Kết nối với chúng tôi:

Thời sự

Hội làng là hồn cốt của văn hóa Việt Nam

Đã đăng

 ngày

 
PGS Nguyễn Văn Huy khuyên khách trẩy hội đầu xuân nên tìm đến hội làng ở các làng quê để thấy được hồn cốt văn hóa Việt Nam. 

Chia sẻ với VnExpress về nét đẹp của lễ hội đầu xuân, PGS Nguyễn Văn Huy, cựu Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học, cho rằng hội làng ở khắp các vùng quê Việt Nam vẫn còn giữ được nét đặc sắc truyền thống. 

– Lễ hội ở Việt Nam có nguồn gốc từ khi nào, thưa ông? 

– Các lễ hội ở Việt Nam ra đời từ xa xưa, thủa ban đầu gắn với những lễ mừng lúa chín. Với người Việt cổ, mùa thu hay còn gọi là “mùa cơm mới” là mùa quan trọng nhất, bởi đây là thời điểm lúa chín để thu hoạch. Sau đó, mọi nhà đều làm lễ mừng cơm mới. 

Vì vậy, mùa thu với người Việt có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Các lễ hội trước đây cũng ra đời gắn liền với mùa thu. Tập tục này còn lưu giữ đến ngày nay khi nhiều làng quê vẫn mở các lễ hội mùa thu. 

PGS Nguyễn Văn Huy. Ảnh: Viết Tuân 
PGS Nguyễn Văn Huy. Ảnh: Viết Tuân 

Sau đó, người Việt biết dùng Âm lịch (lịch Trung Hoa) thay cho cách tính mùa lúa chín. Người Việt biết ăn Tết Nguyên đán vào đầu mùa xuân. Các nghi lễ thờ cúng quan trọng nhất trong năm dần chuyển từ mùa thu sang mùa xuân, kéo theo sự chuyển dịch các lễ hội. Mùa xuân được quan niệm là khởi đầu cho một năm mới, nên các lễ hội ngày càng nở rộ. 

Lễ hội thủa sơ khai chỉ là những hoạt động cúng lễ của từng gia đình. Sau khi làm lễ, mọi người cùng uống rượu, vui chơi, ca hát. Dần dần, nhiều gia đình cùng tổ chức cúng lễ, vui chơi chung, tạo ra hoạt động của cả xóm làng.

Khi đình làng ra đời, trở thành nơi sinh hoạt tín ngưỡng, văn hóa chung của cộng đồng cũng là lúc có tục thờ thành hoàng làng, thì những hoạt động cúng lễ, vui chơi diễn ra thường xuyên hơn. Đặc biệt, từ thời nhà Lê, nhà nước phong kiến muốn nâng cao sự gắn kết của cộng đồng dân cư trong làng xã nên đã đưa ra các quy định về nghi thức, nghi lễ cho các lễ hội ở đồng bằng Bắc Bộ. Cũng từ đó, các hội làng được tổ chức bài bản hơn và có phần giống nhau. 

– Hội làng có vai trò ra sao trong đời sống tinh thần người Việt?

– Từ xa xưa, các hội làng có vai trò rất lớn trong đời sống tinh thần người Việt. Ý nghĩa rất lớn của lễ hội là gắn kết cộng đồng cư dân trong một làng, xã, thôn, bản. Vì các hội làng thường gắn với tục thờ cúng vị thành hoàng làng nên trong quá trình thực hiện nghi lễ và các hoạt động vui chơi, người dân sẽ gắn bó, ràng buộc với nhau hơn về tinh thần. Đồng thời, ý thức, trách nhiệm về một cộng đồng cư dân cũng được củng cố.

Điệu múa Con đĩ đánh bồng ở hội làng Triều Khúc (Thanh Trì, Hà Nội) được duy trì hàng trăm năm nay. Ảnh: Giang Huy 
Điệu múa “Con đĩ đánh bồng” ở hội làng Triều Khúc (Thanh Trì, Hà Nội) được duy trì hàng trăm năm nay. Ảnh: Giang Huy 

Từ các hội làng sau này hình thành nên lễ hội của một vùng, cùng thờ chung một vị thần, với quy mô lớn hơn và tục cúng rước, vui chơi cũng được tổ chức quy củ hơn, tạo ra sự đoàn kết trong các vùng miền khắp đất nước.

