Kết nối với chúng tôi:

Pháp luật

Kẻ làm đặc tình trại giam ‘hiệu quả’ nhất nước Mỹ

Đã đăng

 ngày

 
Paul Skalnik liên tiếp giả danh và lừa đảo nhưng lời nói của ông ta vẫn được dùng làm chứng cứ buộc tội nhiều người.

Paul Skalnik (sinh năm 1949) bắt đầu phạm tội từ những năm đầu của thập niên 1970, khi làm cảnh sát thành phố Austin, bang Texas. Trong ba năm 1973-1976, Paul lần lượt bị phát hiện có hành vi viết chi phiếu khống và lừa đảo, nhưng chỉ bị buộc nghỉ việc và phạt tù treo.

Năm 1978, Paul lần đầu tiên bị bắt, đưa vào trại tạm giam quận Harris, bang Texas với cáo buộc lấy danh nghĩa người vợ thứ 3 để mở thẻ tín dụng và tiêu xài cá nhân. Đây cũng là lúc sự nghiệp đặc tình trại giam của ông ta bắt đầu. Tại Mỹ, “đặc tình trại giam” là những phạm nhân chuyên làm chứng rằng đã nghe thấy bị cáo thú tội. Bản thân họ thường sắp bị đưa ra xét xử.

Khi biết Thomas Hirschi (nhà hoạt động xã hội bị cáo buộc tội Xúi giục bạo động) bị giam gần mình, Paul đã gọi điện cho phòng công tố bang Texas và khẳng định có thể cung cấp thông tin buộc tội người này. Cuối cùng, tháng 5/1979, Paul làm chứng trước bồi thẩm đoàn rằng đang đứng ngoài cửa buồng giam thì Thomas nói muốn giải tỏa áp lực, đã thú nhận ý đồ xúi giục bạo động với mình.

Thomas sau đó bị kết tội nhưng chỉ bị phạt tù treo. Sau này kể lại, Thomas nói “chưa từng gặp Paul, thậm chí không biết tên”.

Một số bức ảnh chụp khi bị bắt của Paul, trải khắp một thập kỷ phạm tội. Ảnh: The New York Times.
Một số bức ảnh chụp khi bị bắt của Paul, trải khắp một thập kỷ phạm tội. Ảnh: The New York Times.

Sau phiên tòa của Thomas, Paul bị đưa ra xét xử, nhận án một năm tù tại bang Florida vào tháng 11/1979. Nhưng một tháng sau, với lý do “bị cáo được đề đạt”, tòa án bất ngờ cho Paul tham gia chương trình vừa ở tù vừa đi làm, vốn là đặc ân thường không dành cho người tái phạm. Theo New York Times, dù thẩm phán không tiết lộ công tố viên bang Texas có đứng đằng sau việc đề đạt hay không, song bài học không thể nhầm lẫn ở đây là: Nếu người sau song sắt muốn tự cứu mình, cách tốt nhất là giúp công tố viên.

Ra tù hai tháng sau, tháng 2/1980, Paul dùng vỏ bọc sinh viên luật cưới người vợ thứ 4 tại bang Florida. Được ít lâu, ông ta tiếp tục dùng danh tính giả đính hôn với người khác và vay 3.500 USD nhưng không trả lại. Paul vì thế bị bắt tới trại tạm giam quận Pinellas, bang Florida để chờ xét xử về tội Ăn cắp tài sản giá trị lớn.

10 ngày trước khi bị đưa ra xét xử vào tháng 8/1981, Paul liên lạc với công tố viên để cung cấp thông tin buộc tội ba người bị nghi giết người. Đổi lại, công tố viên nói sẽ đề nghị mức phạt không quá ba năm (ít hơn hai năm so với mức phạt phải đối mặt) nếu Paul nhận tội, đồng thời để ngỏ khả năng án phạt nhẹ hơn nếu hai bên tiếp tục hợp tác. Sau nhiều lần làm chứng trước tòa trong năm 1981, Paul được hưởng án phạt quản chế và ra tù vào tháng 6/1982.

Cứ như vậy, mỗi khi phạm tội bị bắt, Paul lại trở thành đặc tình trại giam để cung cấp lời khai buộc tội người khác. Trước bồi thẩm đoàn, Paul trịnh trọng rằng không được nhận lợi ích gì từ việc làm chứng. Dù bản thân có vài tiền án, Paul đảm bảo vẫn còn “chút chất cảnh sát trong người”, từng giúp công tố viên nhiều lần. Lời khai của ông ta chứa nhiều chi tiết sống động về việc bị cáo thú tội, không những thể hiện tội trạng mà còn cho thấy bị cáo là kẻ ác độc, quỷ quyệt.

