Kết nối với chúng tôi:

Du lịch

‘Thiệt hại do viêm phổi Vũ Hán nghiêm trọng hơn SARS’

Đã đăng

 ngày

 
Theo chuyên gia, các khách sạn, cửa hiệu phụ thuộc vào khách Trung Quốc gặp khủng hoảng vì dịch viêm phổi Vũ Hán trầm trọng hơn dịch SARS 2003.

Trước khi dịch viêm phổi do 2019-nCoV bùng phát ở Vũ Hán, Viện nghiên cứu du lịch nước ngoài Trung Quốc dự đoán khoảng 7 triệu người nước này sẽ xuất ngoại dịp Tết Nguyên đán, tăng từ 6,3 triệu vào năm 2019. Tuy nhiên, từ Tokyo đến London, doanh thu của hàng loạt khách sạn, casino, hãng hàng không và cửa hàng bán lẻ xuống dốc vài tuần nay, khi Trung Quốc cấm công dân ra nước ngoài, và chính phủ các quốc gia thắt chặt kiểm soát biên giới.

Stephanie Wissink, một nhà phân tích người tiêu dùng của tập đoàn Jefferies LLC, mới đây đánh giá: “Dịch viêm phổi Vũ Hán tác động mạnh tới chi tiêu du lịch khi người Trung Quốc đi du lịch, mua sắm và chi tiêu cho những sản phẩm làm đẹp ngày càng nhiều. Họ là những khách hàng quan trọng nhất để ngành bán lẻ du lịch phát triển”.

Bà Luya You, một chuyên gia của Bocom International tại Hong Kong, chỉ ra tình trạng này đang được so sánh với thời điểm đại dịch SARS bùng phát vào 2003. “Tác động tiêu cực và thiệt hại thực tế do chủng virus mới còn lớn hơn vì ngày càng nhiều người Trung Quốc đi du lịch hơn trước. Thiệt hại do thắt chặt hoạt động xuất nhập cảnh, hủy chuyến còn nghiêm trọng hơn tình hình vào năm 2003”.

Một phân khúc của ngành bán lẻ du lịch toàn cầu gồm mua sắm hàng miễn thuế và bán lẻ tại sân bay, nhà ga trung chuyển trị giá 79 tỷ USD trong năm 2018. Trong đó, thị trường tại châu Á tăng trưởng mạnh nhất, theo tập đoàn nghiên cứu Generation Research.

Chỉ riêng kỳ nghỉ Tết Nguyên đán năm ngoái, khách Trung Quốc đã chi tiêu 150 tỷ USD trong những chuyến du lịch toàn cầu, theo thống kê từ tập đoàn Jefferies. Nhưng trước thềm kỳ nghỉ Tết năm nay, hàng trăm triệu người Trung Quốc không thể về thăm họ hàng hay đi du lịch khi chính quyền phong tỏa Vũ Hán, thành phố 11 triệu dân nơi dịch bệnh bùng phát. Lệnh hạn chế đi lại sau đó được áp dụng với khoảng 50 triệu cư dân của tỉnh Hồ Bắc.

Hong Kong, Singapore và Malaysia đã thắt chặt kiểm soát khách từ Trung Quốc đại lục nhập cảnh, trong khi những quốc gia khác, gồm cả Mỹ, đang cân nhắc những lệnh hạn chế đi lại bởi số ca nhiễm bệnh đã lên tới gần 10.000 người. Tại Trung Quốc, hơn 200 người đã tử vong vì viêm phổi Vũ Hán, dịch bệnh lan tới hơn 20 quốc gia khác.

Người đi bộ đeo khẩu trang ở Macau vào ngày 22/1. Hong Kong và Macau là hai trong số những thành phố bị ảnh hưởng nặng nề nhất khi lượng khách Trung Quốc sụt giảm. Ảnh: AFP.
Người đi bộ đeo khẩu trang ở Macau vào ngày 22/1. Hong Kong và Macau là hai trong số những thành phố bị ảnh hưởng nặng nề nhất khi lượng khách Trung Quốc sụt giảm. Ảnh: AFP.

