Kết nối với chúng tôi:

Học sinh

44 học sinh ngộ độc vì tưởng bột thông bồn cầu là cốm canxi

Đã đăng

 ngày

 

Được các anh chị lớp trên cho gói bột nói là “trà lipton Thái Lan” và “cốm canxi”, nhiều học sinh ăn thử và phải nhập viện.

Hơn 30 học sinh vẫn phải nằm viện trong ngày 5/3. Ảnh: Giang Chinh

Hơn 30 học sinh vẫn phải nằm viện trong ngày 5/3. Ảnh: Giang Chinh

Sau hai ngày điều trị tích cực tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương, ngày 5/3 hơn 10 học sinh bị ngộ độc bột thông bồn cầu đã xuất viện. Số còn lại đã ổn định sức khỏe nhưng cần theo dõi thêm.

Kể lại sự việc, các em cho hay giờ ra chơi sáng 4/3, nam sinh lớp 5B tên Quyết lấy ra một túi nylon màu đỏ treo trên xe máy của cô giáo Cao Thị Hà dựng trong sân trường, bì túi ghi chữ nước ngoài. Xé bỏ vỏ túi, Quyết gọi các bạn đến, chia cho mỗi người một ít, bảo “đây là trà lipton Thái Lan”.

Nhóm bạn của Quyết mang bột về lớp chia cho các bạn và các em khối 1, 2, mỗi người một ít, bảo là “trà sữa” và “cốm canxi”.

“Đó là thứ bột màu trắng, hạt to như hạt đường có vị cay và chua. Khi cháu cho vào miệng thấy kinh đã vội nhổ ra ngoài. Một lúc sau, miệng và lưỡi đau rát”, một học sinh mô tả.

Bao bì gói bột thông bồn cầu khiến 44 học sinh trường Tiểu học Bắc An (TP Chí Linh, Hải Dương) tưởng là trà lipton Thái Lan và cốm.

Bao bì gói bột thông bồn cầu khiến 44 học sinh trường Tiểu học Bắc An (TP Chí Linh, Hải Dương) tưởng là trà lipton Thái Lan và cốm.

Hậu quả, 44 em học sinh lớp 5A và 5B bị ngộ độc với các triệu chứng đau bụng, buồn nôn, miệng rát, phải đi cấp cứu, trong đó 32 em chuyển tuyến trên. Lớp 5B có 24 bạn thì 16 bạn ăn bột đều phải đi viện.

Ban giám hiệu trường Tiểu học Bắc An đã phối hợp cùng gia đình và bệnh viện chăm sóc học sinh. Trong bản tường trình, cô giáo Hà cho biết số bột thông bồn cầu cô mua vào đầu giờ sáng, chưa kịp mang về nhà nên treo ở xe máy, “không ngờ học sinh tinh nghịch tưởng là thứ ăn được đã bóc ra chia nhau”.

Chiều cùng ngày, bác sĩ Lê Quang Đức, Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương thông báo, phần lớn học sinh đã bình phục, sáng 6/3 có thể xuất viện. Riêng hai cháu phải điều trị thêm vì đã nuốt hóa chất vào bụng dẫn đến loét thực quản và dạ dày.

Giang Chinh (VnExpress)

Rate this post

Đời sống

Nghi ngờ cô giáo đánh con, phụ huynh lén đặt camera và thực tế gây ‘sốc’

Đã đăng

 ngày

TPO – Một số phụ huynh có con học lớp 2/11 trường Tiểu học Phan Châu Trinh, quận Tân Phú, TPHCM do nghi ngờ con mình bị cô giáo đánh nên đã lén đặt camera và kết quả khiến họ “sốc” khi chứng kiến cô giáo nạt nộ, nhéo tai, tát nhiều học sinh trong lớp…

giáo viên H đang nhéo tai một học sinh

Phản ánh đến báo chí, một số phụ huynh có con học trường lớp lớp 2/11 trường Tiểu học Phan Châu Trinh, quận Tân Phú, TPHCM cho biết, sau một thời gian đi học, con họ có nhiều biệt hiện khác thường. Trước bất thường này, phụ huynh đã lén đặt camera trong lớp học. giáo viên chủ nhiệm lớp học này là cô N.H.H.

