Thế giới
Trung Quốc trúng thầu xây sân bay Campuchia

Đã đăng
cách đây 2 thángngày
Bởi
Star.vn
Tập đoàn Luyện kim Trung Quốc (MCC) giành hợp đồng thiết kế và thi công nằm trong dự án xây dựng sân bay mới gần thủ đô Phnom Penh của Campuchia trị giá 1,5 tỷ USD, Nikkei đưa tin hôm nay. Trung Quốc chi gần như toàn bộ vốn đầu tư cho dự án sân bay này.
Sân bay quốc tế Phnom Penh mới nằm trong chiến lược thúc đẩy du lịch của chính phủ Campuchia. Tuy nhiên, dự án đang bị đặt câu hỏi về tính khả thi dài hạn trong bổi cảnh nhiều dự án khác được lên kế hoạch, bao gồm một khu nghỉ dưỡng mới gần Angkor Wat.
Hợp đồng thiết kế và thi công trị giá 405 triệu USD là chiến thắng quan trọng của MCC. Đây là hợp đồng lớn nhất của MCC năm nay, vượt qua hợp đồng dự án thiết kế và xây dựng Công viên Rừng nhiệt đới Vạn Lịch phía Bắc ở Singapore trị giá gần 192 triệu USD được ký hồi tháng 2.

Do Covid-19 làm giảm số dự án nước ngoài, MCC dựa vào các công trình công cộng trong nước để duy trì doanh thu. Nhu cầu nội địa mang lại cho MCC các hợp đồng với tổng trị giá 122 tỷ USD trong 10 tháng đầu năm 2020, tăng 35% so với cùng kỳ năm ngoái.
MCC và các công ty con đang triển khai một số dự án ở Campuchia, bao gồm dự án phát triển ven biển gây tranh cãi do Union Development Group thực hiện. Campuchia gần đây nhận hàng tỷ USD đầu tư công và tư của Trung Quốc, phần lớn trong khuôn khổ chương trình phát triển cơ sở hạ tầng theo Sáng kiến “Vành đai, Con đường” của Chủ tịch Tập Cận Bình.
Sân bay quốc tế Phnom Penh mới rộng khoảng 700 hecta, nằm trong khu dân cư và thương mại với diện tích lên đến khoảng 2.600 hecta. Dự án do Tập đoàn Đầu tư Nước ngoài Campuchia (OCIC) giám sát. OCIC đầu tư 280 triệu vào dự án và nắm 90% cổ phần dự án, Cục Hàng không Dân dụng Campuchia sở hữu 10% còn lại.
Ngoài MCC, các công ty khác tham gia dự án gồm tập đoàn Kỹ thuật Xây dựng Nhà nước Trung Quốc và hãng thiết kế Foster & Partners của Anh. Hợp đồng MCC chiếm khoảng 30% ngân sách dành cho dự án, theo hồ sơ gửi sàn chứng khoán Hong Kong và Thượng Hải tuần trước.

Shanghai Baoye Group, công ty con của MCC, chịu trách nhiệm thi công hạng mục đường băng dài 4.000 m, rộng 60 m, cùng đường lăn, sân đỗ và các cơ sở liên quan. Đây là lần đầu tiên một công ty con của Trung Quốc trúng thầu dự án thi công sân bay toàn diện ở nước ngoài. Hoạt động thi công dự kiến hoàn thành cuối năm 2022.
Ngân hàng Phát triển Trung Quốc cấp phần lớn vốn đầu tư sân bay theo thỏa thuận cho vay được ký năm 2018, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường và người đồng cấp Campuchia Hun Sen.
Thủ tướng Hun Sen cho biết sân bay mới, dự khiến vận hành giai đoạn đầu năm 2023, là một phần chiến lược tăng cường du lịch của chính phủ Campuchia. Tập đoàn Đầu tư Vân Nam của Trung Quốc chịu trách nhiệm hoàn thiện dự án theo kế hoạch xây dựng – vận hành – chuyển giao, dự kiến giao lại quyền sở hữu sân bay cho chính phủ Campuchia sau 55 năm.
Trong một buổi lễ tại công trường sân bay quốc tế mới hồi tháng 6, Thủ tướng Hun Sen cho biết sân bay quốc tế cũ ở cửa ngõ thủ đô Phnom Penh sẽ phục vụ các chuyến bay nội địa, vận tải hàng hóa đường không, tiếp đón chuyến bay của các phái đoàn nhà nước và quân sự.
Nguyễn Tiến (Theo Nikkei) – Vnexpress
Bạn có thể thích
Trump sắp giáng thêm đòn với Huawei
Chính quyền Donald Trump dồn dập ‘ra đòn’ trừng phạt Trung Quốc tận ngày cuối
Trung Quốc phát hiện nCoV trên kem
Tàu lặn mất tích có thể hé lộ chiến lược tàu ngầm Trung Quốc
Chuyên gia: Trung Quốc lộ tham vọng khi điều vận tải cơ đến Trường Sa
Trung Quốc miễn phí vắc xin COVID-19 cho hơn 1,4 tỉ dân