Những hãng hàng không như British Airways, Cathay Pacific, Delta Air Lines và American Airlines đã tạm dừng hoặc giảm chuyến đến, đi từ Trung Quốc. Tập đoàn du thuyền Carnival Corp và Royal Caribbean đã ngừng tour khởi hành từ Trung Quốc.

“Khi những hãng bay cắt giảm chuyến, điều đó tác động đến lưu lượng khách không chỉ của sân bay hay cửa hàng, mà cả những điểm lân cận. Toàn bộ hệ sinh thái sẽ bị ảnh hưởng, với rất nhiều tác động lan tỏa”, bà Wissink đánh giá.

Hai trong số nhiều thành phố chịu thiệt hại nặng nề nhất là Hong Kong Macau. Những cửa hàng và khách sạn Hong Kong vốn đã sụt giảm do tình hình bất ổn kéo dài đã cản trở khách từ Trung Quốc đại lục đến thành phố, đẩy nền kinh tế vào suy thoái. Dịch viêm phổi Vũ Hán lại giáng một đòn mạnh vào mọi hoạt động bán lẻ và du lịch, do trước đây du khách đại lục thường đến Hong Kong với những chiếc vali rỗng để mua đầy hàng hóa tiêu dùng và đồ hiệu xa xỉ. Còn những sòng bài tại Macau mất 82% lượng khách từ Trung Quốc đại lục trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2020.

Sheldon Adelson, giám đốc điều hành sòng bạc Las Vegas Sands Corp, Mỹ, cho biết hôm 29/1 rằng nhân viên đeo khẩu trang bảo vệ và kiểm tra thân nhiệt của khách. “Khi bước vào casino, tôi nghĩ mình đang vào phòng mổ. Bởi ai nấy đều đeo khẩu trang“, ông Adelson nói.

Với Nhật Bản, dịch viêm phổi Vũ Hán có thể cản trở mục tiêu thu hút 40 triệu khách quốc tế của Thủ tướng Shinzo Abe trong năm 2020 khi xứ sở hoa anh đào đăng cai Olympic. 

“Ngành du lịch của Nhật Bản, giống nhiều quốc gia trong khu vực, có lẽ đang chững lại khi Trung Quốc tạm dừng bán tour nước ngoài để đối phó với chủng virus mới”, Yuki Masujima, chuyên gia kinh tế của Bloomberg, nói.

Nếu ngành du lịch của Nhật Bản bị thiệt hại nghiêm trọng như thời đại dịch SARS 2003, nền kinh tế của quốc gia này có thể thâm hụt khoảng 611 tỷ yên (5,6 tỷ USD), theo ông Masujima.

Năm ngoái, gần 9,6 triệu khách du lịch Trung Quốc đến Nhật Bản và chi khoảng 16,2 tỷ USD – chiếm 36,8% tổng chi tiêu của khách nước ngoài, theo Cơ quan Du lịch Nhật Bản (JTA). Đơn vị này cho biết các khách sạn đang báo cáo về tình hình khách Trung Quốc hủy phòng.

Tại Hàn Quốc, một điểm đến hấp dẫn khác của khách Trung Quốc, các cửa hàng miễn thuế và sòng bạc đang bị ảnh hưởng. “Sự phụ thuộc của Hàn Quốc vào Trung Quốc đã tăng lên”, ông Jun Young-hyun, nhà phân tích tại SK Securities Co ở Seoul, nhận định.

Tập đoàn Lotte, nơi điều hành trung tâm mua sắm và khách sạn, ghi nhận một số phòng bị hủy. Nhưng một đại diện cho biết thời điểm này còn quá sớm để đánh giá toàn bộ tác động của virus corona. Khách Trung Quốc chiếm 35% tổng số khách du lịch nước ngoài đến Hàn Quốc vào tháng 11/2019, theo công ty NH Investment & Securities. Tác động đến kinh tế có thể lớn hơn nhiều, vì Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của xứ sở kim chi.

Nhiều nhà phân tích cảnh báo tổn thất của ngành du lịch và khách sạn do dịch viêm phổi Vũ Hán lây lan có thể tệ hơn thời điểm dịch SARS bùng nổ – khi Trung Quốc là một thị trường nhỏ hơn so với hiện nay.

