Kết nối với chúng tôi:

Giải trí

Nhật ký Vũ Hán: Những đứa trẻ bị nhốt

Đã đăng

 ngày

 
Nhà văn Phương Phương viết nhật ký về người già, trẻ nhỏ sống ở Vũ Hán – thành phố bị phong tỏa vì dịch nCoV.

Ngày 24/2

Chiều nay tôi đọc một bài báo nói về tình trạng của người già ở viện dưỡng lão, trung tâm bảo trợ xã hội trong dịch bệnh. Dù không có dịch, những người già này luôn là nhóm yếu ớt nhất. Xã hội đang bấp bênh, thường nhật của họ sẽ ra sao? Đó là câu hỏi của nhiều người. Khi virus làm đổ gục hàng loạt người khỏe mạnh, tình trạng của người già càng không dám nghĩ tới. Khoảng 10 ngày trước, tôi nghe chuyện những người già ở trung tâm bảo trợ xã hội liên tục qua đời. Nguồn tin này đáng tin cậy nhưng tôi không thể làm rõ hơn vấn đề. Bây giờ, các nhà báo phỏng vấn tường tận, nêu các con số, thời gian, địa điểm. Còn ai có thể chối bỏ sự thật này? Những từ ngữ như “nước mắt đã cạn” đã không thể biểu đạt hết sự đau đớn của chúng tôi.

Nhà báo của trang Caixin viết: “Người thân của các cụ ở trung tâm bảo trợ nhận được điện thoại thông báo một bộ phận người già được đưa đi cách ly. Cách ly ở đâu? Có ai chăm sóc không? Những người già còn lại có bị nhiễm virus? Họ liệu có được chữa trị hiệu quả? Giới chức có thể tăng thêm y, bác sĩ, vật tư cho viện dưỡng lão?”. Người thân của các cụ bồn chồn, sốt ruột chờ đợi câu trả lời.

Tôi nghĩ, muốn kiểm tra mức độ văn minh của một quốc gia, không phải xem các tòa nhà cao cỡ nào, xe chạy nhanh cỡ nào; không phải vũ khí mạnh thế nào, quân đội uy lực ra sao; không phải xem khoa học kỹ thuật phát triển đến đâu, nghệ thuật ra sao, pháo hoa rực rỡ thế nào… Mấu chốt kiểm tra mức độ văn mình là: Thái độ của anh với những người yếu thế.

Ngày 25/2

Dịch kéo dài đồng nghĩa chúng tôi phải tiếp tục ở trong nhà. Những ngày tháng thế này kéo dài bao lâu, chẳng ai biết. Làm người Vũ Hán thật khó. Ban đầu trải qua sự căng thẳng, khủng hoảng, tiếp đó là những ngày đau đớn, phẫn nộ chưa từng có. Đến hôm nay, không còn khủng hoảng cũng không còn phẫn nộ nhưng lại đến cảm giác buồn bực, bí bách. Chờ đợi đằng đẵng. Tôi tự bảo bản thân, những người xung quanh: Chúng ta hãy chờ tiếp, không còn cách nào khác. Chúng ta đã chờ lâu như thế, những ngày còn lại chắc không quá dài.

Hôm nay một người bạn của tôi kể khi ông ấy chuẩn bị ra khỏi cửa, cháu gái ba tuổi nói: “Ông ơi đừng ra ngoài, ngoài kia có virus”. Tôi xem một video đứa trẻ khoảng ba tuổi muốn ra ngoài chơi, đòi bố mở khóa cửa, bé bảo chỉ muốn tới Walmart chơi một chút. Đáng thương nhất, một đứa trẻ có ông nội qua đời, không dám ra ngoài vì “ở ngoài có virus”…

Còn nhiều đứa trẻ khác bị nhốt trong nhà, bạn có thể hình dung người lớn dọa chúng như thế nào. Virus, virus, virus ở trong tâm chúng, như một con quỷ. Tôi không biết, liệu khi được ra ngoài, có đứa trẻ nào vẫn không dám ra khỏi nhà? Không biết nỗi ám ảnh đó sẽ ở trong tâm chúng bao lâu. Những em bé yếu ớt chưa từng gây lỗi lầm gì với thế giới này, nhưng phải cùng người lớn chịu đựng khổ nạn. Hôm nay, tôi và mấy đồng nghiệp nhớ lại những gì diễn ra trước ngày 20/1, lại mắng chửi những kẻ gây họa, như thế mới bớt bức xúc một chút. Nhìn lại, chúng tôi không phải những người may mắn, chúng tôi là những người may mắn sinh tồn.