Giáo viên H đưa tay tát học sinh

Kết quả, chỉ trong bốn ngày (từ 27- 30/8), các phụ huynh đã chứng kiến đều không tưởng.“Chúng tôi không thể đếm được số lần cô H. đánh đập các em học sinh, bởi nó diễn ra quá nhiều lần. Quên tập cũng đánh, làm bài không đúng cũng đánh, rồi liên tục chửi, phạt đứng, véo tai, gí tay chỉ vào mặt… Chúng tôi không thể chấp nhận hành động này của giáo viên”, một phụ huynh nói.

Trước sự việc này, các phụ huynh đã phản ánh đến nhà trường để yêu cầu làm rõ.

Theo đại diện nhà trường, hiện cô giáo H đã bị đồng thời Phòng giáo dục quận và Thanh tra Tân Phú cũng đã làm việc với cô giáo về phản ánh của phụ Huynh.

NGUYỄN DŨNG (baomoi.com)

Rate this post
Đọc tiếp

Công nghệ

“Game thủ” bỏ học 3 năm đi xách vữa trở thành thủ khoa đại học

Đã đăng

 ngày

Những đêm dài ngủ ngoài ghế đá công viên hay trên hè phố khiến Hậu nhận ra học hành là con đường duy nhất để thay đổi cuộc đời.

Từ cậu học trò bỏ học 3 năm để được chơi game

Nguyễn Tất Hậu (1992) sinh ra và lớn lên tại vùng “đất học” Đô Lương, Nghệ An. Nhờ có sức học khá, lên cấp 3, Hậu đã thi đỗ vào Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu. Năm đó, Hậu là một trong số ít học sinh của huyện đỗ vào trường chuyên tỉnh.

Môi trường học tập xa nhà khiến Hậu thấy mọi thứ đều thật mới lạ. “Khi ấy, mình lên thành phố trọ cùng các anh sinh viên trường cao đẳng nghề. Ở phòng trọ ai cũng có một chiếc máy tính để chơi game.

Lúc đầu mình nhìn chỉ thấy… chóng mặt. Sau đó các anh hỏi mình: “Có muốn chơi thử không?”. Mình nghĩ cũng không mất gì nên đã thử. Lâu dần, mình nghiện lúc nào không hay, tới mức bỏ cả học để đi chơi game. Do nghỉ quá số buổi nên mình đã bị nhà trường đuổi học”.

Nguyễn Tất Hậu là thủ khoa đầu tiên ngành An toàn thông tin, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông.

Chán đi học lại thích chơi game hơn, dù bố mẹ có khuyên nhủ thế nào, Hậu cũng quyết tâm bỏ. Ban ngày cậu làm thêm kiếm tiền, tối lại đi ngồi “nét”. Trong suốt khoảng thời gian 3 năm bỏ học, Hậu rong ruổi khắp Đà Nẵng, Hà Nội để làm các công việc phổ thông.

Lo lắng cho cậu con trai tuổi chưa đủ 16 sớm bước vào đời sẽ dính phải tệ nạn, người mẹ ra sức khuyên nhủ Hậu về quê học tiếng Hàn Quốc để đi xuất khẩu lao động.

“Vì nhiều người miền Trung đi xuất khẩu, quá hạn visa không về nên mình chờ mãi hồ sơ không được xét. Cho đến khi một trường THPT dân lập thông báo tuyển sinh bằng học bạ, bố mẹ một lần nữa khuyên mình đi học trở lại”.

Trong khi bạn bè cùng trang lứa đã ổn định tại giảng đường đại học, Hậu mới bắt đầu vào lớp 10. Nhưng vì ở nhà mãi cũng chán, lại không có cớ trốn đi chơi game, Hậu đồng ý đi học để “cho vui và giết thời gian”.