Trong một email Reuters có được, Hiệp hội Công nghiệp Chất bán dẫn cho biết hôm 15/1, Bộ Thương mại đã bày tỏ “ý định từ chối số lượng đáng kể các yêu cầu cấp phép xuất khẩu cho Huawei và thu hồi ít nhất một giấy phép đã cấp trước đó”. Các nguồn tin giấu tên cho biết 8 giấy phép đã bị tước khỏi 4 công ty.
Nhà sản xuất chip nhớ flash Nhật Bản Kioxia Corp đã bị thu hồi ít nhất một giấy phép. Công ty này hiện chưa đưa ra bình luận.
Email lưu ý các công ty đã chờ đợi quyết định cấp phép suốt “nhiều tháng” và khi chính quyền Tổng thống Donald Trump chỉ còn tại nhiệm một tuần nữa, việc từ chối các đơn đề nghị là một thách thức.

Các công ty nhận được thông báo “ý định từ chối” có 20 ngày để phản hồi và Bộ Thương mại có 45 ngày để thông báo cho các công ty về bất kỳ thay đổi nào trong quyết định hoặc quyết định cuối cùng. Các công ty sau đó sẽ có thêm 45 ngày để phản bác.
Phát ngôn viên hiệp hội bán dẫn và phát ngôn viên Bộ Thương mại Mỹ đều chưa bình luận về các thông tin được đề cập trong email.
Mỹ đưa Huawei vào “danh sách thực thể” của Bộ Thương mại vào tháng 5/2019, hạn chế các nhà cung cấp bán hàng hóa và công nghệ Mỹ cho công ty viễn thông Trung Quốc này. Mỹ tăng cường siết chặt các hạn chế đối với Huawei, gồm việc mở rộng thẩm quyền của Mỹ để yêu cầu giấy phép bán chất bán dẫn được sản xuất bằng công nghệ Mỹ ở nước ngoài.
Trước động thái mới nhất, khoảng 150 giấy phép chờ xử lý cho hàng hóa và công nghệ trị giá 120 tỷ USD, đã bị trì hoãn vì các cơ quan khác nhau của Mỹ không thể thống nhất có nên cấp chúng hay không. Theo một nguồn tin, 280 tỷ USD giấy phép hàng hóa và công nghệ khác cho Huawei vẫn chưa được xử lý và hiện khả năng bị từ chối càng cao hơn.
Mỹ đã đưa ra quyết định mới nhất sau nhiều cuộc họp bắt đầu từ ngày 4/1 với sự tham gia của quan chức cấp cao từ Bộ Thương mại, Ngoại giao, Quốc phòng và Năng lượng, tập trung chi tiết về công nghệ nào có khả năng 5G và sau đó áp dụng tiêu chuẩn này. Bằng cách đó, các quan chức đã từ chối phần lớn trong số khoảng 150 đơn đăng ký xảy ra tranh cãi và thu hồi 8 giấy phép.
Hành động của Mỹ được đưa ra sau áp lực từ Corey Stewart, người được Trump bổ nhiệm gần đây trong Bộ Thương mại và muốn thúc đẩy các chính sách cứng rắn đối với Trung Quốc. Đây cũng là hành động mới nhất trong nỗ lực lâu dài của chính quyền Trump nhằm làm suy yếu nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới, bị Mỹ cáo buộc là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia và lợi ích chính sách đối ngoại của Washington.
Huyền Lê (Theo Reuters) – Vnexpress
Thế giới
Những hình ảnh định hình nhiệm kỳ của Trump

