Kết nối với chúng tôi:

Du lịch

Vẻ đẹp Việt Nam trong cuộc thi ảnh quốc tế

Đã đăng

 ngày

 
Những khoảnh khắc đời sống và phong cảnh Việt Nam được vào vòng chung kết cuộc thi ảnh quốc tế lần thứ 17 của tạp chí Smithsonian (Mỹ).
Vẻ đẹp Việt Nam trong cuộc thi ảnh quốc tế
Bức ảnh Blooming (Bung nở) của tác giả Nguyễn Ngọc Thiện (TP HCM) vào chung kết chủ đề Du lịch, chụp cảnh một thuyền đánh cá đang kéo lưới trong mùa đánh bắt cá cơm tại vùng biển Hòn Yến, Phú Yên. Một phần cá tươi thu hoạch được bán tại chợ, số còn lại đem phơi khô rồi phân phối cho các chủ kinh doanh làm nguồn nguyên liệu sản xuất nước mắm cá cơm. Tạp chí Smithsonian đã công bố 60 ảnh nghệ thuật vào chung kết ở 6 chủ đề: Thế giới tự nhiên, Con người, Du lịch, Ảnh chỉnh sửa, Trải nghiệm nước Mỹ và Ảnh chụp bằng điện thoại di động. Những hình ảnh vào chung kết được đăng tải trên trang web chính thức của cuộc thi. 
Vẻ đẹp Việt Nam trong cuộc thi ảnh quốc tế
Tác phẩm Harvesting Water Lilies (Thu hoạch hoa súng) của tác giả Nguyễn Tấn Tuấn (TP HCM) vào chung kết chủ đề Du lịch, chụp những người phụ nữ rửa hoa súng trên cánh đồng ngập nước ở Mộc Hóa, Long An. Những tác phẩm vào vòng chung kết được lựa chọn từ 36.000 ảnh gửi dự thi của các nhiếp ảnh gia chuyên và không chuyên đến từ 145 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Kết quả chung cuộc của từng chủ đề và ảnh được bạn đọc bình chọn nhiều nhất sẽ công bố vào ngày 31/3. Người thắng “Giải thưởng lớn” sẽ nhận 2.500 USD.
Vẻ đẹp Việt Nam trong cuộc thi ảnh quốc tế
“Follow the Herd” (Theo đàn) của tác giả Nguyễn Tấn Tuấn vào chung kết chủ đề Ảnh chỉnh sửa, chụp một đàn trâu nước di chuyển tìm nguồn cỏ mới trên khu vực hồ Dầu Tiếng mùa nước cạn ở Tây Ninh.
Vẻ đẹp Việt Nam trong cuộc thi ảnh quốc tế
“Cave Fishing” (Bắt cá trong hang động) của tác giả Natnattcha Chaturapitamorn (Thái Lan) vào chung kết chủ đề ảnh Du lịch, chụp hai cha con dùng nơm bắt cá tại một hang động ở Kiên Lương, Kiên Giang, Việt Nam.
Vẻ đẹp Việt Nam trong cuộc thi ảnh quốc tế
“A Fish Seller Displays His Goods” (tạm dịch Người bán cá cảnh) của tác giả Jon Enoch (Anh) vào chung kết chủ đề ảnh Du lịch, chụp những bịch cá cảnh đặt trên chiếc khung trên yên xe máy. Enoch cho biết anh đã dành một tuần để theo sát quá trình người bán vận chuyển cá trên đường phố Hà Nội và thuyết phục họ để tác nghiệp.
Vẻ đẹp Việt Nam trong cuộc thi ảnh quốc tế
Bức ảnh “Foggy Morning in Amish Country” (tạm dịch Sáng mù sương ở vùng đất của người Amish), chụp bởi tác giả Juan Osorio. Tác phẩm vào chung kết chủ đề ảnh Trải nghiệm nước Mỹ chụp cảnh chiếc xe ngựa kéo chở gia đình người Amish đến dự lễ nhà thờ tại làng Strasburg, hạt Lancaster, bang Pennsylvania, Mỹ, ngang qua một trang trại phủ đầy sương sớm. 
Vẻ đẹp Việt Nam trong cuộc thi ảnh quốc tế
Tác phẩm “Fan Dancers” (tạm dịch Những người múa quạt) của tác giả Andre Legaspi vào chung kết chủ đề ảnh Trải nghiệm nước Mỹ, chụp nhóm người cao tuổi tập thể dục buổi sáng bằng cách múa quạt trong thời tiết giá lạnh tại khu vực bờ sông Đông, gần cầu Brooklyn và cầu Manhattan thuộc khu phố Two Bridges, bang New York, Mỹ.
Vẻ đẹp Việt Nam trong cuộc thi ảnh quốc tế
“Reaching for the Egg Basket” (tạm dịch Bỏ trứng vào rổ) của tác giả Kelley Dallas vào chung kết chủ đề ảnh Trải nghiệm nước Mỹ, chụp bé gái phụ giúp việc thu hoạch trứng gà tại một gia đình có truyền thống chăn nuôi trên 100 năm tại đảo Whidbey, bang Washington, Mỹ.
Vẻ đẹp Việt Nam trong cuộc thi ảnh quốc tế
Bức ảnh Black Swan (Thiên nga đen) của tác giả Kuang Zhen vào chung kết chủ đề ảnh Thế giới tự nhiên, chụp một đàn thiên nga đen soi bóng khi bơi trên mặt hồ tại Trung Quốc.
Vẻ đẹp Việt Nam trong cuộc thi ảnh quốc tế
Tác phẩm Dungan Wedding (Lễ cưới của người Đông Can), chụp bởi tác giả Yam G-Jun (Malaysia) vào chung kết chủ đề Con người, ghi lại nghi thức cưới truyền thống của người dân tộc Đông Can, lúc cô dâu che tấm khăn voan màu đỏ khi rời nhà chú rễ tại làng Milyanfan, Kyrgyzstan. 

