Kết nối với chúng tôi:

Bóng đá

Bóng đá Việt Nam đừng quá mộng tưởng vào… cầu thủ Việt kiều!

Đã đăng

 ngày

Michal Nguyễn từng được trao cơ hội hai lần ở ĐT Việt Nam năm 2013 song đã "biệt tích" từ đó đến nay.
 

Vua phá lưới, sản phẩm của lò đào tạo uy tín, từng đá cùng siêu sao… những điều đó chẳng thể đảm bảo thành công cho một cầu thủ Việt kiều.

Câu chuyện những cầu thủ Việt kiều muốn về nước để khoác áo ĐT Việt Nam đang là chủ đề “hot” trong khoảng thời gian gần đây, nhất là sau những thành công của Đặng Văn Lâm.

Tuy nhiên, liệu phương án sử dụng các cầu thủ Việt Nam bên trời Tây có thực sự khả thi? Goal.com Việt Nam đã có cuộc trao đổi một nhân vật từng giới thiệu nhiều cầu thủ Việt kiều về nước (nhân vật xin được giấu tên) để trả lời cho câu hỏi này.

Tiền đạo người Na Uy gốc Việt - Alexander Đặng.

Tiền đạo người Na Uy gốc Việt – Alexander Đặng.

PV: Sau thành công của Đặng Văn Lâm, nhiều cầu thủ Việt kiều với những bản CV (hồ sơ) ấn tượng đã bày tỏ mong muốn được thi đấu cho ĐT Việt Nam. Anh có nghĩ LĐBĐ Việt Nam (VFF) nên tạo cơ hội cho những cầu thủ này?

Tất nhiên LĐBĐ Việt Nam vẫn luôn muốn có được những cầu thủ xuất sắc nhất để phục vụ ĐTQG, những cầu thủ gốc Việt không phải là ngoại lệ. Trong 15 năm trở lại đây, VFF đã “mở cửa” cho khá nhiều cầu thủ Việt kiều có cơ hội về nước thử việc.

Tuy nhiên, để chọn được những cầu thủ đẳng cấp thực sự là rất khó. Tôi cũng đã giới thiệu về nhiều cầu thủ có bản CV đẹp, được đào tạo trong những lò danh tiếng. Song, các bạn ấy lại không đáp ứng được yêu cầu của Ban Huấn luyện.

Đó là lý do mà mặc dù đã có nhiều cầu thủ Việt kiều về Việt Nam thử sức, nhưng tính đến nay thì mới chỉ có Đặng Văn Lâm, hay phần nào là Mạc Hồng Quân đã đạt được những thành công ở quê nhà.

PV: Anh có thể kể ra một trường hợp anh đã giới thiệu về Việt Nam được không?

Tôi từng giới thiệu một cầu thủ sinh sống ở CH Czech cho ĐT U19 Việt Nam cách đây vài năm. Tuy nhiên sau một thời gian tập luyện, cầu thủ này không thể cạnh tranh được vị trí với các đồng nghiệp đào tạo trong nước.

Đó chỉ là một trường hợp. Còn rất nhiều những cái tên khác tôi đã cố gắng tạo điều kiện mà không đạt yêu cầu của Ban Huấn luyện.

PV: Vậy theo anh thì vì đâu mà các cầu thủ Việt Kiều không thể trụ lại ở V.League, dù được đào tạo ở những trung tâm bóng đá danh tiếng?

Theo kinh nghiệm của tôi thì có 3 nguyên nhân.

Thứ nhất, cầu thủ ở nước ngoài khi chưa có hợp đồng chuyên nghiệp thì kể cả U23 vẫn chỉ là bán chuyên.

Thứ hai, về bóng đá Việt Nam, tuy chúng ta vẫn thường nói là không chuyên nghiệp, nhưng mặt nào đó thì lại quá chuyên. Các em ăn ở, tập với nhau trong những trung tâm như HAGL, PVF, Viettel… từ khi còn rất nhỏ. Vậy nên các cầu thủ Việt kiều để giành được vị trí thì phải thực sự xuất sắc hơn rất nhiều.