Trích đoạn phim tài liệu về cuộc chiến ở tâm dịch Vũ Hán
Trích “Tâm chấn – 24 giờ ở Vũ Hán” – phim tài liệu về nỗ lực của các bác sĩ, cùng biến động đời sống người dân trong tâm dịch nCoV. Video: CGTN.

Nhật ký của nhà văn Phương Phương,  đăng trên chuyên trang blog của trang tin tài chính Caixin từ cuối tháng 1 đến nay, thu hút nhiều bình luận của khán giả. Theo hãng thông tấn CNA, nhật ký này mở cánh cửa để người ngoài tìm hiểu cuộc sống ở Vũ Hán.

Nhà văn Phương Phương. Ảnh: Ifeng.
Nhà văn Phương Phương. Ảnh: Ifeng.

Nhà văn Phương Phương 65 tuổi, tên thật Uông Phương. Bà sinh ở Nam Kinh, theo cha mẹ tới Vũ Hán, Trung Quốc sống từ năm hai tuổi. Năm 1978, bà học khoa Văn Đại học Vũ Hán, trở thành phóng viên, biên tập viên ở Đài truyền hình Hồ Bắc sau khi tốt nghiệp. Phương Phương còn từng làm tổng biên tập tạp chí Contemporary Celebrities (Kim Nhật Danh Lưu). Bà sáng tác tiểu thuyết, tản văn từ cuối thập niên 1980. Năm 2012, tiểu thuyết Vạn kiếm xuyên tâm của bà được chuyển thể thành phim điện ảnh cùng tên, kể về cuộc đời một người phụ nữ Vũ Hán. Phương Phương là nguyên Chủ tịch Hội nhà văn tỉnh Hồ Bắc, hiện là ủy viên Hội nhà văn Trung Quốc.

Đến chiều 26/2, toàn thế giới ghi nhận 81.133 ca nhiễm nCoV và 2.765 người chết vì dịch bệnh này, 30.242 người được chữa khỏi. Dịch xuất hiện ở Trung Quốc từ cuối năm 2019, trong đó Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc là tâm dịch.

Như Anh – Vnexpress

Rate this post

Điện ảnh

CẢ SHOWBIZ VIỆT ĐỔ DỒN VỀ THẢM ĐỎ LỄ RA MẮT  BỘ PHIM “ĐÓA HOA MONG MANH”

Đã đăng

 ngày

Bởi

Tối 11/4/2024 tại Thành phố Hồ Chí Minh, bộ phim Đóa Hoa Mong Manh tổ chức lễ công chiếu tại cụm rạp BHD Star Thảo Điền (Tầng 5, TTTM Vincom Mega Mall, 159 XL Hà Nội, Thảo Điền, TP Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh). Đây cũng là một hoạt động trong nằm khuôn khổ LHP quốc tế TPHCM lần thứ nhất (HIFF 2024) đang diễn ra từ ngày 6 đến 13/4.

Về phía đoàn phim, có sự tham gia của: đạo diễn – NSX – diễn viên Mai Thu Huyền, tác giả kịch bản  – ca sĩ Nhật Hạ, ca sĩ – diễn viên Maya, diễn viên Quốc Cường, Trizzie Phương Trinh, Đức Tiến, Mai Thu Trang, nhà đồng sản xuất Jacqueline Thu Thảo, … Sự kiện có sự tham gia của đông đảo ê-kíp đoàn phim cũng như các khách mời là nghệ sĩ, nhà làm phim quốc tế đang tham dự Liên hoan phim quốc tế TPHCM cũng như các nghệ sĩ nổi tiếng trong showbiz Việt như: ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng, hoa hậu Hà Kiều Anh, ca sĩ Elvis Phương, diễn viên Nhật Kim Anh, diễn viên Hiền Mai, Diễn viên Kathy Uyên, MC Quỳnh Hoa, MC Anh Quân, Hoa hậu Bùi Quỳnh Hoa, Á hậu Hoàng Nhung, Á hậu Băng Châu, ca sĩ Dương Hoàng Yến, ca sĩ Nhật Tinh Anh, ca sĩ Hoàng Mỹ An, ca sĩ Quách Tuấn Du, đạo diễn Xuân Phước, NTK Sỹ Hoàng,, Hoa hậu Thu Hoài,…  cùng hơn 600 khán giả.

