại diện Coca-Cola Việt Nam cũng bày tỏ quan điểm “không đồng thuận với phần lớn các kết luận” của Tổng cục Thuế. Tuy  nhiên, đại diện doanh nghiệp cho biết với tinh thần cam kết tuân thủ pháp luật địa phương trong hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, đơn vị này đã tạm nộp số tiền thuế được ấn định trên các hạng mục chưa thống nhất với cơ quan quản lý trong thời hạn 10 ngày. 

Lãnh đạo Cục Thuế TP HCM cho biết đã nhận được quyết định liên quan đến truy thu và xử phạt thuế đối với Coca – Cola Việt Nam từ Tổng cục Thuế. Cơ quan này đã đốc thúc doanh nghiệp nộp số tiền thuế bị truy thu, phạt và tiền chậm nộp vào ngân sách trước khi kết thúc năm 2019.

Đến nay, theo ông Đặng Ngọc Minh – Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, đơn vị này đã nộp 471 tỷ trong tổng số 821 tỷ đồng nêu trên.

Coca-Cola vào Việt Nam tháng 2/1994. Theo lãnh đạo Cục Thuế TP HCM, mặc dù doanh thu hằng năm tăng trưởng bình quân 24% nhưng đến năm 2011, báo cáo tài chính của doanh nghiệp ghi nhận mức lỗ lũy kế tới 3.768 tỷ đồng, vượt cả số vốn đầu tư ban đầu. Điều này đồng nghĩa, doanh nghiệp không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.

Chỉ riêng trong năm 2010, công ty đã báo cáo lỗ 188 tỷ đồng, tương đương 8,98 triệu USD ở thị trường Việt Nam. Từ năm 2013 công ty bắt đầu kê khai lãi. Cụ thể năm 2013, Coca-Cola Việt Nam lãi 150 tỷ đồng (khoảng 7 triệu USD) và tiếp tục lãi 350 tỷ đồng (16,6 triệu USD) trong năm 2014. Tuy nhiên, do doanh nghiệp được chuyển lỗ trong vòng năm năm nên dù có lãi trong hai năm này nhưng đến thời điểm đó Coca-Cola Việt Nam vẫn chưa phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.

Theo đại diện Cục Thuế TP HCM, Công ty Coca-Cola Việt Nam bị Cục thuế thành phố xếp vào vị trí số 1 trong danh sách doanh nghiệp nghi vấn có dấu hiệu chuyển giá do liên tục kê khai lỗ trong nhiều năm.

Nguyễn Hà – Lệ Chi – Vnexpress

Rate this post

Doanh nhân

Gala Phụ Nữ Quyền Năng 2021 – Tôn vinh hình ảnh người phụ nữ Việt tài sắc vẹn toàn

Đã đăng

 ngày

Bởi

Sáng ngày 31/12, sự kiện vinh danh “Phụ Nữ Quyền Năng Tiêu Biểu 2021” đã được diễn ra sau hai năm tạm hoãn do ảnh hưởng của đại dịch covid-19. Khác với những đêm Gala Phụ Nữ Quyền Năng tổ chức thường niên trước đó, sự kiện lần này được thực hiện trên nền tảng thực tế ảo với sự đầu tư lớn từ ban tổ chức, quy tụ hàng trăm khách mời tham dự ở nhiều nơi trên thế giới.

Trong suốt hai mùa phát sóng 3 và 4, chương trình Phụ Nữ Quyền Năng đã mang đến cho khán giả những câu chuyện về niềm đam mê, nghị lực và bản lĩnh của người phụ nữ Việt. Họ có những xuất phát điểm và bước ngoặt cuộc đời khác nhau, mỗi người một con đường, một số phận riêng nhưng chung quy lại, tất cả đều là những tấm gương đáng nể cho nhiều thế hệ tiếp theo học tập. Sự kiện Gala Phụ Nữ Quyền Năng được thực hiện nhằm tôn vinh một lần nữa vẻ đẹp ấy của những người phụ nữ tài sắc vẹn toàn.

Những nhân vật đã xuất hiện trong chương trình Phụ Nữ Quyền Năng các mùa 3, 4 và 5.

