Kết nối với chúng tôi:

Thời sự

Thượng tướng Võ Văn Tuấn: ‘Hoà hợp dân tộc tạo nên sức mạnh hội tụ’

Đã đăng

 ngày

 
Ngày 30/4/1975, phi công trẻ Võ Văn Tuấn lấy tấm danh thiếp của cha mình, một nhà ngoại giao kỳ cựu, ghi vội dòng chữ vào mặt sau để làm kỷ niệm.

Thượng tướng Võ Văn Tuấn – nguyên Tham mưu trưởng Quân chủng Phòng không Không quân, nguyên Phó tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân VN, là con trai của nhà ngoại giao Võ Văn Sung – một trong 5 thành viên chính thức của đoàn Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tại lễ ký hiệp định Paris 1973.

Ông Tuấn chia sẻ với những kỷ niệm gia đình và suy nghĩ của ông về khát vọng hòa bình từ góc nhìn của một tướng lĩnh.

 Cha ông, đại sứ Võ Văn Sung là người đã đề xuất chọn Paris làm nơi diễn ra cuộc đàm phán chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Ngày này 45 năm trước, cha ông đã chia sẻ điều gì với con trai mình?

– Ngày 30/4/1975, tôi đang là học viên phi công, chuẩn bị đi học lái máy bay. Ba tôi sau khi tham gia đoàn đàm phán ký hiệp định Paris 27/1/1973, tiếp tục ở lại làm đại sứ đầu tiên của Việt Nam tại Pháp. Dù ở cách nhau hàng vạn cây số, sau này kể lại thì cảm xúc của hai ba con đều giống nhau, đó là niềm hạnh phúc vỡ oà vì đất nước được thống nhất. 

Lúc đó, tôi vội lấy danh thiếp của ba được cất kỹ trong balo, lật mặt sau và ghi “11h30 ngày 30/4/1975, chiến dịch lịch sử Hồ Chí Minh toàn thắng. Đất nước Việt Nam hoàn toàn thống nhất. Ghi nhớ mãi ngày này”. Chiếc danh thiếp ấy, sau 45 năm tôi vẫn còn giữ.

Mặt sau chiếc danh thiếp kỷ niệm của Thượng tướng Võ Văn Tuấn. Ảnh: Giang Huy
Mặt sau chiếc danh thiếp kỷ niệm của Thượng tướng Võ Văn Tuấn. Ảnh: Giang Huy

Với ba tôi, trong suốt những năm tháng hoạt động ngoại giao, đó cũng là giây phút đáng nhớ nhất, vì khát vọng hoà bình cho dân tộc đã thành sự thật.

Ba tôi có nhiều cuốn hồi ký, trong đó, ông nêu mục tiêu cuối cùng của mọi cuộc đấu tranh là đất nước được độc lập, hoà bình, người dân được sống trong tự do để phát triển.

Ông từng nhận định, các thế lực khi đến xâm lăng luôn tìm cách chia rẽ sự đoàn kết, thống nhất của một quốc gia. Người Việt Nam có những lúc đã ở hai chiến tuyến, nhưng dù trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng đều là máu đỏ da vàng, đều chung nguồn gốc, đều là con dân của đất mẹ Việt Nam, không ai có thể chia cắt được.

Ba tôi ở Tây Âu, tiếp xúc nhiều Việt Kiều với nhiều hoàn cảnh khác nhau, quan điểm chính trị khác nhau, nhưng lúc đó ai cũng mong muốn hoà bình cho dân tộc và tự do cho nhân dân Việt Nam.

– Được biết gia đình ông ở miền Nam tập kết ra Bắc, nhiều người thân vẫn ở trong Nam. Đúc kết nêu trên của cha ông về “người Việt Nam có những lúc đã ở hai chiến tuyến” chắc cũng đến từ hoàn cảnh gia đình?

