Kết nối với chúng tôi:

Thời sự

Làng chài miền Tây trên núi

Đã đăng

 ngày

 
Từ những người làm thuê, nợ nần bủa vây, nay 29 hộ dân sống trên lòng hồ Sê San tự đánh bắt, nuôi cá… có thu nhập ổn định.

“Đôi lúc nhớ cảm giác chờ mùa nước lên, tháng 8-9 âm lịch”, chị Hà Thị Diễm Nhung, 35 tuổi, nói khi ngồi đong đưa trên chiếc võng trong căn nhà nổi trên sông Sê San, cách bờ khoảng 50 m.

Chị là một trong số những cư dân các tỉnh An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang… lên mưu sinh trên sông Sê San – một trong các phụ lưu lớn của sông Mekong, bắt nguồn ở Bắc Tây Nguyên, từ 10 năm trước.

Các cư dân từ miền Tây lên Kon Tum lập nghiệp. Ảnh: Trần Hóa.
Ngôi làng nổi của các cư dân miền Tây trên sông Sê San, Kon Tum. Ảnh: Trần Hóa.

Quê chị Nhung ở An Giang. Người phụ nữ này theo chồng lên Kon Tum lập nghiệp từ năm 2011, bằng số tiền dành dụm của hai vợ chồng trong những năm làm thuê. “Năm đó đang làm công nhân ở Sài Gòn, nghe một số người thân ở miền Tây lên đánh bắt ở vùng biên giới bảo, thủy điện Sê San vừa mới ngăn đập, tôm cá dồi dào nên đi luôn”, chị Nhung nhớ lại.

Lên đến nơi, vợ chồng chị mua một chiếc ghe nhỏ, làm nơi ăn ở và kiếm sống. Ban ngày họ neo đậu gần bờ ở xã Ia O (Gia Lai), đêm ra giữa sông đánh bắt. Vợ chồng chị Nhung nằm trong số những cư dân từ miền Tây lên – không giấy tờ, không đất đai, nhiều lần bị giới chức địa phương xua đuổi. Họ không còn lựa chọn nào khác là chèo thuyền ra xa, hoặc lánh sang bờ bên kia (tỉnh Kon Tum), ẩn nấp.

Cuộc trốn chạy kéo dài bốn năm. Năm 2015, vợ chồng chị Nhung cùng hàng chục hộ dân khác đã được chính quyền xã Ia Tơi, huyện Ia H’Drai (Kon Tum) chấp thuận cho định cư, làm ăn sinh sống trên sông Sê San. Ba năm sau, mỗi hộ được cấp 400 m2 và 50 triệu đồng tiền xây nhà.

“Bây giờ, cả làng chài ai cũng có cuộc sống ổn định nhờ đánh bắt và nuôi cá lồng bè. Có nhà xây tránh trú những lúc mưa gió”, chị Nhung nói và cho biết, đợt này nghỉ dịch, hai người con của chị ở luôn trên sông phụ giúp bố mẹ buôn bán và cho đàn cá ăn. Còn những hôm đi học, chúng ở trên nhà vừa mới xây (cách làng chài khoảng 2 km).

Chị Nhung hàng ngày ở trên sông buôn bán tạp hóa, thỉnh thoảng có khách du lịch, chị nấu nướng phụ vụ. Năm ngoái lượng khách mỗi ngày một đông, có hôm trăm khách, hai vợ chồng làm không xuể, phải thuê người cháu từ dưới quê lên phụ chở khách. “Hôm nào gảnh gỗi (rảnh rỗi), chồng chị mới đi ra sông quay gớ (rớ) cá cơm, kiếm nửa triệu mỗi đêm”, chị Nhung nói. 

Chị Nhung phơi cá trê, đóng gói bán cho khách du lịch. Ảnh: Trần Hóa.
Chị Nhung phơi cá trê, đóng gói bán cho khách du lịch. Ảnh: Trần Hóa.