“Những ông lớn trong ngành khách sạn toàn cầu đang tích cực khai thác thị trường châu Á, nghĩa là bất kỳ sự sụt giảm nào về doanh thu có thể gây thiệt hại lớn hơn”, Alicia Garcia Herrero và Gary Ng, nhà phân tích kinh tế của Natixis SA, viết trong một báo cáo ngày 30/1. “Ngay cả khi không chắc chắn về mức độ lây lan và thời gian kéo dài của dịch viêm phổi mới, tác động của nó với ngành du lịch châu Á và toàn cầu sẽ tồi tệ hơn so với trước đây”, trích báo cáo.

Khách sạn trên khắp Đông Nam Á đã ghi nhận hàng loạt yêu cầu hủy phòng sau khi Trung Quốc cấm tour du lịch nước ngoài. Ngành du lịch chiếm hơn một phần năm tổng GDP của các quốc gia như Thái Lan và Philippines, gấp đôi mức trung bình toàn cầu. 

Hành khách đeo khẩu trang trên tàu điện ngầm ở Hong Kong. Ảnh: AFP.
Hành khách đeo khẩu trang trên tàu điện ngầm ở Hong Kong. Ảnh: AFP.

Thái Lan, điểm đến phổ biến nhất trong khu vực đối với khách Trung Quốc, chịu ảnh hưởng nặng nề nhất Đông Nam Á, với ít nhất hai triệu du khách Trung Quốc dự kiến sụt giảm trong năm nay, theo Tổng cục Du lịch Thái Lan (TAT). Doanh thu du lịch của quốc gia này có thể chịu lỗ lên tới 50 tỷ baht (1,6 tỷ USD) nếu thị trường Trung Quốc bị hạn chế trong ba tháng.

Chính phủ Thái Lan đã hạ dự báo tổng GDP năm 2020 xuống một phần vì sự bùng phát của dịch bệnh. Năm ngoái, 11 triệu du khách Trung Quốc đã chi gần 18 tỷ USD, chiếm hơn một phần tư nguồn thu từ du lịch nước ngoài. Quốc gia Đông Nam Á này có 13 trường hợp khách Trung Quốc bị nhiễm virus và một người Thái Lan trở về từ Vũ Hán mắc viêm phổi.

Tại sân bay Suvarnabhumi của Bangkok, hầu hết du khách đều đeo khẩu trang trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán và bất kỳ ai có dấu hiệu bị ho đều được đưa ra một khu vực riêng. Các khách sạn trong thành phố cung cấp khẩu trang cho khách, nhưng nhiều hiệu thuốc địa phương đã bán hết mặt hàng này.

Tại Philippines, Hiệp hội Kinh doanh và Tiếp thị Khách sạn cho biết khoảng 30 cơ sở lưu trú có tới 600 phòng bị hủy ở khu vực Manila. Chính phủ quốc gia này cho biết họ sẽ ngừng cấp thị thực cửa khẩu cho khách Trung Quốc, và buộc 634 khách Trung Quốc hủy bỏ chuyến du lịch biển đảo để trở về Vũ Hán.

Singapore, nơi đã xác nhận 13 trường hợp nhiễm virus nCoV, ngừng cấp phép nhập cảnh hoặc quá cảnh đối với khách Trung Quốc và những người từng đến Trung Quốc. Chính sách này có hiệu lực từ 23h59 ngày 1/2.

Ông Terrence Voon, giám đốc truyền thông của Tổng cục Du lịch Singapore (STB) cho biết, lệnh cấm xuất cảnh của Trung Quốc đối với khách đoàn sẽ “tác động trực tiếp đến lượng khách và doanh thu du lịch” của đảo quốc sư tử. Thông thường, khoảng một phần năm khách du lịch đến thành phố này là từ Trung Quốc.

Trip.com có trụ sở tại Thượng Hải, nơi điều hành nền tảng đặt phòng khách sạn và chuyến bay nổi tiếng của Ctrip, cho biết họ đã thành lập quỹ 200 triệu nhân dân tệ (28,8 triệu USD) để hoàn trả cho những khách hàng đã đặt chuyến nhưng không thể đi du lịch. Website này đã gia hạn miễn phí huỷ phòng tại khoảng 30.000 khách sạn ngoài Trung Quốc, với ngày check-in đến 8/2.