– Anh con dì hai (chị gái của mẹ) tôi trước đây là sĩ quan của quân đội phía bên kia chiến tuyến. Sau ngày đất nước thống nhất, tôi đóng quân ở sân bay Phan Rang, anh tôi ở Nha Trang, tôi vẫn thường xuyên chủ động gặp anh. Anh là người hiền lành nhưng cũng phải đi học tập, cải tạo rất lâu.

Tôi và anh thường ngồi với nhau và có chung tâm sự rằng, thật may mắn khi có ngày thống nhất đất nước, nếu không, hai anh em sớm muộn phải đối diện với nhau trên chiến tuyến, người trong gia đình có thể phải bắn nhau. Và dù anh tôi ở bên nhận thất bại, anh luôn nói nhờ có 30/4 mà anh em được đoàn tụ. 45 năm rồi, chúng tôi vẫn thường xuyên gặp nhau và rất thân thiết.

Tôi vẫn luôn nghĩ rằng, hoà giải, hoà hợp dân tộc rất cần thiết cho sự phát triển của đất nước chúng ta. Sức mạnh hội tụ sẽ là đôi cánh giúp Việt Nam bay xa hơn. 

Thượng tướng Võ Văn Tuấn bên tượng cha mình - nhà ngoại giao kỳ cựu, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam đầu tiên tại Pháp. Ảnh: Giang Huy
Thượng tướng Võ Văn Tuấn bên tượng cha mình – nhà ngoại giao kỳ cựu, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam đầu tiên tại Pháp. Ảnh: Giang Huy

– Khát vọng hòa bình của các thế hệ người Việt Nam trong đó có cha ông phần nào được thể hiện trong Sách trắng quốc phòng. Đó là chính sách quốc phòng mang tính hoà bình, tự vệ. Ông nghĩ như thế nào về chính sách này?

– Khi Sách trắng quốc phòng 2019 được công bố, tôi đã nghỉ hưu, nhưng quá trình xây dựng tôi có tham gia. Chúng ta đều biết, thế giới hiện nay không còn hai cực nữa mà là đa cực, là thế giới phẳng. Tất cả quốc gia dù lớn nhỏ đều đặt lợi ích quốc gia của mình lên trên hết. Việt Nam hiện là thành viên tích cực của khối ASEAN, cùng các nước xây dựng nền hoà bình, ổn định của khu vực.

Chúng ta nhất quán quan điểm không tham gia liên minh quân sự, vì tham gia với nhóm nước này để chống lại nhóm nước khác sẽ dẫn đến nguy cơ đe doạ an ninh, hoà bình cho dân tộc mình.

Trong Sách trắng quốc phòng 2019, Việt Nam nêu rõ chính sách “bốn không”, nhưng bổ sung “một tuỳ”. Đó là, “tùy theo diễn biến của tình hình và trong những điều kiện cụ thể, Việt Nam sẽ cân nhắc phát triển các mối quan hệ quốc phòng, quân sự cần thiết với mức độ thích hợp trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nhau cũng như các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, hợp tác cùng có lợi, vì lợi ích chung của khu vực và cộng đồng quốc tế”.

Đây là một điểm rất mới, nêu rõ chúng ta không cứng nhắc, nếu đất nước lâm nguy, an ninh đe doạ, Việt Nam có thể tham gia vào một khối, nhóm nào đó để chống lại âm mưu thù địch, tìm các đe doạ nền hoà bình của chúng ta.

Hiện nay, Việt Nam đang nỗ lực bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa thông qua đối ngoại chung và đối ngoại quân sự quốc phòng. Trong khối ASEAN, chúng ta chủ động đề xuất tổ chức hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ADMM, và hội nghị ADMM+ mở rộng với các nước lớn như Trung Quốc, Mỹ, Nga để tăng cường hoạt động bảo vệ hoà bình, ổn định, phát triển trong khu vực.

