Kết nối với chúng tôi:

Gia đình

CEO 33 tuổi không thích đồ hiệu, không ngại mặc đồ rách ở nhà

Đã đăng

 ngày

 

Vũ Trung, một tổng giám đốc trẻ tuổi ở Hà Nội, chỉ mặc những bộ quần áo vợ mua, có giá vài trăm nghìn đồng.

5 giờ sáng mỗi ngày, anh Vũ Trung, đều đặn thức dậy tập thể dục, chạy quanh khu biệt thự cao cấp ở Long Biên, Hà Nội. Anh cố gắng làm mọi thứ thật nhẹ nhàng để vợ không thức giấc, vì cả đêm, chị phải thức dậy vài lần ẵm bé thứ ba, mới 9 tháng tuổi, hay quấy khóc.

Ông bố ba con, tổng giám đốc một công ty chuyên về quảng cáo với các đối tác nước ngoài, tự nhận có thói quen ngủ và dậy sớm “như một ông già”. Anh thích không gian yên tĩnh lúc tờ mờ sáng, thích hít hà không khí trong lành để bắt đầu ngày mới.

Anh Vũ Trung hạnh phúc bên gia đình nhỏ.

Khi trở về nhà khoảng 6 giờ, hai con gái, một 7, một 4 tuổi, đã được vợ anh gọi dậy chuẩn bị đi học. Cả nhà cùng nhau quây quần ăn bữa sáng. Anh Trung chia sẻ gia đình không có thói quen đi ăn hàng, bởi ăn nhà vừa sạch sẽ vừa đảm bảo sức khỏe. Quan trọng hơn, anh luôn muốn dành thời gian đầu ngày bên gia đình, để truyền động lực và niềm vui cho nhau.

8 giờ, anh đưa hai con gái đi học cách nhà chừng 500 m, rồi mới tới công ty trong nội thành. Đến khoảng 14 giờ, anh trở về nhà sau khi giải quyết công việc, kịp đón con gái lớn tan trường lúc 15 giờ, và đón con gái thứ hai một tiếng sau đó.

“Trường của con cách nhà không xa, bác giúp việc hoàn toàn có thể đưa đón các bé, nhưng tôi luôn muốn được thấy cánh tay vẫy vẫy chào bố của con buổi sáng, và nụ cười rạng rỡ của con khi tan trường. Vì vậy, tôi sắp xếp mọi việc để hoàn thành nhiệm vụ này mỗi ngày”, anh Trung chia sẻ.

Vài năm trở lại đây, khi công ty đi vào ổn định, với tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ, hơn 100% mỗi năm, anh dành gần như toàn bộ thời gian cho gia đình. Nhất là khi vợ sinh bé thứ ba 4/2018, cứ rảnh lúc nào anh lại phi về nhà, giúp vợ trông con, chơi đùa cùng hai bé lớn.

Ở công ty là sếp, nhưng khi về nhà, anh vẫn quần đùi, áo may ô, lê la chơi đùa với các con, vẫn hì hụi pha sữa, bế con. Hai con gái lớn rất bện bố, từ lúc đi học về cho tới đêm khuya. Vì thế dù có việc gì, anh cũng về nhà trước 10 giờ tối, bởi “con không có bố sẽ không chịu ngủ”. Bạn bè vẫn trêu Trung là “ông bố bỉm sữa”.

Với vợ, anh luôn kể với sự tự hào, gọi chị “là tình đầu và cũng là tình cuối”. Chị Hoàng Yến, sinh năm 1987, bên anh từ khi tay trắng lập nghiệp, sống trong căn nhà thuê 15 m2, chắt bóp lương tháng vài triệu đồng để lo cho gia đình nhỏ. Anh Trung biết ơn vợ vì điều đó, bởi chị là “người không thể thiếu trong cuộc sống, là điểm tựa, là bến đỗ bình yên sau những bão tố bên ngoài”.

“Nhiều người nghĩ vợ ở nhà chăm con là nhàn nhã, sung sướng, nhưng hãy thử trải qua một ngày, để thấy rõ nó vất vả, tốn sức thế nào. Cô ấy đã hy sinh công việc, hy sinh quỹ thời gian cá nhân để dành toàn bộ cho gia đình. Không có cô ấy, không có tôi ngày hôm nay”, anh Trung nói.

