Kết nối với chúng tôi:

Thời sự

Bắt cua trong hang đá

Đã đăng

 ngày

 
Đêm xuống, anh Phạm Văn Hội, 30 tuổi, lại vào rừng trên đảo Cù Lao Chàm lần tìm đến những hang đá bắt cua, bán 800.000 đồng một kg.
Nơi bắt cua đá đúng kích cỡ
Bắt cua trong hang đá. Video: Đắc Thành.
   

Chập tối, anh Hội chuẩn bị đồ nghề gồm que sắt uốn cong một đầu, đèn pin và chai nước lọc. Cho tất cả vào túi, anh cùng bạn là Nguyễn Văn Mão chạy xe máy đến bãi Nần, cách nhà khoảng 5 km, để bắt cua đá.

Đến nơi, mỗi người cầm chiếc đèn pin chia hai hướng tiến vào rừng. Trong đêm tối, ánh đèn pin dẫn đường, anh Hội luồn qua rừng cây rậm rạp, phía dưới là lá khô dày xếp lớp, tìm đến những bãi đá có nhiều cây phủ lên.

Bằng kinh nghiệm, anh biết khu vực này cua sinh sống. Cua sống trong hang đá, đêm xuống thường ra ngoài tìm thức ăn, nước uống. Để bắt cua, thợ săn phải di chuyển nhẹ nhàng, bởi nghe tiếng động chúng sẽ bò vào hang. 

Sau 10 phút tìm kiếm, anh Hội phát hiện con cua nằm trong hang đá. Thấy ánh đèn và tiếng động, nó bỏ chạy, anh Hội ngậm đèn pin vào miệng và chui vào hang. Một tay anh cho que sắt vào phía trong hang để cản đường cua chạy, tay còn lại dùng que sắt khác kéo nó ra ngoài. Đoán con cua mai dài trên 7 cm, anh Hội nhanh tay bắt, cho vào bao đựng. Những con khác nhỏ hơn, anh bỏ qua. 

Cua đá Cù Lao Chàm toàn thân màu tím, có một càng to, một càng nhỏ, thường sinh sống ở núi cao, đến mùa mưa di chuyển xuống sát bờ biển. “Cua sẽ ở đây và chờ đợt mưa lớn tìm đến những vũng nước sinh sản, do đó thời điểm này bị cấm khai thác”, anh Hội nói.

Ban đêm cua ra khỏi hang đá đi . Ảnh: Đắc Thành.
Ban đêm cua ra khỏi hang đá đi ăn lá cây, uống nước. Ảnh: Đắc Thành.

Những năm 2000, trước khi Cù Lao Chàm được công nhận Khu dự trữ sinh quyển thế giới, khách du lịch đến tham quan nơi này rất đông. Cua đá trở thành đặc sản, giá bán cao nên được lùng sục, săn bắt cả ngày lẫn đêm. 

Lo sợ cua bị tuyệt chủng, năm 2006, Ban Quản lý khu Bảo tồn biển Cù Lao Chàm cùng chính quyền Hội An bàn biện pháp bảo tồn với mục đích tạo sinh kế cho người dân trên đảo. Sau hai năm triển khai, năm 2008 một tổ cộng đồng bắt cua ra đời với mục đích vừa khai thác vừa bảo vệ.

Mỗi năm từ ngày 1/3 đến 31/6, tổ được phép bắt cua. Từ 1/7 đến 30/2 năm sau, thời điểm cua sinh nở, cấm khai thác. “Những ai hành nghề bắt cua đá phải tham gia tổ này và tuân thủ quy định mỗi con cua mai dài hơn 7 cm mới bắt, nhỏ hơn thả lại”, anh Hội nói.

Những con cua được anh Hội dùng thước đo trên 7cm mới bắt, cua nhỏ được thả lại rừng. Ảnh: Đắc Thành.
Những con cua được anh Hội dùng thước đo trên 7 cm mới bắt, cua nhỏ được thả lại rừng. Ảnh: Đắc Thành.