Đã đăng
cách đây 3 giờngày
18/01/2021Bởi
Star.vn





Mỹ đã mất đi nhiều sự ủng hộ của đồng minh châu Âu như Anh, Pháp, Đức dưới thời Trump vì chính sách “nước Mỹ trước tiên”, việc rút khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu và thỏa thuận hạt nhân Iran. Trump cũng nhiều lần sử dụng các hội nghị quốc tế để chỉ trích đồng minh, đặc biệt là các đối tác NATO không đạt được mục tiêu về ngân sách quốc phòng.


Tháng 3/2019, công tố viên đặc biệt Robert Mueller thông báo kết quả điều tra 18 tháng, kết luận chiến dịch của Trump không thông đồng với Nga và không có đủ bằng chứng để truy tố Trump tội cản trở pháp lý. Tuy nhiên, chính quyền Trump sau đó vẫn bị nhiều người chỉ trích là quá mềm mỏng với Nga.

Trong suốt 4 năm nhiệm kỳ, Trump đã liên tục chỉ trích truyền thông chính thống, nói rằng họ “đưa tin giả” và “không công bằng” về ông.

Trong ảnh, Trump cầm tờ báo có tiêu đề “Tha bổng” tại một sự kiện ở thủ đô Washington tháng 2/2020.


Trong mắt những người ủng hộ, khoảnh khắc Trump trở về Nhà Trắng sau vài ngày vào viện, cởi bỏ khẩu trang khi đứng trên ban công ngày 5/10/2020 hiện lên giống như kết thúc có hậu của một bộ phim hành động. Tuy nhiên, trong mắt những người phản đối, việc Trump nhiễm nCoV là kết quả tất yếu của sự chủ quan trước virus.



Sự kiện khiến Hạ viện một lần nữa xem xét bãi nhiệm Trump với cáo buộc kích động bạo loạn, tập trung vào bài phát biểu của ông tại cuộc mít tinh. Trump trở thành tổng thống duy nhất trong lịch sử Mỹ bị xem xét bãi nhiệm hai lần. Một loạt mạng xã hội cũng đóng hoặc khóa tài khoản của ông sau bạo loạn.

Dù vậy, việc Trump tới thăm và ký tên lên bức tường biên giới hôm 12/1 ở Texas vài ngày trước khi rời Nhà Trắng được coi là động thái để nhấn mạnh di sản của mình. Trong 4 năm qua, Tổng thống đã cố gắng thể hiện mình không hứa suông bằng cách đóng cửa chính phủ và tuyên bố tình trạng khẩn cấp hồi đầu năm 2019 để gây sức ép với quốc hội nhằm có ngân sách xây tường biên giới.
Ảnh: AP/Reuters/AFP – Vnexpress
Thế giới
Hơn 95 triệu ca Covid-19 toàn cầu, Anh đã tiêm chủng cho hơn 3,5 triệu người

Đã đăng
cách đây 4 giờngày
18/01/2021Bởi
Star.vn
Thế giới ghi nhận 95.429.228 ca nhiễm và 2.038.559 người chết do Covid-19, tăng lần lượt 586.452 và 10.078 ca trong 24 giờ qua. 68.135.566 người đã bình phục sau khi nhiễm virus, theo trang cập nhật thời gian thực Worldometers.