Danh tiếng làm đặc tình trại giam, hay còn gọi là “kẻ xì đểu” của Paul cũng dần được nhiều phạm nhân biết đến. Ông ta vì thế được cán bộ quản ngục đặt vào chế độ bảo vệ (hạn chế tiếp xúc với các phạm nhân khác) nhưng bằng cách nào đó vẫn có thể nghe được lời thú tội của bị cáo để làm chứng tại tòa.

James Dailey, tử tù bị kết án nhờ lời khai của Paul và đang chờ thi hành án, cho biết hai người chưa bao giờ nói chuyện. Ảnh: Eli Durst/The New York Times.
James Dailey, tử tù bị kết án nhờ lời khai của Paul và đang chờ thi hành án, cho biết hai người “chưa bao giờ nói chuyện”. Ảnh: Eli Durst/The New York Times.

New York Times cho biết, trong 6 năm 1981-1987, Paul đã làm chứng hoặc cung cấp thông tin trong ít nhất 37 vụ án chỉ riêng tại quận Pinellas, khiến ông ta trở thành một trong những đặc tình trại giam năng suất và hiệu quả nhất trong lịch sử nước Mỹ. Trong những vụ án trên, đa số bị cáo bị kết án hoặc thỏa thuận nhận tội, bốn người bị tuyên phạt tử hình.

Tuy vậy, tới tháng 2/1988, quan hệ giữa Paul và công tố viên quận Pinellas có vẻ đã xấu đi sau khi không đạt được ”thỏa thuận nhận tội” nhẹ hơn. Bị từ chối, Paul đệ đơn cáo buộc rằng được công tố viên mớm cung để làm chứng về lời thú tội của bị cáo. Các công tố viên phủ nhận cáo buộc và khẳng định lời khai trước đây của Paul là đúng sự thật và có căn cứ.

Sau khi rút đơn, Paul và công tố viên đạt được thỏa thuận. Theo đó ông ta sẽ được chuyển tới bang Texas để thụ án 5 năm tù. Cuối cùng, Paul được ra tù vào tháng 11/1989.

Ra tù, Paul lại giả mạo danh tính để cưới người vợ thứ 7. Tới người vợ thứ 8, ông ta bị cáo buộc xâm hại tình dục con riêng của vợ. Không còn được nương nhẹ như ở quận Pinellas, Paul bị tòa án phạt 10 năm tù vào năm 1991 và không được ra tù sớm. Khi biết Paul từng làm chứng trong nhiều vụ án, công tố viên quận Galveston, bang Texas cho rằng Paul rõ ràng là kẻ “ảo tưởng” và “thật khó tin khi công tố viên dựa vào ông ta”.

Vòng quay ra tù vào tội của Paul vẫn tiếp tục sau khi ông ta chấp hành xong bản án 10 năm tù. Paul chỉ chấm dứt lừa đảo khi cảnh sát tìm ra ông ta vào năm 2015. Lúc đó, Paul đã cưới người vợ thứ 9, sở hữu trong tay hơn 30 thẻ căn cước giả.

Paul sống tại khu nhà bệnh xá tại bang Texas vào tháng 10. Ảnh: Eli Durst/The New York Times
Paul sống tại khu nhà bệnh xá tại bang Texas vào tháng 10. Ảnh: The New York Times

Khi bị bắt, Paul đòi được gặp lực lượng chức năng vì mình “có thể rất hữu ích trong trại tạm giam”. Trước yêu cầu ấy, điều tra viên nói rằng “không hứng thú nói chuyện tiếp” với Paul. “Nghề” đặc tình trại giam của Paul dừng tại đây.

Sau khi được trả tự do vào tháng 6, Paul được ở tại khu nhà bệnh xá thuộc thị trấn Corsicana, bang Texas vì bị bệnh, phải nằm liệt giường nhưng không nói rõ là bệnh gì. Chốc chốc, Paul được điều dưỡng viên lật người để không bị mỏi. Gặp phóng viên, Paul khẳng định luôn thành thật trên bục làm chứng. Ông ta thì thào: “Tôi nghĩ mình sắp chết rồi”.