Đến 23h30, anh Hội bắt được 12 con cua đá, nặng gần 2 kg. Dùng thước đo từng con, trong đó 10 con đủ kích cỡ, hai con mai dưới 7 cm anh Hội thả lại về rừng. Kết thúc buổi đi săn, người anh ướt đẫm mồ hôi, tay chảy máu do cây rừng cứa.

10 năm săn cua đá, anh Hội nói công việc này không đòi hỏi chi phí, chỉ cần  100.000 đồng mua đèn pin, nhưng rất cần sức khỏe. “Nghề này nhìn đơn giản vậy nhưng đi bộ leo núi, chui rúc vào hang đá, cây rậm mấy tiếng nên rất mệt. Trên đường đi, phải vượt qua vách đá, gặp rắn, rết”, anh nói và cho biết đã có người bị ngã gãy tay, chân.

Đi cùng Hội, anh Mão bắt được 6 con cua, nặng hơn một kg. “Hôm nay bắt được ít vì thời tiết nắng nóng, cua ở trong hang không ra ngoài”, anh Mão nói, cho biết sau những cơn mưa giông sẽ bắt được nhiều cua nhất. Càng về khuya, cua đi ăn càng nhiều, những hôm đó anh Mão bắt đến 2h sáng mới về.

Nghề bắt cua không cho thu nhập ổn định, có đêm được vài con, có đêm vài chục con. Cua bắt về, thợ săn nhốt vào thùng và sáng hôm sau đưa ra hợp tác xã cua đá Cù Lao Chàm cân, bán 800.000 đồng một kg. Số cua hai người gộp lại cân nặng hơn 2 kg, thu về gần 2 triệu đồng.

Cua đá được dán tem bán giá 800.000 đồng một kg. Ảnh: Đắc Thành.
Cua đá được dán tem bán ra thị trường. Ảnh: Đắc Thành.

Ông Nguyễn Duy Khanh, Chủ nhiệm hợp tác xã cua đá Cù Lao Chàm, kiêm tổ trưởng bắt cua đá cho biết, tổ có 42 người. Người ngoài không được bắt cua đá, nếu vi phạm sẽ bị phạt.

Cầm từng con cua, ông Khanh dùng thước đo, con trên 7 cm thì dán tem, những con nhỏ, hay có dấu hiệu mang thai sẽ thu giữ, thả ở đảo Hòn Dài. Năm 2017, Ban Quản lý Khu Bảo tồn biển Cù Lao Chàm thành lập ngân hàng cua đá ở đảo này và cấm khai thác để bảo tồn.

“Tem dán trên lưng cua rất khó bong tróc và sẽ theo nó lên bàn ăn. Bất cứ người dân hay nhà hàng nào bán cua không có tem đều bị xử phạt rất nặng, thậm chí tước giấy phép kinh doanh nếu tái phạm”, ông Khanh khẳng định.

Theo ông Khanh, bình thường ngày nắng, hợp tác xã thu mua được vài kg cua đá, còn ngày mưa trên 50 kg. Cua bán ra thị trường giá 1,2 triệu đồng một kg; các nhà hàng, quán nhậu chế biến bán giá 2 triệu đồng.

Cua đá Cù Lao Chàm tên khoa học là Gecarcoidea lalandii, là động vật biển nhưng sống trên rừng, chỉ xuống biển vào thời gian sinh sản. Cua đá di cư mỗi năm một lần theo mùa trăng để sinh sản và chỉ hoạt động vào ban đêm khi độ ẩm cao và nhiệt độ thấp. Cua đá mỗi năm lột vỏ một lần, cua lớn trung bình mai dài 8 cm, tuổi đời 16 năm. Cua cái có thể có 20.000-30.000 trứng.

Đắc Thành – Vnexpress

Rate this post

Thời sự

TP HCM mở tour Củ Chi – núi Bà Đen

Đã đăng

 ngày

Bởi

TP HCM và tỉnh Tây Ninh thống nhất mở tour du lịch khép kín từ địa đạo Củ Chi – núi Bà Đen từ ngày 16/10.