Hai vợ chồng anh Trung bên nhau từ những ngày còn gian khó.

“Cả hai chúng tôi đều không thuộc tuýp người lãng mạn, nhưng luôn quan tâm chăm sóc nhau từ những điều nhỏ nhất, từ miếng ăn, giấc ngủ”, anh kể… Anh chưa bao giờ tặng quà cho chị, kể cả Valentine hay kỷ niệm ngày cưới, bởi quan niệm “quà cáp chỉ là vỏ bọc bên ngoài, tình cảm và cách sống hàng ngày với nhau mới là điều trân quý”.

Không lãng mạn nhưng anh dành sự tin tưởng tuyệt đối cho vợ: “Hiện giờ tôi không quá quan tâm đến tiền. Tôi kiếm được bao nhiêu đưa cho vợ giữ hết. Rất nhiều thứ như nhà cửa, xe hơi… tôi cũng đều cho cô ấy đứng tên”.

Anh quan niệm có tin tưởng gia đình mới êm ấm, không ngần ngại khi mọi người trêu “sợ vợ”, hay “đội vợ lên đầu”, vì trên tất cả là sự tôn trọng dành cho nhau.

CEO 33 tuổi không thích đồ hiệu

Khoảnh khắc bình dị của CEO 33 tuổi bên các con

Toàn bộ quần áo của anh đều do vợ sắm sửa, có giá chỉ khoảng vài trăm ngàn đồng. Anh không mặc đồ hiệu vì tự nhận mình “vừa thấp vừa bé, mặc vào cũng chẳng đẹp lên bao nhiêu”. “Thi thoảng ở nhà tôi còn vớ phải những chiếc quần rách, nhưng tôi không quan trọng, mặc đi câu cá, quanh quanh nhà nên thế nào cũng được, miễn là mình thấy thoải mái”, anh Trung nói.

Trong rất nhiều status về gia đình anh trên trang cá nhân, có một dòng cảm xúc nhận được nhiều lượt yêu thích nhất: “Các con lớn nhanh nhé, để mẹ có thời gian đi làm đẹp. Mẹ đã vất vả nhiều rồi”.

Anh Tuấn Hưng, một người bạn thân của anh Trung chia sẻ: “Trung là một người đàn ông của gia đình, rất có trách nhiệm với vợ con, đi đâu làm gì cũng nghĩ cho người thân. Cậu ấy không phải tuýp người thích chơi bời, nhậu nhẹt, sống có kế hoạch và mục tiêu rõ ràng. Hạnh phúc của gia đình Trung thực khiến nhiều người ngưỡng mộ”.

(Bài viết – Mộc Miên, VnExpress)

Rate this post
Advertisement
Nhấn vào đây để bình luận

You must be logged in to post a comment Login

Leave a Reply

Công nghệ

“Game thủ” bỏ học 3 năm đi xách vữa trở thành thủ khoa đại học

Đã đăng

 ngày

Những đêm dài ngủ ngoài ghế đá công viên hay trên hè phố khiến Hậu nhận ra học hành là con đường duy nhất để thay đổi cuộc đời.

Từ cậu học trò bỏ học 3 năm để được chơi game

Nguyễn Tất Hậu (1992) sinh ra và lớn lên tại vùng “đất học” Đô Lương, Nghệ An. Nhờ có sức học khá, lên cấp 3, Hậu đã thi đỗ vào Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu. Năm đó, Hậu là một trong số ít học sinh của huyện đỗ vào trường chuyên tỉnh.

Môi trường học tập xa nhà khiến Hậu thấy mọi thứ đều thật mới lạ. “Khi ấy, mình lên thành phố trọ cùng các anh sinh viên trường cao đẳng nghề. Ở phòng trọ ai cũng có một chiếc máy tính để chơi game.

Lúc đầu mình nhìn chỉ thấy… chóng mặt. Sau đó các anh hỏi mình: “Có muốn chơi thử không?”. Mình nghĩ cũng không mất gì nên đã thử. Lâu dần, mình nghiện lúc nào không hay, tới mức bỏ cả học để đi chơi game. Do nghỉ quá số buổi nên mình đã bị nhà trường đuổi học”.