Trải qua hàng nghìn năm, lễ hội được duy trì thường xuyên vào dịp nhất định trong năm, không chỉ hình thành các ý niệm chung của cộng đồng mà còn làm tươi mới các mối quan hệ trong xã hội. Sau một năm lao động, làm việc vất vả, cộng đồng lại được gặp nhau, cùng cầu mong sự an lành cho làng xóm, mùa màng tốt tươi, được các vị thành hoàng, thánh thần trợ giúp. Tâm thức mong muốn cho một tương lai cộng đồng tốt đẹp ngày càng được củng cố.

– Lễ hội ở Việt Nam đã thay đổi ra sao từ xưa đến nay?

– Trải qua hàng nghìn năm, lễ hội hiện nay đã có nhiều biến đổi, nhưng vẫn giữ được những cốt cách chủ yếu. Điều bất biến trong hội làng là sự tôn thờ các vị thành hoàng làng. Hầu hết làng đều giữ nguyên vị thành hoàng qua hàng nghìn năm, chỉ một số rất ít nơi thay đổi. 

Làng Lai Xá (huyện Hoài Đức, Hà Nội) – nơi tôi sinh ra, trước đây thờ một vị vua. Nhưng sau đó, tương truyền ông Trần Liễu đến làng nên người dân quyết định chuyển sang thờ ông ấy. Nhưng sự thay đổi các vị thần linh trong hội làng như vậy không nhiều. 

Hơn nữa, dù thay đổi vị thành hoàng làng, các nghi lễ cúng tế, đón rước, tập tục trước đây vẫn được trao truyền và gìn giữ, nên rất ít biến đổi. 

Bên cạnh đó, nhiều yếu tố của hội làng ngày nay đã khác xưa. Trước đây, hội thường kéo dài từ nửa tháng đến một vài tháng. Bởi khi đó, đời sống nông nghiệp lúa nước nên người dân có nhiều thời gian rảnh rỗi sau mùa thu hoạch. 

Nhưng bây giờ, hầu hết hội làng được rút ngắn chỉ còn một đến hai ngày, chỉ giữ lại những nghi lễ cơ bản, còn lại đều đã được lược bỏ. Hội được cô đọng hết mức có thể, để phù hợp với cuộc sống hiện đại. 

Chẳng hạn, trước đây vào ngày lễ hội, các làng thường cắt cử thanh niên tráng kiện nhất để khiêng kiệu rước. Nhưng bây giờ thanh niên làng quê đều đi làm ăn xa, nên nhiều nơi dùng xe kéo hoặc ôtô để rước. 

– Điều gì trong các hội làng hiện nay khiến ông lo ngại nhất?

– Điều tôi lo ngại nhất là người dân đang mất niềm tin vào lễ hội, bởi nhiều nơi có sự nhầm lẫn giữa niềm tin tín ngưỡng và mê tín. Dù nguy cơ này chưa đến mức báo động, chúng ta cần đặt ra để giáo dục thế hệ trẻ. 

Niềm tin tín ngưỡng là điều thiêng liêng, khi người dân gửi gắm tình cảm, hy vọng đến một vị thần linh nào đó, để cầu mong cuộc sống ấm no, sung túc, ở hiền gặp lành. Nhưng hiện nay, rất nhiều người tham dự lễ hội đã vượt qua ranh giới tín ngưỡng, trở thành mê tín. Điển hình nhất là câu chuyện chen lấn, xô đẩy để xin ấn đền Tức Mặc (đền Trần Nam Định), đánh nhau vì cướp lộc… 

Ranh giới giữa niềm tin tín ngưỡng về cuồng tín rất mong manh, phụ thuộc vào nhận thức của mỗi người. Tuy nhiên, có nguyên nhân quan trọng là việc giáo dục tín ngưỡng cho người dân đang bị bỏ ngỏ. Vì vậy, nhiều người du xuân trẩy hội nhưng không có kiến thức, không tìm hiểu về những lễ hội mình tham dự, đến đâu cũng vái lạy, thắp hương, nhét tiền lẻ vào tay tượng nhưng đều không hiểu được ý nghĩa và nguồn gốc ra sao.

– Ông có lời khuyên nào cho mọi người khi hành hương trẩy hội mùa xuân?

– Hiện nay, nhiều lễ hội đã được chính quyền địa phương “nâng cấp” không ngừng, từ hội làng thành những hội vùng, quốc gia… nhằm khuếch trương danh tiếng và thúc đẩy phát triển du lịch. Thậm chí, nhiều lễ hội đã bị đứt đoạn suốt mấy chục năm, nhưng đến khi khôi phục thì phục dựng sai lệch, làm mới tất cả nghi thức. Những tiêu cực như sự cuồng tín, đánh nhau, xô xát… chủ yếu xảy ra trong những lễ hội được nâng cấp này. 

