Kết nối với chúng tôi:

Khoa học

Tàu SpaceX sắp chở phi hành gia vào vũ trụ lần đầu tiên

Đã đăng

 ngày

 
Bob Behnken và Doug Hurley sẽ bay trên tàu Crew Dragon, đánh dấu lần đầu tàu vũ trụ Mỹ chở phi hành gia NASA lên trạm ISS từ năm 2011.
Phi hành gia Behnken và Hurley. Ảnh: Science Alert.
Phi hành gia Behnken và Hurley. Ảnh: Science Alert.

Chuyến bay của Behnken và Hurley sẽ mở ra kỷ nguyên mới cho ngành du hành vũ trụ Mỹ, giúp NASA không còn phụ thuộc vào hệ thống phóng của Nga để đưa phi hành gia vào không gian. Sự kiện có thể biến bộ đôi thành những người đầu tiên bay trên tàu vũ trụ thương mại. Để chuẩn bị cho chuyến bay, họ phải vượt qua hàng loạt quy trình khẩn cấp, tập huấn toàn diện với máy móc trên tàu Crew Dragon, mặc thử bộ đồ vũ trụ mới và gặp gỡ giám đốc điều hành SpaceX Elon Musk.

Năm 2018, NASA lựa chọn Behnken và Hurley cho nhiệm vụ bay trên tàu vũ trụ mới của SpaceX. SpaceX phát triển tàu vũ trụ Crew Dragon theo chương trình Commercial Crew của NASA. Chương trình này là cuộc cạnh tranh giữa các công ty tư nhân nhằm thiết kế và chế tạo phương tiện chở phi hành gia. Tổng cộng, NASA chọn ra 9 phi hành gia để thực hiện các chuyến bay thử nghiệm đầu tiên trên tàu Crew Dragon của SpaceX và CST-100 Starliner của Boeing.

Musk dự kiến đưa Behnken và Hurley lên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) trong chuyến bay thử nghiệm có người lái đầu tiên của tàu Crew Dragon mang tên Demo 2 vào thời gian từ tháng 4 đến tháng 6 năm nay. Từ sau khi chương trình tàu con thoi kết thúc năm 2011, đây là lần đầu tiên tàu vũ trụ Mỹ chở phi hành gia vào không gian. Trước đây, NASA phải thuê tàu Soyuz của Nga nhưng chi phí thuê đã tăng gấp gần 4 lần sau một thập kỷ. Mỗi ghế bay khứ hồi trên tàu Soyuz có chi phí khoảng 85 triệu USD trong khi chi phí bay trên tàu Crew Dragon là 55 triệu USD.

Behnken và Hurley làm việc cùng với SpaceX trong quá trình phát triển tàu Crew Dragon từ năm 2015, do đó họ được trang bị đầy đủ để điều khiển con tàu. Cả hai đều bắt đầu sự nghiệp từ vị trí phi công quân sự. Harley có 24 năm kinh nghiệm làm phi công lái thử và phi công tiêm kích trong thủy quân lục chiến Mỹ với hơn 5.500 giờ bay trên 25 loại máy bay khác nhau. Behnken là phi công lái thử của không quân Mỹ với hơn 1.500 giờ bay.

NASA tuyển Behnken và Hurley làm phi hành gia vào năm 2000. Họ trở thành bạn bè khi làm việc cùng nhau trong chương trình tàu con thoi. Behnken đã thực hiện hai chuyến bay trên tàu con thoi, trải qua 708 giờ bay trong vũ trụ và thực hiện tổng cộng 37 giờ đi bộ ngoài không gian. Hurley cũng cầm lái hai tàu con thoi và dành 683 giờ bay trong vũ trụ.

Hai phi hành gia đã thực hành sơ tán khỏi bệ phóng của SpaceX trong trường hợp xảy ra sự cố nguy hiểm trước khi cất cánh. Behnken và Hurley chia sẻ họ đang mong chờ ngày được mặc thử bộ đồ vũ trụ mới và quay lại trạm ISS.

An Khang (Theo Science Alert) – Vnexpress

Rate this post

Khoa học

Cần Thơ sụt lún nhanh nhất ở miền Tây

Đã đăng

 ngày

Bởi

Tốc độ sụt lún ở thành phố trung tâm miền Tây là hơn 5cm/năm, nhiều nhất so với các địa phương khác trong vùng. Khai thác nước ngầm được xem là nguyên nhân chính của thực trạng này.
Cần Thơ sụt lún nhanh nhất ở miền Tây - Ảnh 1.
Ngoài nguyên nhân khai thác nước ngầm quá mức, tải trọng cơ sở hạ tầng cũng góp phần làm sụt lún ở TP Cần Thơ cao hơn các địa phương khác trong vùng – Ảnh: CHÍ QUỐC

Tại hội thảo “Quản trị sụt lún và quản lý nước ngầm khu vực Đồng bằng sông Cửu Long” tổ chức ở thành phố Cần Thơ ngày 22-3, ông Phạm Anh Huân – trưởng phòng quản lý tài nguyên nước và môi trường Sở Tài nguyên – môi trường thành phố Cần Thơ – cho biết tốc độ sụt lún do Bộ Tài nguyên và môi trường đo lường ở thành phố này là 4,37cm/năm trong giai đoạn 2005-2017.