Jane Sun, giám đốc điều hành của Trip.com, tỏ ra tự tin vào sự phục hồi của hoạt động kinh doanh khi virus được kiểm soát.

“Khi SARS được kiểm soát, chúng tôi đã thấy nhu cầu du lịch tăng gấp đôi, gấp ba”, bà Sun nói. Giám đốc này đánh giá, miễn là chính phủ có thể kiểm soát virus, nhu cầu và sức mua sẽ tăng trưởng trở lại.

Bảo Ngọc (Theo Straits Times) – Vnexpress

Rate this post

Du lịch

Phở là báu vật trong di sản Việt: Trang tin Ấn Độ viết về phở nhân ngày 12-12

Đã đăng

 ngày

Bởi

Sáng 12-12, trang tin Time Bulletin có trụ sở tại Pune, Ấn Độ đăng một bài viết về phở với nhiều thông tin về món ăn truyền thống của người Việt.
Phở là báu vật trong di sản Việt: Trang tin Ấn Độ viết về phở nhân ngày 12-12 - Ảnh 1.
Bát phở theo kiểu miền Bắc tại một tiệm phở ở quận 3, TP.HCM – Ảnh: NGỌC ĐÔNG

Trong bài viết có tựa đề “Ảnh động Google Doodle tôn vinh phở – món ăn quốc gia của Việt Nam”, tác giả Raeesa Sayyad mang đến cho độc giả cái nhìn chi tiết về món phở nhân dịp trang chủ Google thay logo truyền thống bằng đồ họa hình phở.

Điều đặc biệt là Ấn Độ không nằm trong danh sách 20 quốc gia mà Google đặt Doodle có hình phở trong ngày 12-12.

“Doodle động của Google tôn vinh một món ăn quốc gia của Việt Nam là phở vào ngày 12-12-2021. Đây là món ăn nổi tiếng ở Việt Nam, có thể tìm thấy trong các bữa ăn gia đình, những quán ăn đường phố và nhà hàng trên khắp cả nước”, tác giả Raeesa Sayyad mở đầu bài viết.

Raeesa Sayyad giải thích phở là món ăn gồm có nước dùng, bánh phở, các loại rau thơm, và thịt (thường là thịt bò cho phở bò và thịt gà cho phở gà).

Trong bài, tác giả cũng nhắc đến lịch sử của món phở, ra đời từ giữa thế kỷ 20 ở miền Bắc Việt Nam, và sự khác nhau giữa phở Bắc và phở Nam.

“Phong cách phở Hà Nội (miền Bắc) và Sài Gòn (miền Nam) khác nhau ở chiều rộng của sợi phở, độ ngọt của nước dùng và sự lựa chọn của các loại rau thơm”, Raeesa Sayyad viết, nói thêm rằng điều làm nên sự đặc biệt của phở là quá trình nấu nướng cẩn thận để có được hương vị đa dạng và nước dùng thật trong từ các loại gia vị như gừng, hồi, hạt thì là…

“Ai ai cũng có thể đồng tình rằng phở là một ‘của báu’ trong di sản Việt Nam”, Raeesa Sayyad nhận định.

Tác giả cũng không quên nhắc đến những công nhận quốc tế mà phở có được trong những năm gần đây. Cụ thể, năm 2007, từ “phở” được đưa vào tự điển Shorter Oxford English Dictionary. Năm 2011, phở được xếp thứ 28 trong danh sách 50 món ăn ngon nhất thế giới do CNNgo bình chọn. Các nhà hàng phục vụ phở cũng xuất hiện ở nhiều nước trên thế giới như Pháp, Mỹ, Canada và Úc.

Kết thúc bài viết, tác giả nhắc đến việc từ năm 2018, ngày 12-12 chính thức được chọn là ngày để vinh danh phở, cũng như gia tài ẩm thực và sự kết hợp văn hóa mà món ăn này đại diện.