Nguyễn Tất Hậu là thủ khoa đầu tiên ngành An toàn thông tin, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông.

Chán đi học lại thích chơi game hơn, dù bố mẹ có khuyên nhủ thế nào, Hậu cũng quyết tâm bỏ. Ban ngày cậu làm thêm kiếm tiền, tối lại đi ngồi “nét”. Trong suốt khoảng thời gian 3 năm bỏ học, Hậu rong ruổi khắp Đà Nẵng, Hà Nội để làm các công việc phổ thông.

Lo lắng cho cậu con trai tuổi chưa đủ 16 sớm bước vào đời sẽ dính phải tệ nạn, người mẹ ra sức khuyên nhủ Hậu về quê học tiếng Hàn Quốc để đi xuất khẩu lao động.

“Vì nhiều người miền Trung đi xuất khẩu, quá hạn visa không về nên mình chờ mãi hồ sơ không được xét. Cho đến khi một trường THPT dân lập thông báo tuyển sinh bằng học bạ, bố mẹ một lần nữa khuyên mình đi học trở lại”.

Trong khi bạn bè cùng trang lứa đã ổn định tại giảng đường đại học, Hậu mới bắt đầu vào lớp 10. Nhưng vì ở nhà mãi cũng chán, lại không có cớ trốn đi chơi game, Hậu đồng ý đi học để “cho vui và giết thời gian”.

Những tiết học của Hậu vẫn tiếp tục là những buổi bỏ học để chơi game. Có những hôm cậu đi cả 3 – 4 hôm mới chịu về.

“Trong lúc chơi game, mình phát hiện ra rất nhiều thứ đồ trong game có thể “hack” được. Mình nhìn nhận bản thân có niềm đam mê về lĩnh vực này. Cho nên lúc ấy mình đã quyết tâm sẽ học và phải làm một điều gì đấy để thay đổi, ít nhất là cho bố mẹ một niềm vui”.

Một lần, sau 3 – 4 hôm đi chơi game về, cậu đi qua ngã tư chợ thì thấy người ta bán hoa hồng cho ngày mùng 8-3. Toàn bộ số tiền học mẹ cho tháng này Hậu đã chơi game hết. Với số tiền 5.000 đồng còn lại trong túi, Hậu quyết định mua một bông hồng tặng mẹ để… dễ xin tiền đóng học lại.

“Lần đầu tiên nhận được hoa mình tặng, mẹ bất ngờ lắm, nhưng gương mặt có thoáng chút buồn. Cũng khi ấy, trong lòng mình bỗng có nhiều cảm xúc lẫn lộn. Mẹ nói: ‘Anh chị đều đi học đại học, cho nên con cố gắng thi cho mẹ cái bằng cấp 3’”.

Vậy là Hậu hứa với mẹ: “Thôi để con đi học”.

Ngày hôm sau, bố mẹ Hậu bàn nhau mua cho cậu một chiếc máy tính để bàn. Hậu sẽ được chơi game tại nhà, nhưng chỉ được phép chơi mỗi ngày 2 tiếng. Hết thời gian đó, mẹ cậu sẽ khóa máy tính lại.

“Trong lúc chơi game, mình phát hiện ra rất nhiều thứ đồ trong game có thể “hack” được. Mình thấy bản thân có niềm đam mê về lĩnh vực này. Cho nên lúc ấy mình đã quyết tâm sẽ học và phải làm một điều gì đấy để thay đổi, ít nhất là cho bố mẹ một niềm vui”.

Từ đó, Hậu bắt đầu chăm chỉ đến trường. Trước ngày thi đại học 5 tháng, cậu bắt đầu mua lại SGK lớp 10 và lớp 11 để học. “Vì bỏ lỡ quá nhiều thứ nên mình phải nỗ lực gấp nhiều lần”.

Có những hôm Hậu học đến 3, 4 giờ sáng. Dù mẹ có nói thế nào cậu cũng thức cho đến khi đạt mục tiêu trong ngày mới chịu đi ngủ. Năm ấy, Tất Hậu đã thi đỗ vào ngành An toàn thông tin, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông.

