Kết nối với chúng tôi:

Thời sự

Nghề móc hàu trên bãi đá

Đã đăng

 ngày

 
Hàu sữa bé xíu bám chi chít trên mỏm đá biển Vũng Tàu là nguồn sống của một cộng đồng dân cư, với thu nhập vài trăm nghìn mỗi ngày.
Bà Trần Thị Lê móc hàu bám chi chít trên bãi đá ở Vũng Tàu. Ảnh: Trường Hà.
Bà Trần Thị Lê móc hàu bám chi chít trên bãi đá ở Vũng Tàu. Ảnh: Trường Hà.

“Cóc, cóc, cóc”, tiếng chiếc búa của bà Trần Thị Lê đập vào lớp vỏ cứng của con hàu tự nhiên bám chặt trên mỏm đá vừa mới lộ ra khi thủy triều vừa rút. Mũi sắt nhọn hoắc xuyên qua lớp vỏ, bà gõ mạnh cán búa khiến vỏ tách làm đôi. Tay kia cầm dao nhỏ cẩn thận móc con hàu sữa mềm mại, to bằng ngón tay trỏ bỏ vào chiếc rổ nhựa nhỏ.

Trong cái nắng 35 độ C, gió biển thốc từng hồi, người phụ nữ ngoài 50 tuổi đội hai chiếc mũ, khẩu trang bịt gần kín mặt lộ vẻ khắc khổ lặp lại hành động đập – móc hết con này đến con khác.

Bà Lê làm nghề đục hàu kiếm sống chừng 20 năm. Trước đây bãi đá mũi Nghinh Phong hàu bám tầng tầng lớp lớp, béo ngậy. Bà chỉ cần dùng chiếc dùi sắt, cục đá đóng vào dùi hàu tách từng mảng, hơn một giờ kiếm được vài bao đem về tách từng con bán chợ với giá rẻ mạt. Hôm nào ế bà mang về biếu hàng xóm ăn chơi.

Hơn mười năm nay, hàu sữa được các nhà hàng, quán ăn và khách du lịch ưa chuộng. “Bấy giờ người ta chế ra chiếc búa đục đầu nhọn dài chừng 10 cm để tách trực tiếp hàu trên mỏm đá được nhanh và nhiều hơn”, bà Lê nói.

Người móc hàu dùng chiếc búa móc tách vỏ. Ảnh:
Người móc hàu dùng chiếc búa móc tách vỏ. Ảnh: Trường Hà.

Cách đó chừng 100 m, ông Văn Thạnh (56 tuổi, chồng bà Lê) ngồi trên mỏm đá cheo leo, cần mẫn làm việc. Sau 30 năm làm đủ thứ nghề, người đàn ông từng tự tin “khỏe không thua ai” suy kiệt sau một lần đổ bệnh. Cảnh ăn không ngồi rồi khiến ông bứt rứt, cầm búa theo vợ xuống biển.

“Buổi đầu tiên dù vợ hướng dẫn năm lần bảy lượt, song tôi đập hoài không tách được vỏ. Tức quá giáng mạnh tay thì con hàu vỡ nát”, ông Thạnh kể. Suốt ba giờ hôm đó, ông chỉ móc được 200 gram hàu. Sự nóng nảy khiến tay, chân ông bị hàu cứa rách, chảy máu.

Hai tháng sau ông Thạnh lành nghề và nay đã vượt mặt vợ. Mỗi ngày họ móc được chừng 7 kg hàu, bán gần một triệu đồng. “Tùy theo con nước, tháng chỉ làm 15 ngày đổ lại, thu nhập cũng chỉ đủ đắp đổi qua ngày”, ông Thạnh nói.

Nghề móc hàu sữa nay đã hình thành cộng đồng chừng vài chục người sống rải rác ở TP Vũng Tàu. Họ đến từ nhiều vùng miền, nghèo khó và không có việc làm ổn định. “Nghề không vốn” không dễ dàng chút nào. “Bám trên những mỏm đá, chỉ cần sơ sẩy trượt chân là bị hàu cứa tứa máu. Rồi lê lết mấy giờ liền ê ẩm lắm, có khi say nắng, trúng gió nằm bẹp mấy ngày liền”, bà Lê Thị Phương nói.

Mỗi kg hàu sữa được bán với giá 120 - 140 nghìn đồng. Ảnh: Trường Hà.
Hàu sữa tách xong được bỏ vào rổ, mỗi kg giá 120.000 – 140.000 đồng. Ảnh: Trường Hà.