Còn số liệu phân tích ảnh vệ tinh trong những năm 2015-2019 cho thấy tốc độ sụt lún của thành phố Cần Thơ vượt quá 5cm/năm ở hầu hết các khu vực trên địa bàn.

Tiến sĩ Hà Quang Khải (Đại học Bách khoa TP.HCM) cho biết với những số liệu trên, thành phố Cần Thơ đang dẫn đầu miền Tây về tình trạng sụt lún, bởi các địa phương khác trong vùng có tốc độ sụt lún trung bình 1,1 – 3cm/năm.

Tại hội thảo, các chuyên gia có cùng chung nhận định hai tác nhân chính gây ra sụt lún ở quy mô lớn, cấp khu vực là quá trình khai thác nước ngầm và quá trình nén tự nhiên của phù sa tầng nông.

Riêng tại Cần Thơ, ngoài việc khai thác nước ngầm nhiều, tải trọng cơ sở hạ tầng cũng góp phần làm sụt lún nhiều hơn các địa phương khác trong vùng.

Trả lời câu hỏi của các đại biểu cho rằng tình trạng ngập lụt đô thị có phải do phát sinh từ sụt lún hay không, tiến sĩ Khải cho rằng việc sụt lún có thể khiến ngập lụt thêm trầm trọng hơn, còn nguyên nhân ngập lụt có phải hoàn toàn do sụt lún hay không cần nghiên cứu thêm.

Ông Nguyễn Thực Hiện – phó chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ – cho biết thành phố đã và đang triển khai việc khoanh định vùng hạn chế khai thác nước ngầm trên địa bàn và thực hiên các biện pháp kiểm soát tình trạng này nhằm giảm tối đa sụt lún.

Theo CHÍ QUỐC – Tuổi Trẻ

Rate this post
Đọc tiếp

Khoa học

Mực nước sông Dương Tử giảm dần trong 40 năm, chuyện gì xảy ra?

Đã đăng

 ngày

Bởi

Xem xét những số liệu ghi nhận được trong vài chục năm qua ở nhiều trạm đo kết hợp cùng ảnh vệ tinh, các nhà khoa học phát hiện mực nước trên sông Dương Tử, Trung Quốc giảm khoảng 2cm mỗi 5 năm kể từ năm 1980.
Mực nước sông Dương Tử giảm dần trong 40 năm, chuyện gì xảy ra? - Ảnh 1.
Mực nước trên sông Dương Tử giảm khoảng 2cm mỗi 5 năm kể từ năm 1980

Mặc dù mức giảm 2cm này là ít, các nhà nghiên cứu cảnh báo rằng về tổng thể, sự việc có thể gây ra những tác động lớn về môi trường và kinh tế.

Theo báo South China Morning Post, trong nghiên cứu đăng trên tạp chí Advances in Water Science số tháng 2-2021, tác giả Nie Ning và các đồng nghiệp ở Bộ Giáo dục Trung Quốc cho rằng mực nước Sông Dương Tử thấp dần chủ yếu là do biến đổi khí hậu và tác động của con người như làm thay đổi cảnh quan, xây đập thủy điện…

Có khoảng 460 triệu người sinh sống dọc theo sông Dương Tử, trong đó trụ cột kinh tế là thành phố Thượng Hải. Do hoạt động công nghiệp tăng, đã có hơn 1.000 hồ nước ven sông bị lấp. Trước đây, các nhà khoa học cho rằng tổng lượng nước trên sông không thay đổi nhưng nghiên cứu mới cho thấy điều ngược lại.

Để đưa ra ước tính gần đúng, nhóm của Nie kết hợp số liệu của các trạm quan trắc trên mặt đất với ảnh vệ tinh có thể phát hiện sự thay đổi của trọng lực do nước gây ra.

Họ kết luận biến đổi khí hậu mà hệ quả là các hiện tượng khí hậu bất thường như nắng nóng làm giảm lượng mưa đổ vào sông Dương Tử.

Nhiệt độ ấm hơn cũng làm mực nước cao/thấp của dòng sông giãn rộng, gây lũ lụt và hạn hán nhiều hơn. Lượng bốc hơi nước cũng tăng, một phần do nhiệt độ cao, một phần do tác động của con người tại các thành phố lớn.

Vai trò của các đập thủy điện, theo các nhà nghiên cứu là có tác động tiêu cực tương đối nhỏ với lượng nước. Hoạt động của 15 đập thủy điện lớn, trong đó có đập Tam Hiệp, khiến mực nước sông giảm vào mùa đông và mùa xuân và tăng lên trong những tháng ấm nóng còn lại.