Huỳnh Phương (Theo Smithsonian Magazine, The Atlantic) – Vnexpress

Rate this post

Du lịch

Phở là báu vật trong di sản Việt: Trang tin Ấn Độ viết về phở nhân ngày 12-12

Đã đăng

 ngày

Bởi

Sáng 12-12, trang tin Time Bulletin có trụ sở tại Pune, Ấn Độ đăng một bài viết về phở với nhiều thông tin về món ăn truyền thống của người Việt.
Phở là báu vật trong di sản Việt: Trang tin Ấn Độ viết về phở nhân ngày 12-12 - Ảnh 1.
Bát phở theo kiểu miền Bắc tại một tiệm phở ở quận 3, TP.HCM – Ảnh: NGỌC ĐÔNG

Trong bài viết có tựa đề “Ảnh động Google Doodle tôn vinh phở – món ăn quốc gia của Việt Nam”, tác giả Raeesa Sayyad mang đến cho độc giả cái nhìn chi tiết về món phở nhân dịp trang chủ Google thay logo truyền thống bằng đồ họa hình phở.

Điều đặc biệt là Ấn Độ không nằm trong danh sách 20 quốc gia mà Google đặt Doodle có hình phở trong ngày 12-12.

“Doodle động của Google tôn vinh một món ăn quốc gia của Việt Nam là phở vào ngày 12-12-2021. Đây là món ăn nổi tiếng ở Việt Nam, có thể tìm thấy trong các bữa ăn gia đình, những quán ăn đường phố và nhà hàng trên khắp cả nước”, tác giả Raeesa Sayyad mở đầu bài viết.

Raeesa Sayyad giải thích phở là món ăn gồm có nước dùng, bánh phở, các loại rau thơm, và thịt (thường là thịt bò cho phở bò và thịt gà cho phở gà).

Trong bài, tác giả cũng nhắc đến lịch sử của món phở, ra đời từ giữa thế kỷ 20 ở miền Bắc Việt Nam, và sự khác nhau giữa phở Bắc và phở Nam.

“Phong cách phở Hà Nội (miền Bắc) và Sài Gòn (miền Nam) khác nhau ở chiều rộng của sợi phở, độ ngọt của nước dùng và sự lựa chọn của các loại rau thơm”, Raeesa Sayyad viết, nói thêm rằng điều làm nên sự đặc biệt của phở là quá trình nấu nướng cẩn thận để có được hương vị đa dạng và nước dùng thật trong từ các loại gia vị như gừng, hồi, hạt thì là…

“Ai ai cũng có thể đồng tình rằng phở là một ‘của báu’ trong di sản Việt Nam”, Raeesa Sayyad nhận định.

Tác giả cũng không quên nhắc đến những công nhận quốc tế mà phở có được trong những năm gần đây. Cụ thể, năm 2007, từ “phở” được đưa vào tự điển Shorter Oxford English Dictionary. Năm 2011, phở được xếp thứ 28 trong danh sách 50 món ăn ngon nhất thế giới do CNNgo bình chọn. Các nhà hàng phục vụ phở cũng xuất hiện ở nhiều nước trên thế giới như Pháp, Mỹ, Canada và Úc.

