Kết nối với chúng tôi:

Tin tức

Facebook và YouTube ráo riết tìm kiếm và xóa sổ một đoạn video thuyết âm mưu mang tên “Plandemic”

Đã đăng

 ngày

 
Đoạn clip dài 25 phút này hiện có hơn 1,8 triệu lượt xem và 150.000 lượt chia sẻ trên Facebook.

Một đoạn clip dài 25 phút trích từ một bộ phim tài liệu sắp ra mắt, với sự góp mặt của một nhà lý luận thuyết âm mưu anti-vaccine nổi tiếng thế giới, đã được xem hàng triệu lần trong tuần qua trên các mạng xã hội, trước khi Facebook và YouTube quyết định loại bỏ tận gốc nó khỏi các nền tảng của họ. Hôm thứ Năm vừa rồi, Facebook cho biết đoạn phim tài liệu đã vi phạm các chính sách của hãng khi truyền bá những nội dung tiềm ẩn nguy cơ cao, rằng mang khẩu trang có thể khiến bạn bị ốm. Theo trang DigitalTrends, đoạn clip hiện có hơn 1,8 triệu lượt xem và 150.000 lượt chia sẻ trên Facebook. Nó còn được xem hàng triệu lần trên YouTube trước khi bị xóa sổ vì vi phạm các chính sách liên quan phát tán thông tin sai lệch về COVID-19.

Được biết, các nhà hoạt động anti-vaccine đã thu hút được hàng triệu lượt xem trên các nền tảng truyền thông xã hội thông qua truyền bá thuyết âm mưu về COVID-19. Vụ việc lần này cũng không phải là một điều bất ngờ: các nhà hoạt động anti-vaccine tìm cách tiếp cận đến các đối tượng khán giả rộng hơn ngay giữa thời điểm đại dịch bùng nổ thông qua những thủ thuật tương tự như các YouTuber nổi tiếng dùng để tăng lượt xem. Họ thực hiện các bài phỏng vấn với các YouTuber tầm cỡ hơn, chính thông hơn, thâm nhập vào các trào lưu đang nổi, khuyến khích các fan tăng cường chia sẻ thông điệp, và tạo dựng sự hiện diện trên mọi nền tảng xã hội mà họ có thể tìm được. Renee DiResta, một nhà nghiên cứu tại Phòng quan sát Internet Stanford, chuyên phụ trách đấu tranh ngăn chặn  loại hình phát tán thông tin sai lệch như trên, cho biết trong tuần qua rằng nếu các nhà hoạt động anti-vaccine cảm thấy họ “có thể tạo ra nội dung mà mọi người sẽ tìm thấy nếu tìm một từ khóa cụ thể”, họ sẽ đầu tư thời gian vào việc đó.

Khi các bản sao của “Plandemic” bắt đầu biến mất khỏi YouTube, những người ủng hộ đã dội bom Twitter với những tuyên bố rằng họ đã bị kiểm duyệt không công bằng. Bộ phim tài liệu này sau đó đã trở thành một hashtag nổi như cồn hôm thứ 5, thu hút thêm nhiều sự chú ý, phẫn nộ, lẫn sự quan tâm của giới truyền thông.

Nguy cơ tiềm tàng

“Plandemic”, cùng với các video thuyết âm mưu khác, có chứa nhiều khẳng định không chính xác, có thể dẫn mọi người đến việc thử những phương thức điều trị không hiệu quả, đôi lúc còn nguy hiểm, hoặc khuyến khích mọi người bỏ qua những hướng dẫn y tế cộng đồng nhằm đảm bảo an toàn. Judy Mikovits, một nhân vật anti-vaccine nổi tiếng xuất hiện trong “Plandemic”, nói với YouTuber Patrick Bet-David trong một cuộc thảo luận dài dằng dặc hồi tuần trước rằng một loại vaccine cúm từ giữa những năm 2010 là nguyên nhân gây ra đại dịch, rằng đeo khẩu trang sẽ kích hoạt virus trong cơ thể, và rằng Anthony Fauci nên bị khép vào tội phản quốc. Một vài trong số những khẳng định đó đã được lặp lại trong clip, vốn được cho chỉ là một phần ngắn trong một bộ phim tài liệu dài hơi khác.