Bộ đội Việt Nam cũng đang tham gia tích cực vào hoạt động bảo vệ, gìn giữ hoà bình Liên Hợp Quốc.

Một đất nước muốn có hòa bình bền vững thì phải đủ năng lực để bảo vệ Tổ quốc, cả về khả năng tổng hợp cũng như khả năng đặc trưng của quốc phòng. Ông nhìn nhận như thế nào về điều này?

– Chúng ta không đánh người khác nhưng phải luôn phòng vệ để có hàng rào tốt, nếu bị tấn công thì sẵn sàng đáp trả.

Muốn hoà bình, chúng ta phải khoẻ mạnh. Xây dựng một quân đội hùng mạnh làm rường cột cho đất nước là việc phải làm để đảm bảo hoà bình vững chắc. Vì vậy, quân đội Việt Nam được xây dựng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Đó là một trong những chiến lược của Nhà nước để đảm bảo không ai dám nhòm ngó, xâm lược. Nếu chúng ta yếu, chúng ta phải trả giá cao.

Bên cạnh đội quân tinh nhuệ, chúng ta cũng mua sắm và làm chủ vũ khí hiện đại, đảm bảo phòng ngự và tấn công khi cần thiết. Dù từng bước hiện đại, Việt Nam có nhiều quân binh chủng tiến thẳng lên hiện đại, đặc biệt là những quân binh chủng thiên về kỹ thuật như Phòng không Không quân, Hải quân, Thông tin liên lạc, Không gian mạng… đủ sức để đối đầu và đánh thắng vũ khí, thế lực tương đương có ý đồ xâm lược chúng ta.

Tôi có thể khẳng định, hiện nay, quân đội Việt Nam đủ mạnh để đảm bảo an ninh quốc phòng, giữ vững chủ quyền đất nước.

Cha ông từng chia sẻ với ông những giá trị của hòa bình và thống nhất đất nước, đến lượt mình, ông nói điều này với các con như thế nào?

– Kinh nghiệm đúc kết suốt những năm tháng hoạt động ngoại giao của ba tôi và cả đời phục vụ trong quân ngũ, tôi hiểu rõ giá trị của hoà bình, ổn định. Để có hoà bình, chúng ta đã phải trả giá bằng cả xương máu của hàng triệu người.

Thế hệ của ba tôi đã đấu tranh để giành hoà bình, thế hệ của tôi là gìn giữ hoà bình, còn thế hệ con cháu tôi, của thanh niên hiện nay là tiếp tục sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Đó là trách nhiệm thế hệ, được truyền từ đời này qua đời khác, không cần phải nói trực tiếp hay trao đổi giáo điều.

Tôi tin rằng, các con tôi và lớp trẻ sau này hoàn toàn có đủ tài năng, trí tuệ và sự hiểu biết để gìn giữ hoà bình, đưa đất nước sánh vai với các cường quốc năm châu.

Tôi cũng mong 30/4 là ngày kỷ niệm đất nước thống nhất cuối cùng, không còn ngày nào tương tự nữa. Như vậy, đất nước sẽ mãi mãi hoà bình, ổn định, phát triển vững chắc.

Hoàng Thùy – Vnexpress

Rate this post
Advertisement

Thời sự

TP HCM mở tour Củ Chi – núi Bà Đen

Đã đăng

 ngày

Bởi

TP HCM và tỉnh Tây Ninh thống nhất mở tour du lịch khép kín từ địa đạo Củ Chi – núi Bà Đen từ ngày 16/10.

Thông tin được Phó chủ tịch UBND TP HCM Phan Thị Thắng nói tại buổi làm việc của Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố với UBND TP HCM về công tác phòng chống Covid-19 và tình hình kinh tế – xã hội 9 tháng đầu năm 2021, chiều 12/10.