Việc dùng lời khai của đặc tình trại giam để buộc tội đang là vấn đề được tranh cãi ở Mỹ. Nhiều người phản đối cho rằng phạm nhân có động cơ rất lớn (như được giảm án, nhẹ tội) để làm chứng chống lại người khác, trong khi việc này chưa được pháp luật nhiều nơi điều chỉnh.

Trong 367 người được minh oan bằng ADN tại Mỹ, gần 20% bị oan và có một phần do lời khai từ đặc tình trại giam.

Quốc Đạt (Theo New York Times, Pro Publica) – Vnexpress

Rate this post

Pháp luật

Cựu Chủ tịch Tổng công ty Thép Việt Nam: Tôi bị kết tội là hơi nặng

Đã đăng

 ngày

Bởi

Ông Mai Văn Tinh khai luôn làm việc vì lợi ích ngành thép nên kết tội ông trong vụ án tại Gang thép Thái Nguyên là “hơi nặng”.

Ngày thứ hai của phiên xét xử sơ thẩm vụ án sai phạm tại dự án Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2, trả lời các cáo buộc của VKS về việc không chỉ đạo dừng, xem xét chấm dứt hợp đồng với nhà thầu Trung Quốc khi phát hiện sai phạm, bị cáo Mai Văn Tinh, cựu chủ tịch Tổng công ty Thép Việt Nam (VNS), nói “không rõ vấn đề này” vì trước đó chỉ phụ trách mảng sản xuất kinh doanh.

Bị cáo Mai Văn Tinh. Ảnh: Phạm Dự
Bị cáo Mai Văn Tinh. Ảnh: Phạm Dự

Bị cáo khai, khi nhậm chức tháng 3/2007, dự án giai đoạn 2 Gang thép Thái Nguyên đang trong giai đoạn rất bế tắc. Tập đoàn Khoa học Công nghệ và Thương mại luyện kim Trung Quốc (MCC) trúng thầu hợp đồng trọn gói giá trị hơn 160 triệu USD, ký kết trực tiếp với công ty con của VNS, Công ty Gang thép Thái Nguyên (TISCO).

Nhưng 11 tháng sau, MCC chưa thi công bất kỳ hạng mục nào của gói thầu, rút hết người về nước nhiều lần đề nghị kéo dài thời gian thực hiện hợp đồng và điều chỉnh tổng giá hợp đồng tăng thêm hơn 138 triệu USD (hơn 3.000 tỷ đồng).

Với cương vụ chủ tịch HĐQT của VNS, bị cáo khai mong muốn triển khai vì đó là dự án trọng điểm của nhà nước. “Chính Công ty Gang thép Thái Nguyên, trước đó cũng do phía Trung Quốc xây dựng và lắp đặt nên không ai có ý kiến gì việc dừng dự án cả, chỉ bàn biện pháp tháo gỡ khó khăn”.

VKSND Tối cao cáo buộc, sau khi đàm phán, VNS và công ty con TISCO đã chấp nhận đề nghị của phía nhà thầu Trung Quốc, chủ động lựa chọn nhà thầu phụ Việt Nam để thực hiện hạng mục C, tức phần xây lắp dự án. Tổng công ty xây dựng Công nghiệp Việt Nam (VINAINCON) là nhà thầu phụ được lựa chọn nhưng sau đó không đủ năng lực đã trả lại các phần việc cho TISCO.

Trả lời về trách nhiệm khi lựa chọn nhà thầu phụ không đủ năng lực, ông Tinh khai “nghe theo giới thiệu” của cơ quan chủ quản của VNS là Bộ Công Thương. “Theo tôi khi đó VINAINCON là nhầu tốt nhất, hiệu quả nhất rồi. Hơn nữa, thẩm quyền chọn nhà thầu phụ không thuộc về chúng tôi mà của tổng thầu MCC”, bị cáo khai.

Nhận “có sai sót, làm việc chưa cặn kẽ sâu sát và quá tin tưởng anh em cấp dưới” nhưng ông Tinh khẳng định “chưa từng làm gì mà không được cấp trên cho phép” trong mọi quyết định tháo gỡ vướng mắc cho dự án này. “VKS quy kết tội cho tôi như vậy là hơi nặng”, ông nói.