Facebook và YouTube ráo riết tìm kiếm và xóa sổ một đoạn video thuyết âm mưu mang tên “Plandemic” - Ảnh 1.
Judy Mikovits trong video “Plandemic”

Làm sao để ngăn chặn

Các chuyên gia từng nói rằng một số giải pháp đang được thực hiện bởi các nền tảng, như xóa bỏ các nội dung truyền bá thông tin sai lệch hay các quan điểm cực đoan, đề cao các thông tin đáng tin cậy trong các nội dung đề xuất và tìm kiếm, và cung cấp các hộp thông tin trong các video hay bài viết có thông tin quan trọng, có thể sẽ giúp ích được ít nhiều. Nhưng các nền tảng như YouTube và Facebook đã và đang gặp khó khăn trong việc áp dụng những chính sách đó một cách nhanh nhạy nhằm ngăn chặn các video như “Plandemic” bị chia sẻ và xem rộng rãi như đã nói ở trên. Còn có một thách thức khác nữa: thông tin sai lệch, đặc biệt là thông tin sai lệch về vấn đề y tế, sẽ sinh sôi nảy nở khi có quá ít hoặc không có những thông tin đáng tin cậy tương ứng. Đây là một vấn đề đặc biệt chính xác trong đợt đại dịch hiện nay, khi mà các bác sỹ và các nhà khoa học vẫn đang chạy đua để hiểu được một bệnh dịch mà mới 6 tháng trước đây thôi chưa hề tồn tại. Nếu các nhà lý luận thuyết âm mưu là những kẻ đứng đằng sau hầu hết các nội dung liên quan đến những ý tưởng hay từ khóa tìm kiếm cụ thể, thì mọi người khi tìm kiếm những từ khóa đó vì tò mò sẽ vô tình bị cuốn vào một loạt các nội dung đến từ các nguồn không đáng tin cậy, bởi đó là cách hoạt động của thuật toán tìm kiếm.

Một số bác sỹ đã làm việc hết mình nhằm lấp đầy những khoảng trống đó: họ tự mình trở thành những con người có tầm ảnh hưởng, tự mình giải đáp những thông tin sai lệch phổ biến cho một lượng lớn những người theo dõi họ trên các nền tảng nơi những ý tưởng kia đang được phát tán. Zubin Damania, một bác sỹ và là một YouTuber, đã đăng tải một đoạn video với tiêu đề “A Doctor Reacts To ‘Plandemic’” (Một bác sỹ phản ứng với Plandemic) lên kênh YouTube của ông hồi đầu tuần này.

Thật điên rồ” – ông nói trong video. “Đừng phí phạm thời gian xem nó (Plandemic). Đừng phí phạm thời gian chia sẻ nó. Đừng phí phạm thời gian nói về nó. Tôi không thể tin được tôi đang phí phạm thời gian làm điều này. Nhưng tôi chỉ muốn mọi người đừng nhắn tin hỏi tôi về nó nữa“. Video của Damania hiện có hơn 1,3 triệu lượt xem. Nếu quan tâm, các bạn có thể theo dõi video bên dưới.

Tham khảo: TechnologyReview

Theo Trí Thức Trẻ

Rate this post

Tin tức

Tài chính COMB của ngân hàng Phương Đông OCB là công ty tài chính bỉ ổi chuyên khủng bố khách hàng vay dù chưa đến hạn thanh tóan, mọi người cần tránh

Đã đăng

 ngày

Bởi

Theo thông tin của rất nhiều khách hàng không may sử dụng dịch vụ của công ty tài chính COMB của ngân hàng Phương Đông OCB, thì họ liên tục bị điện thoại khủng bố người nhà và cả bạn bè trên Facebook, mặc dù khoản vay chưa đến hạn thanh toán. Ví dụ bạn có khoản vay 20 phải đóng hàng tháng thì từ ngày 10 đến ngày 20 bạn sẽ liên tục bị gọi điện ngày 2-3 cuộc nhắc nợ, nếu khách hàng cảm thấy phiền không nghe thì họ sẽ tìm thông tin của bạn bè người thân trên facebook rồi gọi điện làm phiền. Theo như nhiều người sử dụng các dịch vụ tài chính thì chưa có dịch vụ tài chính nào có kiểu nhắc nợ bỉ ổi như công ty tài chính ComB của ngân hàng Phương Đông OCB. Các công ty tài chính chỉ gọi điện nhắc nợ nhiều lần khi khách hàng đã quá ngày thanh toán mà chưa hoàn thành còn trước đó họ chỉ gọi 1 cuộc để nhắc nhở khách hàng mà thôi. Co những khách hàng lịch sử trả nợ rất tốt, chưa bao giờ bị quá hạn vẫn bị khủng bố như thường.