Thứ ba, nhiều cầu thủ khi được đá ở nước ngoài chưa hiểu bóng đá Việt Nam. Họ nghĩ chuyến về nước thử việc giống như một cuộc dạo chơi. Trong khi điều kiện ở Việt Nam không bằng châu Âu: khí hậu khắc nghiệt, cơ sở hạ tầng xấu… Nếu họ không thích nghi được thì không bao giờ có cơ hội.

PV: Nếu mà nói về độ chuyên nghiệp thì có nhiều cầu thủ Việt kiều được tập luyện trong các trung tâm danh tiếng, được chơi bóng cùng các ngôi sao sau này đạt đẳng cấp thế giới. Rõ ràng xuất phát điểm của họ khá tốt đấy chứ?

Như tôi đã nói ở trên, cầu thủ chưa có được hợp đồng chuyên nghiệp thì vẫn chỉ là nghiệp dư. Khác với Việt Nam, các bạn cầu thủ trẻ ở bên nước ngoài chỉ tập 3-4 buổi/tuần, mỗi buổi 1-2 tiếng, thời gian khác các bạn ấy sẽ đi học.

Nếu so sánh thì khoảng thời gian tập luyện này không thể bằng được những đứa trẻ ở Việt Nam tập luyện trong những trung tâm từ năm 9-10 tuổi, ăn ở với nhau như môi trường quân ngũ.

PV: Còn với những bản CV đẹp của rất nhiều cầu thủ Việt Kiều. Những người làm bóng đá ở Việt Nam kiểm chứng chúng như thế nào?

Michal Nguyễn từng được trao cơ hội hai lần ở ĐT Việt Nam năm 2013 song đã "biệt tích" từ đó đến nay.

Michal Nguyễn từng được trao cơ hội hai lần ở ĐT Việt Nam năm 2013 song đã “biệt tích” từ đó đến nay.

Thực ra thì CV chẳng giải quyết vấn đề gì cả. Bởi trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay có rất nhiều cách để thẩm định. Chúng tôi có những phần mềm mà khi vào đó có tất cả những dữ liệu, video có thể đánh giá được. Nhưng dữ liệu đó lại chỉ có nhiều ở những cầu thủ đã có chút tên tuổi.

Ở Việt Nam hiện tại đang thiếu một đội ngũ tuyển dụng từ xa. Đối với một CLB châu Âu, ngoài đội ngũ tuyển dụng ăn lương từ CLB, họ còn một số lượng lớn CTV dàn trải khắp thế giới. Ví dụ năm nay họ cần một trung vệ, thì các CTV đó sẽ gửi hàng trăm hồ sơ ở vị trí này cho ban huấn luyện lựa chọn.

Còn CV thì thực sự chẳng giải quyết vấn đề gì, ra sân luôn là một câu chuyện khác.

PV: Trong quá trình đưa cầu thủ Việt kiều về Việt Nam giới thiệu, anh có gặp phải vướng mắc nào về thủ tục không?

Có chứ! Đó là sự vướng mắc về thủ tục khi làm quốc tịch. Các cầu thủ Việt kiều mang quốc tịch nước ngoài. Để thi đấu cho ĐTQG Việt Nam thì các bạn ấy cần phải từ bỏ quốc tịch hiện tại, và sau này để lấy lại quốc tịch ấy sẽ rất khó.

Đó là một vấn đề rất phức tạp. Cầu thủ Việt kiều đó có sẵn sàng từ bỏ quốc tịch hiện tại để trở thành người Việt Nam hay không? Hay chỉ muốn lấy quốc tịch Việt Nam để đá cho ĐTQG?

PV: Vậy thì sau những thất bại của đa số các cầu thủ Việt kiều, anh có nghĩ rằng VFF vẫn nên tiếp tục “mở cửa” cho những cầu thủ này?

Theo quan điểm của tôi thì tại sao lại không!? Nếu cầu thủ đó thực sự giỏi thì sẽ tăng sức mạnh cho ĐT Việt Nam mà.

Nhưng nói đi cũng phải nói lại, một cầu thủ nếu ở nước ngoài không thành danh thì về Việt Nam cũng khó mà thành công. Ngược lại nếu cầu thủ đó mà thành danh ở nước ngoài thì họ sẽ quyết định chơi bóng ở nước ngoài chứ không về Việt Nam.

