Kết nối với chúng tôi:

Pháp luật

Đường ‘Nhuệ’ lũng đoạn đấu giá đất ở Thái Bình

Đã đăng

 ngày

 
Trúng đấu giá nhiều lô đất ở vị trí đắc địa nhưng vợ chồng Nguyễn Xuân Đường (Đường “Nhuệ”) chỉ nộp tiền cho chính quyền sau khi đã bán thu lời.

Ngoài bị khởi tố, tạm giam về tội Cố ý gây thương tích, bị can Nguyễn Xuân Đường (Đường “Nhuệ”) đang bị Công an tỉnh Thái Bình điều tra tội danh liên quan đấu giá đất. Từ việc điều tra sai phạm của Đường “Nhuệ” và vợ là Nguyễn Thị Dương, hôm 16/4, Công an tỉnh Thái Bình đã khởi tố, bắt bốn cán bộ thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường và Sở Tư pháp tỉnh Thái Bình.

Tại Thái Bình, Đường “Nhuệ” được biết đến là người có nhiều tài sản khi cùng vợ điều hành Công ty bất động sản Đường Dương. Công ty do Dương là giám đốc, hoạt động từ năm 2015 với hình thức kinh doanh đấu giá đất sau đó chuyển nhượng kiếm lời. Khi giao dịch thành công, vợ chồng Đường thường đăng trên mạng xã hội khoe “chiến tích” với hình ảnh hàng chục cuốn sổ đỏ của các lô đất ở vị trí đắc địa.

Vợ chồng Đường Dương lúc chưa bị bắt. Ảnh: Facebook nhân vật.
Vợ chồng Đường – Dương lúc chưa bị bắt. Ảnh: Facebook của Đường “Nhuệ”.

Ông Vũ Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Đông Hưng, cho biết vợ chồng Đường tham gia nhiều cuộc đấu giá đất tại địa phương và cũng “hay trúng”. Tới các phiên đấu giá, cặp đôi thường dẫn theo hàng chục đàn em để thị uy.

Tháng 1/2019, huyện tổ chức đấu giá 24 lô đất thuộc xã Lô Giang, Công ty Đường Dương trúng 20 lô với giá “không quá cao so với mức sàn”. Năm 2018, huyện tổ chức đấu giá khu đất xã Đông Phương với giá khởi điểm 1,5 triệu đồng một mét vuông và Dương trúng 3 lô với “giá cao hơn khởi điểm 10.000 đồng”. Nhiều số lô đất sau khi đấu giá xong được công ty Đường Dương chuyển nhượng với giá gấp đôi.

Tại huyện Vũ Thư, cách thành phố Thái Bình gần 10 km, công ty Đường Dương trúng đấu giá hơn 10 lô đất ở trung tâm thị trấn, xã Song An. Ngoài những lô đã sang tên cho người khác kiếm lời, số còn lại vợ chồng Đường “Nhuệ” bỏ không và chưa nộp tiền cho chính quyền.

Chủ tịch UBND xã Song An Lương Văn Đình cho biết địa phương bắt đầu đấu giá từ năm 1991 và đều êm đẹp. Đến năm 2018, vợ chồng Đường “Nhuệ” tham gia, mọi chuyện khác hẳn. Năm đó, xã phối hợp Trung tâm phát triển quỹ đất huyện và Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản thuộc Sở Tư pháp tổ chức đấu giá các lô đất quy hoạch khu dân cư Song An.

“Sau thời gian đăng tải thông tin, ba địa điểm là xã, huyện và trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản tiếp nhận được 403 hồ sơ của 109 người. Vợ chồng Đường nộp nhiều hồ sơ song không phải ở địa phương mà tại Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản thuộc Sở Tư pháp”, ông Đình nói.

Vị chủ tịch xã cho biết thêm, sau buổi đấu giá trúng 7/11 lô đất ở vị trí “đắc địa”, nhiều thanh niên xăm trổ nghi là đàn em của Đường “Nhuệ” đã gây hấn và tát vợ của một người trúng đấu giá ngay trước cổng UBND xã. Nhiều người trúng đấu giá khác cũng bị đe doạ ngay tại trụ sở và chặn dọc đường. Tuy nhiên hai bên đều tự hoà giải nên chính quyền xã Song An không nắm được nội tình cụ thể.