Còn các hội làng trên cả nước, do cộng đồng đứng ra tổ chức vẫn được làm bài bản, diễn ra rất nghiêm chỉnh và thanh bình. Người dự hội không phải tranh giành lộc, ấn đến nỗi đánh nhau mà ai cũng vui vẻ, hồ hởi để mong chờ những điều tốt đẹp. 

Vì vậy, tôi rất mong mọi người trẩy hội đầu xuân hãy tìm đến những hội làng nho nhỏ. Đến với hội làng, mỗi người sẽ cảm nhận được rất rõ nét đẹp của hồn cốt văn hoá Việt Nam vẫn được nuôi dưỡng, gìn giữ qua hàng nghìn đời nay. 

Rate this post

Thời sự

TP HCM mở tour Củ Chi – núi Bà Đen

Đã đăng

 ngày

Bởi

TP HCM và tỉnh Tây Ninh thống nhất mở tour du lịch khép kín từ địa đạo Củ Chi – núi Bà Đen từ ngày 16/10.

Thông tin được Phó chủ tịch UBND TP HCM Phan Thị Thắng nói tại buổi làm việc của Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố với UBND TP HCM về công tác phòng chống Covid-19 và tình hình kinh tế – xã hội 9 tháng đầu năm 2021, chiều 12/10.

“Sáng nay tôi cùng Sở Du lịch làm việc với UBND tỉnh Tây Ninh để bàn bạc tổ chức kết nối lại tour tham quan khép kín địa đạo Củ Chi kết hợp núi Bà Đen và thống nhất tour đầu tiên bắt đầu từ cuối tuần này”, bà Thắng nói.

Chùa Bà Đen là địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng ở tỉnh Tây Ninh, nằm ở lưng chừng núi Bà Đen cao 986 m. Ảnh: Quỳnh Trần
Chùa Bà Đen là địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng ở tỉnh Tây Ninh, nằm ở lưng chừng núi Bà Đen cao 986 m. Ảnh: Quỳnh Trần

Theo lãnh đạo UBND thành phố, đây là bước đi đầu tiên trong việc mở lại các tuyến du lịch “liên tỉnh”. Trong tuần sau thành phố tiếp tục làm việc với một số tỉnh, thành khác để mở lại các tuyến du lịch. Các địa phương nhận định đa số người dân thành phố được tiêm 2 mũi vaccine và khách tham gia tour phải đảm bảo các biện pháp phòng dịch.

Trước đó, Phó chủ tịch UBND thành phố cho biết Sở Du lịch đã tổ chức một số chuyến tham quan Cần Giờ và địa đạo Củ Chi cho lực lượng tuyến đầu. Hoạt động này nhằm tri ân, giúp lực lượng y bác sỹ hiểu nét văn hóa của TP HCM. Sau khi tổ chức các chuyến đi, Sở Du lịch cùng địa phương và doanh nghiệp lữ hành rút kinh nghiệm, có những tính toán cho thời gian tới.

Các tour này diễn ra trong ngày, đảm bảo các biện pháp phòng, chống dịch. Tất cả du khách, hướng dẫn viên, tài xế, nhân sự tổ chức, phục vụ hậu cần tại các điểm đến phải tiêm hai mũi vaccine ngừa Covid-19, xét nghiệm nhanh âm tính, tuân thủ 5K. Tour tổ chức theo mô hình “bong bóng”, thông qua các cung đường khép kín.

Đợt dịch thứ tư đã ảnh hưởng nặng nề ngành du lịch TP HCM. Thống kê của các quận, huyện cho thấy 6 tháng qua 90% doanh nghiệp lữ hành vừa và nhỏ, doanh nghiệp lữ hành chuyên kinh doanh thị trường quốc tế ngưng hoạt động.

Sở Du lịch TP HCM đang xây dựng kế hoạch phục hồi hoạt động ngành trong điều kiện thích ứng an toàn với Covid-19 giai đoạn đến cuối năm 2021 và năm 2022 theo nguyên tắc “an toàn tới đâu, mở cửa tới đó và mở cửa phải an toàn”. Trong đó, thị trường nội địa sẽ giữ vai trò chủ lực trong giai đoạn phục hồi.

Hữu Công – Vnexpress

Rate this post
Đọc tiếp

Thời sự

Hàn Quốc chuyển 1,1 triệu liều vaccine đến Việt Nam vào 13/10

Đã đăng

 ngày

Bởi

Lô vaccine Astra Zeneca 1,1 triệu liều do Chính phủ Hàn Quốc tặng, dự kiến về đến Việt Nam vào ngày mai (13/10).

