Kết nối với chúng tôi:

Thời sự

5 bước truy vết người tiếp xúc ca dương tính nCoV

Đã đăng

 ngày

 
Xác định mốc dịch tễ, thông báo cho bộ phận điều phối… là hai bước đầu tiên trong số 5 bước truy vết người tiếp xúc với ca dương tính nCoV.

Bộ Y tế ban hành Sổ tay hướng dẫn thực hành truy vết người tiếp xúc với ca dương tính nCoV, ngày 3/12.

Theo đó, trên cơ sở những kinh nghiệm có được từ việc ứng phó với các vụ dịch tại Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hải Dương, Đà Nẵng và các địa phương khác thời gian qua, Bộ Y tế nêu rõ việc truy vết F1 được thực hiện trên nguyên tắc “càng sớm càng tốt, ngay khi có thông tin ca bệnh”.

Cơ quan chức năng xác định các mốc dịch tễ trước, sau đó mới truy vết đến từng người tiếp xúc; sử dụng đồng thời nhiều lực lượng để truy vết nhanh theo các mốc phát hiện được. Mốc dịch tễ là địa điểm, sự kiện mà ca bệnh đến hoặc tham gia trong khoảng thời gian từ 3 ngày trước khi khởi phát bệnh cho đến khi được cách ly.

Các đơn vị đầu tư nguồn lực và thời gian để hoàn thành truy vết F1 sớm nhất; sau đó truy vết F2.

Bước một trong quy trình truy vết F1 là xác định các mốc dịch tễ do cán bộ điều tra của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tuyến tỉnh, hoặc trung tâm y tế cấp huyện, cùng chính quyền địa phương, y tế cơ sở thực hiện. Truy vết có thể thông qua hỏi trực tiếp bệnh nhân hoặc qua điện thoại; hỏi người thân, bạn bè, hàng xóm, tổ dân phố; tham khảo bệnh án, hồ sơ.

Bước hai, thông báo các mốc dịch tễ cho bộ phận điều phối truy vết. Bộ phận này đặt tại khoa kiểm soát bệnh truyền nhiễm của CDC cấp tỉnh hoặc trung tâm y tế huyện.

Sau khi xác định các mốc dịch tễ, cán bộ điều tra truy vết thông báo ngay cho bộ phận điều phối bằng mọi phương tiện nhanh nhất như điện thoại, tin nhắn… Còn bộ phận điều phối thông báo ngay cho chính quyền địa phương, hệ thống giám sát, y tế cơ sở nơi có các mốc dịch tễ; đồng thời điều động nhiều đội truy vết đồng loại tới những nơi này. Nếu mốc dịch tễ nằm ngoài địa bàn quản lý thì thông báo cho đơn vị liên quan.

Nhân viên y tế Thừa Thiên Huế lấy mẫu xét nghiệm người dân trên địa bàn. Ảnh: Võ Thạnh
Nhân viên y tế tỉnh Thừa Thiên Huế lấy mẫu xét nghiệm người dân trên địa bàn, tháng 8/2020. Ảnh: Võ Thạnh

Bước ba, các đơn vị triển khai truy vết F1 đồng thời bằng nhiều biện pháp như hỏi người bệnh; truy vết tại cộng đồng nơi bệnh nhân sinh sống; tại mốc dịch tễ; qua phương tiện thông tin đại chúng; thông qua ứng dụng Bluezone, Vietnam Health Declaration.

Bước bốn, tất cả các đội truy vết từ các nơi gửi nhanh danh sách F1 về bộ phận điều phối bằng các chụp danh sách, gửi về qua Zalo, Viber…, theo nguyên tắc “truy vết được đến đâu, gửi ngay danh sách đến đó”, và tiếp tục cập nhật đến khi hoàn thành. Bộ phận điều phối tổng hợp ngay danh sách này và thông báo cho chính quyền địa phương, Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 các cấp để cách ly F1.

