Kết nối với chúng tôi:

Thời sự

Ký ức của người thân về 17 chiến sĩ đặc công

Đã đăng

 ngày

 
“Ngày đó ba đi con tròn bốn tuổi. Nay ba trở về cháu ngoại đã ba hai. Tuổi thơ không cha thật buồn và khổ tủi

Bà Lê Thị Liên, 56 tuổi, là con gái liệt sĩ Lê Quý Quỳnh, Tiểu đoàn phó đặc công 404 – một trong 17 chiến sĩ hy sinh trong trận đánh vào sân bay Khâm Đức, huyện Phước Sơn, Quảng Nam ngày 5/8/1970. Hài cốt của cha bà Liên cùng 16 liệt sĩ đặc công khác được tìm thấy vào đầu tháng 6/2020, an táng trong ngôi mộ tập thể ở nghĩa trang liệt sĩ huyện Phước Sơn.

Bà Trần Thị Tư, vợ ông Quỳnh, kể chồng mình nhập ngũ năm 18 tuổi, tham gia nhiều chiến trường rồi xuất ngũ về quê. Khi chiến tranh chống Mỹ trở nên khốc liệt, ông lại nhập ngũ, được huấn luyện trở thành lính đặc công. Năm 1968, ông Quỳnh từ miền Bắc hành quân vào Nam. Ngang qua quê nhà, xã Quảng Phú, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, đơn vị dừng chân nghỉ nên ông tranh thủ về thăm gia đình khoảng 15 phút.

Do lâu ngày mới được gặp ba, cô bé Liên khi đó mới 4 tuổi òa khóc, vùng chạy. Thăm gia đình được ít phút, ông Quỳnh lại ra đi, trong balô có bốn lon gạo và một con gà quà quê. Trước lúc rời nhà, ông dặn vợ: “Lần này đi anh sẽ trở khó về, vì chiến trường cam go. Em ở nhà nuôi các con ăn học đến nơi, đến chốn”.

Di ảnh liệt sĩ Lê Quý Quỳnh. Ảnh: Gia đình cung cấp.
Di ảnh liệt sĩ Lê Quý Quỳnh. Ảnh: Gia đình cung cấp.

Biết chồng là lính đặc công nhưng bà Tư không biết ông đóng quân nơi đâu. Nhiều năm liền, bà không nhận được lá thư nào từ chồng. Năm 1975, đất nước thống nhất, nhiều người lính trở về quê, còn ông Quỳnh biệt tăm. Bà Tư đến nhiều nơi hỏi thăm nhưng không có kết quả. Có người nói làm lính đặc công nên bí mật giấu tung tích, người nói ông đã hy sinh, nhưng bà Tư tin chồng còn sống để có niềm tin nuôi ba con gái khôn lớn.

Năm 1977, bà Tư nhận được tin báo tử nhưng không biết nơi hy sinh, hài cốt chôn ở đâu. Bà ốm liệt giường ba tháng, mái tóc rụng dần. Chị em trong xã thay phiên nhau đến nấu ăn, chăm sóc và dọn dẹp giúp bà. Năm 1992, gia đình bà Tư đi khắp các nghĩa trang ở Quảng Trị, Thừa Thiên Huế tìm kiếm hài cốt chồng nhưng vô vọng. Năm 2010, những cựu chiến binh Tiểu đặc công 404 tìm đến nhà thăm và kể lại trận đánh sân bay Khâm Đức.

Tìm được hài cốt ông Quỳnh, cả gia đình khóc vì hạnh phúc. Tất cả những ký ức về cha được bà Liên dồn nén, viết thành bài thơ “Đón ba về”: Đón ba về, vui lắm ba ơi…/ Thế là con đã hoàn thành tâm nguyện/ Mấy mươi năm ấp ủ trong tim/ Yên nghỉ nhé, ba cùng các chú!/ Đất nước ngàn thu sẽ nhớ mãi ơn ba/ Cùng các chú đã hy sinh bất tử/ Cho nước non mình đẹp mãi những mùa hoa.

Bà Hoàng Thị Tám không cầm được nước mắt sau 50 tìm thấy được hài cốt anh trai mình. Ảnh: Đắc Thành.
Bà Hoàng Thị Tám khóc trước ngôi mộ tập thể chôn 17 liệt sĩ, trong đó có anh trai mình. Ảnh: Đắc Thành.

