Kết nối với chúng tôi:

Thời sự

‘Cuộc chiến’ cứu lúa

Đã đăng

 ngày

 
11h trưa, trời nắng 40 độ C, chị Trần Thị Đào, xóm Hưng Thịnh, xã Hưng Tây (Hưng Nguyên) vẫn ngồi bệt ở đầu ruộng lúa hơn 3 sào của gia đình sắp chết khô.

Đây là phần diện tích thuộc dạng bất khả kháng không còn nước để cứu. “Tiếc lắm, tiếc công sức và kinh phí đã bỏ ra, bây giờ phải nhìn lúa chết dần. Mong trời thương, có mưa sớm”, chị Đào, 46 tuổi, mắt đượm buồn nói.

Một đám ruộng khác của gia đình chị Đào đang được máy bơm dẫn nước vào. Nhưng mặt ruộng nứt toác, vết nứt lọt cả lòng bàn chân khiến nước vào không ướt gốc lúa đã ngấm hết. Loại này thuộc diện đang có thể cứu, song chưa biết cầm cự được bao nhiêu ngày nữa.

Chị kể, gần hai tháng trước, chị thuê máy đập, mua giống, phân, thuốc cỏ… để gieo cấy gần 6 sào ruộng. Chi phí mỗi sào (loại 500 m2) tốn hơn nửa triệu đồng. Khi lúa được 10 ngày tuổi thì một cơn mưa giông trút xuống, rồi sau đó là 30 ngày trời nắng chang chang.

Gắn bó với cây lúa hàng chục năm, chuyện lúa gặp hạn vụ hè thu với chị không có gì lạ, nhưng điều khiến chị bất ngờ là năm nay “mức độ hạn gắt hơn so với các năm trước nhiều quá”.

Xóm trưởng Hưng Thịnh, ông Nguyễn Văn Thi, 50 tuổi, chung nhận định, “từ khi lớn lên tới giờ chưa năm nào thấy hạn khốc liệt như năm nay”. 10 ngày qua, ông cùng những người trong ban bệ của xóm dùng 7 máy bơm dẫn nước từ hố nước đọng ở lò gạch về cánh đồng lúa 100 ha loại gần hai tháng tuổi đang ngắc ngoải. Từ khi nước ra khỏi hố cho tới lúc về ruộng phải mất 3 lượt bơm chuyền, quãng đường hơn 4 km.

Ông Nguyễn Văn Thi chỉnh máy bơm nước dẫn vào ruộng giúp người dân. Ảnh: Nguyễn Hải.
Ông Nguyễn Văn Thi chỉnh máy bơm nước dẫn vào ruộng giúp người dân. Ảnh: Nguyễn Hải.

Nhằm tận dụng triệt để nguồn nước, nhóm của ông Thi mang cả chõng tre ra vệ đường tá túc, thay phiên nhau điều tiết nước cả ngày lẫn đêm. Ở làng quê những ngày này, câu chuyện được quan tâm nhất là “tìm nước cứu lúa”.

“Có thể vài tháng nữa thì mưa, phải chạy lụt, nhưng giờ đây đến nước ao còn quý”, ông Thi nói. Cuộc chiến cứu lúa của người dân ở Hung Thịnh rôm rả như vậy nhưng để cứu vãn được mùa màng tới đâu thì không ai dám chắc. Chỉ biết những giọt nước cuối cùng bơm hết vào ruộng chỉ đủ láng qua bề mặt khoảng 60% diện tích.

“Vất vả thì không ngại nhưng muốn bơm cũng đâu còn nước”, vị trưởng thôn giọng buồn bã. Ông nhẩm tính, chi phí xăng dầu, điện phục vụ máy bơm ròng rã những ngày qua đã tiêu tốn hơn 10 triệu đồng. Kinh phí này, thôn đã ứng một phần từ nguồn chi thường xuyên của UBND xã, thời gian tới nếu còn thiếu sẽ huy động hộ dân đóng góp.

Xóm Hưng Thịnh mới sáp nhập từ ba xóm nhỏ với tổng diện tích trên 400 hộ và 1.600 nhân khẩu, tỷ lệ hộ nghèo của xóm rất thấp. Từ nhiều năm nay, lúa là cây độc canh vùng này. Đối mặt với một vụ lúa mất mùa do hạn hán, nhiều người dân nơi đây đã chuẩn bị tâm lý bỏ làng tìm công việc khác để kiếm thêm thu nhập.

Nông dân xóm Hưng Thịnh đưa những giọt nước cuối cùng ở vũng đọng lò gạch cách đồng 4 km về cứu lúa. Ảnh: Nguyễn Hải.
Nông dân xóm Hưng Thịnh đưa những giọt nước cuối cùng ở vũng đọng lò gạch cách đồng 4 km về cứu lúa. Ảnh: Nguyễn Hải.