Kết thúc bài viết, tác giả nhắc đến việc từ năm 2018, ngày 12-12 chính thức được chọn là ngày để vinh danh phở, cũng như gia tài ẩm thực và sự kết hợp văn hóa mà món ăn này đại diện.

Theo NHÃ XUÂN – Tuổi Trẻ

Rate this post
Đọc tiếp

Du lịch

Khách Việt ‘nín thở’ khi đặt tour 30/4

Đã đăng

 ngày

Bởi

Tiếp tục du lịch theo kế hoạch hay hủy tour, “ở nhà cho lành” là nỗi băn khoăn của nhiều người trong bối cảnh nguy cơ Covid-19 lây lan cao.

Chiều 27/2, Thảo Nhi, 25 tuổi, sống tại Hà Nội, miệt mài đăng lên một số hội nhóm du lịch nội dung: “Cần tìm khách sạn tại Đà Nẵng có bao gồm ăn sáng, gần trung tâm, nhận phòng 1/5 và trả phòng 3/5”. Cô hào hứng khi nhận được hàng loạt bình luận tư vấn, chào mời mua combo.

Nhưng đến sáng 28/4, Nhi bắt đầu lo lắng khi thấy hàng loạt tỉnh thành thông báo dừng, hủy lễ hội hay bắn pháo hoa dịp 30/4… cùng cảnh báo nguy cơ dịch bệnh cao. Chưa đặt khách sạn, cô và gia đình phân vân huỷ vé máy bay sát ngày khởi hành.

Trong khi đó, chị Bảo Ngân, 40 tuổi, đến từ TP HCM, hủy chuyến du lịch Hạ Long 5 ngày 4 đêm ngay khi cập nhật tin tức mới về dịch bệnh. Nữ du khách này đang liên hệ với khách sạn để lùi ngày, hy vọng có thể đến Hạ Long vào giữa mùa hè.

Chuyến đi này được lên lịch cách đây một tháng. Chị đã thanh toán gần 16 triệu đồng vé máy bay cho 4 người cách đây một tuần. Ban đầu, chị cũng tìm phương án hoàn tiền hoặc lùi ngày bay. Nhưng do mua qua một ứng dụng và liên lạc nhiều lần không được, cộng thêm công việc bận rộn, chị Ngân quyết định bỏ vé, chấp nhận mất tiền.

“Các con tôi sẽ thi học kỳ vào đầu tháng 5, sau chuyến du lịch vài ngày. Nếu chẳng may bay ra từ vùng dịch, hoặc có sự cố, các cháu có thể bị cách ly, ảnh hưởng đến học tập. Do đó, tôi chấp nhận mất tiền để đổi lấy sự an toàn. Khi nào mọi thứ trở lại như cũ, tôi sẽ cho các con đi”, chị nói.

Cũng có kế hoạch du lịch vào 30/4 – 1/5, Trung Nghĩa, 24 tuổi, theo dõi tình hình Covid-19 liên tục, nhưng quyết định không hủy chuyến đi Sa Pa hai ngày. Chàng trai từ Hải Phòng bày tỏ, đây là dịp xả hơi sau thời gian làm việc căng thẳng, nên không muốn lỡ cơ hội “trốn” khỏi thành phố.

“Vài người bạn cũng lo lắng vì đặt các chuyến đi dài ngày, xa hơn của tôi. Nhưng không ai hủy tour. Mọi người đều muốn lên đường vì đã chôn chân ở nhà quá lâu”, Nghĩa nói.

Anh đảm bảo lịch trình của mình không đi ngược khuyến cáo hạn chế tụ tập trong kỳ nghỉ lễ của các cơ quan chức năng. “Tôi không đến những nơi chắc chắn đông đúc như thị trấn hay Fansipan, mà chọn nghỉ dưỡng ở bản xa trung tâm”.