Anh, vùng dịch lớn thứ năm thế giới, ghi nhận 3.395.959 ca nhiễm và 89.261 ca tử vong, tăng lần lượt 38.598 và 671 ca.
Hơn 3,5 triệu người dân nước này đã được tiêm mũi vaccine Covid-19 đầu tiên, vượt qua tổng số ca dương tính với Covid-19. Lãnh đạo Cơ quan Y tế Quốc gia Simon Stevens ngày 17/1 cho biết hơn 50% số người dân trên 80 tuổi đã được tiêm liều đầu tiên và tốc độ tiêm chủng sẽ được đẩy nhanh trong những tuần tới.
“Chúng ta sẽ bắt đầu xét nghiệm 24/7 tại một số bệnh viện trong 10 ngày tới, nhưng chúng ta đang tiêm chủng với tốc độ khoảng 140 mũi/phút”, ông cho hay.
Anh hiện là nước có tỷ lệ tử vong vì Covid-19 cao nhất châu Âu.
Mỹ, vùng dịch lớn nhất thế giới, ghi nhận thêm 150.323 ca nhiễm và 1.682 ca tử vong trong 24 giờ qua, đưa tổng số người nhiễm lên 24.457.813 và 407.047 người chết.
Tiến sĩ Rochelle Walensky, giám đốc tương lai của Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Dịch bệnh (CDC), cảnh báo Mỹ sắp “đối mặt những tuần đen tối ở phía trước” khi số người thiệt mạng vì Covid-19 sẽ chạm ngưỡng 500.000 vào giữa tháng hai.
Để đối phó với biến chủng nCoV mới dễ lây lan hơn, giới chức hôm 12/1 thông báo những người muốn bay tới Mỹ phải xuất trình giấy xét nghiệm âm tính Covid-19 trước khi khởi hành.
Giữa tháng 12 năm ngoái, Mỹ bắt đầu chiến dịch tiêm chủng lớn với mong muốn chấm dứt cuộc khủng hoảng y tế. Nhưng các nỗ lực này không đạt được mong muốn, khi tính đến ngày 15/1, Mỹ mới tiêm chủng được cho 12,3 triệu người, thấp hơn nhiều mục tiêu 20 triệu người đã đề ra từ năm 2020.
Tổng thống đắc cử Mỹ Biden từng nhiều lần tuyên bố ưu tiên hàng đầu sau khi nhậm chức là giải quyết đại dịch. Ông cam kết phân phối 100 triệu liều vaccine Covid-19 đủ cho 50 triệu người Mỹ trong 100 ngày đầu tại Nhà Trắng.
Biden ngày 15/1 công bố kế hoạch thúc đẩy triển khai vaccine, bao gồm huy động bác sĩ đã nghỉ hưu tiêm chủng cho người dân tại hàng nghìn trung tâm, kích hoạt Đạo luật Sản xuất Quốc phòng để tăng cường sản xuất các thiết bị cần thiết để phân phối vaccine, như ống nghiệm, kim và ống tiêm.
Ấn Độ, vùng dịch lớn thứ hai thế giới, báo cáo thêm 13.962 ca nhiễm và 145 ca tử vong, nâng tổng số người nhiễm và chết vì Covid-19 lên lần lượt 10.572.672 và 152.456.
Ấn Độ bắt đầu một trong những chương trình tiêm chủng lớn nhất thế giới từ ngày 16/1. Quốc gia đông dân thứ hai thế giới này đặt mục tiêu tiêm cho khoảng 300 triệu trong số 1,3 tỷ dân trước tháng 7 – tương đương gần như toàn bộ dân số Mỹ. Nhóm người được ưu tiên tiêm trước là nhân viên y tế, những người trên 50 tuổi và những người được coi là có nguy cơ cao.
Tuy nhiên, mạng lưới giao thông chất lượng thấp và hệ thống y tế xuống cấp có thể khiến nỗ lực tiêm chủng toàn quốc gặp nhiều trở ngại.
Brazil, vùng dịch lớn thứ ba thế giới, ghi nhận thêm 497 người chết vì Covid-19, nâng tổng số ca tử vong lên 209.847. Số người nhiễm nCoV tăng 31.394 ca trong 24 giờ qua, lên 8.488.099.
Bang Amazonas của Brazil ngày 16/1 ban bố lệnh giới nghiêm từ 19h đến 6 giờ sáng hôm sau, khi hệ thống y tế ở thủ phủ Manaus của bang này đang có nguy cơ “ngã quỵ”. Khu chăm sóc đặc biệt của các bệnh viện trong thành phố đã hoạt động hết công suất trong hai tuần qua, trong khi các nhân viên y tế đang phải chiến đấu với tình trạng thiếu oxy và các thiết bị thiết yếu khác. Không quân Brazil ngày 15/1 phải chuyển nguồn cung oxy khẩn cấp đến bang này.