Sau lễ ra mắt chính thức tại TPHCM, đoàn phim Đóa Hoa Mong Manh sẽ bước vào lịch trình cinetour quảng bá dày đặc. 

Trong ngày khởi chiếu chính thức đầu tiên, lúc 19g ngày 12-4, phim sẽ có buổi giao lưu với khán giả tại Công viên bờ sông Sài Gòn – hoạt động chính thức của Liên hoan phim quốc tế TPHCM. Cùng ngày, đoàn phim cũng sẽ giao lưu với khán giả tại Lotte Nam Sài Gòn lúc 20g20 và Galaxy Huỳnh Tấn Phát lúc 21g20 (quận 7, TPHCM). 

Tiếp sau đó, trong ngày 13-4, phim sẽ có buổi giao lưu với khán giả tại Phố đi bộ Nguyễn Huệ lúc 17g và tham dự lễ bế mạc, trao giải Liên hoan phim quốc tế TPHCM. Tối cùng ngày, phim sẽ tổ chức giao lưu tại cụm rạp Cinestar Quốc Thanh (quận 1, TPHCM) lúc 20g và CGV Landmark 81 (quận Bình Thạnh, TPHCM) lúc 21g15.

Ngày 14-4, đoàn phim sẽ giao lưu với khán giả tại các cụm rạp: CGV Sư Vạn Hạnh (quận 10, TPHCM) lúc 16g35, Galaxy Kinh Dương Vương (quận 6, TPHCM) lúc 17g50; CGV Gigamall Thủ Đức (TP Thủ Đức, TPHCM) lúc 19g50 và BHD Lê Văn Việt (TP Thủ Đức, TPHCM) lúc 21g.  

Rate this post
Đọc tiếp

Âm nhạc

GIÁM ĐỐC ÂM NHẠC PHIM “ĐÓA HOA MONG MANH”: CÁC CA KHÚC CÓ GIÁ TRỊ VÀ XỨNG ĐÁNG ĐƯỢC

Đã đăng

 ngày

Bởi

Danh ca Nhật Hạ thể hiện 14 ca khúc trong phim

Ngoài vai trò tác giả kịch bản, danh ca Nhật Hạ tiết lộ chị là người thể hiện 14/15 nhạc phẩm trong Đóa Hoa Mong Manh. “Các ca khúc trong phim được tôi cùng đạo diễn Mai Thu Huyền và DOP Quyết Trần cùng bàn bạc và chọn rất kỹ lưỡng, thích hợp với từng giai đoạn, hoàn cảnh và tâm lý nhân vật để khi nữ chính hát lên có thể hiểu nỗi lòng tâm tình của cô, tạo xúc cảm cho người xem. Khi nhân vật chính là một ca sĩ còn ngây thơ, tâm hồn trong sáng, cô hát những bài ca vui, dễ thương. Khi cô biết yêu, những bài hát biết bâng khuâng, hạnh phúc lẫn trong lo sợ. Khi cô đau khổ, những bài hát khan tiếng thở dài và ướt những giọt lệ…”, danh ca Nhật Hạ chia sẻ. Đồng thời tác giả kịch bản không giấu mong muốn sẽ giúp khán giả cảm nhận trọn vẹn câu chuyện được dệt lên không chỉ bằng diễn xuất mà còn cả âm nhạc.