Trong trí nhớ bà Hoàng Thị Tám, em gái liệt sĩ Hoàng Văn Mão, quê xã An Khang, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang, anh trai bà cao gần 1,7 m, khuôn mặt tròn, da trắng. Gia đình có 10 anh em (5 trai, 5 gái), mỗi ngày anh Mão thường bày cho bà học bài, chiều xuống dẫn em gái ra bờ sông dạy tập bơi. Năm 1968, tròn 18 tuổi, anh Mão lên đường nhập ngũ và hứa với mẹ – bà Nguyễn Thị Kẹo rằng đất nước thống nhất con trở về mua cho mẹ cái đài radio.

Anh Mão dặn bà Tám ở nhà chăm ngoan, nghe lời bố mẹ, khi trở về sẽ mua quần áo đẹp cho. “Lời hứa đó anh không thực hiện được, vì sau hai năm rời quê hương vào chiến trường thì anh hy sinh”, bà nói giọng ngẹn ngào. Năm 1977, gia đình bà Tám nhận được giấy báo tử, chính quyền địa phương tổ chức lễ truy điệu nhưng không biết nơi hy sinh.

Năm 2010, đồng đội của liệt sĩ Mão tìm về quê thăm bà Kẹo. Người mẹ già gửi gắm cựu chiến binh tìm giúp hài cốt con. Bà nói cố gắng sống thật lâu để chờ tin nhưng qua nhiều năm đều vô vọng. Năm 2014, bà Kẹo qua đời ở tuổi 94. Ngồi bên ngôi mộ vừa được an táng, bà Tám trào nước mắt: “Anh ơi, ở đây cùng đồng đội, hàng năm em và gia đình vào thăm. Mẹ ở dưới suối vàng giờ đang vui lắm”.

Nhận được thông tin tìm thấy hố chôn tập thể 17 chiến sĩ đặc công, bà Nguyễn Thị Trước, vợ liệt sĩ Vũ Quang Đặc ở xã Cổ Thành, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương cùng con Vũ Thị Điểm vào ngay Khâm Đức. Bà Trước nên duyên với ông Đặc năm 1959, tháng 2/1962 ông nhập ngũ. Cuối năm đó, bà Trước sinh con gái đầu lòng Vũ Thị Điểm.

Được đào tạo lính đặc công ở Hà Nội, ông Đặc đi chiến trường miền Nam, tham gia kháng chiến ở Khe Sanh – đường 9 Nam Lào. Năm 1965, ông hoàn thành nhiệm vụ, được trở miền Bắc học sĩ quan và trong một lần về phép, bà Trước mang bầu. Năm 1969, người con thứ hai Vũ Quang Đạt chưa chào đời thì ông Đặc hành quân vào chiến trường Nam Trung Bộ với chức trung đội trưởng.

Bà Vũ Thị Điểm khóc nghẹn ngào khi an táng ngôi mô tập thể 17 liệt sĩ tại nghĩa trang huyện Phước Sơn. Ảnh: Đắc Thành.
Bà Vũ Thị Điểm khóc nghẹn ngào khi an táng ngôi mô 17 liệt sĩ tại nghĩa trang huyện Phước Sơn. Ảnh: Đắc Thành.

Sau hơn 50 năm, bà Điểm vẫn nhớ những lần bố về phép , cõng bà đến nhà hàng xóm chơi. Túi đồ của bố lúc nào cũng có khẩu súng lục, ông dặn con không được sờ nghịch. “Có lần cả nhà đang ngồi chơi thì bố vào bất ngờ. Bố về không ai biết, đi không ai hay”, bà Điểm nhớ lại. Có lần bà hỏi bố bằng cách nào mà làng xóm, người nhà không ai biết, ông Đặc nói chiến tranh kết thúc sẽ kể con nghe.

Trong lần về phép khác, ông Đặc mang về hộp thịt – chiến lợi phẩm của quân đội Mỹ. Ông bỏ lên bếp nấu cho con gái ăn. “Trước khi bố đi vào chiến trường miền Nam, tôi dặn lần sau bố mang về cho ăn. Bố cười, dặn tôi ở nhà nghe lời mẹ rồi sẽ mang thịt hộp về”, bà Điểm chia sẻ.