Trong 7 lô đất trên, công ty Dương Đường chỉ nộp tiền hai lô để làm sổ đỏ và chuyển nhượng luôn “ăn” chênh lệch. Còn lại 5 lô, lãnh đạo xã và huyện nhiều lần gọi điện thuyết phục hoàn thành nghĩa vụ tài chính song Đường Dương bất hợp tác.

“Vợ chồng Đường trả lời chỉ nộp tiền đấu giá các lô đất khi bán được, còn không cứ để đấy”, ông Đình nói và cho hay khi đó không có quy định sau bao nhiêu ngày trúng đấu giá phải hoàn thành nghĩa vụ tài chính nên “đành chịu”. Từ năm 2019, UBND tỉnh Thái Bình mới có quyết định sau 30 ngày trúng đấu giá phải thanh toán  nếu không sẽ bị huỷ quyết định trúng đấu giá và 10% tiền đặt cọc bị sung nộp vào ngân sách nhà nước.

Vợ chồng Đường “Nhuệ” còn bị tố cáo thường đe doạ những người đi đấu giá đất để thao túng “một mình một chợ”. Một người đàn ông từng tham gia đấu giá đất ở huyện Đông Hưng cho biết, năm 2018 trúng một lô nhưng vừa ra ngoài cửa đã bị Đường “Nhuệ” ép bán lại. Sau khi thoả thuận trong sự đe doạ, ông này nhận tiền chênh lệch 50 triệu đồng so với giá gốc song vừa ra khỏi trụ sở uỷ ban đã bị đám đàn em của Đường “Nhuệ” chặn đường “lột sạch tiền”.

Theo người đàn ông này, Đường “Nhuệ” còn tham gia đấu giá đất thuê. Ví dụ, hắn sẽ cầm tiền để đấu giá cho một người và đe doạ buộc những người tham gia khác phải dừng lại. Ai không làm theo sẽ bị đe doạ, hành hung.

Trụ sở Công ty Đường Dương. Ảnh: Phạm Dự.
Trụ sở Công ty Đường Dương tại thành phố Thái Bình đóng cửa từ khi ông bà chủ bị bắt vào đầu tháng 4. Ảnh: Phạm Dự.

Ngày 17/4, ông Phạm Cao Quân, phó Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Thái Bình cho biết Công an tỉnh đã làm việc với Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản và văn phòng Sở Tư pháp. Hiện toàn bộ hồ sơ, sổ sách liên quan đến đấu giá trong những năm gần đây của trung tâm cũng bị niêm phong để phục vụ điều tra.

Ông Quân từ chối nói về sai phạm của cán bộ trong hai đơn vị trực thuộc Sở, chỉ cho hay đang phối hợp cùng cơ quan điều tra làm rõ vụ án.

Ngày 16/4, Công an Thái Bình công bố, “căn cứ kết quả điều tra các hành vi trái pháp luật” của vợ chồng Đường “Nhuệ”, nhà chức trách đã khởi tố vụ án Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, theo khoản 1 Điều 356 Bộ luật hình sự 2015″.

Cùng ngày, bốn bị can đầu tiên của vụ án bị bắt gồm: Phạm Văn Hiệp (34 tuổi, Giám đốc Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh Thái Bình thuộc Sở Tư pháp Thái Bình), Vũ Gia Thành (43 tuổi, đấu giá viên Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh Thái Bình thuộc Sở Tư pháp Thái Bình), Trịnh Thị Minh Thúy (50 tuổi, Trưởng phòng của Trung tâm Phát triển quỹ đất và kỹ thuật tài nguyên, Sở Tài nguyên và Môi trường Thái Bình) và Hà Văn Dũng (36 tuổi, nhân viên Trung tâm Phát triển quỹ đất và kỹ thuật tài nguyên, Sở Tài nguyên và Môi trường Thái Bình).

Trước đó, trong vụ án đánh người gây thương tích, 7/4, Dương bị bắt cùng hai đàn em. Đường “Nhuệ” bỏ trốn và sa lưới sau 10 tiếng bị truy nã.