“Sáng nay tôi cùng Sở Du lịch làm việc với UBND tỉnh Tây Ninh để bàn bạc tổ chức kết nối lại tour tham quan khép kín địa đạo Củ Chi kết hợp núi Bà Đen và thống nhất tour đầu tiên bắt đầu từ cuối tuần này”, bà Thắng nói.

Chùa Bà Đen là địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng ở tỉnh Tây Ninh, nằm ở lưng chừng núi Bà Đen cao 986 m. Ảnh: Quỳnh Trần
Chùa Bà Đen là địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng ở tỉnh Tây Ninh, nằm ở lưng chừng núi Bà Đen cao 986 m. Ảnh: Quỳnh Trần

Theo lãnh đạo UBND thành phố, đây là bước đi đầu tiên trong việc mở lại các tuyến du lịch “liên tỉnh”. Trong tuần sau thành phố tiếp tục làm việc với một số tỉnh, thành khác để mở lại các tuyến du lịch. Các địa phương nhận định đa số người dân thành phố được tiêm 2 mũi vaccine và khách tham gia tour phải đảm bảo các biện pháp phòng dịch.

Trước đó, Phó chủ tịch UBND thành phố cho biết Sở Du lịch đã tổ chức một số chuyến tham quan Cần Giờ và địa đạo Củ Chi cho lực lượng tuyến đầu. Hoạt động này nhằm tri ân, giúp lực lượng y bác sỹ hiểu nét văn hóa của TP HCM. Sau khi tổ chức các chuyến đi, Sở Du lịch cùng địa phương và doanh nghiệp lữ hành rút kinh nghiệm, có những tính toán cho thời gian tới.

Các tour này diễn ra trong ngày, đảm bảo các biện pháp phòng, chống dịch. Tất cả du khách, hướng dẫn viên, tài xế, nhân sự tổ chức, phục vụ hậu cần tại các điểm đến phải tiêm hai mũi vaccine ngừa Covid-19, xét nghiệm nhanh âm tính, tuân thủ 5K. Tour tổ chức theo mô hình “bong bóng”, thông qua các cung đường khép kín.

Đợt dịch thứ tư đã ảnh hưởng nặng nề ngành du lịch TP HCM. Thống kê của các quận, huyện cho thấy 6 tháng qua 90% doanh nghiệp lữ hành vừa và nhỏ, doanh nghiệp lữ hành chuyên kinh doanh thị trường quốc tế ngưng hoạt động.

Sở Du lịch TP HCM đang xây dựng kế hoạch phục hồi hoạt động ngành trong điều kiện thích ứng an toàn với Covid-19 giai đoạn đến cuối năm 2021 và năm 2022 theo nguyên tắc “an toàn tới đâu, mở cửa tới đó và mở cửa phải an toàn”. Trong đó, thị trường nội địa sẽ giữ vai trò chủ lực trong giai đoạn phục hồi.

Hữu Công – Vnexpress

Rate this post
Đọc tiếp

Thời sự

Hàn Quốc chuyển 1,1 triệu liều vaccine đến Việt Nam vào 13/10

Đã đăng

 ngày

Bởi

Lô vaccine Astra Zeneca 1,1 triệu liều do Chính phủ Hàn Quốc tặng, dự kiến về đến Việt Nam vào ngày mai (13/10).

Đại sứ Hàn Quốc tại việt Nam Park Noh Wan cho biết thông tin nêu trên tại cuộc gặp Thủ tướng Phạm Minh Chính, ngày 12/10. Đây là đợt hỗ trợ vaccine song phương đầu tiên và lớn nhất của Hàn Quốc cho các đối tác, trong bối cảnh khan hiếm vaccine trên toàn cầu cũng như những khó khăn tại nước này.

Đại sứ khẳng định Hàn Quốc sẽ tiếp tục xem xét hỗ trợ y tế, trong đó có vaccine cho Việt Nam trong thời gian tới.