LĐBĐ Việt Nam thì luôn tạo điều kiện cho những cầu thủ mang trong mình dòng máu Việt!

PV: Ở thời điểm hiện tại, Alexander Đặng – một cầu thủ đang thi đấu tại giải Hạng nhất Na Uy, hay Jason Quang Vinh Pendant ở Ligue 2 (Pháp) đều là những cái tên hot trên các mặt báo Việt Nam. Hai cầu thủ này cũng đều “để ngỏ” khả năng khoác áo ĐT Việt Nam nếu được VFF mời. Anh đánh giá như thế nào về tiềm năng của những cầu thủ này?

Tôi không đánh giá cao Alexander Đặng. Alex ghi nhiều bàn thắng ở giải hạng Nhất Na Uy, vậy tại sao cậu ấy lại không được một CLB ở hạng đấu cao nhất chiêu mộ, hoặc không được gọi lên ĐT Na Uy.

Cầu thủ này sinh năm 1990, tức là giờ đã 29 tuổi rồi. Tôi nghĩ anh bạn này sẽ chẳng có cơ hội nếu về Việt Nam. Chính bản thân Alex phải xác định xem bạn ý có bao nhiêu cơ hội khi về Việt Nam. Về đây chẳng giải quyết được việc gì thì thực sự sẽ làm mất thời gian cho tất cả các bên.

Còn đối với Jason Pendant, tôi nghĩ đây là cầu thủ tốt bởi bạn ấy đã cạnh tranh được một vị trí ở Sochaux – một CLB danh tiếng của Pháp. Nhưng nếu một ngày đẹp trời được gọi lên ĐT Pháp, chắc chắn cậu ấy sẽ không về Việt Nam làm gì.

Ngoài ra, nếu Pendant thi đấu ở châu Âu thì cầu thủ này cũng sẽ không được tham dự nhiều giải đấu của U23 hay ĐTQG Việt Nam như SEA Games, U23 châu Á hay AFF Cup. Pendant sẽ chỉ có thể thi đấu cho Việt Nam trong các trận đấu thuộc lịch của FIFA, hay cùng lắm là Asian Cup.

Còn một điều nữa là Pendant sẽ không thể tập trung trước đến hẳn một tháng cùng ĐTQG như các cầu thủ trong nước. Ở tất cả các nước tiên tiến thì thường sẽ chỉ tập trung ĐTQG khoảng 3-7 ngày.

Đây sẽ là một bất lợi đối với cầu thủ sinh năm 1997 nếu cậu quyết định thi đấu cho ĐT Việt Nam. Nhưng dù sao tôi cũng đánh giá cao hậu vệ trái này.

Theo Duy Anh (Goal/VN)

Rate this post

Bóng đá

“TRANH CÚP AN SƠN” Giải bóng đá phong trào đậm chất quê hương

Đã đăng

 ngày

Hàng năm, cứ mỗi độ tết đến xuân về ngoài việc sum vầy bên gia đình, du xuân, trẩy hội, thì toàn dân thôn An Sơn lại háo hức chờ đón sự trở lại của giải bóng đá phong trào Tranh cúp An Sơn.

Thôn An Sơn là tên gọi mới của thôn 10, xã Cẩm Sơn, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh trước đây. Giải bóng đá được tổ chức thường lệ hàng năm vào ngày mồng 4 tháng giêng, nhằm mục đích vui xuân, nâng cao tinh thần thể thao, gắn bó đoàn kết của toàn dân lối xóm. Các đội bóng là tập hợp của các thanh thiếu niên, trung niên trong toàn thôn, được phân chia theo từng tổ liên gia. Đến cuối năm âm lịch, các con em trong thôn đi làm ăn xa, các cậu sinh viên, học sinh được nghỉ học, bắt đầu lên kế hoạch, rộn ràng chuẩn bị cho giải đấu.