Cá cơm mang chị Nhung phơi phô, để làm bánh tráng cá cơm (món đặc trưng của miền Tây) và cá cơm chiên bột, bán cho khách du lịch. Ngoài ra, vợ chồng chị còn làm lồng nuôi cá chình, trê, diêu hồng… tăng thêm thu nhập. Vợ chồng chị bàn nhau sắp tới mở rộng quy mô quán và xin chính quyền được di dời vào sát ngọn núi ở giữa sông cho khuất gió, và đào giếng nước uống và chăn nuôi gia súc.

Cách nhà nổi của gia đình chị Nhung khoảng 30 m, ông Nguyễn Văn Tụng, 70 tuổi, quê An Giang chuẩn bị dụng cụ cho chuyến đánh bắt buổi tối trên sông Sê San. Người vợ ngồi cạnh phụ giúp ông chuyển đồ xuống ghe. Ông bảo mình còn khỏe, với lại cá tôm đang chờ mình người sông, không thể không đi.

Ba người con của ông Tụng lên đánh bắt trên dòng Sê San từ hơn 10 năm trước. Năm đó, ở vùng sông nước miền Tây mất mùa. Nghe tin ở trên núi có con đập mới ngăn, nguồn thủy sản dồi dào. Những người con của ông lần lượt lên vùng lòng hồ mưu sinh.

Lúc mới lên, chúng chỉ sống trong những chiếc ghe nhỏ, đêm đêm chèo ra giữa sông bắt con tôm, con cá làm kế sinh nhai.

Nghe con kể qua điện thoại, những năm đầu cứ thả lưới xuống là bắt được những loại cá lớn như cá lăng, cá sọc dưa, cá cơm…, nhận thấy việc kiếm sống ở đây đỡ chật vật hơn ở quê, vợ chồng ông Tụng bán hết ruộng vườn, lên làm cái nhà nổi cạnh bên nhà con trai đầu hơn 2 năm nay.

Cứ 5h chiều, các cư dân làng chài chạy ghe bắt đầu chạy ghe đi thắp đèn, khoảng 3-4h sáng hôm sau họ thức dậy đi quay rớ. Ảnh: Trần Hóa.    
Cứ 17h,, các cư dân làng chài chạy ghe bắt đầu chạy ghe đi thắp đèn, khoảng 3-4h sáng hôm sau họ thức dậy đi quay rớ. Ảnh: Trần Hóa.    

Ngoài việc đi đánh lưới, quay rớ, thả lừ, kiếm mỗi đêm 200 – 300 nghìn đồng, ông Tụng nuôi thêm 3.000 con cá lóc, lãi năm vài chục triệu. “Ở quê đâu được như vậy, làm thuê làm mướn quanh năm cũng không đủ ăn”, ông Tụng nhớ lại.

Ông Nguyễn Phú An – Phó chủ tịch UBND xã Ia Tơi cho biết, sắp tới chính quyền sẽ tiến hành cải tạo bến – nơi đưa đón khách du lịch và người dân vào khu vực làng chài, nhằm đảm bảo sự an toàn tuyệt đối. “Địa phương đang hỗ trợ cho các cư dân làng chài nuôi cá lồng. Chúng tôi luôn tạo điều kiện tốt nhất để người dân an cư lập nghiệp”, ông An cho hay.

Trần Hóa – Vnexpress

Rate this post

Thời sự

TP HCM mở tour Củ Chi – núi Bà Đen

Đã đăng

 ngày

Bởi

TP HCM và tỉnh Tây Ninh thống nhất mở tour du lịch khép kín từ địa đạo Củ Chi – núi Bà Đen từ ngày 16/10.

Thông tin được Phó chủ tịch UBND TP HCM Phan Thị Thắng nói tại buổi làm việc của Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố với UBND TP HCM về công tác phòng chống Covid-19 và tình hình kinh tế – xã hội 9 tháng đầu năm 2021, chiều 12/10.