Hưng Tây là xã có vựa lúa lớn nhất huyện với 500 ha, khoảng nửa trong số này thuộc diện bất khả kháng – không còn nước để cứu, số còn lại trong diện ảnh hưởng vì nước tận dụng từ ao hồ chỉ cầm cự thêm được ít ngày tới nếu trời tiếp tục không mưa. Chính quyền xã đã thành lập tổ công tác về từng xóm để kiểm đếm thiệt hại từng hộ cũng như chi phí xăng dầu, điện mà người dân đã bỏ ra để cứu lúa.

“Hưng Tây nói riêng và Hưng Nguyên nói chung là vùng sâu trũng, nằm cuối sông Lam. Mùa nắng thì thiếu nước, song mùa mưa thì ngập lụt nên việc tính chuyện chuyển đổi từ trồng lúa sang cây khác cũng rất khó khả thi”, ông Hoàng Đức Ân – Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Hưng Nguyên nói.

Phó giám đốc đài khí tượng thủy văn Bắc Trung Bộ ông Nguyễn Xuân Tiến cho biết, những năm gần đây sự biến đổi khí hậu rất khốc liệt, từ đó gia tăng các hiện tượng khí tượng thủy văn cực đoan – nguy hiểm. Từ đầu năm, khu vực Bắc Trung Bộ chịu 7 đợt nắng nóng, trong đó chỉ riêng tháng 5 có 5 đợt, nhiều nơi ghi nhận đỉnh nhiệt đạt 42,2 độ C.

“So với đỉnh nhiệt năm 2019 thì năm 2020 thấp hơn, tuy nhiên năm nay thời gian nóng kéo dài nhiều ngày hơn, khốc liệt hơn. Năm sau nhiệt độ thấp hơn năm nay hoặc cao hơn thì khó dự đoán. Tuy nhiên xu thế chung là nhiệt độ đang đi lên” ông Tiến nói.

Khi nắng nóng liên tiếp nhiều ngày làm tăng lượng bốc hơi, tổn thất các dòng chảy, kết hợp với lượng mưa ít hơn các năm là những nguyên nhân trực tiếp gây ra hạn hán.

Ngoài ra, một trong những lý do mà xứ Nghệ luôn có mức nhiệt cao và khó chịu hơn so với các nơi khác đó chính là “đặc sản” gió phơn Tây Nam (hay còn gọi là gió Lào). Theo tính toán, khi gió này vượt qua dãy Trường Sơn thì cứ hạ độ cao 100 m sẽ làm nhiệt tăng 0,6 độ C, kết hợp với độ ẩm thấp sẽ khiến người dân cảm thấy bức bối, cây cối cũng nhanh bị khô héo.

Toàn tỉnh Nghệ An hiện có hơn 3.500 ha lúa thuộc diện không còn nước để cứu và diện tích đang tăng lên từng ngày do trời vẫn chưa mưa; hơn 10.000 ha khác trong diện nguy cơ. Các giải pháp như nạo vét kênh mương, tận dụng tối đa nguồn nước đọng để tập trung cứu lúa đã được chính quyền các cấp triển khai nhiều ngày qua. Hơn 960 hồ đập do địa phương quản lý chỉ còn 20 đến 30% dung tích…

Hố nước đọng ở lò gạch tại xã Hưng Tây kiệt sau 10 ngày bơm liên tục. Ảnh: Nguyễn Hải.
Hố nước đọng ở lò gạch tại xã Hưng Tây kiệt sau 10 ngày bơm liên tục. Ảnh: Nguyễn Hải.

Trước nắng hạn gay gắt, ngày 13/7, Phó chủ tịch tỉnh Nghệ An Hoàng Nghĩa Hiếu đã “công bố thiên tai về loại hình này”. Nghệ An cho rằng việc công bố này là cần thiết; là cơ sở để trích ngân sách hỗ trợ người dân nhằm cứu vãn cây trồng, trọng tâm là cây lúa.

Nghệ An có 1.061 hồ thủy lợi với tổng dung tích trên 537 triệu m3, cùng một số hệ thống sông lớn. Hệ thống thủy lợi mới chỉ đủ tưới khoảng 55% diện tích đất nông nghiệp. Hồi đầu tháng 7 vừa qua, trong chuyến công tác tại Nghệ An, Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho rằng, tỉnh có 80% dân số sống bằng nông nghiệp, an toàn hồ dập và an ninh nguồn nước càng phải được quan tâm. Toàn tỉnh chỉ mới chủ động tưới được khoảng 55% diện tích, còn lại 45% phụ thuộc vào tự nhiên – đây đang là hạn chế của địa phương. Trong khi đó, với đặc điểm địa hình phức tạp, bị chia cắt, lượng hồ chứa lớn đang đặt ra những vấn đề về an toàn hồ đập và an ninh nguồn nước.