Xie Zhicai, nhà nghiên cứu của Viện Thủy sinh tại Học viện Khoa học Vũ Hán (không thuộc nhóm nghiên cứu), cho biết mực nước sông giảm có thể gây ra các tác động ngoài dự đoán đến môi trường. Chẳng hạn, nồng độ các chất ô nhiễm trong nước sông có thể tăng lên và gây hại đến các loài thủy sinh dễ bị tổn thương.

Ít nước hơn cũng có nghĩa là các đập thủy điện có vai trò lớn hơn trong việc điều tiết nước, phá vỡ các chu trình tự nhiên. Một số loài cá, trong đó có cá tầm – rất nhạy cảm với sự thay đổi của nhiệt độ và mực nước – sẽ bị ảnh hưởng. Cụ thể, hoạt động sinh sản của chúng có thể bị đảo lộn.

Báo cáo khẳng định, hiện tại, sông Dương Tử không thiếu nước, mực giảm vẫn thấp, nhưng tác động tiêu cực có thể xảy ra về lâu dài.

Một nhà khoa học ẩn danh chia sẻ với báo South China Morning Post rằng giảm mực nước trên sông Dương Tử có thể có hại nhiều hơn so với những gì báo cáo chỉ ra.

Hiện tại mỗi ngày, một lượng nước lớn không được tiết lộ đều đặn được lấy khỏi sông Dương Tử để đưa lên phía bắc, đến các thành phố khô hạn, trong đó có Bắc Kinh.

Theo chính quyền địa phương, hơn một nửa lượng nước tiêu thụ ở Bắc Kinh đến từ sông Dương Tử.

Theo nhà nghiên cứu ẩn danh này, có vẻ như chính quyền Trung Quốc cũng đã biết về tác động của việc giảm mực nước trên sông nên đã siết các dự án xây dựng mới dọc theo sông Dương Tử. Từ tháng 1-2021, tất cả hoạt động đánh bắt cá trên sông cũng bị cấm trong 10 năm để bảo vệ dòng sông khỏi đánh bắt cá quá mức và ô nhiễm.

Theo HỒNG VÂN – Tuổi Trẻ

Rate this post
Đọc tiếp

Khoa học

Ảnh chụp thiên hà ‘Mắt Quỷ’ cách 17 triệu năm ánh sáng

Đã đăng

 ngày

Bởi

Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) công bố ảnh chụp tuyệt đẹp về thiên hà xoắn ốc NGC4826 trong chòm sao Hậu Phát.
Hubble gửi về Trái Đất ảnh chụp tuyệt đẹp về thiên hà Mắt Quỷ. Ảnh: NASA/ESA.
Hubble gửi về Trái Đất ảnh chụp tuyệt đẹp về thiên hà Mắt Quỷ. Ảnh: NASA/ESA.

Hình ảnh cận cảnh mới được chụp bởi camera trường rộng 3 trên Kính viễn vọng không gian Hubble cho thấy rõ dải khí bụi sẫm màu khổng lồ bao quanh hạt nhân của NGC4826, điểm đặc trưng khiến nó được mệnh danh là thiên hà Mắt Đen hay Mắt Quỷ.

Sự kết hợp màu sắc được tạo ra từ các lần phơi sáng riêng biệt chụp trong ba vùng “có thể nhìn thấy, cận hồng ngoại và cực tím” của quang phổ. Các nhà thiên văn học đã sử dụng 5 bộ lọc để lấy mẫu các bước sóng ánh sáng khác nhau, sau đó tổng hợp chúng lại để đem đến cái nhìn ấn tượng nhất về thiên hà NGC4826.

NGC4826 nằm cách Trái Đất khoảng 17 triệu năm ánh sáng và có đường kính nhỏ hơn một nửa so với dải Ngân Hà của chúng ta. Kể từ khi được phát hiện vào năm 1779, thiên hà xoắn ốc này thu hút sự quan tâm lớn của giới thiên văn bởi chuyển động kỳ lạ của các dải khí bụi bên trong nó.

“Khí ở các vùng bên ngoài và bên trong của thiên hà NGC4826 đang quay ngược chiều nhau, điều này có thể liên quan đến một sự kiện hợp nhất gần đây. Các ngôi sao mới đang hình thành trong vùng va chạm giữa các dải khí bụi”, NASA cho biết.

Các nhà thiên văn học giải thích rằng NGC4826 có thể đã va chạm và sáp nhập với một thiên hà vệ tinh giàu khí khác, hoặc được bồi tụ bởi các đám mây khí bụi khổng lồ từ môi trường liên sao.

Đoàn Dương (SciTech Daily) – Vnexpress

Rate this post
Đọc tiếp
Advertisement

Facebook

Advertisement

Tin Nổi bật

    Paste your advertisement code here.