Theo NHÃ XUÂN – Tuổi Trẻ

Rate this post
Đọc tiếp

Du lịch

Khách Việt ‘nín thở’ khi đặt tour 30/4

Đã đăng

 ngày

Bởi

Tiếp tục du lịch theo kế hoạch hay hủy tour, “ở nhà cho lành” là nỗi băn khoăn của nhiều người trong bối cảnh nguy cơ Covid-19 lây lan cao.

Chiều 27/2, Thảo Nhi, 25 tuổi, sống tại Hà Nội, miệt mài đăng lên một số hội nhóm du lịch nội dung: “Cần tìm khách sạn tại Đà Nẵng có bao gồm ăn sáng, gần trung tâm, nhận phòng 1/5 và trả phòng 3/5”. Cô hào hứng khi nhận được hàng loạt bình luận tư vấn, chào mời mua combo.

Nhưng đến sáng 28/4, Nhi bắt đầu lo lắng khi thấy hàng loạt tỉnh thành thông báo dừng, hủy lễ hội hay bắn pháo hoa dịp 30/4… cùng cảnh báo nguy cơ dịch bệnh cao. Chưa đặt khách sạn, cô và gia đình phân vân huỷ vé máy bay sát ngày khởi hành.

Trong khi đó, chị Bảo Ngân, 40 tuổi, đến từ TP HCM, hủy chuyến du lịch Hạ Long 5 ngày 4 đêm ngay khi cập nhật tin tức mới về dịch bệnh. Nữ du khách này đang liên hệ với khách sạn để lùi ngày, hy vọng có thể đến Hạ Long vào giữa mùa hè.

Chuyến đi này được lên lịch cách đây một tháng. Chị đã thanh toán gần 16 triệu đồng vé máy bay cho 4 người cách đây một tuần. Ban đầu, chị cũng tìm phương án hoàn tiền hoặc lùi ngày bay. Nhưng do mua qua một ứng dụng và liên lạc nhiều lần không được, cộng thêm công việc bận rộn, chị Ngân quyết định bỏ vé, chấp nhận mất tiền.

“Các con tôi sẽ thi học kỳ vào đầu tháng 5, sau chuyến du lịch vài ngày. Nếu chẳng may bay ra từ vùng dịch, hoặc có sự cố, các cháu có thể bị cách ly, ảnh hưởng đến học tập. Do đó, tôi chấp nhận mất tiền để đổi lấy sự an toàn. Khi nào mọi thứ trở lại như cũ, tôi sẽ cho các con đi”, chị nói.

Cũng có kế hoạch du lịch vào 30/4 – 1/5, Trung Nghĩa, 24 tuổi, theo dõi tình hình Covid-19 liên tục, nhưng quyết định không hủy chuyến đi Sa Pa hai ngày. Chàng trai từ Hải Phòng bày tỏ, đây là dịp xả hơi sau thời gian làm việc căng thẳng, nên không muốn lỡ cơ hội “trốn” khỏi thành phố.

“Vài người bạn cũng lo lắng vì đặt các chuyến đi dài ngày, xa hơn của tôi. Nhưng không ai hủy tour. Mọi người đều muốn lên đường vì đã chôn chân ở nhà quá lâu”, Nghĩa nói.

Anh đảm bảo lịch trình của mình không đi ngược khuyến cáo hạn chế tụ tập trong kỳ nghỉ lễ của các cơ quan chức năng. “Tôi không đến những nơi chắc chắn đông đúc như thị trấn hay Fansipan, mà chọn nghỉ dưỡng ở bản xa trung tâm”.

Hơn 83% số người trả lời cho biết đã sẵn sàng đi du lịch trong vài tháng tới, nhất là mùa hè 2021, theo khảo sát Nhu cầu và xu hướng khách du lịch thời Covid-19 thực hiện vào tháng 3 vừa qua.
Theo khảo sát “Nhu cầu và xu hướng khách du lịch thời Covid-19” thực hiện vào tháng 3 vừa qua, hơn 83% khách Việt cho biết đã sẵn sàng đi du lịch trong vài tháng tới, nhất là mùa hè 2021. Ảnh: Sơn Thuỷ

Thanh Giang, 32 tuổi, sống ở Phú Thọ, cho biết dù khá lo lắng trước tình hình Covid-19, chị vẫn quyết định đưa cả gia đình 12 người đi chơi dịp nghỉ lễ. Chị Giang đã đặt phòng trong một khu nghỉ dưỡng ở Vĩnh Phúc, nơi vẫn kiểm soát tốt dịch bệnh.