Bây giờ không gian kiếm sống của họ cũng trở nên chật chội hơn. Người trẻ như bà Phương nhường bãi đá cho người lớn tuổi. Hàng ngày họ chạy xe máy vài chục km đến các bãi đá ở Long Hải, Đất Đỏ và tận Xuyên Mộc tìm hàu.

“Không ai được khai thác những con hàu nhỏ hay đục phá tùy tiện bãi đá vì đó là nơi nuôi mình”, bà Phương nói và đó cũng là điều mà những người móc hàu nhắc nhở nhau trong cuộc mưu sinh đầy vất vả.

Trường Hà – Vnexpress

Rate this post
Advertisement

Thời sự

TP HCM mở tour Củ Chi – núi Bà Đen

Đã đăng

 ngày

Bởi

TP HCM và tỉnh Tây Ninh thống nhất mở tour du lịch khép kín từ địa đạo Củ Chi – núi Bà Đen từ ngày 16/10.

Thông tin được Phó chủ tịch UBND TP HCM Phan Thị Thắng nói tại buổi làm việc của Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố với UBND TP HCM về công tác phòng chống Covid-19 và tình hình kinh tế – xã hội 9 tháng đầu năm 2021, chiều 12/10.

“Sáng nay tôi cùng Sở Du lịch làm việc với UBND tỉnh Tây Ninh để bàn bạc tổ chức kết nối lại tour tham quan khép kín địa đạo Củ Chi kết hợp núi Bà Đen và thống nhất tour đầu tiên bắt đầu từ cuối tuần này”, bà Thắng nói.

Chùa Bà Đen là địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng ở tỉnh Tây Ninh, nằm ở lưng chừng núi Bà Đen cao 986 m. Ảnh: Quỳnh Trần
Chùa Bà Đen là địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng ở tỉnh Tây Ninh, nằm ở lưng chừng núi Bà Đen cao 986 m. Ảnh: Quỳnh Trần

Theo lãnh đạo UBND thành phố, đây là bước đi đầu tiên trong việc mở lại các tuyến du lịch “liên tỉnh”. Trong tuần sau thành phố tiếp tục làm việc với một số tỉnh, thành khác để mở lại các tuyến du lịch. Các địa phương nhận định đa số người dân thành phố được tiêm 2 mũi vaccine và khách tham gia tour phải đảm bảo các biện pháp phòng dịch.

Trước đó, Phó chủ tịch UBND thành phố cho biết Sở Du lịch đã tổ chức một số chuyến tham quan Cần Giờ và địa đạo Củ Chi cho lực lượng tuyến đầu. Hoạt động này nhằm tri ân, giúp lực lượng y bác sỹ hiểu nét văn hóa của TP HCM. Sau khi tổ chức các chuyến đi, Sở Du lịch cùng địa phương và doanh nghiệp lữ hành rút kinh nghiệm, có những tính toán cho thời gian tới.

Các tour này diễn ra trong ngày, đảm bảo các biện pháp phòng, chống dịch. Tất cả du khách, hướng dẫn viên, tài xế, nhân sự tổ chức, phục vụ hậu cần tại các điểm đến phải tiêm hai mũi vaccine ngừa Covid-19, xét nghiệm nhanh âm tính, tuân thủ 5K. Tour tổ chức theo mô hình “bong bóng”, thông qua các cung đường khép kín.

Đợt dịch thứ tư đã ảnh hưởng nặng nề ngành du lịch TP HCM. Thống kê của các quận, huyện cho thấy 6 tháng qua 90% doanh nghiệp lữ hành vừa và nhỏ, doanh nghiệp lữ hành chuyên kinh doanh thị trường quốc tế ngưng hoạt động.

Sở Du lịch TP HCM đang xây dựng kế hoạch phục hồi hoạt động ngành trong điều kiện thích ứng an toàn với Covid-19 giai đoạn đến cuối năm 2021 và năm 2022 theo nguyên tắc “an toàn tới đâu, mở cửa tới đó và mở cửa phải an toàn”. Trong đó, thị trường nội địa sẽ giữ vai trò chủ lực trong giai đoạn phục hồi.

Hữu Công – Vnexpress

Rate this post
Đọc tiếp

Thời sự

Hàn Quốc chuyển 1,1 triệu liều vaccine đến Việt Nam vào 13/10

Đã đăng

 ngày

Bởi

Lô vaccine Astra Zeneca 1,1 triệu liều do Chính phủ Hàn Quốc tặng, dự kiến về đến Việt Nam vào ngày mai (13/10).