Trong vụ án, ông Tinh bị cáo buộc là người chỉ đạo thực hiện các hành vi phạm tội khi đã không chỉ đạo xem xét chấm dứt gói thầu với MCC; ký các văn bản đề nghị Bộ Công Thương và Chính phủ phê duyệt điều chỉnh chi phí phần lắp đặt của dự án; chủ trương chấp nhận nhà thầu phụ VINAINCON không đủ năng lực; phê duyệt điều chỉnh cơ cấu tổng mức đầu tư dự án, dù biết rõ đây là hợp đồng trọn gói.

Các hành vi của ông Tinh dẫn đến việc TISCO không kiểm soát được chi phí đầu tư, không ràng buộc được các nhà thầu về tiến độ dự án. Đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến chậm tiến độ, phát sinh lãi vay, tăng chi phí đầu tư, lãng phí đặc biệt nghiêm trọng đến tài sản nhà nước.

Tại phiên tòa hôm nay, đại diện TISCO cho biết, hợp đồng với nhà thầu MCC vẫn chưa chấm dứt. Từ 29/3, TISCO đã tái đàm phán để MCC tiếp tục hoàn thiện dự án.

Cũng theo vị này, thiệt hại của TISCO trong vụ án lớn hơn nhiều con số cáo buộc 830 tỷ đồng. “Số tiền lãi thực tế phải căn cứ hợp đồng tín dụng và thời gian đáo hạn vẫn còn, nghĩa là TISCO vẫn đang vay thông thường và phải trả lãi”.

Đại diện Bộ Công Thương cũng phủ nhận việc Bộ giới thiệu VINAINCON làm nhà thầu phụ cho dự án. Trong khi đó, ông Hoàng Chí Cường, cựu Tổng giám đốc VINAINCON, không có mặt theo triệu tập. Ông uỷ quyền cho một nữ nhân viên tới tòa song không được HĐXX chấp nhận.

HĐXX cũng triệu tập hai cựu thứ trưởng Bộ Xây dựng song đều vắng mặt.

Các đại diện VKSND Tối cao thực hiện hiện quyền công tố tại phiên toà. Ảnh: Phạm Dự
Các đại diện VKSND Tối cao thực hiện hiện quyền công tố tại phiên toà. Ảnh: Phạm Dự

Cáo trạng xác định, năm 2005, Chính phủ chủ trương đầu tư Dự án mở rộng sản xuất nhà máy gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2, tổng vốn hơn 3.800 tỷ đồng. TISCO làm chủ đầu tư, cấp quyết định đầu tư là HĐQT của VNS.

Ngày 12/7/2007, Tổng Giám đốc TISCO Trần Trọng Mừng, ký một hợp đồng trọn gói, không thay đổi, có giá trị hơn 160 triệu USD với đơn vị trúng thầu,Tập đoàn Khoa học Công nghệ và Thương mại luyện kim Trung Quốc (MCC).

Sau 11 tháng khởi công, MCC chưa thi công bất kỳ hạng mục nào của gói thầu, rút hết người về nước, nhiều lần đề nghị kéo dài thời gian thực hiện hợp đồng và điều chỉnh tổng giá hợp đồng tăng thêm hơn 138 triệu USD (hơn 3.000 tỷ đồng).

VKSND Tối cao cáo buộc, biết rõ việc MCC vi phạm hợp đồng, đề nghị các điều khoản vô căn cứ, lãnh đạo TISCO vẫn ký văn bản gửi VNS xin chấp thuận điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án lên 8.100 tỷ đồng, tăng hơn 4.200 tỷ đồng.

Cáo trạng nêu, sai phạm của 19 bị cáo gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng tài sản Nhà nước với tổng số tiền lên tới hơn 830 tỷ đồng, dự án sau 14 năm vẫn chưa hoàn thành.

Thanh Lam – Vnexpress

Rate this post
Đọc tiếp

Pháp luật

Hai đầu nậu xăng ở Sài Gòn và Long An bị bắt

Đã đăng

 ngày

Bởi

Lê Hùng Phong và Đỗ Văn Ba bị Công an Đồng Nai bắt về hành vi Buôn lậu do liên quan đường dây làm 200 triệu lít xăng giả, ngày 29/3.

Hai người này điều hành Công ty TNHH thương mại Huỳnh Khang (TP HCM) và doanh nghiệp tư nhân xăng dầu Bình Long (tỉnh Long An).