Theo ông Park Noh Wan, Việt Nam là đối tác quan trọng hàng đầu của Hàn Quốc, nhất là về kinh tế, đầu tư, thương mại. Dù dịch bệnh phức tạp, nhưng kim ngạch thương mại hai chiều vẫn tăng 18%. Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn, an toàn của các nhà đầu tư của Hàn Quốc; đầu tư mới của Hàn Quốc vào Việt Nam năm nay tăng 24% so với năm trước.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam Park Noh Wan, ngày 12/10. Ảnh: Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính (bên phải) tiếp Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam Park Noh Wan, ngày 12/10. Ảnh: Nhật Bắc

Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao quan hệ hợp tác giữa hai nước, ngày càng phát triển đi vào chiều sâu. Ông cho biết Việt Nam đang nỗ lực thúc đẩy ngoại giao vaccine để tăng tốc chiến dịch tiêm chủng cho toàn dân, tạo cơ sở để thích ứng an toàn với dịch bệnh, đồng thời phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh, đưa cuộc sống trở lại bình thường.

Lãnh đạo Chính phủ mong phía Hàn Quốc tiếp tục hỗ trợ Việt Nam chống dịch, nhất là về vaccine và thuốc điều trị, phát triển công nghiệp dược, nâng cao năng lực y tế. Hai nước nghiên cứu sớm nối lại chuyến bay thương mại; công nhận hộ chiếu vaccine của nhau; bình thường hóa các hoạt động kinh tế, góp phần ổn định chuỗi cung ứng hàng hóa.

Trước đó ngày 21/9, tại cuộc gặp Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc bên lề kỳ họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ở New York, Tổng thống Moon Jae-in cam kết cung cấp ít nhất một triệu liều vaccine Covid-19 cho Việt Nam.

Đến hết ngày 11/10, Việt Nam đã tiêm được tổng số 54,2 triệu liều vaccine; trong đó 38,6 triệu người tiêm mũi một; 15,5 triệu người tiêm đủ liều.  

Viết Tuân – Vnexpress

Rate this post
Đọc tiếp

Thời sự

Hà Nội tiếp nhận máy bay từ Điện Biên

Đã đăng

 ngày

Bởi

UBND TP Hà Nội thống nhất với tỉnh Điện Biên khôi phục đường bay từ ngày 13 đến 20/10, máy bay chở khách hai chiều, khách ngồi giãn cách.

Trong văn bản gửi UBND tỉnh Điện Biên ngày 12/10, Hà Nội yêu cầu hành khách đi máy bay đủ điều kiện theo quy định của Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Y tế, theo dõi sức khỏe tại nhà hoặc nơi lưu trú, thực hiện các biện pháp đảm bảo phòng chống dịch của Trung ương và TP Hà Nội.

Như vậy, sau Đà Nẵng, TP HCM, Điện Biên là địa phương thứ ba nối lại đường bay với thủ đô.

Máy bay đỗ tại sân bay Nội Bài. Ảnh: Ngọc Thành.
Máy bay đỗ tại sân bay Nội Bài. Ảnh: Ngọc Thành

Trước đó ngày 11/10, UBND tỉnh Điện Biên đề nghị nối lại đường bay giữa hai địa phương, cho phép các hãng Bamboo Airways, Vasco Airlines được mở các chuyến bay khứ hồi Hà Nội – Điện Biên trong thời gian thí điểm (13-20/10).

Theo UBND tỉnh Điện Biên, địa phương đã qua 54 ngày không ghi nhận ca mắc mới, tỷ lệ tiêm vaccine mũi một cho người trên 18 tuổi là 60%; mũi hai 20%.

Trước dịch Covid-19, mỗi ngày có hai chuyến bay Hà Nội – Điện Biên, khai thác máy bay ATR thân nhỏ với khoảng 70 chỗ ngồi.

Anh Duy – Vnexpress

Rate this post
Đọc tiếp
Advertisement

Facebook

Advertisement

Tin Nổi bật

    Paste your advertisement code here.