Giờ đây, Hậu đã có một công việc theo đúng sở thích và đam mê tại Trung tâm công nghệ thông tin, phòng Big Data của Mobifone.

Nhớ lại những ngày thi đại học, Hậu kể: “Để tập trung ôn luyện, mình đã mời tất cả các “bạn game” đi chơi thỏa mái một trận, sau đó mình nói: ‘Giờ tao phải tập trung ôn thi đại học cái đã’.

Các bạn cũng đồng ý luôn: ‘Mày là đứa học tốt nhất bọn. Thôi mày cứ học đi, sau chúng tao còn có người nhờ vả’.

Đến thủ khoa đầu tiên ngành An toàn thông tin

Những ngày đầu lên đại học, tiền thuê nhà, tiền ăn là một khoản chi phí lớn mà theo Hậu, cả 3 anh em cùng đi học đại học một lúc là điều mẹ cậu không thể gánh vác hết được. Thế là cậu bắt đầu nghĩ cách tự xoay sở kinh tế.

Năm đầu tiên cậu cố gắng học để giành học bổng. Sau đó, Hậu đi lê la các quán trà đá hỏi han và dồn toàn bộ số tiền ấy để thuê một căn nhà giá rẻ. Căn nhà này Hậu cho bạn học cùng lớp thuê lại theo phòng. Cứ thế, đến giữa năm 3, cậu đã quản lý được thêm 8 căn nhà cho thuê khác. Khi ấy, các bạn thường gọi Hậu với cái tên “Hậu môi giới” hay “Hậu nhà đất”.

Nhờ việc “cho thuê lại nhà đi thuê”, Hậu đã có thêm một nguồn thu nhập tốt mà không cần đến sự giúp đỡ của bố mẹ.

“Vừa đi học, vừa đi làm lại phải quản lý các nhà trọ khiến một ngày của mình kín mít lịch. Do đó mình đã tự viết phần mềm quản lý, đồng thời giảm tải công việc bằng cách tìm người quản lý cho từng căn. Nhờ vậy, dù nhiều đầu việc nhưng mình vẫn đảm bảo được việc học”.

Xác định mục tiêu theo kỳ, Hậu luôn coi kỳ đầu tiên là kỳ quan trọng nhất và đặt mục tiêu tổng kết kỳ sau phải cao hơn kỳ trước. Ngoài ra, cậu cũng tham gia nhiều vào các kỳ thi chuẩn quốc tế như lập trình ACM, CTF, Sinh viên với an toàn thông tin,…

Cậu cũng tự tạo thư mục riêng trên máy tính đối với mỗi môn học cụ thể và tìm thêm tư liệu bổ sung cho các môn học ấy.

Nhờ vào những chiến lược học tập hiệu quả, tổng kết các kỳ trong năm học, Hậu đều đạt loại Giỏi, Xuất sắc và nhận được nhiều bằng khen của trường.

Đến năm thứ ba đại học, Hậu được nhận vào thực tập và tiếp đó trở thành nhân viên tại Trung tâm An ninh mạng Viettel của Tập đoàn Viettel khi còn chưa nhận bằng tốt nghiệp. Mức lương kiếm được từ công việc này, theo Hậu là một con số mà trước đây khi đi phu hồ cậu chưa bao giờ nghĩ đến.

Sau hơn 4 năm học, cậu học sinh bỏ học năm nào đã trở thành Thủ khoa đầu tiên ngành An toàn thông tin PTIT. Ngày nhận bằng khen vinh danh thủ khoa cả nước tại Văn miếu Quốc tử giám, Hậu mời bố mẹ ra Hà Nội cùng. Chứng kiến khoảnh khắc con trai đứng lên bục vinh danh, nước mắt của người mẹ cứ thế rơi.

Giờ đây, Hậu đã có một công việc theo đúng sở thích và đam mê tại Trung tâm công nghệ thông tin, phòng Big Data của Mobifone. Tại đây, ngoài việc được nghiên cứu và áp dụng về các nền tảng công nghệ mới, Hậu còn hỗ trợ đạo tạo giúp các bạn sinh viên có thêm kiến thức thực tế. Cậu cũng chuẩn bị bảo vệ để lấy bằng Thạc sĩ ngành Khoa học máy tính.