Những tiết học của Hậu vẫn tiếp tục là những buổi bỏ học để chơi game. Có những hôm cậu đi cả 3 – 4 hôm mới chịu về.

“Trong lúc chơi game, mình phát hiện ra rất nhiều thứ đồ trong game có thể “hack” được. Mình nhìn nhận bản thân có niềm đam mê về lĩnh vực này. Cho nên lúc ấy mình đã quyết tâm sẽ học và phải làm một điều gì đấy để thay đổi, ít nhất là cho bố mẹ một niềm vui”.

Một lần, sau 3 – 4 hôm đi chơi game về, cậu đi qua ngã tư chợ thì thấy người ta bán hoa hồng cho ngày mùng 8-3. Toàn bộ số tiền học mẹ cho tháng này Hậu đã chơi game hết. Với số tiền 5.000 đồng còn lại trong túi, Hậu quyết định mua một bông hồng tặng mẹ để… dễ xin tiền đóng học lại.

“Lần đầu tiên nhận được hoa mình tặng, mẹ bất ngờ lắm, nhưng gương mặt có thoáng chút buồn. Cũng khi ấy, trong lòng mình bỗng có nhiều cảm xúc lẫn lộn. Mẹ nói: ‘Anh chị đều đi học đại học, cho nên con cố gắng thi cho mẹ cái bằng cấp 3’”.

Vậy là Hậu hứa với mẹ: “Thôi để con đi học”.

Ngày hôm sau, bố mẹ Hậu bàn nhau mua cho cậu một chiếc máy tính để bàn. Hậu sẽ được chơi game tại nhà, nhưng chỉ được phép chơi mỗi ngày 2 tiếng. Hết thời gian đó, mẹ cậu sẽ khóa máy tính lại.

“Trong lúc chơi game, mình phát hiện ra rất nhiều thứ đồ trong game có thể “hack” được. Mình thấy bản thân có niềm đam mê về lĩnh vực này. Cho nên lúc ấy mình đã quyết tâm sẽ học và phải làm một điều gì đấy để thay đổi, ít nhất là cho bố mẹ một niềm vui”.

Từ đó, Hậu bắt đầu chăm chỉ đến trường. Trước ngày thi đại học 5 tháng, cậu bắt đầu mua lại SGK lớp 10 và lớp 11 để học. “Vì bỏ lỡ quá nhiều thứ nên mình phải nỗ lực gấp nhiều lần”.

Có những hôm Hậu học đến 3, 4 giờ sáng. Dù mẹ có nói thế nào cậu cũng thức cho đến khi đạt mục tiêu trong ngày mới chịu đi ngủ. Năm ấy, Tất Hậu đã thi đỗ vào ngành An toàn thông tin, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông.

Giờ đây, Hậu đã có một công việc theo đúng sở thích và đam mê tại Trung tâm công nghệ thông tin, phòng Big Data của Mobifone.

Nhớ lại những ngày thi đại học, Hậu kể: “Để tập trung ôn luyện, mình đã mời tất cả các “bạn game” đi chơi thỏa mái một trận, sau đó mình nói: ‘Giờ tao phải tập trung ôn thi đại học cái đã’.

Các bạn cũng đồng ý luôn: ‘Mày là đứa học tốt nhất bọn. Thôi mày cứ học đi, sau chúng tao còn có người nhờ vả’.

Đến thủ khoa đầu tiên ngành An toàn thông tin

Những ngày đầu lên đại học, tiền thuê nhà, tiền ăn là một khoản chi phí lớn mà theo Hậu, cả 3 anh em cùng đi học đại học một lúc là điều mẹ cậu không thể gánh vác hết được. Thế là cậu bắt đầu nghĩ cách tự xoay sở kinh tế.