Hơn 83% số người trả lời cho biết đã sẵn sàng đi du lịch trong vài tháng tới, nhất là mùa hè 2021, theo khảo sát Nhu cầu và xu hướng khách du lịch thời Covid-19 thực hiện vào tháng 3 vừa qua.
Theo khảo sát “Nhu cầu và xu hướng khách du lịch thời Covid-19” thực hiện vào tháng 3 vừa qua, hơn 83% khách Việt cho biết đã sẵn sàng đi du lịch trong vài tháng tới, nhất là mùa hè 2021. Ảnh: Sơn Thuỷ

Thanh Giang, 32 tuổi, sống ở Phú Thọ, cho biết dù khá lo lắng trước tình hình Covid-19, chị vẫn quyết định đưa cả gia đình 12 người đi chơi dịp nghỉ lễ. Chị Giang đã đặt phòng trong một khu nghỉ dưỡng ở Vĩnh Phúc, nơi vẫn kiểm soát tốt dịch bệnh.

Để chủ động phòng tránh các nguy cơ, gia đình sẽ di chuyển bằng ôtô riêng thay vì phương tiện công cộng; tự chuẩn bị đồ ăn, thức uống cho cả chuyến đi; hạn chế ra các nơi công cộng như nhà hàng, bể bơi chung…

“Đây là dịp nghỉ lễ dài nhất trong năm, lâu rồi cả gia đình ba thế hệ chưa đi xa cùng nhau, nên tôi muốn tạo thêm một hoạt động gắn kết. Hơn nữa chi phí thuê phòng cũng cao – 15 triệu đồng cho hai ngày một đêm, nên tôi không muốn bỏ. Nếu hủy, resort không có chính sách đền bù”, nữ du khách nói.

Du khách rửa tay sát khuẩn trước khi vào tham quan danh thắng Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng ngày 25/7/2020. Ảnh: Đắc Thành
Du khách rửa tay sát khuẩn trước khi vào tham quan danh thắng Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng ngày 25/7/2020. Ảnh: Đắc Thành

Hai ngày trở lại đây, Lê Thị Nhung, chuyên bán phòng cho một số khách sạn tại Đà Nẵng, bắt đầu nhận được nhiều câu hỏi của khách về việc đi hay hủy tour. Cô luôn để khách tự quyết định vì cho rằng “mỗi người phải chịu trách nhiệm với hành động của mình”, không ai có thể giúp họ lựa chọn.

“Tôi thấy vui vì Đà Nẵng đã có khách trở lại, nhưng cũng khá lo lắng vì dịch đang bùng phát ở các nước lân cận. Tôi mong mọi người nếu đã có lịch đi chơi, hãy luôn tuân thủ thông điệp 5K của bộ Y tế để đảm bảo an toàn cho bản thân và người khác, lưu ý cài đặt Bluezone, ghi nhớ lịch sử tiếp xúc và hành trình của mình”, Nhung nói.

Tính đến 27/4, nhiều doanh nghiệp lữ hành đã “chốt sổ” tour 30/4. Trong đó các điểm đến được du khách quan tâm nhất vẫn là Sa Pa, Hà Nội, Hạ Long, Phú Quốc, Đà Nẵng và Đà Lạt.

Để chuẩn bị đón khách dịp nghỉ lễ, hầu hết địa phương chủ động siết chặt thực hiện các biện pháp phòng chống Covid-19. Riêng trong ngày 28/4, thành phố Đà Lạt phạt tiền 41 người dân và du khách không đeo khẩu trang nơi công cộng.

Ông Bùi Quốc Thái, Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Kiên Giang, cho biết trong 4 ngày lễ địa phương sẽ đón khoảng 130.000 – 150.000 lượt khách. Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, các lực lượng chức năng được bố trí dày đặc ở vùng biên giới đất liền và trên biển, đảm bảo tương đối an toàn cho du khách.

Bên cạnh đó, Sở Du lịch tỉnh phối hợp với các cơ quan, doanh nghiệp du lịch thực hiện 5K; yêu cầu các cơ sở lưu trú ghi lại nhật ký hàng ngày của các lượt khách đến. Kiên Giang hiện vẫn được coi là điểm đến an toàn, ông Thái nhận định.

Hải Đăng – Vnexpress

Rate this post
Đọc tiếp

Du lịch

Chùa Sài Gòn đông khách buổi tối

Đã đăng

 ngày

Bởi

Chùa Phước Hải mở cửa buổi tối trong 15 ngày đầu tháng Giêng, thu hút không ít khách bởi dàn đèn lồng được thắp sáng rực rỡ.
Chùa Sài Gòn đông khách buổi tối
   

Ngôi chùa trăm tuổi cựu Tổng thống Mỹ từng ghé thăm ở Sài Gòn

Tâm Linh – Vnexpress

Rate this post
Đọc tiếp
Advertisement

Facebook

Advertisement

Tin Nổi bật

    Paste your advertisement code here.