Nhớ lại quãng thời gian 3 năm bỏ học, Hậu nói: “Những ngày mưa lạnh, tiền không có, phải ngủ ở ngoài đường, lấy viên gạch làm gối, mình mới thấy thấm thía và quyết tâm thay đổi để cuộc sống tốt hơn”.

“Tiếp xúc với những con người ở nhiều môi trường khác nhau, mình thấy lựa chọn con đường học là đúng đắn nhất. Mình từng xấu hổ khi bắt đầu đi học trở lại hay e ngại ánh nhìn của ai đó, nhưng không bao giờ là quá muộn. Nếu không biết chấp nhận và thay đổi, có lẽ giờ mình vẫn đang phải lang thang để ngủ ở một góc công viên nào đó…”

Theo Thúy Nga (Vietnamnet)

Rate this post
Đọc tiếp

Đời sống

Vì sao nói nhẹ nhàng có uy lực hơn quát mắng con?

Đã đăng

 ngày

Bởi

Giọng nói nhẹ nhàng có thể “dìm” tâm lý phản kháng và nổi loạn của trẻ, giúp trẻ dễ tiếp thu hơn những điều cha mẹ nói.

Một cô gái kể, khi còn nhỏ cô đã quen với giọng nói to của bố. Mỗi lần tranh luận với người khác, ông trừng to mắt, giọng như tiếng chuông đồng. Bác trai của cô cũng như vậy, có vẻ như trời sinh cho họ giọng nói to. Hai người nói chuyện với người khác giống như đang cãi nhau. Nhiều lần mẹ cô góp ý với bố phải nói bé một tí, từ từ, rõ ràng thôi, song ông vẫn không sửa được.

Đến tận khi kết hôn cô mới nhận ra sự bất thường đó của nhà mình. Bởi nhà chồng cô không có ai nói to, chuyện gì cũng chầm chậm, nhẹ nhàng. Lúc này cô mới hiểu cách nói chuyện thường ngày nên như thế. Cô đã mất rất nhiều thời gian để sửa giọng cho bản thân mình bình thường như mọi người.

Cha mẹ giáo dục trẻ mỗi ngày, qua những lời nói vô thức tăng âm lượng cùng với cảm xúc, buộc trẻ nhìn vào khuôn mặt của bố mẹ để chúng đánh giá mức độ nghiêm trọng của vấn đề.

Tông giọng của cha mẹ ảnh hưởng lớn đến đứa trẻ. Tông giọng nhẹ nhàng sẽ giúp bạn nuôi con dễ hơn quát mắng. Ảnh: Ksina.
Tông giọng của cha mẹ ảnh hưởng lớn đến đứa trẻ. Tông giọng nhẹ nhàng sẽ giúp bạn nuôi con dễ hơn quát mắng. Ảnh: Ksina.

Khi một đứa trẻ phạm lỗi, bố mẹ hét lên giận dữ, kết quả không có gì hơn hai điều dưới đây: Một là đứa trẻ sẽ rất sợ bố mẹ, chúng không nghĩ sai chỗ nào, chỉ mong bố mẹ sớm kết thúc việc la mắng này. Hai là đứa trẻ sẽ tức giận, la hét và phản ứng lại. Trẻ không xem xét lỗi sai của mình mà chỉ muốn đối đầu với bố mẹ.

Tuy nhiên, khi chúng ta hạ giọng, bình tĩnh nói chuyện với con một cách nghiêm túc, tự khắc không cần tỏ giận dữ mà vẫn vô cùng uy lực trong mắt con. Vào thời điểm này, bạn muốn truyền đạt gì đến con thì sẽ hiệu quả hơn. Trong quá trình nói nhẹ nhàng cũng giúp cha mẹ bình tĩnh lại.

Phê bình trẻ bằng cách nói nhẹ nhàng còn tốt cho tính cách trẻ sau này. Trong cuộc đời của trẻ, bố mẹ là giáo viên có thời gian dạy dài nhất. Lời nói và hành động của bố mẹ ảnh hưởng lớn nhất đến con. Khi chúng ta không bình tĩnh, càng nói to và la mắng càng ảnh hưởng đến tính cách của con. 