Chia sẻ tại Gala Phụ Nữ Quyền Năng 2021, nhà sản xuất – đạo diễn – MC Mai Thu Huyền cho biết: “Với vai trò là Giám đốc sản xuất và người dẫn chương trình “Phụ nữ quyền năng” trong suốt 4 năm qua, Mai Thu Huyền cảm thấy rất tự hào và xúc động khi chương trình đã quy tụ được những người phụ nữ Việt tài sắc vẹn toàn trong nhiều lĩnh vực kinh tế – văn hoá – xã hội đang sinh sống và làm việc trong và ngoài nước. Chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy hình ảnh những người phụ nữ xinh đẹp, tỏa sáng trên sân khấu, trên thương trường và trong các hoạt động xã hội, nhưng hiếm ai biết được cuộc đời đầy thăng trầm của họ và chương trình Phụ Nữ Quyền Năng đã mang câu chuyện đằng sau ánh hào quang ấy đến với khán giả. Chính bởi giá trị tốt đẹp này mặc dù trong giai đoạn vô cùng khó khăn như hiện nay, Mai Thu Huyền và ê-kíp sản xuất chương trình vẫn quyết tâm tiếp tục thực hiện mùa tiếp theo với số đầu tiên dự kiến lên sóng vào tháng 3/2022 nhân dịp Quốc tế phụ nữ để lan tỏa thêm nhiều hình tượng phụ nữ Việt tiêu biểu trên khắp toàn cầu đến với quý khán giả”.

Nhà sản xuất – đạo diễn MC chương trình Phụ Nữ Quyền Năng – Mai Thu Huyền.
Nhà sản xuất – đạo diễn MC chương trình Phụ Nữ Quyền Năng – Mai Thu Huyền.

Năm nay, công ty Tincom Media – đơn vị sản xuất chương trình Phụ Nữ Quyền Năng đã lựa chọn hình thức trực tuyến dựa trên nền tảng thực tế ảo để tổ chức lễ vinh danh cho những gương mặt phụ nữ tiêu biểu có sự cống hiến nổi bật trong 10 lĩnh vực: nghệ thuật, giáo dục, truyền thông, thương mại dịch vụ, xuất nhập khẩu, thời trang – phụ kiện, làm đẹp, sức khỏe – thể thao, nhà hàng – ẩm thực và hoạt động xã hội. Giải thưởng được đánh giá bởi ban hội đồng thẩm định uy tín và có sức ảnh hưởng với cộng đồng gồm giáo sư Hà Tôn Vinh – Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Stallar Management, Phó giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Lệnh Hồng Tú – Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam, Tiến sĩ tâm lý Lý Thị Mai – Giám đốc Công ty Tâm lý học ứng dụng TP.HCM, Thạc sĩ nghệ thuật Lê Sĩ Hoàng – Nhà sáng lập Bảo tàng áo dài Việt Nam kiêm Chủ tịch Viện nghiên cứu trang phục Việt, nhà báo Dương Thảo Quỳnh Như – Trưởng phòng chương trình HTV TMS, Đài Truyền hình TP.HCM. Bên cạnh đó, chương trình Phụ Nữ Quyền Năng cũng mời các nhân vật quan trọng tham gia công bố giải là ông Phùng Công Dũng – Chủ nhiệm Ủy ban Người Việt Nam ở nước ngoài tại TP.HCM, Hoa hậu Quý bà Hoàng Yến, Hoa hậu Du lịch Việt Nam Phan Ngọc Diễm và Thạc sĩ Nguyễn Lan Vy.

Các thành viên ban hội đồng thẩm định giải thưởng “Phụ Nữ Quyền Năng Tiêu Biểu 2021”.
Các thành viên ban hội đồng thẩm định giải thưởng “Phụ Nữ Quyền Năng Tiêu Biểu 2021”.

Với chủ đề “Dáng Lụa”, Gala Phụ Nữ Quyền Năng 2021 muốn thể hiện hình ảnh người phụ nữ Việt mỏng manh dù trải qua những khúc quanh thăng trầm, họ vẫn như mầm sống mạnh mẽ vươn lên đón bình minh và giữ nét dịu dàng với người, với đời. Mặt khác, chương trình cũng muốn gửi đi thông điệp “Phụ nữ sinh ra là để yêu thương. Họ là những người cần được tôn trọng và bảo vệ”.