Đại sứ Hàn Quốc tại việt Nam Park Noh Wan cho biết thông tin nêu trên tại cuộc gặp Thủ tướng Phạm Minh Chính, ngày 12/10. Đây là đợt hỗ trợ vaccine song phương đầu tiên và lớn nhất của Hàn Quốc cho các đối tác, trong bối cảnh khan hiếm vaccine trên toàn cầu cũng như những khó khăn tại nước này.

Đại sứ khẳng định Hàn Quốc sẽ tiếp tục xem xét hỗ trợ y tế, trong đó có vaccine cho Việt Nam trong thời gian tới.

Theo ông Park Noh Wan, Việt Nam là đối tác quan trọng hàng đầu của Hàn Quốc, nhất là về kinh tế, đầu tư, thương mại. Dù dịch bệnh phức tạp, nhưng kim ngạch thương mại hai chiều vẫn tăng 18%. Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn, an toàn của các nhà đầu tư của Hàn Quốc; đầu tư mới của Hàn Quốc vào Việt Nam năm nay tăng 24% so với năm trước.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam Park Noh Wan, ngày 12/10. Ảnh: Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính (bên phải) tiếp Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam Park Noh Wan, ngày 12/10. Ảnh: Nhật Bắc

Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao quan hệ hợp tác giữa hai nước, ngày càng phát triển đi vào chiều sâu. Ông cho biết Việt Nam đang nỗ lực thúc đẩy ngoại giao vaccine để tăng tốc chiến dịch tiêm chủng cho toàn dân, tạo cơ sở để thích ứng an toàn với dịch bệnh, đồng thời phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh, đưa cuộc sống trở lại bình thường.

Lãnh đạo Chính phủ mong phía Hàn Quốc tiếp tục hỗ trợ Việt Nam chống dịch, nhất là về vaccine và thuốc điều trị, phát triển công nghiệp dược, nâng cao năng lực y tế. Hai nước nghiên cứu sớm nối lại chuyến bay thương mại; công nhận hộ chiếu vaccine của nhau; bình thường hóa các hoạt động kinh tế, góp phần ổn định chuỗi cung ứng hàng hóa.

Trước đó ngày 21/9, tại cuộc gặp Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc bên lề kỳ họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ở New York, Tổng thống Moon Jae-in cam kết cung cấp ít nhất một triệu liều vaccine Covid-19 cho Việt Nam.

Đến hết ngày 11/10, Việt Nam đã tiêm được tổng số 54,2 triệu liều vaccine; trong đó 38,6 triệu người tiêm mũi một; 15,5 triệu người tiêm đủ liều.  

Viết Tuân – Vnexpress

Rate this post
Đọc tiếp

Thời sự

Hà Nội tiếp nhận máy bay từ Điện Biên

Đã đăng

 ngày

Bởi

UBND TP Hà Nội thống nhất với tỉnh Điện Biên khôi phục đường bay từ ngày 13 đến 20/10, máy bay chở khách hai chiều, khách ngồi giãn cách.

Trong văn bản gửi UBND tỉnh Điện Biên ngày 12/10, Hà Nội yêu cầu hành khách đi máy bay đủ điều kiện theo quy định của Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Y tế, theo dõi sức khỏe tại nhà hoặc nơi lưu trú, thực hiện các biện pháp đảm bảo phòng chống dịch của Trung ương và TP Hà Nội.

Như vậy, sau Đà Nẵng, TP HCM, Điện Biên là địa phương thứ ba nối lại đường bay với thủ đô.

Máy bay đỗ tại sân bay Nội Bài. Ảnh: Ngọc Thành.
Máy bay đỗ tại sân bay Nội Bài. Ảnh: Ngọc Thành

Trước đó ngày 11/10, UBND tỉnh Điện Biên đề nghị nối lại đường bay giữa hai địa phương, cho phép các hãng Bamboo Airways, Vasco Airlines được mở các chuyến bay khứ hồi Hà Nội – Điện Biên trong thời gian thí điểm (13-20/10).

Theo UBND tỉnh Điện Biên, địa phương đã qua 54 ngày không ghi nhận ca mắc mới, tỷ lệ tiêm vaccine mũi một cho người trên 18 tuổi là 60%; mũi hai 20%.

Trước dịch Covid-19, mỗi ngày có hai chuyến bay Hà Nội – Điện Biên, khai thác máy bay ATR thân nhỏ với khoảng 70 chỗ ngồi.

Anh Duy – Vnexpress

Rate this post
Đọc tiếp
Advertisement

Facebook

Advertisement

Tin Nổi bật

    Paste your advertisement code here.