Năm đầu tiên cậu cố gắng học để giành học bổng. Sau đó, Hậu đi lê la các quán trà đá hỏi han và dồn toàn bộ số tiền ấy để thuê một căn nhà giá rẻ. Căn nhà này Hậu cho bạn học cùng lớp thuê lại theo phòng. Cứ thế, đến giữa năm 3, cậu đã quản lý được thêm 8 căn nhà cho thuê khác. Khi ấy, các bạn thường gọi Hậu với cái tên “Hậu môi giới” hay “Hậu nhà đất”.

Nhờ việc “cho thuê lại nhà đi thuê”, Hậu đã có thêm một nguồn thu nhập tốt mà không cần đến sự giúp đỡ của bố mẹ.

“Vừa đi học, vừa đi làm lại phải quản lý các nhà trọ khiến một ngày của mình kín mít lịch. Do đó mình đã tự viết phần mềm quản lý, đồng thời giảm tải công việc bằng cách tìm người quản lý cho từng căn. Nhờ vậy, dù nhiều đầu việc nhưng mình vẫn đảm bảo được việc học”.

Xác định mục tiêu theo kỳ, Hậu luôn coi kỳ đầu tiên là kỳ quan trọng nhất và đặt mục tiêu tổng kết kỳ sau phải cao hơn kỳ trước. Ngoài ra, cậu cũng tham gia nhiều vào các kỳ thi chuẩn quốc tế như lập trình ACM, CTF, Sinh viên với an toàn thông tin,…

Cậu cũng tự tạo thư mục riêng trên máy tính đối với mỗi môn học cụ thể và tìm thêm tư liệu bổ sung cho các môn học ấy.

Nhờ vào những chiến lược học tập hiệu quả, tổng kết các kỳ trong năm học, Hậu đều đạt loại Giỏi, Xuất sắc và nhận được nhiều bằng khen của trường.

Đến năm thứ ba đại học, Hậu được nhận vào thực tập và tiếp đó trở thành nhân viên tại Trung tâm An ninh mạng Viettel của Tập đoàn Viettel khi còn chưa nhận bằng tốt nghiệp. Mức lương kiếm được từ công việc này, theo Hậu là một con số mà trước đây khi đi phu hồ cậu chưa bao giờ nghĩ đến.

Sau hơn 4 năm học, cậu học sinh bỏ học năm nào đã trở thành Thủ khoa đầu tiên ngành An toàn thông tin PTIT. Ngày nhận bằng khen vinh danh thủ khoa cả nước tại Văn miếu Quốc tử giám, Hậu mời bố mẹ ra Hà Nội cùng. Chứng kiến khoảnh khắc con trai đứng lên bục vinh danh, nước mắt của người mẹ cứ thế rơi.

Giờ đây, Hậu đã có một công việc theo đúng sở thích và đam mê tại Trung tâm công nghệ thông tin, phòng Big Data của Mobifone. Tại đây, ngoài việc được nghiên cứu và áp dụng về các nền tảng công nghệ mới, Hậu còn hỗ trợ đạo tạo giúp các bạn sinh viên có thêm kiến thức thực tế. Cậu cũng chuẩn bị bảo vệ để lấy bằng Thạc sĩ ngành Khoa học máy tính.

Nhớ lại quãng thời gian 3 năm bỏ học, Hậu nói: “Những ngày mưa lạnh, tiền không có, phải ngủ ở ngoài đường, lấy viên gạch làm gối, mình mới thấy thấm thía và quyết tâm thay đổi để cuộc sống tốt hơn”.