Khán giả khi theo dõi Đóa Hoa Mong Manh sẽ có cơ hội thưởng thức lại những nhạc phẩm nổi tiếng: Ru đời đi nhé, Dạ khúc, Vũ nữ thân gầy, Hãy yêu nhau đi, Như đã dấu yêu, Xin đừng hờn ghen, Cho em quên tuổi ngọc… qua tiếng hát của ca sĩ Nhật Hạ. Chị tâm sự thêm: “Đó là những bài hát đã in sâu vào ký ức, là 1 phần kỷ niệm cuộc đời của chúng ta. Phần lớn là những ca khúc Việt nhưng cũng có vài bài nhạc Pháp, Anh quen thuộc để thay đổi không khí khiến bộ phim sống động, màu sắc hơn”.

Bữa tiệc âm nhạc trên màn ảnh 

Đảm nhận vai trò giám đốc âm nhạc trong Đóa Hoa Mong Manh là nhạc sĩ Lê Thanh Tâm. Đây là cơ duyên tiếp theo giữa anh và đạo diễn Mai Thu Huyền, sau thành công của Kiều – bộ phim đã nhận được giải thưởng Cánh diều vàng cho Âm nhạc xuất sắc nhất tại giải thưởng Cánh diều 2021.

Giám đốc âm nhạc Lê Thanh Tâm đánh giá kịch bản bộ phim lần này hấp dẫn với nhiều ca khúc đi xuyên suốt chiều dài bộ phim. Đặc biệt hơn, những ca khúc ấy gắn liền với nội dung kịch bản. “Đó là những ca khúc tuyệt vời, có giá trị và xứng đáng được tôn vinh để khán giả thưởng thức”, anh cho biết.

Với một số lượng ca khúc đồ sộ, bài toán và thách thức đặt ra cho giám đốc âm nhạc Lê Thanh Tâm là không hề đơn giản. Không chỉ là việc đặt để ca khúc vào những tình huống nào trong phim, mà việc làm mới nó cũng phải thật sự phù hợp với diễn biến câu chuyện. Một điều quan trọng không kém cũng chính là phần nhạc nền.

Thách thức ở đây, theo giám đốc âm nhạc Lê Thanh Tâm: “Làm sao để người xem không nhận ra sự khác biệt giữa các bản hòa tấu được viết mới và những ca khúc đã nổi tiếng trong phim”.Cuối cùng, anh cũng tìm ra đáp án: “Tôi đã có ý tưởng phần phối khí của các ca khúc cũng như các bản hòa tấu tạo thành đường dây xuyên suốt. Khi bắt đầu thực hiện phần nhạc nền cho phim tôi có xây dựng một biên chế dàn nhạc. Thậm chí, phần nhạc nền này có thể được chơi live trực tiếp ngay trên sân khấu như một concert”.

Rate this post
Đọc tiếp

Điện ảnh

ĐẠO DIỄN MAI THU HUYỀN BẬT MÍ NHỮNG ĐIỀU ĐẶC BIỆT TRƯỚC KHI “ĐÓA HOA MONG MANH” CÔNG CHIẾU TẠI MỸ

Đã đăng

 ngày

Bởi

Tối 21/03/2024 (giờ Mỹ, tức sáng 22/03/2024 giờ Việt Nam), bộ phim Đóa Hoa Mong Manh (A Fragile Flower) đã có buổi ra mắt toàn cầu (WORLD PREMIERE) tại cụm rạp AMC IMAX Orange 30, California, Mỹ.  

Sự kiện thu hút hàng trăm nghệ sĩ, khách mời, cộng đồng người Việt tại Mỹ. Về phía đoàn phim, toàn bộ ê kíp có mặt khá đông đủ, gồm: đạo diễn – nhà sản xuất Mai Thu Huyền, đồng nhà sản xuất Jacqueline Thu Thảo, tác giả kịch bản, ca sĩ Nhật Hạ, các diễn viên: Trizzie Phương Trinh, Đức Tiến, Baggio, Nguyễn Anh Dũng, Khánh Hoàng, Jacky Tài, Lâm Tuyết Trang, Hồ Xuân Đào, hoa hậu Kiều Diễm, hoa hậu Nina Rose, Emily Lê Trân, Nghĩa Lê, Edison Ngô, Alan Vo Ford… Diễn viên Quốc Cường và Maya vì bận lịch quay phim tại Việt Nam nên không thể tham dự sự kiện. Trong ê kíp còn có 2 nhân vật người Mỹ là Đồng sản xuất Georges  N. Chamchoum và ông Harmon Kaslow đại diện đơn vị phát hành phim Đóa Hoa Mong Manh tại Mỹ.