Thông tin được Phó chủ tịch UBND TP HCM Phan Thị Thắng nói tại buổi làm việc của Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố với UBND TP HCM về công tác phòng chống Covid-19 và tình hình kinh tế – xã hội 9 tháng đầu năm 2021, chiều 12/10.

“Sáng nay tôi cùng Sở Du lịch làm việc với UBND tỉnh Tây Ninh để bàn bạc tổ chức kết nối lại tour tham quan khép kín địa đạo Củ Chi kết hợp núi Bà Đen và thống nhất tour đầu tiên bắt đầu từ cuối tuần này”, bà Thắng nói.

Chùa Bà Đen là địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng ở tỉnh Tây Ninh, nằm ở lưng chừng núi Bà Đen cao 986 m. Ảnh: Quỳnh Trần
Chùa Bà Đen là địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng ở tỉnh Tây Ninh, nằm ở lưng chừng núi Bà Đen cao 986 m. Ảnh: Quỳnh Trần

Theo lãnh đạo UBND thành phố, đây là bước đi đầu tiên trong việc mở lại các tuyến du lịch “liên tỉnh”. Trong tuần sau thành phố tiếp tục làm việc với một số tỉnh, thành khác để mở lại các tuyến du lịch. Các địa phương nhận định đa số người dân thành phố được tiêm 2 mũi vaccine và khách tham gia tour phải đảm bảo các biện pháp phòng dịch.

Trước đó, Phó chủ tịch UBND thành phố cho biết Sở Du lịch đã tổ chức một số chuyến tham quan Cần Giờ và địa đạo Củ Chi cho lực lượng tuyến đầu. Hoạt động này nhằm tri ân, giúp lực lượng y bác sỹ hiểu nét văn hóa của TP HCM. Sau khi tổ chức các chuyến đi, Sở Du lịch cùng địa phương và doanh nghiệp lữ hành rút kinh nghiệm, có những tính toán cho thời gian tới.

Các tour này diễn ra trong ngày, đảm bảo các biện pháp phòng, chống dịch. Tất cả du khách, hướng dẫn viên, tài xế, nhân sự tổ chức, phục vụ hậu cần tại các điểm đến phải tiêm hai mũi vaccine ngừa Covid-19, xét nghiệm nhanh âm tính, tuân thủ 5K. Tour tổ chức theo mô hình “bong bóng”, thông qua các cung đường khép kín.

Đợt dịch thứ tư đã ảnh hưởng nặng nề ngành du lịch TP HCM. Thống kê của các quận, huyện cho thấy 6 tháng qua 90% doanh nghiệp lữ hành vừa và nhỏ, doanh nghiệp lữ hành chuyên kinh doanh thị trường quốc tế ngưng hoạt động.

Sở Du lịch TP HCM đang xây dựng kế hoạch phục hồi hoạt động ngành trong điều kiện thích ứng an toàn với Covid-19 giai đoạn đến cuối năm 2021 và năm 2022 theo nguyên tắc “an toàn tới đâu, mở cửa tới đó và mở cửa phải an toàn”. Trong đó, thị trường nội địa sẽ giữ vai trò chủ lực trong giai đoạn phục hồi.

Hữu Công – Vnexpress

Rate this post
Đọc tiếp

Thời sự

Hàn Quốc chuyển 1,1 triệu liều vaccine đến Việt Nam vào 13/10

Đã đăng

 ngày

Bởi

Lô vaccine Astra Zeneca 1,1 triệu liều do Chính phủ Hàn Quốc tặng, dự kiến về đến Việt Nam vào ngày mai (13/10).

Đại sứ Hàn Quốc tại việt Nam Park Noh Wan cho biết thông tin nêu trên tại cuộc gặp Thủ tướng Phạm Minh Chính, ngày 12/10. Đây là đợt hỗ trợ vaccine song phương đầu tiên và lớn nhất của Hàn Quốc cho các đối tác, trong bối cảnh khan hiếm vaccine trên toàn cầu cũng như những khó khăn tại nước này.

Đại sứ khẳng định Hàn Quốc sẽ tiếp tục xem xét hỗ trợ y tế, trong đó có vaccine cho Việt Nam trong thời gian tới.