Rate this post
Đọc tiếp

Tin tức

Cựu hoa hậu Amy Lê Anh vẫn “An” với góc ảnh Hiệp Trần

Đã đăng

 ngày

Bởi

Không khó bắt gặp cựu Hoa Hậu Amy Lê Anh với gương mặt nhẹ nhàng thuần khiết trong bộ sưu tập “An” của nhiếp ảnh Hiệp Trần. Là chàng thanh niên trẻ nhưng đầy nhiệt huyết và trái tim hướng thiện.

Hiệp Trần theo đuổi sở thích Mộc và Nàng Hậu Amy Lê Anh đã là gương mặt mà chàng trai trẻ bắt gặp được sự nhẹ nhàng phù hợp với hướng theo đuổi của anh.Với chất liệu ảnh nhẹ nhàng và gương mặt Mộc của nàng Hậu Amy Lê Anh dường như đã đưa người xem được trở về với sự an lành,nhẹ nhàng nhưng không kém phần nền nã….

Nhiếp ảnh Hiệp Trần

“An” và Hiệp Trần-Cựu Hoa Hậu Quý Bà Amy Lê Anh sẽ còn nhiều góc ảnh để tâm sự lại sự khao khát an yên giữa cuộc sống đầy tranh đua này.

Rate this post
Đọc tiếp

Tin tức

Vai trò quan trọng của phục hồi chức năng sau điều trị bệnh, phẫu thuật

Đã đăng

 ngày

Bởi

Sau điều trị bệnh, phục hồi chức năng đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp người bệnh khắc phục tình trạng mất chức năng do biến chứng của bệnh gây ra. Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Phương – Giám đốc Phòng khám Đa khoa quốc tế Việt – Nga sẽ chia sẻ những thương tin hữu ích về vấn đề phục hồi chức năng ngay dưới đây.

MC Mai Thu Huyền và bác sĩ Thanh Phương.
MC Mai Thu Huyền và bác sĩ Thanh Phương.

Theo bác sĩ Thanh Phương, những đối tượng cần được phục hồi chức năng là người khuyết tật về vận động, nghe nói, nhìn, trí tuệ, thần kinh, tâm thần,… Ngoài ra, các nhóm bệnh như là bệnh thoái hóa thần kinh cơ xương khớp, rối loạn chuyển hóa tiểu đường, mỡ máu, tim mạch, đột quỵ ở người cao tuổi cũng có nhu cầu phục hồi chức năng rất cao. Thời gian gần đây, các đối tượng trong độ tuổi lao động, thường xuyên làm việc trong môi trường áp lực, căng thẳng thường mắc hội chứng cổ vai tay, thắt lưng hông biểu hiện về thoái hóa, stress mất ngủ đang tìm đến phục hồi chức năng rất nhiều.

Những phương pháp phục hồi chức năng phổ biến nhất gồm có vật lý trị liệu, vận động trị liệu, hoạt động trị liệu, ngôn ngữ trị liệu, tâm lý trị liệu bên cạnh các dụng cụ hỗ trợ như xe tập đi, đai, nẹp, nạng,… để giúp đỡ cho người khuyết tật thuận tiện trong việc di chuyển, vận động.

Nhiều người trẻ cũng mắc các bệnh cần điều trị, phục hồi chức năng do làm việc căng thẳng.
Nhiều người trẻ cũng mắc các bệnh cần điều trị, phục hồi chức năng do làm việc căng thẳng.

Vật lý trị liệu giúp các cơ quan, bộ phẩn tổn thương hồi phục bằng kỹ thuật có tác dụng giảm đau, chống sưng và kích thích khả năng tự phục hồi dựa vào quá trình sinh hóa của cơ thể.

Vận động trị liệu thường áp dụng cho các trường hợp bệnh nhân bị tổn thương về cơ – xương – khớp tránh bại liệt, tàn phế dựa vào một số máy móc và bài tập vận động.

Tâm lý trị liệu là phương pháp có thể thực hiện tại nhà nhằm hỗ trợ người bệnh phục hồi sức khỏe, có thể chăm sóc bản thân, ngăn ngừa bệnh tái phát. Ngôn ngữ trị liệu giúp người bệnh đa phần là trẻ em hoặc người bị tai biến có thể nói rõ ràng, rành mạch, khắc phục tình trạng chậm nói, nói ngọng và sớm phục hồi khả năng giao tiếp bị mất.