Đặc biệt, sự kiện cũng chào đón các khách mời đặc biệt là những đại biểu dân cử tại các thành phố ở Mỹ gồm: ông Tạ Đức Trí – dân biểu tiểu bang California, ông Charlie Chí Nguyễn – Thị trưởng thành phố Westminster, ông Michael Võ – Thị trưởng Fountain Valley, bà Cindy Tran – Phó thị trưởng Garden Grove, bà Amy Phan West – Nghị viên thành phố Westminster. Tại sự kiện, các đại biểu cũng trao bằng khen cho đoàn phim Đóa Hoa Mong Manh để ghi nhận những thành quả và đóng góp cho hoạt động văn hóa nghệ thuật của người Việt tại Mỹ.

Trước đó, trong phần chia sẻ trên thảm đỏ, ông Charlie Chí Nguyễn – Thị trưởng thành phố Westminster bày tỏ sự vinh dự khi tham dự buổi ra mắt Đóa Hoa Mong Manh. “Khi cộng đồng người Việt có những sự kiện ý nghĩa đóng góp cho những hoạt động cộng đồng ngày càng phát triển, lớn mạnh chúng tôi luôn sẵn sàng ủng hộ. Tôi mong bộ phim sẽ mang lại niềm vui cho tất cả mọi người khi cùng đến rạp thưởng thức”, ông Charlie Chí Nguyễn chia sẻ.  

Phát biểu tại sự kiện, đạo diễn, nhà sản xuất, diễn viên Mai Thu Huyền bày tỏ niềm vui, hạnh phúc khi chia sẻ về đứa con tinh thần của mình cũng như nhìn lại chặng đường thực hiện bộ phim Đóa Hoa Mong Manh. “Vào đúng ngày này cách đây 1 năm Mai Thu Huyền đã bay đến Mỹ để cùng chị Nhật Hạ và các thành viên trong ê-kíp chuẩn bị rất nhiều công đoạn từ chọn diễn viên, bối cảnh cho bộ phim. Chúng tôi đã mất 4 tháng chuẩn bị tiền kỳ, 1 tháng quay phim ở nhiều tiểu bang khác nhau, sau đó về Việt Nam 7 tháng để làm hậu kỳ” – chị chia sẻ.  

Theo Mai Thu Huyền, đây là bộ phim đặc biệt, xuất phát từ ý tưởng kịch bản của ca sĩ Nhật Hạ. Đóa Hoa Mong Manh là bộ phim đầu tiên khai thác đề tài mới lạ về những người Việt thành công tại Mỹ. Dù là một bộ phim tâm lý, tình cảm nhưng âm nhạc đóng vai trò quan trọng. Trong phim có đến 15 ca khúc được sử dụng và 14 trong số đó được thể hiện bởi ca sĩ Nhật Hạ, hứa hẹn đưa khán giả chìm đắm trong không gian âm nhạc tuyệt vời. Một niềm hạnh phúc không kém khác với ê-kíp, dù chưa chính thức khởi chiếu (từ ngày 28-3) nhưng bộ phim đã giành được 8 giải thưởng tại các LHP khác nhau trên Thế giới.  

Đạo diễn Mai Thu Huyền nhấn mạnh: “Có được kết quả này là sự nỗ lực của mọi thành viên trong ê-kíp, các giải thưởng mà ban giám khảo của các liên hoan phim quốc tế trao cho Đoá hoa mong manh chính là  thước đo minh chứng chất lượng bộ phim đã tiệm cận được với tiêu chuẩn của điện ảnh thế giới, mang niềm tự hào của điện ảnh Việt Nam giới thiệu với công chúng trên toàn cầu”.

Rate this post
Đọc tiếp
Advertisement

Facebook

Advertisement

Tin Nổi bật

    Paste your advertisement code here.