Phạm Dự – Vnexpress

Rate this post

Pháp luật

Cựu Chủ tịch Tổng công ty Thép Việt Nam: Tôi bị kết tội là hơi nặng

Đã đăng

 ngày

Bởi

Ông Mai Văn Tinh khai luôn làm việc vì lợi ích ngành thép nên kết tội ông trong vụ án tại Gang thép Thái Nguyên là “hơi nặng”.

Ngày thứ hai của phiên xét xử sơ thẩm vụ án sai phạm tại dự án Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2, trả lời các cáo buộc của VKS về việc không chỉ đạo dừng, xem xét chấm dứt hợp đồng với nhà thầu Trung Quốc khi phát hiện sai phạm, bị cáo Mai Văn Tinh, cựu chủ tịch Tổng công ty Thép Việt Nam (VNS), nói “không rõ vấn đề này” vì trước đó chỉ phụ trách mảng sản xuất kinh doanh.

Bị cáo Mai Văn Tinh. Ảnh: Phạm Dự
Bị cáo Mai Văn Tinh. Ảnh: Phạm Dự

Bị cáo khai, khi nhậm chức tháng 3/2007, dự án giai đoạn 2 Gang thép Thái Nguyên đang trong giai đoạn rất bế tắc. Tập đoàn Khoa học Công nghệ và Thương mại luyện kim Trung Quốc (MCC) trúng thầu hợp đồng trọn gói giá trị hơn 160 triệu USD, ký kết trực tiếp với công ty con của VNS, Công ty Gang thép Thái Nguyên (TISCO).

Nhưng 11 tháng sau, MCC chưa thi công bất kỳ hạng mục nào của gói thầu, rút hết người về nước nhiều lần đề nghị kéo dài thời gian thực hiện hợp đồng và điều chỉnh tổng giá hợp đồng tăng thêm hơn 138 triệu USD (hơn 3.000 tỷ đồng).

Với cương vụ chủ tịch HĐQT của VNS, bị cáo khai mong muốn triển khai vì đó là dự án trọng điểm của nhà nước. “Chính Công ty Gang thép Thái Nguyên, trước đó cũng do phía Trung Quốc xây dựng và lắp đặt nên không ai có ý kiến gì việc dừng dự án cả, chỉ bàn biện pháp tháo gỡ khó khăn”.

VKSND Tối cao cáo buộc, sau khi đàm phán, VNS và công ty con TISCO đã chấp nhận đề nghị của phía nhà thầu Trung Quốc, chủ động lựa chọn nhà thầu phụ Việt Nam để thực hiện hạng mục C, tức phần xây lắp dự án. Tổng công ty xây dựng Công nghiệp Việt Nam (VINAINCON) là nhà thầu phụ được lựa chọn nhưng sau đó không đủ năng lực đã trả lại các phần việc cho TISCO.

Trả lời về trách nhiệm khi lựa chọn nhà thầu phụ không đủ năng lực, ông Tinh khai “nghe theo giới thiệu” của cơ quan chủ quản của VNS là Bộ Công Thương. “Theo tôi khi đó VINAINCON là nhầu tốt nhất, hiệu quả nhất rồi. Hơn nữa, thẩm quyền chọn nhà thầu phụ không thuộc về chúng tôi mà của tổng thầu MCC”, bị cáo khai.

Nhận “có sai sót, làm việc chưa cặn kẽ sâu sát và quá tin tưởng anh em cấp dưới” nhưng ông Tinh khẳng định “chưa từng làm gì mà không được cấp trên cho phép” trong mọi quyết định tháo gỡ vướng mắc cho dự án này. “VKS quy kết tội cho tôi như vậy là hơi nặng”, ông nói.

Trong vụ án, ông Tinh bị cáo buộc là người chỉ đạo thực hiện các hành vi phạm tội khi đã không chỉ đạo xem xét chấm dứt gói thầu với MCC; ký các văn bản đề nghị Bộ Công Thương và Chính phủ phê duyệt điều chỉnh chi phí phần lắp đặt của dự án; chủ trương chấp nhận nhà thầu phụ VINAINCON không đủ năng lực; phê duyệt điều chỉnh cơ cấu tổng mức đầu tư dự án, dù biết rõ đây là hợp đồng trọn gói.