Đón xuân nhâm dần 2022, giải được tổ chức với quy mô 8 đội bóng, được chia làm 2 bảng đấu. Thi đấu theo thể thức vòng tròn từng bảng, và tranh bán kết, chung kết. Ban tổ chức là những thành viên đam mê bóng đá, và cựu cầu thủ từng thi đấu cho các câu lạc bộ trong và ngoài tỉnh, cùng với sự chuẩn bị chu đáo của các đội bóng đã làm giải đấu năm nay thêm phần chuyên nghiệp và sôi động hơn.

Sau 2 ngày thi đấu với tinh thần nhiệt huyết, cao thượng, trung thực và đoàn kết fair-play, các đội bóng đã cống hiến cho khán giả nhà những trận đấu hay và những bàn thắng đẹp mắt từ các pha bóng đẹp: sút xa, đánh đầu, tình huống cố định, phối hợp nhóm…Mặc dù thời tiết có ảnh hưởng đến chất lượng các trận đấu, xong trên sân bóng các cầu thủ yêu quý của chúng ta đã cống hiến cho khán giả nhiều trận đấu hay đầy kịch tính hấp dẫn có chuyên môn cao so với các năm trước, giải đấu năm 2022 đã khép lại với một trận chung kết với cặp đấu cực kì cân tài cân sức giữa “FC QUẬN 4”- “FC QUẬN 6”. Kết quả

– Huy chương vàng – Cúp vô địch thuộc về “FC QUẬN 4”.

– Huy chương bạc thuộc về “FC QUẬN 6”

– Huy chương đồng thuộc về “ FC Làng Bợp Bàu”

“FC QUẬN 4” nâng cúp vô địch
“FC QUẬN 6” nhận huy chương bạc

Giải đấu kết thúc, toàn thể chúng ta có những nụ cười của niềm vui, có những giọt nước mắt nuối tiếc xong hơn tất cả là giải đấu đã mang lại một sân chơi lành mạnh, bổ ích và tạo cơ hội giao lưu học hỏi lẫn nhau, nâng cao tinh thần đoàn kết giữa các đội bóng.

Giọt nước mắt tiếc nuối của cầu thủ
“FC LÀNG BỢP BÀU” chụp hình chuẩn bị ra sân
“FC QUẬN 2” vs “FC QUẬN 5”
“FC LÀNG ĐIỀU GA” vs “FC QUẬN 6”
Tinh thần các cầu thủ luôn tuyệt vời
Các cầu thủ tắm ngay tại sân vận động-hình ảnh chỉ xuất hiện ở giải quê hương

Xin cảm ơn tất cả các cầu thủ đã mang lại niềm đam mê, cảm hứng cho bao người yêu bóng đá. Chúng ta cũng cảm ơn tới Ban tổ chức, tới các nhà tài trợ đã có những đóng góp quan trọng để giải đấu thành công, cảm ơn các trọng tài đã hoàn thành công việc xuất sắc điều khiển các trận đấu vô tư, đúng luật. Và đặc biệt là các cổ động viên của các đội bóng đã cháy hết mình cổ vũ động viên cho các cầu thủ, chính họ đã đóng góp vô cùng quan trọng cho giải đấu thành công tốt đẹp.

Khán giả cỗ vũ rất đông mặc dù thời tiết rất mưa lạnh

An Sơn, xuân 2022

Rate this post
Đọc tiếp

Bóng đá

Giải bóng đá “gây quỹ Thiện Nguyện” xã Cẩm Sơn năm 2021

Đã đăng

 ngày

Bởi

Giải bóng đá “ gây quỹ Thiện Nguyện” xã Cẩm Sơn năm 2021 nằm trong chuổi hoạt động phong trào văn hóa thể thao của đoàn xã Cẩm Sơn liên kết với con em xã nhà đang sinh sống làm việc, học tập khắp mọi miền Tổ quốc tổ chức với mục đích nhằm duy trì và phát triển phong trào bóng đá xã nhà, tăng cường gắn bó tình đoàn kết giữa các tổ chức chính trị xã hội trong toàn xã và cũng không nằm ngoài mục đích là phát huy tinh thần tương thân, tương ái, lá lành đùm lá rách, kêu gọi hổ trợ xây dựng quỹ Thiện Nguyện giúp đỡ một số gia đình có hoàn cảnh khó khăn để họ có cái tết ấm no và đầy đủ hơn.