Ông đề nghị, tỉnh phải đặt ra vấn đề quy hoạch hồ chứa thủy lợi để chủ động tưới cho sản xuất nông nghiệp chống hạn, phòng chống thiên tai. Về lâu dài, tỉnh phải tính toán để các hệ thống hồ đập liên thông, kết nối nhằm tăng khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu.

Nguyễn Hải – Vnexpress

Rate this post

Thời sự

TP HCM mở tour Củ Chi – núi Bà Đen

Đã đăng

 ngày

Bởi

TP HCM và tỉnh Tây Ninh thống nhất mở tour du lịch khép kín từ địa đạo Củ Chi – núi Bà Đen từ ngày 16/10.

Thông tin được Phó chủ tịch UBND TP HCM Phan Thị Thắng nói tại buổi làm việc của Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố với UBND TP HCM về công tác phòng chống Covid-19 và tình hình kinh tế – xã hội 9 tháng đầu năm 2021, chiều 12/10.

“Sáng nay tôi cùng Sở Du lịch làm việc với UBND tỉnh Tây Ninh để bàn bạc tổ chức kết nối lại tour tham quan khép kín địa đạo Củ Chi kết hợp núi Bà Đen và thống nhất tour đầu tiên bắt đầu từ cuối tuần này”, bà Thắng nói.

Chùa Bà Đen là địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng ở tỉnh Tây Ninh, nằm ở lưng chừng núi Bà Đen cao 986 m. Ảnh: Quỳnh Trần
Chùa Bà Đen là địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng ở tỉnh Tây Ninh, nằm ở lưng chừng núi Bà Đen cao 986 m. Ảnh: Quỳnh Trần

Theo lãnh đạo UBND thành phố, đây là bước đi đầu tiên trong việc mở lại các tuyến du lịch “liên tỉnh”. Trong tuần sau thành phố tiếp tục làm việc với một số tỉnh, thành khác để mở lại các tuyến du lịch. Các địa phương nhận định đa số người dân thành phố được tiêm 2 mũi vaccine và khách tham gia tour phải đảm bảo các biện pháp phòng dịch.

Trước đó, Phó chủ tịch UBND thành phố cho biết Sở Du lịch đã tổ chức một số chuyến tham quan Cần Giờ và địa đạo Củ Chi cho lực lượng tuyến đầu. Hoạt động này nhằm tri ân, giúp lực lượng y bác sỹ hiểu nét văn hóa của TP HCM. Sau khi tổ chức các chuyến đi, Sở Du lịch cùng địa phương và doanh nghiệp lữ hành rút kinh nghiệm, có những tính toán cho thời gian tới.

Các tour này diễn ra trong ngày, đảm bảo các biện pháp phòng, chống dịch. Tất cả du khách, hướng dẫn viên, tài xế, nhân sự tổ chức, phục vụ hậu cần tại các điểm đến phải tiêm hai mũi vaccine ngừa Covid-19, xét nghiệm nhanh âm tính, tuân thủ 5K. Tour tổ chức theo mô hình “bong bóng”, thông qua các cung đường khép kín.

Đợt dịch thứ tư đã ảnh hưởng nặng nề ngành du lịch TP HCM. Thống kê của các quận, huyện cho thấy 6 tháng qua 90% doanh nghiệp lữ hành vừa và nhỏ, doanh nghiệp lữ hành chuyên kinh doanh thị trường quốc tế ngưng hoạt động.

Sở Du lịch TP HCM đang xây dựng kế hoạch phục hồi hoạt động ngành trong điều kiện thích ứng an toàn với Covid-19 giai đoạn đến cuối năm 2021 và năm 2022 theo nguyên tắc “an toàn tới đâu, mở cửa tới đó và mở cửa phải an toàn”. Trong đó, thị trường nội địa sẽ giữ vai trò chủ lực trong giai đoạn phục hồi.

Hữu Công – Vnexpress

Rate this post
Đọc tiếp

Thời sự

Hàn Quốc chuyển 1,1 triệu liều vaccine đến Việt Nam vào 13/10

Đã đăng

 ngày

Bởi

Lô vaccine Astra Zeneca 1,1 triệu liều do Chính phủ Hàn Quốc tặng, dự kiến về đến Việt Nam vào ngày mai (13/10).