Các nhà tâm lý học tại Đại học Bắc Kinh cho rằng giáo dục bằng giọng nói là một loại trí tuệ, phương pháp này trái ngược với giáo dục la mắng. Họ đưa ra 4 hướng dẫn để hạ thấp giọng nói:

– Chuyện gấp nói từ từ, chuyện lớn nói rõ ràng, chuyện nhỏ nói một cách hài hước, chuyện không có gì đừng nói bừa, chuyện không chắc chắn nói thận trọng, chuyện làm không được đừng nói linh tinh, chuyện tổn thương người khác không nên nói, chuyện chán ghét tìm đúng người để nói, chuyện hạnh phúc thì tìm dịp thích hợp để nói…

– Sử dụng đúng giọng điệu và từ ngữ

Nhiều bậc cha mẹ rất khó kiểm soát bản thân khi phê bình trẻ. Vì vậy, trước khi nói hãy suy nghĩ thật kỹ, vận dụng những từ ngữ và giọng điệu phù hợp, hiệu quả có thể làm bạn kinh ngạc. Ví dụ “Mẹ rất yêu con, nhưng hành vi của con mẹ không thể chấp nhận được”. Một số bà mẹ còn áp dụng cách đi chỗ khác vài phút để bình tĩnh lại, suy nghĩ thật kỹ mới nói chuyện với con.

– Nói rõ sự kỳ vọng của chúng ta cho con cái nghe

Ví dụ, đưa trẻ đi siêu thị, nói với trẻ đừng làm xáo trộn hàng hóa và cảnh báo nếu không làm theo hậu quả sẽ như thế nào. Từ đầu đến cuối cần phải thông suốt, không cần lớn tiếng hay dùng giọng điệu uy hiếp đứa trẻ.

– Không làm tổn thương lòng tự trọng của trẻ

Tùy việc mà xét, đừng tùy ý trút hết mọi cảm xúc lên con, đừng dùng những từ ngữ tổn thương đến tự trọng của con. Mọi đứa trẻ đều muốn được người khác tôn trọng, kể cả bố mẹ. Sự tôn trọng và tin tưởng này sẽ khiến trẻ cảm thấy tự tin, cũng là động lực quan trọng cho sự tiến bộ của chúng.

Huyền Trang (Theo Aboluowang) – Vnexpress

Rate this post
Đọc tiếp

Đời sống

Có 18 triệu mỗi tháng nhưng nhà tôi không tiết kiệm được đồng nào

Đã đăng

 ngày

Bởi

Chúng tôi minh bạch về tài chính, không cất giữ tiền riêng. Tôi không nhậu nhẹt, ít mối quan hệ nên ít khi phải đi đám tiệc.

Tôi 32 tuổi, còn vợ 29, hiện có 2 con. Thu nhập bình quân của cả hai vợ chồng tôi tháng khoảng 32 triệu. Chúng tôi minh bạch về tài chính, không cất giữ tiền riêng. Hiện tại chúng tôi đang trả khoản vay ngân hàng một tháng 14 triệu. Vậy là chúng tôi còn khoảng 18 triệu cho chi tiêu hàng tháng nhưng không hiểu sao không thể để dành được một vài triệu, cứ tháng nào là hết tháng đó, dù đã chia nhỏ số tiền, sử dụng cho các mục đích khác nhau.

Hình minh họa
Hình minh họa

Tiền ăn chúng tôi không thể tiết kiệm được vì nhà có trẻ nhỏ, chúng tôi chỉ ăn cơm nhà vào buổi tối và thứ 7, chủ nhật. Tiền xăng xe, điện thoại 3 triệu, điện nước một triệu, tiền học cho con 3 triệu. Còn lại là tiền tiết kiệm và tiêu vặt nhưng luôn hết vào cuối tháng. Tôi không nhậu nhẹt, ít mối quan hệ nên ít khi phải đi đám tiệc. Mong mọi người chỉ cho vợ chồng tôi cách tiết kiệm tiền để phòng cho những việc bất trắc có thể xảy ra.

Trọng

Rate this post
Đọc tiếp
Advertisement

Facebook

Advertisement

Tin Nổi bật

    Paste your advertisement code here.