Bước năm, Ban chỉ đạo phòng chống dịch các cấp và chính quyền địa phương bố trí phương tiện đưa F1 đi cách ly; lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm.

Sau khi cơ bản hoàn thành truy vết F1, các đơn vị truy vết F2 bằng cách phát biểu mẫu tự cung cấp thông tin về F2 cho F1 tự khai báo. Sau khi lập danh sách, F2 sẽ được chuyển về địa phương để cách ly tại nhà.

Theo PGS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Y tế dự phòng (Bộ Y tế), Việt Nam đang thực hiện tốt chiến lược ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng, dập dịch. Vì vậy, truy vết là khâu rất quan trọng để phát hiện những người có thể lây bệnh.

Thời gian qua, khi xảy ra ổ dịch tại các địa phương, bên cạnh những đội truy vết F1, F2 ở cơ sở, vẫn luôn có những đội truy vết bằng công nghệ thông tin để hỗ trợ. Các đội truy vết bằng nhiều phương pháp khác nhau đã góp phần nhanh chóng tìm ra F1, F2.

“Hướng dẫn này đã hệ thống lại các bước truy vết F1, F2 một cách tối ưu nhất, dựa trên kinh nghiệm chống dịch thời gian qua. Trên cơ sở này, các địa phương sẽ áp dụng vào từng trường hợp cụ thể, nhưng đảm bảo truy vết bài bản, nhanh chóng mỗi khi xảy ra ca lây nhiễm cộng đồng”, ông Phu nói.

Đầu tháng 3/2020, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống Covid-19 đã tổ chức nhóm khoảng 300 tình nguyện viên gồm cán bộ Bộ Y tế, Khoa học và Công nghệ, Thông tin và Truyền thông, viện nghiên cứu, trường đại học, doanh nghiệp, sinh viên trong và ngoài nước để phân tích dữ liệu, truy vết theo dấu dịch tễ các ca F1, F2. Nhóm được Bộ Y tế, Văn phòng Chính phủ hỗ trợ về điều kiện làm việc, sinh hoạt và đã huy động được hàng chục nghìn tình nguyện viên ở các địa phương. Những lúc xảy ra các ổ dịch lớn như tại Hà Nội, Đà Nẵng… nhóm chia ca làm việc liên tục ngày đêm để phân tích dữ liệu, kết nối với các nơi, để truy vết F1, F2.

Bộ Y tế định nghĩa, F1 là người có tiếp xúc gần 2 mét với ca bệnh nCoV trong khoảng từ 3 ngày trước khi khởi phát, đến khi ca bệnh được cách ly. Thời điểm khởi phát của ca bệnh được tính từ ngày có triệu chứng bất thường về sức khỏe mà bệnh nhân cảm nhận được như sốt, mệt mỏi, đau người, gai người ớn lạnh, giảm hoặc mất vị giác, khứu giác, sốt, ho, đau họng… Nếu người lành mang trùng (không có triệu chứng) thì ngày khởi phát là thời điểm lấy mẫu bệnh phẩm, xét nghiệm dương tính nCoV.

F2 là người tiếp xúc gần 2m với F1 trong khoảng thời gian từ ngày đầu tiên F1 tiếp xúc với ca bệnh cho đến khi được cách ly.

Viết Tuân – Vnexpress

Rate this post

Thời sự

TP HCM mở tour Củ Chi – núi Bà Đen

Đã đăng

 ngày

Bởi

TP HCM và tỉnh Tây Ninh thống nhất mở tour du lịch khép kín từ địa đạo Củ Chi – núi Bà Đen từ ngày 16/10.

Thông tin được Phó chủ tịch UBND TP HCM Phan Thị Thắng nói tại buổi làm việc của Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố với UBND TP HCM về công tác phòng chống Covid-19 và tình hình kinh tế – xã hội 9 tháng đầu năm 2021, chiều 12/10.