Viện Butantan, nhà sản xuất dược phẩm nổi tiếng của Brazil hợp tác với công ty công nghệ sinh học Trung Quốc Sinovac, cho biết vaccine Coronavac của công ty này đã đạt mức hiệu quả 50,4% trong các thử nghiệm ở Brazil.
Tổng thống Jair Bolsonaro ngày 13/1 nói rằng ông đã đúng khi chỉ trích độ đáng tin cậy của vaccine Trung Quốc. Tuy nhiên, Bolsonaro cho biết ông không có vai trò gì trong việc “bật đèn xanh” cho Coronavac vì cơ quan quản lý y tế liên bang Anvisa mới là bên quyết định xem có chấp thuận sử dụng nó hay không. Chính phủ Brazil đầu tháng một ký thỏa thuận với Viện Butantan để mua tới 100 triệu liều vaccine của Trung Quốc.
Cơ quan quản lý y tế Brazil Anvisa ngày 16/1 cho biết họ đã gửi trả các tài liệu do công ty dược phẩm Uniao Quimica đệ trình để xin phê duyệt sử dụng khẩn cấp vaccine Nga Sputnik V. Anvisa cho biết công ty không đưa ra được đảm bảo đầy đủ về các thử nghiệm lâm sàng giai đoạn ba và các vấn đề liên quan đến sản xuất vaccine. Các quan chức của Anvisa trước đó đã nói rằng vaccine Sputnik V cần phải được đưa vào thử nghiệm lâm sàng giai đoạn ba ở Brazil trước khi được phê duyệt.
Nga, vùng dịch lớn thứ tư thế giới, ghi nhận thêm 23.586 ca nhiễm nCoV và 481 người chết, nâng tổng số ca nhiễm và tử vong lên lần lượt 3.568.209 và 65.566.
Nga sẵn sàng triển khai tiêm chủng đại trà vaccine Sputnik V từ 18/1. Trước đó, nước này đã bắt đầu tiêm cho nhóm nguy cơ cao bao gồm nhân viên y tế, giáo viên và người già từ hồi đầu tháng 12/2020. Giới chức Nga cho biết 1,5 triệu công dân đã tiêm vaccine.
Làn sóng lây nhiễm thứ hai bắt đầu ở nước này vào tháng 9 nhưng giới chức không áp đặt phong tỏa diện rộng như đợt bùng phát đầu tiên. Giới chức Nga ngày 15/1 nói rằng đỉnh dịch thứ hai có thể đã qua và thông báo mở lại tất cả trường học từ tuần tới.
Hôm 16/1, giới chức Nga thông báo các chuyến bay giữa Moskva với các thủ đô Phần Lan, Việt Nam, Ấn Độ và Qatar sẽ khởi động lại từ ngày 27/1, vì đây là những quốc gia ghi nhận chưa đến 40 ca mới trên 100.000 người trong hai tuần.
Pháp, vùng dịch lớn thứ sáu thế giới, ghi nhận thêm 16.642 ca nhiễm và 141 ca tử vong, nâng ca nhiễm và tử vong lên lần lượt 2.910.989 và 70.283. Số bệnh nhân cần chăm sóc tích vực vẫn tiếp tục tăng, trong khi gần 390.000 người đã được tiêm chủng. Tốc độ triển khai vaccine của Pháp bị chỉ trích chậm hơn nhiều nước châu Âu khác.
Chính phủ Pháp từ 16/1 áp lệnh giới nghiêm toàn quốc từ 18h đến 6h sáng hôm sau. Từ 18/1, bất kỳ ai đến Pháp từ bên ngoài Liên minh Châu Âu phải xuất trình kết quả xét nghiệm âm tính với nCoV gần đây và tự cách ly một tuần khi đến nơi.
Đức là vùng dịch lớn thứ 10 thế giới với 2.038.645 ca nhiễm và 47.121 ca tử vong vì Covid-19, tăng lần lượt 14.844 và 584 ca so với một ngày trước đó.
Thủ tướng Angela Merkel hôm qua cảnh báo Đức có nguy cơ cần kéo dài lệnh phong tỏa đến đầu tháng 4.
“Nếu không ngăn chặn được chủng virus mới ở Anh, chúng ta sẽ chứng kiến số ca nhiễm nCoV tăng gấp 10 lần cho tới lễ Phục sinh”, bà phát biểu trong một cuộc họp.Đức tuần trước tăng cường lệnh phong tỏa toàn quốc và gia hạn tới cuối tháng 1, do lo ngại biến chủng nCoV được phát hiện ở Anh có thể lây lan mạnh và gây quá tải cho các bệnh viện ở nước này.
Nhật ghi nhận 322.296 ca nhiễm và 4.446 người chết, tăng lần lượt 6.386 và 66 so với hôm trước.