Phục hồi chức năng giúp người bệnh tìm lại chức năng đã mất của cơ thể.
Phục hồi chức năng giúp người bệnh tìm lại chức năng đã mất của cơ thể.

Hiện tại, Bộ Y tế đã ban hành quy trình kỹ thuật oxy cao huyết áp trong phục hồi chức năng để khắc phục hỗ trợ một số nhóm bệnh của người khuyết tật. Đặc biệt là nhóm người bị tai biến mạch máu não, thiểu năng tuần hoàn não, đau đầu, mất ngủ và các nhóm bệnh về thần kinh cơ xương khớp, sau chấn thương, sau phẫu thuật, sau bỏng. Tác dụng oxy cao huyết áp rất tốt cho hỗ trợ người bệnh rối loạn giấc ngủ.

Mục đích cuối cùng của phục hồi chức năng chính là giúp người bệnh sớm phục hồi lại chức năng của các cơ quan, bộ phận cơ thể bị tổn thương sau điều trị, phẫu thuật. Ngoài ra, phục hồi chức năng còn ngăn ngừa và hạn chế khả năng tái phát bệnh sau điều trị để người bệnh an tâm về sức khỏe lâu dài. Về tinh thần, người bệnh sau khi được phục hồi chức năng sẽ giảm dấu hiệu trầm cảm, hòa nhập cuộc sống tự tin và thoải mái hơn. Chương trình Đẹp Không Giới Hạn mùa 3 do Công ty Media sản xuất đồng hành cùng nhà tài trợ kim cương Công ty TNHH MTV Thiên Nhiên Việt sẽ được phát sóng hàng tuần là trên kênh: TodayTV (18h30 Chủ nhật), YouTV (20h Chủ Nhật, 10h30 thứ Tư và 14h30 thứ Năm), HiTV (20h30 Chủ Nhật và 17h30 thứ Sáu) hoặc xem lại tập 145 tại: https://youtu.be/uf9Xi-_iV-M

Rate this post
Đọc tiếp
Advertisement
Điện ảnhcách đây 2 tuần

CẢ SHOWBIZ VIỆT ĐỔ DỒN VỀ THẢM ĐỎ LỄ RA MẮT  BỘ PHIM “ĐÓA HOA MONG MANH”

Âm nhạccách đây 3 tuần

GIÁM ĐỐC ÂM NHẠC PHIM “ĐÓA HOA MONG MANH”: CÁC CA KHÚC CÓ GIÁ TRỊ VÀ XỨNG ĐÁNG ĐƯỢC

Điện ảnhcách đây 1 tháng

ĐẠO DIỄN MAI THU HUYỀN BẬT MÍ NHỮNG ĐIỀU ĐẶC BIỆT TRƯỚC KHI “ĐÓA HOA MONG MANH” CÔNG CHIẾU TẠI MỸ

Điện ảnhcách đây 1 tháng

NHÀ SẢN XUẤT “ĐÓA HOA MONG MANH” JACQUELINE THU THẢO HÃNH DIỆN VÌ ĐƯỢC CÁC LIÊN HOAN PHIM QUỐC TẾ  ĐÓN NHẬN

Giải trícách đây 1 năm

Đại sứ Saffron-Collagen extra white Amy Lê Anh tham dự chương trình cập nhật kiến thức Y Khoa tại Cần Thơ

Giải trícách đây 1 năm

Diễn viên Mai Thu Huyền tổ chức cuộc thi tìm kiếm “Streamer Siêu đẳng” với giải thưởng “khủng”

Âm nhạccách đây 2 năm

Madam Bạch Phượng-Ceo Phượng Amina Entertainment gửi lời tri ân đến khán giả và các nhà tài trợ “Dạ Vũ Mùa Thu”

Âm nhạccách đây 2 năm

Ca sĩ Amy Lê Anh – Giám đốc CIECA tận hưởng những ngày nghỉ ngơi trên đất Pháp

Tin tứccách đây 2 năm

Tài chính COMB của ngân hàng Phương Đông OCB là công ty tài chính bỉ ổi chuyên khủng bố khách hàng vay dù chưa đến hạn thanh tóan, mọi người cần tránh

Công nghệcách đây 2 năm

Khắc phục lỗi windows 10 mkdir permission denied

Facebook

Advertisement

Tin Nổi bật

    Paste your advertisement code here.