Lần đầu tiên chưa từng xuất hiện trong tiền lệ của Gala Phụ Nữ Quyền Năng, có đến 3 gương mặt phụ nữ tiêu biểu được tôn vinh ở cùng một hạng mục vinh danh là nghệ thuật. Đó chính là 3 nữ nghệ sĩ gạo cội của nền nghệ thuật Việt Nam với những cống hiến lớn lao trải dài suốt cuộc đời hoạt động nghệ thuật cho đến ngày hôm nay là NSND Bạch Tuyết, NSND Kim Cương và NSND Lê Khanh. Đây là niềm hạnh phúc cho những người thực hiện chương trình Phụ Nữ Quyền Năng khi trong một mùa phát sóng được mang đến cho khán giả câu chuyện đời, chuyện nghề của những hình tượng nghệ thuật tài năng đã in sâu vào lòng mến mộ của nhiều thế hệ khán giả Việt Nam từ những năm thập niên 50.

NSND Bạch Tuyết được mệnh danh là “Cải lương chi bảo” với nhiều đóng góp cho nghệ thuật cải lương Việt Nam.
NSND Bạch Tuyết được mệnh danh là “Cải lương chi bảo” với nhiều đóng góp cho nghệ thuật cải lương Việt Nam.
NSND Kim Cương được nhiều thế hệ khán giả biết đến với những vở cải lương kinh điển.
NSND Kim Cương được nhiều thế hệ khán giả biết đến với những vở cải lương kinh điển.
NSND Lê Khanh sở hữu gia tài đồ sộ các vai diễn rực rỡ từ sân khấu đến truyền hình và điện ảnh.
NSND Lê Khanh sở hữu gia tài đồ sộ các vai diễn rực rỡ từ sân khấu đến truyền hình và điện ảnh.

Ngoài ra, các hạng mục vinh danh khác đều là những gương mặt có sự đóng góp tiêu biểu ở lĩnh vực mà họ đang theo đuổi và cống hiến:

Phụ Nữ Quyền Năng tiêu biểu trong lĩnh vực Giáo dục – PGS.TS Phan Thị Bích Hà (Nguyên Hiệu trưởng trường Sân khấu – Điện ảnh TP.HCM, Phó Chủ tịch Hội điện ảnh TP.HCM).
Phụ Nữ Quyền Năng tiêu biểu trong lĩnh vực Giáo dục – PGS.TS Phan Thị Bích Hà (Nguyên Hiệu trưởng trường Sân khấu – Điện ảnh TP.HCM, Phó Chủ tịch Hội điện ảnh TP.HCM).
Phụ Nữ Quyền Năng tiêu biểu trong lĩnh vực Truyền thông – Doanh nhân Nguyễn Thu Hương (Tổng Giám đốc Nam Hương Group, Chủ tịch sáng lập Nam Hương Global).
Phụ Nữ Quyền Năng tiêu biểu trong lĩnh vực Truyền thông – Doanh nhân Nguyễn Thu Hương (Tổng Giám đốc Nam Hương Group, Chủ tịch sáng lập Nam Hương Global).
Phụ Nữ Quyền Năng tiêu biểu trong lĩnh vực Thương mại dịch vụ - Doanh nhân Nguyễn Minh Thanh (PCT Hội Nữ Doanh nhân doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam kiêm Chủ tịch HĐQT các công ty: CP thương mại & DL Âu Việt, CP thương mại & DL Hoàng Linh, CP Xây dựng Công trình văn hóa).
Phụ Nữ Quyền Năng tiêu biểu trong lĩnh vực Thương mại dịch vụ – Doanh nhân Nguyễn Minh Thanh (PCT Hội Nữ Doanh nhân doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam kiêm Chủ tịch HĐQT các công ty: CP thương mại & DL Âu Việt, CP thương mại & DL Hoàng Linh, CP Xây dựng Công trình văn hóa).
Phụ Nữ Quyền Năng tiêu biểu trong lĩnh vực Thời trang – Doanh nhân Trần Thị Ya Li (Giám đốc điều hành Công ty thời trang Ann).
Phụ Nữ Quyền Năng tiêu biểu trong lĩnh vực Thời trang – Doanh nhân Trần Thị Ya Li (Giám đốc điều hành Công ty thời trang Ann).
Phụ Nữ Quyền Năng tiêu biểu trong lĩnh vực Hoạt động cộng đồng – Doanh nhân Nguyễn Lan Phương (Nhà sáng lập Cộng đồng Hạnh phúc Happy Life).
Phụ Nữ Quyền Năng tiêu biểu trong lĩnh vực Hoạt động cộng đồng – Doanh nhân Nguyễn Lan Phương (Nhà sáng lập Cộng đồng Hạnh phúc Happy Life).
Phụ Nữ Quyền Năng tiêu biểu trong lĩnh vực Xuất nhập khẩu – Doanh nhân Jolie Nguyễn (CEO Genki Japan House, CEO LNS US, CEO Global Maritime Service, Texas, USA).
Phụ Nữ Quyền Năng tiêu biểu trong lĩnh vực Xuất nhập khẩu – Doanh nhân Jolie Nguyễn (CEO Genki Japan House, CEO LNS US, CEO Global Maritime Service, Texas, USA).
Phụ Nữ Quyền Năng tiêu biểu trong lĩnh vực Làm đẹp – Doanh nhân Nguyễn Ngân Hà (Tổng Giám đốc Havila Christian, Nhà sáng lập Galaxy Ngân Hà, Bio- HStemcell Beauty Clinic Cosmetic & Academy).
Phụ Nữ Quyền Năng tiêu biểu trong lĩnh vực Làm đẹp – Doanh nhân Nguyễn Ngân Hà (Tổng Giám đốc Havila Christian, Nhà sáng lập Galaxy Ngân Hà, Bio- HStemcell Beauty Clinic Cosmetic & Academy).
Phụ Nữ Quyền Năng tiêu biểu trong lĩnh vực Ẩm thực – Hoa hậu Doanh nhân Hoàn cầu Paula Lam (Nhà sáng lập Hi5 Tea Restaurant, Paula's Beauty Boutique, The nail lounge, Arizona, USA).
Phụ Nữ Quyền Năng tiêu biểu trong lĩnh vực Ẩm thực – Hoa hậu Doanh nhân Hoàn cầu Paula Lam (Nhà sáng lập Hi5 Tea Restaurant, Paula’s Beauty Boutique, The nail lounge, Arizona, USA).
Phụ Nữ Quyền Năng tiêu biểu trong lĩnh vực Sức khỏe – Thể thao – Chuyên gia yoga Trần Thị Minh Thơ (Nhà sáng lập và điều hành Công ty Thương Mại Dịch Vụ Yoga House).
Phụ Nữ Quyền Năng tiêu biểu trong lĩnh vực Sức khỏe – Thể thao – Chuyên gia yoga Trần Thị Minh Thơ (Nhà sáng lập và điều hành Công ty Thương Mại Dịch Vụ Yoga House).