“Sáng nay tôi cùng Sở Du lịch làm việc với UBND tỉnh Tây Ninh để bàn bạc tổ chức kết nối lại tour tham quan khép kín địa đạo Củ Chi kết hợp núi Bà Đen và thống nhất tour đầu tiên bắt đầu từ cuối tuần này”, bà Thắng nói.

Chùa Bà Đen là địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng ở tỉnh Tây Ninh, nằm ở lưng chừng núi Bà Đen cao 986 m. Ảnh: Quỳnh Trần
Chùa Bà Đen là địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng ở tỉnh Tây Ninh, nằm ở lưng chừng núi Bà Đen cao 986 m. Ảnh: Quỳnh Trần

Theo lãnh đạo UBND thành phố, đây là bước đi đầu tiên trong việc mở lại các tuyến du lịch “liên tỉnh”. Trong tuần sau thành phố tiếp tục làm việc với một số tỉnh, thành khác để mở lại các tuyến du lịch. Các địa phương nhận định đa số người dân thành phố được tiêm 2 mũi vaccine và khách tham gia tour phải đảm bảo các biện pháp phòng dịch.

Trước đó, Phó chủ tịch UBND thành phố cho biết Sở Du lịch đã tổ chức một số chuyến tham quan Cần Giờ và địa đạo Củ Chi cho lực lượng tuyến đầu. Hoạt động này nhằm tri ân, giúp lực lượng y bác sỹ hiểu nét văn hóa của TP HCM. Sau khi tổ chức các chuyến đi, Sở Du lịch cùng địa phương và doanh nghiệp lữ hành rút kinh nghiệm, có những tính toán cho thời gian tới.

Các tour này diễn ra trong ngày, đảm bảo các biện pháp phòng, chống dịch. Tất cả du khách, hướng dẫn viên, tài xế, nhân sự tổ chức, phục vụ hậu cần tại các điểm đến phải tiêm hai mũi vaccine ngừa Covid-19, xét nghiệm nhanh âm tính, tuân thủ 5K. Tour tổ chức theo mô hình “bong bóng”, thông qua các cung đường khép kín.

Đợt dịch thứ tư đã ảnh hưởng nặng nề ngành du lịch TP HCM. Thống kê của các quận, huyện cho thấy 6 tháng qua 90% doanh nghiệp lữ hành vừa và nhỏ, doanh nghiệp lữ hành chuyên kinh doanh thị trường quốc tế ngưng hoạt động.

Sở Du lịch TP HCM đang xây dựng kế hoạch phục hồi hoạt động ngành trong điều kiện thích ứng an toàn với Covid-19 giai đoạn đến cuối năm 2021 và năm 2022 theo nguyên tắc “an toàn tới đâu, mở cửa tới đó và mở cửa phải an toàn”. Trong đó, thị trường nội địa sẽ giữ vai trò chủ lực trong giai đoạn phục hồi.

Hữu Công – Vnexpress

Rate this post
Đọc tiếp

Thời sự

Hàn Quốc chuyển 1,1 triệu liều vaccine đến Việt Nam vào 13/10

Đã đăng

 ngày

Bởi

Lô vaccine Astra Zeneca 1,1 triệu liều do Chính phủ Hàn Quốc tặng, dự kiến về đến Việt Nam vào ngày mai (13/10).

Đại sứ Hàn Quốc tại việt Nam Park Noh Wan cho biết thông tin nêu trên tại cuộc gặp Thủ tướng Phạm Minh Chính, ngày 12/10. Đây là đợt hỗ trợ vaccine song phương đầu tiên và lớn nhất của Hàn Quốc cho các đối tác, trong bối cảnh khan hiếm vaccine trên toàn cầu cũng như những khó khăn tại nước này.

Đại sứ khẳng định Hàn Quốc sẽ tiếp tục xem xét hỗ trợ y tế, trong đó có vaccine cho Việt Nam trong thời gian tới.