“Tiếp xúc với những con người ở nhiều môi trường khác nhau, mình thấy lựa chọn con đường học là đúng đắn nhất. Mình từng xấu hổ khi bắt đầu đi học trở lại hay e ngại ánh nhìn của ai đó, nhưng không bao giờ là quá muộn. Nếu không biết chấp nhận và thay đổi, có lẽ giờ mình vẫn đang phải lang thang để ngủ ở một góc công viên nào đó…”

Theo Thúy Nga (Vietnamnet)

Rate this post
Đọc tiếp

Giáo dục

Hà Giang kỷ luật 46 cán bộ liên quan gian lận thi cử

Đã đăng

 ngày

Ngày 1/10, Ủy ban Kiểm tra tỉnh Hà Giang công bố 46 đảng viên bị kỷ luật vì nâng điểm thí sinh, hoặc nhờ nâng điểm cho con cháu trong kỳ thi THPT quốc gia 2018.

Trong đó 42 người bị khiển trách, một người bị cảnh cáo, ba người bị khai trừ Đảng. 

Ba người tham gia nâng điểm cho thí sinh là Lê Thị Dung (nguyên đội phó, Phòng Bảo vệ Chính trị nội bộ, Công an tỉnh) nhờ nâng điểm cho 20 thí sinh; Nguyễn Thanh Hoài (nguyên Trưởng phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục, Sở Giáo dục và Đào tạo), chỉ đạo nâng điểm cho các thí sinh; Vũ Trọng Lương (nguyên Phó phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục), trực tiếp nâng điểm cho thí sinh.

Hai cán bộ Công an tỉnh thiếu trách nhiệm, để xảy ra sai phạm là Nguyễn Thanh Lịch (Phòng PA03) và Hoàng Văn Tinh (Phó trưởng phòng PA03).

Ngoài ra, còn cán bộ thuộc các cơ quan chính quyền, quân sự, công an, giáo viên, bác sĩ, lãnh đạo các huyện và cả người về hưu… bị kỷ luật vì nhờ người tác động, nâng điểm cho con, cháu hoặc biết con, cháu, người thân được nâng điểm trái pháp luật, nhưng không báo cáo cấp có thẩm quyền.

Theo Ủy ban Kiểm tra tỉnh Hà Giang, có 29 cán bộ, đảng viên khác phải kiểm điểm, rút kinh nghiệm sâu sắc vì liên quan đến gian lận. Trong đó có bà Phạm Thị Hà (Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), vợ ông Triệu Tài Vinh, nguyên Bí thư Tỉnh ủy. Bà Hà phải kiểm điểm Chi bộ và Đảng ủy Sở vì để em chồng tác động nâng điểm cho con.

Ngoài ra, 57 người khác tiếp tục bị xem xét, xử lý. Hai người mắc bệnh hiểm nghèo và hai người đang bị khởi tố nên dừng kiểm tra. 

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Nguyễn Văn Sơn đã họp đánh giá Ban chỉ đạo thi, Hội đồng thi, Ban thư ký, Ban Chấm thi tỉnh và các Ban in sao đề thi, coi thi, vận chuyển đề, làm phách, phúc khảo đều không hoàn thành nhiệm vụ; các cá nhân phải nghiêm túc kiểm điểm. 

Ông Lê Quang Minh, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra tỉnh Hà Giang cho biết, sau khi kỷ luật Đảng, những cán bộ vi phạm sẽ bị xử lý hành chính. Những cán bộ có con được nâng điểm nhưng chưa đủ cơ sở kết luận có tác động, can thiệp, nhờ giúp đỡ thì chỉ yêu cầu rút kinh nghiệm.

Tháng 6/2019, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang đã cảnh cáo ông Trần Đức Quý (Phó chủ tịch tỉnh) và ông Vũ Văn Sử (cựu giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo) do vi phạm, khuyết điểm trong việc tổ chức kỳ thi THPT quốc gia 2018 tại tỉnh.

Như vậy Hà Giang là địa phương thứ hai, sau Hòa Bình xử lý cán bộ nhờ nâng điểm cho con em, người thân. Sơn La, địa phương cũng có 44 thí sinh được nâng điểm, chưa thông báo hình thức xử lý.

Viết Tuân

Rate this post
Đọc tiếp
Advertisement

Facebook

Advertisement

Tin Nổi bật

    Paste your advertisement code here.