Gala Phụ Nữ Quyền Năng 2021 nhận được sự đồng hành từ các đối tác: Công ty TNHH MTV BkShop , Công ty Bio- HStemcell Beauty Clinic Cosmetic & Academy, Công ty Dược thảo Thương Bella H&H Mom, Công ty Thương Mại Dịch Vụ Yoga House. Sau lễ  vinh danh “Phụ Nữ Quyền Năng Tiêu Biểu 2021”, chương trình Phụ Nữ Quyền Năng mùa 5 với sự thay đổi về hình thức tổ chức sản xuất, kết nối các phụ nữ Việt đang sinh sống và làm việc ở nhiều quốc gia trên thế giới. Dự kiến, chương trình sẽ trở lại với khán giả Việt vào tháng 3/2022 trên các kênh Thuần Việt, Thuần Việt HD, HiTV và Invest TV.

Rate this post
Đọc tiếp

Bất động sản

Bất động sản thuê cho thuê đang trở thành kênh đầu tư tốt sau “cơn bão COVID – 19”

Đã đăng

 ngày

Bởi

Tác động của COVID -19 lên toàn nền kinh tế là điều không thể phủ nhận, không một nền kinh tế nào tránh khỏi sự tàn phá của đại dịch Covid. Mặc dù vậy, thị trường bất động sản nhà ở để cho thuê đã cho thấy khả năng phục hồi ấn tượng với mức độ đầu tư tăng cao hơn so với các loại tài sản BĐS khác. Ngày càng nhiều các nhà đầu tư trên toàn cầu đang dần nhận ra giá trị của phân khúc này.

Bất động sản (BĐS) cho thuê trong các thị trường ngách như chung cư mini, ký túc xá cho sinh viên, viện dưỡng lão hay không gian sống chia sẻ dạng homestay đang phát triển với mức sinh lời cao, đang dần chiếm ưu thế. Bởi lẽ, nhà ở là một nhu cầu cơ bản – mọi người vẫn cần một nơi ở ngay cả khi trong thời kỳ kinh tế suy thoái. Nhu cầu về nhà ở cho thuê thậm chí có thể tăng trong thời kỳ bất ổn, do các tiêu chí cho vay khắt khe hơn làm giảm nhu cầu trên thị trường bán hàng. Đặc biệt loại sản phẩm này tại các thành phố lại càng thu hút được đông đảo khách hàng hơn nhờ những tính năng thuận tiện của nó.