Đại sứ Hàn Quốc tại việt Nam Park Noh Wan cho biết thông tin nêu trên tại cuộc gặp Thủ tướng Phạm Minh Chính, ngày 12/10. Đây là đợt hỗ trợ vaccine song phương đầu tiên và lớn nhất của Hàn Quốc cho các đối tác, trong bối cảnh khan hiếm vaccine trên toàn cầu cũng như những khó khăn tại nước này.

Đại sứ khẳng định Hàn Quốc sẽ tiếp tục xem xét hỗ trợ y tế, trong đó có vaccine cho Việt Nam trong thời gian tới.

Theo ông Park Noh Wan, Việt Nam là đối tác quan trọng hàng đầu của Hàn Quốc, nhất là về kinh tế, đầu tư, thương mại. Dù dịch bệnh phức tạp, nhưng kim ngạch thương mại hai chiều vẫn tăng 18%. Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn, an toàn của các nhà đầu tư của Hàn Quốc; đầu tư mới của Hàn Quốc vào Việt Nam năm nay tăng 24% so với năm trước.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam Park Noh Wan, ngày 12/10. Ảnh: Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính (bên phải) tiếp Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam Park Noh Wan, ngày 12/10. Ảnh: Nhật Bắc

Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao quan hệ hợp tác giữa hai nước, ngày càng phát triển đi vào chiều sâu. Ông cho biết Việt Nam đang nỗ lực thúc đẩy ngoại giao vaccine để tăng tốc chiến dịch tiêm chủng cho toàn dân, tạo cơ sở để thích ứng an toàn với dịch bệnh, đồng thời phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh, đưa cuộc sống trở lại bình thường.

Lãnh đạo Chính phủ mong phía Hàn Quốc tiếp tục hỗ trợ Việt Nam chống dịch, nhất là về vaccine và thuốc điều trị, phát triển công nghiệp dược, nâng cao năng lực y tế. Hai nước nghiên cứu sớm nối lại chuyến bay thương mại; công nhận hộ chiếu vaccine của nhau; bình thường hóa các hoạt động kinh tế, góp phần ổn định chuỗi cung ứng hàng hóa.

Trước đó ngày 21/9, tại cuộc gặp Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc bên lề kỳ họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ở New York, Tổng thống Moon Jae-in cam kết cung cấp ít nhất một triệu liều vaccine Covid-19 cho Việt Nam.

Đến hết ngày 11/10, Việt Nam đã tiêm được tổng số 54,2 triệu liều vaccine; trong đó 38,6 triệu người tiêm mũi một; 15,5 triệu người tiêm đủ liều.  

Viết Tuân – Vnexpress

Rate this post
Đọc tiếp

Thời sự

Hà Nội tiếp nhận máy bay từ Điện Biên

Đã đăng

 ngày

Bởi

UBND TP Hà Nội thống nhất với tỉnh Điện Biên khôi phục đường bay từ ngày 13 đến 20/10, máy bay chở khách hai chiều, khách ngồi giãn cách.

Trong văn bản gửi UBND tỉnh Điện Biên ngày 12/10, Hà Nội yêu cầu hành khách đi máy bay đủ điều kiện theo quy định của Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Y tế, theo dõi sức khỏe tại nhà hoặc nơi lưu trú, thực hiện các biện pháp đảm bảo phòng chống dịch của Trung ương và TP Hà Nội.

Như vậy, sau Đà Nẵng, TP HCM, Điện Biên là địa phương thứ ba nối lại đường bay với thủ đô.

Máy bay đỗ tại sân bay Nội Bài. Ảnh: Ngọc Thành.
Máy bay đỗ tại sân bay Nội Bài. Ảnh: Ngọc Thành

Trước đó ngày 11/10, UBND tỉnh Điện Biên đề nghị nối lại đường bay giữa hai địa phương, cho phép các hãng Bamboo Airways, Vasco Airlines được mở các chuyến bay khứ hồi Hà Nội – Điện Biên trong thời gian thí điểm (13-20/10).

Theo UBND tỉnh Điện Biên, địa phương đã qua 54 ngày không ghi nhận ca mắc mới, tỷ lệ tiêm vaccine mũi một cho người trên 18 tuổi là 60%; mũi hai 20%.

Trước dịch Covid-19, mỗi ngày có hai chuyến bay Hà Nội – Điện Biên, khai thác máy bay ATR thân nhỏ với khoảng 70 chỗ ngồi.

Anh Duy – Vnexpress

Rate this post
Đọc tiếp
Advertisement

Facebook

Advertisement

Tin Nổi bật

    Paste your advertisement code here.