Từ lần đó, bà Điểm không được gặp lại bố. Lớn lên, bà cùng gia đình đi tìm kiếm tung tích ông nhưng thất bại. “Giờ tìm thấy thì hài cốt bố lẫn lộn với đồng đội nên thân nhân các gia đình liệt sĩ mong muốn an táng một ngôi mộ tập thể. Hàng năm, ngày 5/8, chúng tôi sẽ đến Khâm Đức hương khói”, bà chia sẻ. 

Đắc Thành – Vnexpress

Rate this post

Thời sự

TP HCM mở tour Củ Chi – núi Bà Đen

Đã đăng

 ngày

Bởi

TP HCM và tỉnh Tây Ninh thống nhất mở tour du lịch khép kín từ địa đạo Củ Chi – núi Bà Đen từ ngày 16/10.

Thông tin được Phó chủ tịch UBND TP HCM Phan Thị Thắng nói tại buổi làm việc của Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố với UBND TP HCM về công tác phòng chống Covid-19 và tình hình kinh tế – xã hội 9 tháng đầu năm 2021, chiều 12/10.

“Sáng nay tôi cùng Sở Du lịch làm việc với UBND tỉnh Tây Ninh để bàn bạc tổ chức kết nối lại tour tham quan khép kín địa đạo Củ Chi kết hợp núi Bà Đen và thống nhất tour đầu tiên bắt đầu từ cuối tuần này”, bà Thắng nói.

Chùa Bà Đen là địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng ở tỉnh Tây Ninh, nằm ở lưng chừng núi Bà Đen cao 986 m. Ảnh: Quỳnh Trần
Chùa Bà Đen là địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng ở tỉnh Tây Ninh, nằm ở lưng chừng núi Bà Đen cao 986 m. Ảnh: Quỳnh Trần

Theo lãnh đạo UBND thành phố, đây là bước đi đầu tiên trong việc mở lại các tuyến du lịch “liên tỉnh”. Trong tuần sau thành phố tiếp tục làm việc với một số tỉnh, thành khác để mở lại các tuyến du lịch. Các địa phương nhận định đa số người dân thành phố được tiêm 2 mũi vaccine và khách tham gia tour phải đảm bảo các biện pháp phòng dịch.

Trước đó, Phó chủ tịch UBND thành phố cho biết Sở Du lịch đã tổ chức một số chuyến tham quan Cần Giờ và địa đạo Củ Chi cho lực lượng tuyến đầu. Hoạt động này nhằm tri ân, giúp lực lượng y bác sỹ hiểu nét văn hóa của TP HCM. Sau khi tổ chức các chuyến đi, Sở Du lịch cùng địa phương và doanh nghiệp lữ hành rút kinh nghiệm, có những tính toán cho thời gian tới.

Các tour này diễn ra trong ngày, đảm bảo các biện pháp phòng, chống dịch. Tất cả du khách, hướng dẫn viên, tài xế, nhân sự tổ chức, phục vụ hậu cần tại các điểm đến phải tiêm hai mũi vaccine ngừa Covid-19, xét nghiệm nhanh âm tính, tuân thủ 5K. Tour tổ chức theo mô hình “bong bóng”, thông qua các cung đường khép kín.

Đợt dịch thứ tư đã ảnh hưởng nặng nề ngành du lịch TP HCM. Thống kê của các quận, huyện cho thấy 6 tháng qua 90% doanh nghiệp lữ hành vừa và nhỏ, doanh nghiệp lữ hành chuyên kinh doanh thị trường quốc tế ngưng hoạt động.

Sở Du lịch TP HCM đang xây dựng kế hoạch phục hồi hoạt động ngành trong điều kiện thích ứng an toàn với Covid-19 giai đoạn đến cuối năm 2021 và năm 2022 theo nguyên tắc “an toàn tới đâu, mở cửa tới đó và mở cửa phải an toàn”. Trong đó, thị trường nội địa sẽ giữ vai trò chủ lực trong giai đoạn phục hồi.

Hữu Công – Vnexpress

Rate this post
Đọc tiếp

Thời sự

Hàn Quốc chuyển 1,1 triệu liều vaccine đến Việt Nam vào 13/10

Đã đăng

 ngày

Bởi

Lô vaccine Astra Zeneca 1,1 triệu liều do Chính phủ Hàn Quốc tặng, dự kiến về đến Việt Nam vào ngày mai (13/10).