Các hành vi của ông Tinh dẫn đến việc TISCO không kiểm soát được chi phí đầu tư, không ràng buộc được các nhà thầu về tiến độ dự án. Đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến chậm tiến độ, phát sinh lãi vay, tăng chi phí đầu tư, lãng phí đặc biệt nghiêm trọng đến tài sản nhà nước.

Tại phiên tòa hôm nay, đại diện TISCO cho biết, hợp đồng với nhà thầu MCC vẫn chưa chấm dứt. Từ 29/3, TISCO đã tái đàm phán để MCC tiếp tục hoàn thiện dự án.

Cũng theo vị này, thiệt hại của TISCO trong vụ án lớn hơn nhiều con số cáo buộc 830 tỷ đồng. “Số tiền lãi thực tế phải căn cứ hợp đồng tín dụng và thời gian đáo hạn vẫn còn, nghĩa là TISCO vẫn đang vay thông thường và phải trả lãi”.

Đại diện Bộ Công Thương cũng phủ nhận việc Bộ giới thiệu VINAINCON làm nhà thầu phụ cho dự án. Trong khi đó, ông Hoàng Chí Cường, cựu Tổng giám đốc VINAINCON, không có mặt theo triệu tập. Ông uỷ quyền cho một nữ nhân viên tới tòa song không được HĐXX chấp nhận.

HĐXX cũng triệu tập hai cựu thứ trưởng Bộ Xây dựng song đều vắng mặt.

Các đại diện VKSND Tối cao thực hiện hiện quyền công tố tại phiên toà. Ảnh: Phạm Dự
Các đại diện VKSND Tối cao thực hiện hiện quyền công tố tại phiên toà. Ảnh: Phạm Dự

Cáo trạng xác định, năm 2005, Chính phủ chủ trương đầu tư Dự án mở rộng sản xuất nhà máy gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2, tổng vốn hơn 3.800 tỷ đồng. TISCO làm chủ đầu tư, cấp quyết định đầu tư là HĐQT của VNS.

Ngày 12/7/2007, Tổng Giám đốc TISCO Trần Trọng Mừng, ký một hợp đồng trọn gói, không thay đổi, có giá trị hơn 160 triệu USD với đơn vị trúng thầu,Tập đoàn Khoa học Công nghệ và Thương mại luyện kim Trung Quốc (MCC).

Sau 11 tháng khởi công, MCC chưa thi công bất kỳ hạng mục nào của gói thầu, rút hết người về nước, nhiều lần đề nghị kéo dài thời gian thực hiện hợp đồng và điều chỉnh tổng giá hợp đồng tăng thêm hơn 138 triệu USD (hơn 3.000 tỷ đồng).

VKSND Tối cao cáo buộc, biết rõ việc MCC vi phạm hợp đồng, đề nghị các điều khoản vô căn cứ, lãnh đạo TISCO vẫn ký văn bản gửi VNS xin chấp thuận điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án lên 8.100 tỷ đồng, tăng hơn 4.200 tỷ đồng.

Cáo trạng nêu, sai phạm của 19 bị cáo gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng tài sản Nhà nước với tổng số tiền lên tới hơn 830 tỷ đồng, dự án sau 14 năm vẫn chưa hoàn thành.

Thanh Lam – Vnexpress

Rate this post
Đọc tiếp

Pháp luật

Hai đầu nậu xăng ở Sài Gòn và Long An bị bắt

Đã đăng

 ngày

Bởi

Lê Hùng Phong và Đỗ Văn Ba bị Công an Đồng Nai bắt về hành vi Buôn lậu do liên quan đường dây làm 200 triệu lít xăng giả, ngày 29/3.

Hai người này điều hành Công ty TNHH thương mại Huỳnh Khang (TP HCM) và doanh nghiệp tư nhân xăng dầu Bình Long (tỉnh Long An).

Động thái này được Công an Đồng Nai đưa ra sau khi phối hợp Cục Cảnh sát hình sự (Bộ Công an), Công an TP HCM, Công an Long An bao vây 6 điểm kinh doanh xăng dầu, trụ sở làm việc của Phong và Ba hôm 28/3.