Động thái này được Công an Đồng Nai đưa ra sau khi phối hợp Cục Cảnh sát hình sự (Bộ Công an), Công an TP HCM, Công an Long An bao vây 6 điểm kinh doanh xăng dầu, trụ sở làm việc của Phong và Ba hôm 28/3.

Lực lượng chức năng thu giữ nhiều tài liệu, hóa đơn chứng từ và các chứng cứ liên quan đến đường dây sản xuất, buôn bán xăng giả do Phan Thanh Hữu (64 tuổi, ngụ TP HCM) và Nguyễn Hữu Tứ (64 tuổi, quê Vĩnh Long) cầm đầu.

Cảnh sát khám xét một cây xăng trong chuyên án xăng giả tại TP HCM chiều 28/3. Ảnh: Thái Hà
Cảnh sát khám xét một cây xăng trong chuyên án xăng giả tại TP HCM chiều 28/3. Ảnh: Thái Hà.

Chuyên án 920G được Công an Đồng Nai lập cuối năm 2020 từ những phản ánh xăng kém chất lượng từ người dân. Với sự hỗ trợ của Cục cảnh sát Hình sự, hơn 500 cán bộ chiến sĩ từ nhiều hướng bất ngờ ập vào ụ nổi giữa sông Hậu, bắt quả tang nhiều người đang pha chế xăng giả tối 6/2.

Cùng lúc, 13 địa điểm khác ở Đồng Nai, TP HCM, Long An, Bà Rịa – Vũng Tàu… cũng bị khám xét, hàng loạt người liên quan bị bắt.

Điều tra bước đầu xác định có hơn 200 triệu lít xăng giả được đưa ra thị trường từ tháng 8/2020 đến ngày 6/2.

Hiện, Công an Đồng Nai đã khởi tố 42 người về các tội Buôn lậu; Sản xuất buôn bán hàng giả; Mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước. Trong đó, Ngô Văn Thụy (cán bộ Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan) bị điều tra hành vi Nhận hối lộ.

Tang vật thu giữ gồm: 10 tàu thủy, sáu xe bồn, 2,7 triệu lít xăng, 120 tỷ đồng, cùng nhiều tài sản có giá trị khác.

Phước Tuấn – Vnexpress

Rate this post
Đọc tiếp

Pháp luật

Luật sư đề nghị trả tự do cho bà Diệp Bạch Dương

Đã đăng

 ngày

Bởi

Bảo vệ bà Diệp Bạch Dương, luật sư cho rằng thân chủ không gian dối khi hoán đổi cũng như chiếm đoạt tài sản của Nhà nước, đề nghị tòa trả tự do.

Ngày 22/3, là người đầu tiên trong 6 luật sư bảo vệ bà Dương Thị Bạch Diệp (73 tuổi, tức Diệp Bạch Dương, Giám đốc công ty cùng tên), ông Phan Trung Hoài cho rằng, cáo trạng của VKSND Tối cao buộc tội bị cáo lừa đảo chiếm đoạt nhà đất 185 Hai Bà Trưng (trụ sở Trung tâm Ca nhạc nhẹ) là không có cơ sở.

Bà Diệp bị cho là dùng khu đất 57 Cao Thắng (đã thế chấp nhân hàng) để hoán đổi căn 185 Hai Bà Trưng, sau đó tiếp tục đem trụ sở Trung tâm Ca nhạc nhẹ thế chấp cho Ngân hàng Phương Nam (đã sáp nhập Sacombank) vay 160 tỷ đồng. Việc này khiến Nhà nước mất quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất đối với tài sản 185 Hai Bà Trưng, thiệt hại hơn 186 tỷ đồng.

Luật sư Phan Trung Hoài bảo vệ bà Diệp, ngày 22/3. Ảnh: Hữu Khoa.
Luật sư Phan Trung Hoài bảo vệ bà Diệp, ngày 22/3. Ảnh: Hữu Khoa.

Đưa ra các căn cứ cho quan điểm của mình, luật sư Hoài nói, nhu cầu hoán đổi là có thật, đến từ hai phía, hai bên (bà Diệp và TP HCM) cùng có lợi. Từ quá trình hình thành chủ trương, triển khai thực hiện đến việc bàn giao tài sản đã kéo dài hơn 5 năm, với sự tham gia của nhiều cơ quan chức năng và được sự chấp thuận của Chủ tịch UBND TP HCM Lê Hoàng Quân – lãnh đạo cao nhất lúc đó.