Theo ông Park Noh Wan, Việt Nam là đối tác quan trọng hàng đầu của Hàn Quốc, nhất là về kinh tế, đầu tư, thương mại. Dù dịch bệnh phức tạp, nhưng kim ngạch thương mại hai chiều vẫn tăng 18%. Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn, an toàn của các nhà đầu tư của Hàn Quốc; đầu tư mới của Hàn Quốc vào Việt Nam năm nay tăng 24% so với năm trước.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam Park Noh Wan, ngày 12/10. Ảnh: Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính (bên phải) tiếp Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam Park Noh Wan, ngày 12/10. Ảnh: Nhật Bắc

Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao quan hệ hợp tác giữa hai nước, ngày càng phát triển đi vào chiều sâu. Ông cho biết Việt Nam đang nỗ lực thúc đẩy ngoại giao vaccine để tăng tốc chiến dịch tiêm chủng cho toàn dân, tạo cơ sở để thích ứng an toàn với dịch bệnh, đồng thời phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh, đưa cuộc sống trở lại bình thường.

Lãnh đạo Chính phủ mong phía Hàn Quốc tiếp tục hỗ trợ Việt Nam chống dịch, nhất là về vaccine và thuốc điều trị, phát triển công nghiệp dược, nâng cao năng lực y tế. Hai nước nghiên cứu sớm nối lại chuyến bay thương mại; công nhận hộ chiếu vaccine của nhau; bình thường hóa các hoạt động kinh tế, góp phần ổn định chuỗi cung ứng hàng hóa.

Trước đó ngày 21/9, tại cuộc gặp Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc bên lề kỳ họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ở New York, Tổng thống Moon Jae-in cam kết cung cấp ít nhất một triệu liều vaccine Covid-19 cho Việt Nam.

Đến hết ngày 11/10, Việt Nam đã tiêm được tổng số 54,2 triệu liều vaccine; trong đó 38,6 triệu người tiêm mũi một; 15,5 triệu người tiêm đủ liều.  

Viết Tuân – Vnexpress

Rate this post
Đọc tiếp

Thời sự

Hà Nội tiếp nhận máy bay từ Điện Biên

Đã đăng

 ngày

Bởi

UBND TP Hà Nội thống nhất với tỉnh Điện Biên khôi phục đường bay từ ngày 13 đến 20/10, máy bay chở khách hai chiều, khách ngồi giãn cách.

Trong văn bản gửi UBND tỉnh Điện Biên ngày 12/10, Hà Nội yêu cầu hành khách đi máy bay đủ điều kiện theo quy định của Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Y tế, theo dõi sức khỏe tại nhà hoặc nơi lưu trú, thực hiện các biện pháp đảm bảo phòng chống dịch của Trung ương và TP Hà Nội.

Như vậy, sau Đà Nẵng, TP HCM, Điện Biên là địa phương thứ ba nối lại đường bay với thủ đô.

Máy bay đỗ tại sân bay Nội Bài. Ảnh: Ngọc Thành.
Máy bay đỗ tại sân bay Nội Bài. Ảnh: Ngọc Thành

Trước đó ngày 11/10, UBND tỉnh Điện Biên đề nghị nối lại đường bay giữa hai địa phương, cho phép các hãng Bamboo Airways, Vasco Airlines được mở các chuyến bay khứ hồi Hà Nội – Điện Biên trong thời gian thí điểm (13-20/10).

Theo UBND tỉnh Điện Biên, địa phương đã qua 54 ngày không ghi nhận ca mắc mới, tỷ lệ tiêm vaccine mũi một cho người trên 18 tuổi là 60%; mũi hai 20%.

Trước dịch Covid-19, mỗi ngày có hai chuyến bay Hà Nội – Điện Biên, khai thác máy bay ATR thân nhỏ với khoảng 70 chỗ ngồi.

Anh Duy – Vnexpress

Rate this post
Đọc tiếp
Advertisement

Facebook

Advertisement

Tin Nổi bật

    Paste your advertisement code here.