Nhật ngày 13/1 áp đặt thêm tình trạng khẩn cấp ở 7 tỉnh gồm Osaka, Kyoto, Hyogo, Fukuoka, Aichi, Gifu và Tochigi từ 14/1 đến 7/2. Trước đó, họ đã ban bố tình trạng khẩn cấp ở thủ đô Tokyo cùng ba tỉnh lân cận là Kanagawa, Saitama và Chiba.
Người dân ở các tỉnh này được yêu cầu ở nhà sau 20h. Nhà hàng, quán rượu và quán cà phê phục vụ đồ uống có cồn được yêu cầu chỉ hoạt động từ 11-19h và đóng cửa trước 20h. Nếu doanh nghiệp từ chối tuân thủ, chính quyền tỉnh có thể yêu cầu họ đóng cửa và bêu tên, hành động cứng rắn nhất trong khuôn khổ pháp lý hiện hành. Người làm theo hướng dẫn sẽ được hỗ trợ tới 60.000 yen mỗi ngày.
Tại Đông Nam Á, Indonesia là vùng dịch lớn nhất khu vực với 907.929 ca nhiễm, tăng 11.287, trong đó 25.987 người chết, tăng 220.
Nước này ngày 13/1 bắt đầu chiến dịch tiêm chủng vaccine Covid-19. CoronaVac, vaccine Covid-19 do hãng công nghệ sinh học Trung Quốc Sinovac phát triển, đã được Indonesia phê duyệt sử dụng khẩn cấp hôm 11/1.
Quốc gia đông dân thứ tư thế giới đối mặt với thách thức khổng lồ là tiêm chủng cho 181,5 triệu người, tức 2/3 dân số. Chính quyền cho hay sẽ ưu tiên 1,5 triệu nhân viên y tế và 17,4 triệu công chức trong vòng đầu tiên dự kiến kéo dài tới tháng 4. Phần cư dân còn lại sẽ được tiêm vaccine đến tháng 3/2021.
Tuy nhiên, vaccine Trung Quốc vẫn còn gây nghi ngờ do các thử nghiệm lâm sàng ở Brazil và Thổ Nhĩ Kỳ cung cấp rất ít dữ liệu nghiên cứu và có sự khác nhau về mức độ hiệu quả. Indonesia cho hay thử nghiệm tại nước này cho thấy CoronaVac hiệu quả 65%, nhưng các nhà nghiên cứu Brazil nói hôm 12/1 rằng tỷ lệ này chỉ là 50,4%. Hồi tháng 12, các nhà nghiên cứu Thổ Nhĩ Kỳ cho biết hiệu quả của CoronaVac lên tới 91,25% dựa trên phân tích sơ bộ.
Philippines báo cáo 500.577 ca nhiễm và 9.895 ca tử vong, tăng lần lượt 1.895 và 11 ca, là vùng dịch lớn thứ hai khu vực.
Giới chức Philippines hôm 10/1 cho biết nước này đã bảo đảm tiếp nhận 30 triệu liều vaccine Covid-19 do hãng dược Mỹ Novavax phát triển, đồng thời hy vọng tập trung được 148 triệu liều vaccine từ 7 công ty trong năm nay, đủ cho khoảng 70% dân số.
Trung Quốc ngày 16/1 cam kết tặng cho Philippines 500.000 liều vaccine. Chưa rõ Bắc Kinh sẽ gửi loại nào, Philippines trước đó đã đồng ý mua 25 triệu liều Coronavac của công ty Sinovac. Campuchia hôm 15/1 cho biết họ sẽ nhận được một triệu liều vaccine miễn phí từ Bắc Kinh trong khi Myanmar dự kiến nhận 300.000.
Malaysia, một vùng dịch đang diễn biến phức tạp khác ở Đông Nam Á, ghi nhận thêm 3.339 ca nhiễm và 7 người chết, nâng tổng số ca nhiễm và tử vong lên lần lượt 158.434 và 601. Công ty Top Glove Corp của Malaysia, nhà sản xuất găng tay lớn nhất thế giới, ngày 16/1 thông báo phát hiện ổ dịch Covid-19 tại 4 nhà máy.
Malaysia ngày 12/1 ban bố tình trạng khẩn cấp toàn quốc đến ngày 1/8, nhưng có thể được dỡ bỏ sớm hơn nếu tỷ lệ gia tăng ca nhiễm mới chậm lại. Thủ tướng Malaysia Muhyiddin Yassin trước đó công bố những quy định mới nghiêm ngặt trên hơn nửa đất nước, gồm lệnh cho người dân ở nhà và đóng cửa hầu hết doanh nghiệp. Ông cũng cảnh báo hệ thống chăm sóc y tế của đất nước đang trên bờ vực nguy hiểm.
Nước này năm ngoái kiểm soát được dịch bệnh bằng các biện pháp nghiêm ngặt. Tuy nhiên, sau khi biện pháp hạn chế được nới lỏng, ca nhiễm tăng nhanh và liên tục ở mức kỷ lục trong những ngày gần đây.
Vũ Hoàng (Theo CNN, AFP, Reuters) – Vnexpress