Theo luật sư, bà Diệp không gian dối trong việc cung cấp bản chính giấy chứng nhận quyền sử hữu nhà 57 Cao Thắng khi làm thủ tục hoán đổi trụ sở Trung tâm Ca nhạc nhẹ. Bởi hồ sơ vụ án thể hiện, công ty bà Diệp bị coi là thế chấp căn nhà “có đăng ký giao dịch đảm bảo với Văn phòng đăng ký đất đai Sở Tài nguyên – Môi trường” nên thông tin này là công khai, do cơ quan Nhà nước quản lý và nắm được. Như vậy, các cơ quan liên quan đến quá trình hoán đổi như Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên – Môi trường, UBND TP HCM bắt buộc phải nắm rõ cơ sở dữ liệu về căn 57 Cao Thắng vì quản lý trực tiếp về đất đai và xây dựng, cả về pháp lý lẫn thực tế.

“Suốt quá trình thực hiện hoán đổi, trong các cuộc họp để thống nhất hoán đổi, Trung tâm Ca nhạc nhẹ và các ban ngành liên quan, lãnh đạo của UBND thành phố không ai hỏi bà Diệp về việc tài sản 57 Cao Thắng đã thế chấp hay chưa”, luật sư Hoài nói.

Ngoài ra, tại các cuộc họp do Sở Tài chính chủ trì, không có cơ quan chức năng nào thực hiện việc thẩm định tính pháp lý của tài sản mang ra hoán đổi; không có người nào yêu cầu bà Diệp xuất trình bản chính giấy tờ căn nhà, trong khi các thành viên đều được xem hồ sơ.

Trên thực tế, bà Diệp đã bàn giao nhà và cơ sở vật chất. Trung tâm Ca nhạc nhẹ đã và đang sử dụng tài sản từ thời điểm bàn giao cho đến nay với cơ sở vật chất khang trang, hiện đại. Việc bà Diệp không bàn giao bản gốc giấy chứng nhận quyền sử dụng là vì “chưa có quyết định chính thức của UBND thành phố”, chưa tiến hành bàn giao về mặt pháp lý.

Đối với việc cáo trạng quy buộc bà Diệp đã chiếm đoạt nhà 185 Hai Bà Trưng, có giá trị hơn 186 tỷ đồng (theo kết quả định giá năm 2010, lúc hoán đổi), luật sư cũng cho là không có căn cứ. Bởi giá trị tài sản này được hiểu là giá trị quyền sử dụng đất, trong khi đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Theo đó, đến nay Nhà nước chưa có thiệt hại gì khi công ty bà Diệp có quyền sử dụng tài sản này (đã cầm cho Ngân hàng Phương Nam – đã sáp nhập Sacombank). Nếu Nhà nước thấy giao đất cho bà Diệp là sai thì có quyền thu hồi, đồng thời trả lại các khoản tiền và tài sản đã nhận từ công ty bà Diệp.

Tại tòa, bà Diệp cũng đề nghị hủy bỏ việc hoán đổi, hai bên có trách nhiệm hoàn trả lại những gì đã nhận của nhau, trên cơ sở giải quyết các quan hệ dân sự liên quan các hợp đồng tín dụng đã ký với Agribank và Ngân hàng Phương Nam.

“HĐXX cần xem xét thận trọng, xác định sự thật khách quan, tuyên bố bà Dương Thị Bạch Diệp không phạm tội, trả tự do cho bà tại phiên tòa, khôi phục danh dự, quyền và lợi ích hợp pháp theo quy định”, ông Hoài nêu quan điểm bảo vệ thân chủ.

Bà Diệp tự bào chữa, chiều 22/3. Ảnh: Hữu Khoa.
Bà Diệp tự bào chữa, chiều 22/3. Ảnh: Hữu Khoa.

Trước đó, đại diện VKS cho rằng có đủ căn cứ xác định bà Diệp phạm tội như cáo buộc và đề nghị mức án tù chung thân.

Liên quan đến vụ án, cựu Phó chủ tịch Nguyễn Thành Tài và 8 đồng phạm bị đề nghị từ 3 năm tù treo đến 6 năm tù về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Chiều nay, các luật sư của bà Diệp tiếp tục nêu quan điểm bào chữa.

Hải Duyên – Vnexpress

Rate this post
Đọc tiếp
Advertisement

Facebook

Advertisement

Tin Nổi bật

    Paste your advertisement code here.