Doanh nhân Đỗ Thu Thảo Nguyên, Phó Chủ tịch Tập đoàn Fagi Group
CEO Học viện Fagi Academy

Doanh nhân Đỗ Thu Thảo Nguyên, Phó Chủ tịch Tập đoàn Fagi Group nhận định, các điều kiện kinh tế mới do đại dịch Covid-19 mang lại đem đến nhiều thách thức cho phân khúc BĐS nhà ở cho thuê, nhưng lĩnh vực này vẫn có khả năng phục hồi cao hơn hầu hết các phân khúc khác. Trong bối cảnh giá nhà đất ngày càng leo thang, thì người trẻ lại có xu hướng lựa chọn thuê nhà dài hạn thay vì mua nhà. Không có gì ngạc nhiên khi bất động sản chung cư mini cho thuê trở thành kênh đầu tư tốt với khả năng sinh lời ổn định. Thị trường cho thuê chung cư mini trong tương lai sẽ rơi vào trạng thái cung không theo kịp cầu. Ngoài ra, doanh nhân Đỗ Thu Thảo Nguyên có đưa ra những lý do sau đây để minh chứng cho nhận định trên.

Mức giá cho thuê hợp lý

Hiện mức giá mua bán nhà đất đã quá cao. Về phân khúc căn hộ, trước đây mức giá chỉ dao động từ 1,5 tỷ – 3 tỷ đồng/căn có diện tích từ 55 – 75m2. Tuy nhiên, hiện nay ghi nhận ở các dự án mới mở bán mức giá đã từ 40 triệu đồng/m2, trung bình một căn hộ tầm trung có giá trên 2,5 tỷ đồng. Trong khi đó tiền lương và các khoản thu nhập khác chỉ tăng lên rất ít qua từng năm. Nếu một người muốn mua nhà trị giá 3 tỷ thì đồng nghĩa họ phải có thu nhập trên 50 triệu đồng, hoặc phải gồng gánh đi vay và trả nợ theo hình thức dài hạn 15 – 20 năm. Thế nên lựa chọn chi phí 2,5 triệu – 3,5 triệu đồng cho một căn hộ mini đầy đủ tiện ích là điều nhiều người sẽ thích hơn. Các bạn trẻ mới ra trường hoặc đang là sinh viên cũng có thể tiết kiệm được tài chính cho mình để chuẩn bị cho một tương lai dài từ việc thuê nhà ở.

Vậy tại sao chúng ta không chọn đi thuê, vừa có thể ở thoải mái, gần chỗ làm, hoặc nếu không phù hợp có thể chuyển đến chỗ mới thay vì phải gồng gánh nợ nần suốt 20 năm chỉ vì mục đích có nhà?

Không phải lo lắng quá nhiều về chi phí sửa chữa

Hiện nay với chất lượng xây dựng công trình còn kém, thì việc xuống cấp của chung cư là rất nhanh, người mua nhà sẽ phải sửa chữa lại rất nhiều nếu thực sự chọn làm nơi ở lâu dài. Việc này có phải quá tốn kém và mất công hơn nhiều so với việc thuê nhà?

Trong khi đó, người thuê nhà không phải lo lắng quá nhiều về chi phí sửa chữa. Hiện nay, hầu hết hợp đồng thuê nhà đều quy định người thuê nhà không phải chịu phí bảo trì, sửa chữa. Việc đi thuê nhà, vừa kinh tế hơn, chủ động hơn, vừa giải quyết rất tốt cho những người có nhu cầu về nhà ở. Mặt khác, theo ghi nhận thời gian qua tình trạng lùm xùm, tranh chấp ở các chung cư xảy ra triền miên. Đa phần những bức xúc là người chủ của căn hộ gánh chịu, còn người thuê nhà họ chỉ cần hàng tháng trả tiền phòng và có thể “ăn ngon ngủ ngon”.