Lực lượng chức năng thu giữ nhiều tài liệu, hóa đơn chứng từ và các chứng cứ liên quan đến đường dây sản xuất, buôn bán xăng giả do Phan Thanh Hữu (64 tuổi, ngụ TP HCM) và Nguyễn Hữu Tứ (64 tuổi, quê Vĩnh Long) cầm đầu.

Cảnh sát khám xét một cây xăng trong chuyên án xăng giả tại TP HCM chiều 28/3. Ảnh: Thái Hà
Cảnh sát khám xét một cây xăng trong chuyên án xăng giả tại TP HCM chiều 28/3. Ảnh: Thái Hà.

Chuyên án 920G được Công an Đồng Nai lập cuối năm 2020 từ những phản ánh xăng kém chất lượng từ người dân. Với sự hỗ trợ của Cục cảnh sát Hình sự, hơn 500 cán bộ chiến sĩ từ nhiều hướng bất ngờ ập vào ụ nổi giữa sông Hậu, bắt quả tang nhiều người đang pha chế xăng giả tối 6/2.

Cùng lúc, 13 địa điểm khác ở Đồng Nai, TP HCM, Long An, Bà Rịa – Vũng Tàu… cũng bị khám xét, hàng loạt người liên quan bị bắt.

Điều tra bước đầu xác định có hơn 200 triệu lít xăng giả được đưa ra thị trường từ tháng 8/2020 đến ngày 6/2.

Hiện, Công an Đồng Nai đã khởi tố 42 người về các tội Buôn lậu; Sản xuất buôn bán hàng giả; Mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước. Trong đó, Ngô Văn Thụy (cán bộ Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan) bị điều tra hành vi Nhận hối lộ.

Tang vật thu giữ gồm: 10 tàu thủy, sáu xe bồn, 2,7 triệu lít xăng, 120 tỷ đồng, cùng nhiều tài sản có giá trị khác.

Phước Tuấn – Vnexpress

Rate this post
Đọc tiếp

Pháp luật

Luật sư đề nghị trả tự do cho bà Diệp Bạch Dương

Đã đăng

 ngày

Bởi

Bảo vệ bà Diệp Bạch Dương, luật sư cho rằng thân chủ không gian dối khi hoán đổi cũng như chiếm đoạt tài sản của Nhà nước, đề nghị tòa trả tự do.

Ngày 22/3, là người đầu tiên trong 6 luật sư bảo vệ bà Dương Thị Bạch Diệp (73 tuổi, tức Diệp Bạch Dương, Giám đốc công ty cùng tên), ông Phan Trung Hoài cho rằng, cáo trạng của VKSND Tối cao buộc tội bị cáo lừa đảo chiếm đoạt nhà đất 185 Hai Bà Trưng (trụ sở Trung tâm Ca nhạc nhẹ) là không có cơ sở.

Bà Diệp bị cho là dùng khu đất 57 Cao Thắng (đã thế chấp nhân hàng) để hoán đổi căn 185 Hai Bà Trưng, sau đó tiếp tục đem trụ sở Trung tâm Ca nhạc nhẹ thế chấp cho Ngân hàng Phương Nam (đã sáp nhập Sacombank) vay 160 tỷ đồng. Việc này khiến Nhà nước mất quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất đối với tài sản 185 Hai Bà Trưng, thiệt hại hơn 186 tỷ đồng.

Luật sư Phan Trung Hoài bảo vệ bà Diệp, ngày 22/3. Ảnh: Hữu Khoa.
Luật sư Phan Trung Hoài bảo vệ bà Diệp, ngày 22/3. Ảnh: Hữu Khoa.

Đưa ra các căn cứ cho quan điểm của mình, luật sư Hoài nói, nhu cầu hoán đổi là có thật, đến từ hai phía, hai bên (bà Diệp và TP HCM) cùng có lợi. Từ quá trình hình thành chủ trương, triển khai thực hiện đến việc bàn giao tài sản đã kéo dài hơn 5 năm, với sự tham gia của nhiều cơ quan chức năng và được sự chấp thuận của Chủ tịch UBND TP HCM Lê Hoàng Quân – lãnh đạo cao nhất lúc đó.