Để chủ động phòng tránh các nguy cơ, gia đình sẽ di chuyển bằng ôtô riêng thay vì phương tiện công cộng; tự chuẩn bị đồ ăn, thức uống cho cả chuyến đi; hạn chế ra các nơi công cộng như nhà hàng, bể bơi chung…

“Đây là dịp nghỉ lễ dài nhất trong năm, lâu rồi cả gia đình ba thế hệ chưa đi xa cùng nhau, nên tôi muốn tạo thêm một hoạt động gắn kết. Hơn nữa chi phí thuê phòng cũng cao – 15 triệu đồng cho hai ngày một đêm, nên tôi không muốn bỏ. Nếu hủy, resort không có chính sách đền bù”, nữ du khách nói.

Du khách rửa tay sát khuẩn trước khi vào tham quan danh thắng Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng ngày 25/7/2020. Ảnh: Đắc Thành
Du khách rửa tay sát khuẩn trước khi vào tham quan danh thắng Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng ngày 25/7/2020. Ảnh: Đắc Thành

Hai ngày trở lại đây, Lê Thị Nhung, chuyên bán phòng cho một số khách sạn tại Đà Nẵng, bắt đầu nhận được nhiều câu hỏi của khách về việc đi hay hủy tour. Cô luôn để khách tự quyết định vì cho rằng “mỗi người phải chịu trách nhiệm với hành động của mình”, không ai có thể giúp họ lựa chọn.

“Tôi thấy vui vì Đà Nẵng đã có khách trở lại, nhưng cũng khá lo lắng vì dịch đang bùng phát ở các nước lân cận. Tôi mong mọi người nếu đã có lịch đi chơi, hãy luôn tuân thủ thông điệp 5K của bộ Y tế để đảm bảo an toàn cho bản thân và người khác, lưu ý cài đặt Bluezone, ghi nhớ lịch sử tiếp xúc và hành trình của mình”, Nhung nói.

Tính đến 27/4, nhiều doanh nghiệp lữ hành đã “chốt sổ” tour 30/4. Trong đó các điểm đến được du khách quan tâm nhất vẫn là Sa Pa, Hà Nội, Hạ Long, Phú Quốc, Đà Nẵng và Đà Lạt.

Để chuẩn bị đón khách dịp nghỉ lễ, hầu hết địa phương chủ động siết chặt thực hiện các biện pháp phòng chống Covid-19. Riêng trong ngày 28/4, thành phố Đà Lạt phạt tiền 41 người dân và du khách không đeo khẩu trang nơi công cộng.

Ông Bùi Quốc Thái, Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Kiên Giang, cho biết trong 4 ngày lễ địa phương sẽ đón khoảng 130.000 – 150.000 lượt khách. Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, các lực lượng chức năng được bố trí dày đặc ở vùng biên giới đất liền và trên biển, đảm bảo tương đối an toàn cho du khách.

Bên cạnh đó, Sở Du lịch tỉnh phối hợp với các cơ quan, doanh nghiệp du lịch thực hiện 5K; yêu cầu các cơ sở lưu trú ghi lại nhật ký hàng ngày của các lượt khách đến. Kiên Giang hiện vẫn được coi là điểm đến an toàn, ông Thái nhận định.

Hải Đăng – Vnexpress

Rate this post
Đọc tiếp

Du lịch

Chùa Sài Gòn đông khách buổi tối

Đã đăng

 ngày

Bởi

Chùa Phước Hải mở cửa buổi tối trong 15 ngày đầu tháng Giêng, thu hút không ít khách bởi dàn đèn lồng được thắp sáng rực rỡ.
Chùa Sài Gòn đông khách buổi tối
   

Ngôi chùa trăm tuổi cựu Tổng thống Mỹ từng ghé thăm ở Sài Gòn

Tâm Linh – Vnexpress

Rate this post
Đọc tiếp
Advertisement

Facebook

Advertisement

Tin Nổi bật

    Paste your advertisement code here.