Ban tổ chức giải bóng đá “ gây quỹ Thiện Nguyện” năm 2021 trân trọng kính mời các quý vị lãnh đạo, đại diện các cơ quan, ban ngành, các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm cùng toàn thể bà con nhân dân về tham dự buổi lễ khai mạc giải bóng đá vào thời gian và địa điểm như sau:

+Thời gian: 7h ngày 31/1/2021(19/12 Âm lịch)

+ Địa điểm: Sân vận động UBND  xã Cẩm Sơn

Sau khi trao giải BTC sẽ công khai danh sách các MTQ tài trợ và ủng hộ, Ban tổ chức sẽ trực tiếp trao các suất quà cho các hoàn cảnh khó khăn

Vì vậy để giải bóng được diễn ra thành công tốt đẹp BTC rất mong muốn nhận được những tình cảm tinh thần lẫn ủng hộ vật chất của các mạnh thường quân cho giải và nhận được sự quan tâm của các cá nhân, tổ chức, các bạn đòan viên, thanh niên và toàn thể bà con nhân dân đến xem cổ vũ tinh thần cho các đội và đặc biệt ủng hộ gây quỹ để giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn xã.

Rate this post
Đọc tiếp

Bóng đá

Xavi: ‘Messi giỏi nhất lịch sử’

Đã đăng

 ngày

Bởi

Theo cựu tiền vệ Barca Xavi, tài năng và sự ổn định giúp Lionel Messi trở thành cầu thủ vĩ đại nhất thế giới – xếp trên cả Ronaldinho, Ronaldo và Cristiano Ronaldo.

“Ronaldinho từng là cầu thủ hay nhất thế giới”, Xavi nói trên tờ Globo (Brazil) hôm 5/4. “Trong lịch sử bóng đá, chỉ Messi giỏi hơn Ronaldinho. Đẳng cấp của Ronaldinho là số một, nhưng anh ấy thiếu ổn định trên đỉnh cao. Vài năm qua, Messi đã vượt Ronaldinho vì cậu ấy giữ vững phong độ. Ở phía sau, Ronaldinho, Ronaldo và Cristiano Ronaldo ngang tài nhau. Messi thậm chí còn giỏi hơn Pele, Zinedine Zidane, Johan Cruyff hay Alfredo Di Stefano”.

Messi (giữa), cùng Ronaldinho (trái) và Samuel Etoo. Ảnh: Reuters.
Messi (giữa), cùng Ronaldinho (trái) và Samuel Eto’o. Ảnh: Reuters.

Xavi – HLV đương nhiệm của Al Sadd – còn cho rằng chính Ronaldinho đã phần nào giúp Messi giật những thành tựu như hiện tại. Ông nói: “Khi Ronaldinho khoảng 24 tuổi, Messi mới 16 tuổi và bắt đầu tập luyện cùng đội một Barca. Họ cùng với Deco rất thân nhau. Tất cả đều nhận ra Messi có gì đó đặc biệt. Ronaldinho coi Messi như em trai và sẵn lòng giúp đỡ cậu ấy. Được một cầu thủ giỏi nhất thế giới như Ronaldinho hỗ trợ, Messi tự tin và hoà nhập tốt hơn nhiều với đàn anh”.

Ngay sau ngày đầu Messi tập cùng đội một Barca năm 2003, Ronaldinho đã nói với đồng đội rằng một ngày nào đó anh sẽ bị Messi vượt qua. Bàn thắng đầu tiên của Messi cho Barca đến từ pha kiến tạo của Ronaldinho, ở trận gặp Albacete ngày 1/5/2005.

Ronaldinho kiến tạo cho Messi
   
 

Ronaldinho chỉ thi đấu cho Barca giai đoạn 2003-2008, với đỉnh cao là danh hiệu Quả Bóng Vàng 2015. Còn Messi đang giữ kỷ lục sáu Quả Bóng Vàng, vào các năm 2009, 2010, 2011, 2012, 2015, 2019.

Hoàng An (theo Globo) – Vnexpress

Rate this post
Đọc tiếp
Advertisement

Facebook

Advertisement

Tin Nổi bật

    Paste your advertisement code here.