Theo luật sư, bà Diệp không gian dối trong việc cung cấp bản chính giấy chứng nhận quyền sử hữu nhà 57 Cao Thắng khi làm thủ tục hoán đổi trụ sở Trung tâm Ca nhạc nhẹ. Bởi hồ sơ vụ án thể hiện, công ty bà Diệp bị coi là thế chấp căn nhà “có đăng ký giao dịch đảm bảo với Văn phòng đăng ký đất đai Sở Tài nguyên – Môi trường” nên thông tin này là công khai, do cơ quan Nhà nước quản lý và nắm được. Như vậy, các cơ quan liên quan đến quá trình hoán đổi như Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên – Môi trường, UBND TP HCM bắt buộc phải nắm rõ cơ sở dữ liệu về căn 57 Cao Thắng vì quản lý trực tiếp về đất đai và xây dựng, cả về pháp lý lẫn thực tế.

“Suốt quá trình thực hiện hoán đổi, trong các cuộc họp để thống nhất hoán đổi, Trung tâm Ca nhạc nhẹ và các ban ngành liên quan, lãnh đạo của UBND thành phố không ai hỏi bà Diệp về việc tài sản 57 Cao Thắng đã thế chấp hay chưa”, luật sư Hoài nói.

Ngoài ra, tại các cuộc họp do Sở Tài chính chủ trì, không có cơ quan chức năng nào thực hiện việc thẩm định tính pháp lý của tài sản mang ra hoán đổi; không có người nào yêu cầu bà Diệp xuất trình bản chính giấy tờ căn nhà, trong khi các thành viên đều được xem hồ sơ.

Trên thực tế, bà Diệp đã bàn giao nhà và cơ sở vật chất. Trung tâm Ca nhạc nhẹ đã và đang sử dụng tài sản từ thời điểm bàn giao cho đến nay với cơ sở vật chất khang trang, hiện đại. Việc bà Diệp không bàn giao bản gốc giấy chứng nhận quyền sử dụng là vì “chưa có quyết định chính thức của UBND thành phố”, chưa tiến hành bàn giao về mặt pháp lý.

Đối với việc cáo trạng quy buộc bà Diệp đã chiếm đoạt nhà 185 Hai Bà Trưng, có giá trị hơn 186 tỷ đồng (theo kết quả định giá năm 2010, lúc hoán đổi), luật sư cũng cho là không có căn cứ. Bởi giá trị tài sản này được hiểu là giá trị quyền sử dụng đất, trong khi đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Theo đó, đến nay Nhà nước chưa có thiệt hại gì khi công ty bà Diệp có quyền sử dụng tài sản này (đã cầm cho Ngân hàng Phương Nam – đã sáp nhập Sacombank). Nếu Nhà nước thấy giao đất cho bà Diệp là sai thì có quyền thu hồi, đồng thời trả lại các khoản tiền và tài sản đã nhận từ công ty bà Diệp.

Tại tòa, bà Diệp cũng đề nghị hủy bỏ việc hoán đổi, hai bên có trách nhiệm hoàn trả lại những gì đã nhận của nhau, trên cơ sở giải quyết các quan hệ dân sự liên quan các hợp đồng tín dụng đã ký với Agribank và Ngân hàng Phương Nam.

“HĐXX cần xem xét thận trọng, xác định sự thật khách quan, tuyên bố bà Dương Thị Bạch Diệp không phạm tội, trả tự do cho bà tại phiên tòa, khôi phục danh dự, quyền và lợi ích hợp pháp theo quy định”, ông Hoài nêu quan điểm bảo vệ thân chủ.

Bà Diệp tự bào chữa, chiều 22/3. Ảnh: Hữu Khoa.
Bà Diệp tự bào chữa, chiều 22/3. Ảnh: Hữu Khoa.

Trước đó, đại diện VKS cho rằng có đủ căn cứ xác định bà Diệp phạm tội như cáo buộc và đề nghị mức án tù chung thân.

Liên quan đến vụ án, cựu Phó chủ tịch Nguyễn Thành Tài và 8 đồng phạm bị đề nghị từ 3 năm tù treo đến 6 năm tù về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Chiều nay, các luật sư của bà Diệp tiếp tục nêu quan điểm bào chữa.

Hải Duyên – Vnexpress

Rate this post
Đọc tiếp
Advertisement

Facebook

Advertisement

Tin Nổi bật

    Paste your advertisement code here.