“Sáng nay tôi cùng Sở Du lịch làm việc với UBND tỉnh Tây Ninh để bàn bạc tổ chức kết nối lại tour tham quan khép kín địa đạo Củ Chi kết hợp núi Bà Đen và thống nhất tour đầu tiên bắt đầu từ cuối tuần này”, bà Thắng nói.

Chùa Bà Đen là địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng ở tỉnh Tây Ninh, nằm ở lưng chừng núi Bà Đen cao 986 m. Ảnh: Quỳnh Trần
Chùa Bà Đen là địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng ở tỉnh Tây Ninh, nằm ở lưng chừng núi Bà Đen cao 986 m. Ảnh: Quỳnh Trần

Theo lãnh đạo UBND thành phố, đây là bước đi đầu tiên trong việc mở lại các tuyến du lịch “liên tỉnh”. Trong tuần sau thành phố tiếp tục làm việc với một số tỉnh, thành khác để mở lại các tuyến du lịch. Các địa phương nhận định đa số người dân thành phố được tiêm 2 mũi vaccine và khách tham gia tour phải đảm bảo các biện pháp phòng dịch.

Trước đó, Phó chủ tịch UBND thành phố cho biết Sở Du lịch đã tổ chức một số chuyến tham quan Cần Giờ và địa đạo Củ Chi cho lực lượng tuyến đầu. Hoạt động này nhằm tri ân, giúp lực lượng y bác sỹ hiểu nét văn hóa của TP HCM. Sau khi tổ chức các chuyến đi, Sở Du lịch cùng địa phương và doanh nghiệp lữ hành rút kinh nghiệm, có những tính toán cho thời gian tới.

Các tour này diễn ra trong ngày, đảm bảo các biện pháp phòng, chống dịch. Tất cả du khách, hướng dẫn viên, tài xế, nhân sự tổ chức, phục vụ hậu cần tại các điểm đến phải tiêm hai mũi vaccine ngừa Covid-19, xét nghiệm nhanh âm tính, tuân thủ 5K. Tour tổ chức theo mô hình “bong bóng”, thông qua các cung đường khép kín.

Đợt dịch thứ tư đã ảnh hưởng nặng nề ngành du lịch TP HCM. Thống kê của các quận, huyện cho thấy 6 tháng qua 90% doanh nghiệp lữ hành vừa và nhỏ, doanh nghiệp lữ hành chuyên kinh doanh thị trường quốc tế ngưng hoạt động.

Sở Du lịch TP HCM đang xây dựng kế hoạch phục hồi hoạt động ngành trong điều kiện thích ứng an toàn với Covid-19 giai đoạn đến cuối năm 2021 và năm 2022 theo nguyên tắc “an toàn tới đâu, mở cửa tới đó và mở cửa phải an toàn”. Trong đó, thị trường nội địa sẽ giữ vai trò chủ lực trong giai đoạn phục hồi.

Hữu Công – Vnexpress

Rate this post
Đọc tiếp

Thời sự

Hàn Quốc chuyển 1,1 triệu liều vaccine đến Việt Nam vào 13/10

Đã đăng

 ngày

Bởi

Lô vaccine Astra Zeneca 1,1 triệu liều do Chính phủ Hàn Quốc tặng, dự kiến về đến Việt Nam vào ngày mai (13/10).

Đại sứ Hàn Quốc tại việt Nam Park Noh Wan cho biết thông tin nêu trên tại cuộc gặp Thủ tướng Phạm Minh Chính, ngày 12/10. Đây là đợt hỗ trợ vaccine song phương đầu tiên và lớn nhất của Hàn Quốc cho các đối tác, trong bối cảnh khan hiếm vaccine trên toàn cầu cũng như những khó khăn tại nước này.

Đại sứ khẳng định Hàn Quốc sẽ tiếp tục xem xét hỗ trợ y tế, trong đó có vaccine cho Việt Nam trong thời gian tới.