Theo ông Park Noh Wan, Việt Nam là đối tác quan trọng hàng đầu của Hàn Quốc, nhất là về kinh tế, đầu tư, thương mại. Dù dịch bệnh phức tạp, nhưng kim ngạch thương mại hai chiều vẫn tăng 18%. Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn, an toàn của các nhà đầu tư của Hàn Quốc; đầu tư mới của Hàn Quốc vào Việt Nam năm nay tăng 24% so với năm trước.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam Park Noh Wan, ngày 12/10. Ảnh: Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính (bên phải) tiếp Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam Park Noh Wan, ngày 12/10. Ảnh: Nhật Bắc

Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao quan hệ hợp tác giữa hai nước, ngày càng phát triển đi vào chiều sâu. Ông cho biết Việt Nam đang nỗ lực thúc đẩy ngoại giao vaccine để tăng tốc chiến dịch tiêm chủng cho toàn dân, tạo cơ sở để thích ứng an toàn với dịch bệnh, đồng thời phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh, đưa cuộc sống trở lại bình thường.

Lãnh đạo Chính phủ mong phía Hàn Quốc tiếp tục hỗ trợ Việt Nam chống dịch, nhất là về vaccine và thuốc điều trị, phát triển công nghiệp dược, nâng cao năng lực y tế. Hai nước nghiên cứu sớm nối lại chuyến bay thương mại; công nhận hộ chiếu vaccine của nhau; bình thường hóa các hoạt động kinh tế, góp phần ổn định chuỗi cung ứng hàng hóa.

Trước đó ngày 21/9, tại cuộc gặp Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc bên lề kỳ họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ở New York, Tổng thống Moon Jae-in cam kết cung cấp ít nhất một triệu liều vaccine Covid-19 cho Việt Nam.

Đến hết ngày 11/10, Việt Nam đã tiêm được tổng số 54,2 triệu liều vaccine; trong đó 38,6 triệu người tiêm mũi một; 15,5 triệu người tiêm đủ liều.  

Viết Tuân – Vnexpress

Rate this post
Đọc tiếp

Thời sự

Hà Nội tiếp nhận máy bay từ Điện Biên

Đã đăng

 ngày

Bởi

UBND TP Hà Nội thống nhất với tỉnh Điện Biên khôi phục đường bay từ ngày 13 đến 20/10, máy bay chở khách hai chiều, khách ngồi giãn cách.

Trong văn bản gửi UBND tỉnh Điện Biên ngày 12/10, Hà Nội yêu cầu hành khách đi máy bay đủ điều kiện theo quy định của Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Y tế, theo dõi sức khỏe tại nhà hoặc nơi lưu trú, thực hiện các biện pháp đảm bảo phòng chống dịch của Trung ương và TP Hà Nội.

Như vậy, sau Đà Nẵng, TP HCM, Điện Biên là địa phương thứ ba nối lại đường bay với thủ đô.

Máy bay đỗ tại sân bay Nội Bài. Ảnh: Ngọc Thành.
Máy bay đỗ tại sân bay Nội Bài. Ảnh: Ngọc Thành

Trước đó ngày 11/10, UBND tỉnh Điện Biên đề nghị nối lại đường bay giữa hai địa phương, cho phép các hãng Bamboo Airways, Vasco Airlines được mở các chuyến bay khứ hồi Hà Nội – Điện Biên trong thời gian thí điểm (13-20/10).

Theo UBND tỉnh Điện Biên, địa phương đã qua 54 ngày không ghi nhận ca mắc mới, tỷ lệ tiêm vaccine mũi một cho người trên 18 tuổi là 60%; mũi hai 20%.

Trước dịch Covid-19, mỗi ngày có hai chuyến bay Hà Nội – Điện Biên, khai thác máy bay ATR thân nhỏ với khoảng 70 chỗ ngồi.

Anh Duy – Vnexpress

Rate this post
Đọc tiếp
Advertisement

Facebook

Advertisement

Tin Nổi bật

    Paste your advertisement code here.