Đầy đủ an ninh, dịch vụ

Tuy là loại hình xây dựng diện tích nhỏ nhưng chung cư mini cho thuê vẫn được bố trí đầy đủ từ an ninh cho đến các hình thức dịch vụ tiện ích. Giống như các căn chung cư bình thường khác, vẫn có bảo vệ 24/24 để giám sát và bảo vệ chung cư, giúp đảm bảo cuộc sống cư dân và tránh kẻ lạ mặt tiếp xúc vào chung cư. Bên trong căn hộ thì diện tích vẫn thuận lợi cho các hoạt động sinh hoạt diễn ra hằng ngày. Dưới tòa nhà cũng được sắp xếp hệ thống tầng hầm đỗ xe hay cầu thang máy đi lại thuận tiện cho người dân. Đặc biệt điện, nước, Internet luôn đảm bảo sử dụng suôn sẻ và bình thường. Nhiều căn chung cư mini còn áp dụng “phí dịch vụ” rất hữu nghị: 5.000 đồng/người/tháng. Còn lại, tiền gửi xe, tiền truyền hình cáp, internet đều “miễn”.

Tóm lại tuy là loại hình mini nhưng những giá trị mà nó mang lại thì không mini chút nào. Vì thế nên hiện nay thị trường chung cư mini cho thuê vẫn rất đắt khách và sôi động. Cơ hội lớn trong phân khúc này vẫn còn rất tiềm năng. Khả năng phục hồi này nhờ vào các quy tắc cơ bản của xã hội. Nhà ở là một nhu cầu cơ bản, và có nhiều thị trường thường xuyên rơi vào tình trạng cầu vượt cung. Trong khi đó, những người trẻ tuổi chuyển đến các trung tâm đô thị để làm việc và học tập, đã thúc đẩy nhu cầu thuê chung cư mini đầy đủ tiện ích. Đây là một xu hướng khó có thể bị thay đổi bởi đại dịch trong dài hạn.

Rate this post
Đọc tiếp

Kinh tế

Quốc hội chốt vay hơn 3 triệu tỷ đồng 5 năm tới

Đã đăng

 ngày

Bởi

Giai đoạn 2021 – 2025, ngân sách dự kiến vay hơn 3 triệu tỷ đồng, trong đó ngân sách mức vay của ngân sách trung ương khoảng 2,9 triệu tỷ đồng, địa phương 148.000 tỷ.

Sáng 28/7, với 100% số phiếu tán thành, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về kế hoạch tài chính quốc gia và vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021 – 2025.

Theo Nghị quyết, tổng thu ngân sách 5 năm (2021-2025) khoảng 8,3 triệu tỷ đồng. Tỷ lệ huy động vào ngân sách bình quân không thấp hơn 16% GDP, trong đó từ thuế, phí khoảng 13-14% GDP; thu nội địa bình quân khoảng 85-86% tổng thu ngân sách.

Tổng chi ngân sách 5 năm khoảng 10,26 triệu tỷ đồng, trong đó tỷ trọng chi đầu tư phát triển bình quân khoảng 28%, chi thường xuyên bình quân 62-63% tổng chi.

Tổng chi đầu tư phát triển từ ngân sách khoảng 2,87 triệu tỷ đồng, trong đó chi từ nguồn vốn ngoài nước là 300.000 tỷ đồng, cổ phần hoá và thoái vốn 248.000 tỷ đồng.

Bội chi ngân sách 5 năm tới bình quân 3,7% GDP. Trong đó, bội chi ngân sách trung ương bình quân 3,4% GDP, bội chi ngân sách địa phương 0,3% GDP.

Để cân đối thu chi ngân sách, có nguồn cho đầu tư, mức vay nợ trong 5 năm tới khoảng 3,068 triệu tỷ đồng. Trong đó, mức vay của ngân sách trung ương khoảng 2,9 triệu tỷ đồng; nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ khoảng 1,7 triệu tỷ đồng.

Tổng mức vay ngân sách địa phương 148.000 tỷ đồng, mức vay của từng địa phương trong phạm vi giới hạn nợ theo quy định của pháp luật về ngân sách Nhà nước, nghĩa vụ trả nợ chính quyền địa phương 35.300 tỷ đồng.