Theo ông Park Noh Wan, Việt Nam là đối tác quan trọng hàng đầu của Hàn Quốc, nhất là về kinh tế, đầu tư, thương mại. Dù dịch bệnh phức tạp, nhưng kim ngạch thương mại hai chiều vẫn tăng 18%. Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn, an toàn của các nhà đầu tư của Hàn Quốc; đầu tư mới của Hàn Quốc vào Việt Nam năm nay tăng 24% so với năm trước.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam Park Noh Wan, ngày 12/10. Ảnh: Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính (bên phải) tiếp Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam Park Noh Wan, ngày 12/10. Ảnh: Nhật Bắc

Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao quan hệ hợp tác giữa hai nước, ngày càng phát triển đi vào chiều sâu. Ông cho biết Việt Nam đang nỗ lực thúc đẩy ngoại giao vaccine để tăng tốc chiến dịch tiêm chủng cho toàn dân, tạo cơ sở để thích ứng an toàn với dịch bệnh, đồng thời phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh, đưa cuộc sống trở lại bình thường.

Lãnh đạo Chính phủ mong phía Hàn Quốc tiếp tục hỗ trợ Việt Nam chống dịch, nhất là về vaccine và thuốc điều trị, phát triển công nghiệp dược, nâng cao năng lực y tế. Hai nước nghiên cứu sớm nối lại chuyến bay thương mại; công nhận hộ chiếu vaccine của nhau; bình thường hóa các hoạt động kinh tế, góp phần ổn định chuỗi cung ứng hàng hóa.

Trước đó ngày 21/9, tại cuộc gặp Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc bên lề kỳ họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ở New York, Tổng thống Moon Jae-in cam kết cung cấp ít nhất một triệu liều vaccine Covid-19 cho Việt Nam.

Đến hết ngày 11/10, Việt Nam đã tiêm được tổng số 54,2 triệu liều vaccine; trong đó 38,6 triệu người tiêm mũi một; 15,5 triệu người tiêm đủ liều.  

Viết Tuân – Vnexpress

Rate this post
Đọc tiếp

Thời sự

Hà Nội tiếp nhận máy bay từ Điện Biên

Đã đăng

 ngày

Bởi

UBND TP Hà Nội thống nhất với tỉnh Điện Biên khôi phục đường bay từ ngày 13 đến 20/10, máy bay chở khách hai chiều, khách ngồi giãn cách.

Trong văn bản gửi UBND tỉnh Điện Biên ngày 12/10, Hà Nội yêu cầu hành khách đi máy bay đủ điều kiện theo quy định của Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Y tế, theo dõi sức khỏe tại nhà hoặc nơi lưu trú, thực hiện các biện pháp đảm bảo phòng chống dịch của Trung ương và TP Hà Nội.

Như vậy, sau Đà Nẵng, TP HCM, Điện Biên là địa phương thứ ba nối lại đường bay với thủ đô.

Máy bay đỗ tại sân bay Nội Bài. Ảnh: Ngọc Thành.
Máy bay đỗ tại sân bay Nội Bài. Ảnh: Ngọc Thành

Trước đó ngày 11/10, UBND tỉnh Điện Biên đề nghị nối lại đường bay giữa hai địa phương, cho phép các hãng Bamboo Airways, Vasco Airlines được mở các chuyến bay khứ hồi Hà Nội – Điện Biên trong thời gian thí điểm (13-20/10).

Theo UBND tỉnh Điện Biên, địa phương đã qua 54 ngày không ghi nhận ca mắc mới, tỷ lệ tiêm vaccine mũi một cho người trên 18 tuổi là 60%; mũi hai 20%.

Trước dịch Covid-19, mỗi ngày có hai chuyến bay Hà Nội – Điện Biên, khai thác máy bay ATR thân nhỏ với khoảng 70 chỗ ngồi.

Anh Duy – Vnexpress

Rate this post
Đọc tiếp
Advertisement

Facebook

Advertisement

Tin Nổi bật

    Paste your advertisement code here.