Đại sứ Hàn Quốc tại việt Nam Park Noh Wan cho biết thông tin nêu trên tại cuộc gặp Thủ tướng Phạm Minh Chính, ngày 12/10. Đây là đợt hỗ trợ vaccine song phương đầu tiên và lớn nhất của Hàn Quốc cho các đối tác, trong bối cảnh khan hiếm vaccine trên toàn cầu cũng như những khó khăn tại nước này.

Đại sứ khẳng định Hàn Quốc sẽ tiếp tục xem xét hỗ trợ y tế, trong đó có vaccine cho Việt Nam trong thời gian tới.

Theo ông Park Noh Wan, Việt Nam là đối tác quan trọng hàng đầu của Hàn Quốc, nhất là về kinh tế, đầu tư, thương mại. Dù dịch bệnh phức tạp, nhưng kim ngạch thương mại hai chiều vẫn tăng 18%. Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn, an toàn của các nhà đầu tư của Hàn Quốc; đầu tư mới của Hàn Quốc vào Việt Nam năm nay tăng 24% so với năm trước.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam Park Noh Wan, ngày 12/10. Ảnh: Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính (bên phải) tiếp Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam Park Noh Wan, ngày 12/10. Ảnh: Nhật Bắc

Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao quan hệ hợp tác giữa hai nước, ngày càng phát triển đi vào chiều sâu. Ông cho biết Việt Nam đang nỗ lực thúc đẩy ngoại giao vaccine để tăng tốc chiến dịch tiêm chủng cho toàn dân, tạo cơ sở để thích ứng an toàn với dịch bệnh, đồng thời phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh, đưa cuộc sống trở lại bình thường.

Lãnh đạo Chính phủ mong phía Hàn Quốc tiếp tục hỗ trợ Việt Nam chống dịch, nhất là về vaccine và thuốc điều trị, phát triển công nghiệp dược, nâng cao năng lực y tế. Hai nước nghiên cứu sớm nối lại chuyến bay thương mại; công nhận hộ chiếu vaccine của nhau; bình thường hóa các hoạt động kinh tế, góp phần ổn định chuỗi cung ứng hàng hóa.

Trước đó ngày 21/9, tại cuộc gặp Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc bên lề kỳ họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ở New York, Tổng thống Moon Jae-in cam kết cung cấp ít nhất một triệu liều vaccine Covid-19 cho Việt Nam.

Đến hết ngày 11/10, Việt Nam đã tiêm được tổng số 54,2 triệu liều vaccine; trong đó 38,6 triệu người tiêm mũi một; 15,5 triệu người tiêm đủ liều.  

Viết Tuân – Vnexpress

Rate this post
Đọc tiếp

Thời sự

Hà Nội tiếp nhận máy bay từ Điện Biên

Đã đăng

 ngày

Bởi

UBND TP Hà Nội thống nhất với tỉnh Điện Biên khôi phục đường bay từ ngày 13 đến 20/10, máy bay chở khách hai chiều, khách ngồi giãn cách.

Trong văn bản gửi UBND tỉnh Điện Biên ngày 12/10, Hà Nội yêu cầu hành khách đi máy bay đủ điều kiện theo quy định của Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Y tế, theo dõi sức khỏe tại nhà hoặc nơi lưu trú, thực hiện các biện pháp đảm bảo phòng chống dịch của Trung ương và TP Hà Nội.

Như vậy, sau Đà Nẵng, TP HCM, Điện Biên là địa phương thứ ba nối lại đường bay với thủ đô.

Máy bay đỗ tại sân bay Nội Bài. Ảnh: Ngọc Thành.
Máy bay đỗ tại sân bay Nội Bài. Ảnh: Ngọc Thành

Trước đó ngày 11/10, UBND tỉnh Điện Biên đề nghị nối lại đường bay giữa hai địa phương, cho phép các hãng Bamboo Airways, Vasco Airlines được mở các chuyến bay khứ hồi Hà Nội – Điện Biên trong thời gian thí điểm (13-20/10).

Theo UBND tỉnh Điện Biên, địa phương đã qua 54 ngày không ghi nhận ca mắc mới, tỷ lệ tiêm vaccine mũi một cho người trên 18 tuổi là 60%; mũi hai 20%.

Trước dịch Covid-19, mỗi ngày có hai chuyến bay Hà Nội – Điện Biên, khai thác máy bay ATR thân nhỏ với khoảng 70 chỗ ngồi.

Anh Duy – Vnexpress

Rate this post
Đọc tiếp
Advertisement

Facebook

Advertisement

Tin Nổi bật

    Paste your advertisement code here.