Các đại biểu Quốc hội bấm nút thông qua Nghị quyết kế hoạch tài chính quốc gia, vay và trả nợ 2021-2025. Ảnh: Giang Huy
Các đại biểu Quốc hội bấm nút thông qua Nghị quyết kế hoạch tài chính quốc gia, vay và trả nợ 2021-2025. Ảnh: Giang Huy

Về hạn mức bảo lãnh Chính phủ và hạn mức vay về cho vay lại vốn ODA, vay ưu đãi nước ngoài trong giai đoạn 2021 – 2025, Quốc hội yêu cầu tốc độ tăng dư nợ bảo lãnh Chính phủ năm sau không vượt quá tốc độ tăng GDP danh nghĩa của năm trước. Riêng hạn mức bảo lãnh cho hai ngân hàng chính sách tối đa bằng nghĩa vụ trả nợ gốc hằng năm. Hạn mức rút vốn ròng các khoản vay được Chính phủ bảo lãnh cả giai đoạn không quá 76.500 tỷ đồng và hạn mức rút vốn các khoản Chính phủ vay về cho vay lại không quá 222.000 tỷ.

Quốc hội cũng quyết nghị mức trần nợ công hằng năm không quá 60% GDP (ngưỡng cảnh báo 55% GDP); nợ Chính phủ không quá 50% GDP (cảnh báo là 45% GDP).

Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ (không gồm cho vay lại) không quá 25% tổng thu ngân sách. Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia (không gồm nghĩa vụ trả nợ gốc ngắn hạn dưới 12 tháng) tối đa 25% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ.

Quốc hội yêu cầu Chính phủ khẩn trương sửa đổi, hoàn thiện hệ thống chính sách thu để cơ cấu lại nguồn thu ngân sách, tăng thu hợp lý, nuôi dưỡng nguồn thu bền vững; khai thác dư địa thu, chống thất thu, giảm nợ đọng thuế, mở rộng cơ sở thuế.

Với chi, từng bước cơ cấu lại chi ngân sách theo hướng tăng tỷ trọng chi đầu tư phát triển, giảm dần tỷ trọng chi thường xuyên gắn với đổi mới cơ chế phân bổ chi thường xuyên theo kết quả thực hiện nhiệm vụ; bảo đảm chi cho con người, an sinh xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh và các lĩnh vực giáo dục, khoa học công nghệ…

Vay bù đắp bội chi chỉ sử dụng cho đầu tư phát triển; chỉ chi trong khả năng của nền kinh tế và chỉ vay trong khả năng trả nợ. Kiểm soát chặt chẽ nghĩa vụ nợ dự phòng, rà soát các khoản bảo lãnh mới, bảo đảm đúng quy định và hiệu quả.

Chính phủ cũng cần tập trung nguồn lực để cải cách tiền lương từ 1/7/2022. Không sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư cho đầu tư xây dựng cơ bản và các mục đích khác. Số tăng thu, tiết kiệm chi hàng năm ưu tiên để tạo nguồn cải cách tiền lương, giảm bội chi, trả nợ gốc và thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Luật Ngân sách.

Quốc hội yêu cầu Chính phủ không đưa ra các chính sách, chế độ, các chương trình, đề án mới khi không cân đối được nguồn. Trường hợp các chỉ tiêu nợ công chạm ngưỡng cảnh báo, Chính phủ báo cáo Quốc hội tình hình, giải pháp kiểm soát đặc biệt quản lý nợ công.

Tại Nghị quyết, Quốc hội cũng yêu cầu Chính phủ khẩn trương sửa đổi, hoàn thiện một số luật thuế, gồm Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt…

Cùng ngày, Quốc hội đã biểu quyết thông qua các nghị quyết về kế hoạch đầu tư công trung hạn. Theo đó, tổng mức vốn đầu tư công trung hạn là 2,87 triệu tỷ đồng (vốn ngân sách trung ương 1,5 triệu tỷ đồng, địa phương 1,37 triệu tỷ). Dự phòng 10% vốn ngân sách trung ương để xử lý những vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai kế hoạch đầu tư trung hạn.

Ba dự án quan trọng quốc gia là dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành, dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc – Nam phía Đông (giai đoạn 1) và dự án Hồ chứa nước Ka Pét, (huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận) sẽ được bố trí 65.800 tỷ đồng.

Riêng dự án quan trọng quốc gia đường bộ cao tốc Bắc – Nam tuyến phía Đông giai đoạn 2021-2025, Quối hội “chốt” bố trí hơn 38.700 tỷ đồng để đầu tư.

Anh Minh – Vnexpress

Rate this post
Đọc tiếp
Advertisement

Facebook

Advertisement

Tin Nổi bật

    Paste your advertisement code here.