Đại sứ Hàn Quốc tại việt Nam Park Noh Wan cho biết thông tin nêu trên tại cuộc gặp Thủ tướng Phạm Minh Chính, ngày 12/10. Đây là đợt hỗ trợ vaccine song phương đầu tiên và lớn nhất của Hàn Quốc cho các đối tác, trong bối cảnh khan hiếm vaccine trên toàn cầu cũng như những khó khăn tại nước này.

Đại sứ khẳng định Hàn Quốc sẽ tiếp tục xem xét hỗ trợ y tế, trong đó có vaccine cho Việt Nam trong thời gian tới.

Theo ông Park Noh Wan, Việt Nam là đối tác quan trọng hàng đầu của Hàn Quốc, nhất là về kinh tế, đầu tư, thương mại. Dù dịch bệnh phức tạp, nhưng kim ngạch thương mại hai chiều vẫn tăng 18%. Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn, an toàn của các nhà đầu tư của Hàn Quốc; đầu tư mới của Hàn Quốc vào Việt Nam năm nay tăng 24% so với năm trước.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam Park Noh Wan, ngày 12/10. Ảnh: Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính (bên phải) tiếp Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam Park Noh Wan, ngày 12/10. Ảnh: Nhật Bắc

Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao quan hệ hợp tác giữa hai nước, ngày càng phát triển đi vào chiều sâu. Ông cho biết Việt Nam đang nỗ lực thúc đẩy ngoại giao vaccine để tăng tốc chiến dịch tiêm chủng cho toàn dân, tạo cơ sở để thích ứng an toàn với dịch bệnh, đồng thời phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh, đưa cuộc sống trở lại bình thường.

Lãnh đạo Chính phủ mong phía Hàn Quốc tiếp tục hỗ trợ Việt Nam chống dịch, nhất là về vaccine và thuốc điều trị, phát triển công nghiệp dược, nâng cao năng lực y tế. Hai nước nghiên cứu sớm nối lại chuyến bay thương mại; công nhận hộ chiếu vaccine của nhau; bình thường hóa các hoạt động kinh tế, góp phần ổn định chuỗi cung ứng hàng hóa.

Trước đó ngày 21/9, tại cuộc gặp Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc bên lề kỳ họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ở New York, Tổng thống Moon Jae-in cam kết cung cấp ít nhất một triệu liều vaccine Covid-19 cho Việt Nam.

Đến hết ngày 11/10, Việt Nam đã tiêm được tổng số 54,2 triệu liều vaccine; trong đó 38,6 triệu người tiêm mũi một; 15,5 triệu người tiêm đủ liều.  

Viết Tuân – Vnexpress

Rate this post
Đọc tiếp

Thời sự

Hà Nội tiếp nhận máy bay từ Điện Biên

Đã đăng

 ngày

Bởi

UBND TP Hà Nội thống nhất với tỉnh Điện Biên khôi phục đường bay từ ngày 13 đến 20/10, máy bay chở khách hai chiều, khách ngồi giãn cách.

Trong văn bản gửi UBND tỉnh Điện Biên ngày 12/10, Hà Nội yêu cầu hành khách đi máy bay đủ điều kiện theo quy định của Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Y tế, theo dõi sức khỏe tại nhà hoặc nơi lưu trú, thực hiện các biện pháp đảm bảo phòng chống dịch của Trung ương và TP Hà Nội.

Như vậy, sau Đà Nẵng, TP HCM, Điện Biên là địa phương thứ ba nối lại đường bay với thủ đô.

Máy bay đỗ tại sân bay Nội Bài. Ảnh: Ngọc Thành.
Máy bay đỗ tại sân bay Nội Bài. Ảnh: Ngọc Thành

Trước đó ngày 11/10, UBND tỉnh Điện Biên đề nghị nối lại đường bay giữa hai địa phương, cho phép các hãng Bamboo Airways, Vasco Airlines được mở các chuyến bay khứ hồi Hà Nội – Điện Biên trong thời gian thí điểm (13-20/10).

Theo UBND tỉnh Điện Biên, địa phương đã qua 54 ngày không ghi nhận ca mắc mới, tỷ lệ tiêm vaccine mũi một cho người trên 18 tuổi là 60%; mũi hai 20%.

Trước dịch Covid-19, mỗi ngày có hai chuyến bay Hà Nội – Điện Biên, khai thác máy bay ATR thân nhỏ với khoảng 70 chỗ ngồi.

Anh Duy – Vnexpress

Rate this post
Đọc tiếp
Advertisement

Facebook

Advertisement

Tin Nổi bật

    Paste your advertisement code here.