Futsal Việt Nam sẽ dự World Cup 2021?

Trump sắp giáng thêm đòn với Huawei

Cựu bộ trưởng Vũ Huy Hoàng hầu toà

Messi lần đầu nhận thẻ đỏ tại Barca

Chuyên gia Việt ở Vũ Hán: ‘Khó điều tra nguồn gốc nCoV’

Mẫu Sơn 1,8 độ, miền Bắc rét hại ban đêm, ngày nắng

Những hình ảnh định hình nhiệm kỳ của Trump

Hơn 95 triệu ca Covid-19 toàn cầu, Anh đã tiêm chủng cho hơn 3,5 triệu người

Chính quyền Donald Trump dồn dập ‘ra đòn’ trừng phạt Trung Quốc tận ngày cuối

Nghịch lý trong ‘cơn sóng’ đầu tư chứng khoán

Ăn một bát mì, gan cần 32 ngày giải độc? Có 3 điều cần chú ý khi ăn mì để không hại sức khỏe

Tiến sĩ Gupta nói, Không ai phải chết vì ung thư ngoại trừ sự bất cẩn

Vẻ đẹp của hot girl sư phạm Trần Trân hút hồn nhiều sao Việt

Tổng hợp những hình ảnh đẹp nhất về Hot girl Trần Trân

Trân Trần cô giáo xinh đẹp không vào showbiz vì thích cuộc sống tự do, thoải mái

Lê Phương ra sản phẩm âm nhạc mới và đây là phản ứng của fan

Ngẩn ngơ trước vẻ đẹp tinh khôi của Hot girl đại học Ngân Hàng TP.HCM

Lê Phương trong “Gạo nếp gạo tẻ”: Từ phim giả đến đời thực

Hot girl nuôi Kuma Thong hay nghĩ đến cái chết trước khi rơi từ chung cư The Gold View

Hà Tĩnh: Sau mổ ruột thừa, nữ bệnh nhân bàng hoàng phát hiện bị cắt mất vòi trứng

Nhã Phương khóc vì đến trễ sự kiện

Ronaldo nhận giải ‘Cầu thủ hay nhất thế kỷ’

Hari hạnh phúc khi làm vợ Trấn Thành

Nhã Phương từng stress vì ngoại hình sau sinh

Tóc Tiên ‘ăn thả phanh’ khi theo chồng ra Hà Nội

Phim ‘Kiều’ có thêm yếu tố võ hiệp

Show Musée d’Art của Trần Hùng: Thời trang gặp hội họa

Ba hoa hậu diện váy lụa catwalk dưới trời 10 độ C

Đỗ Thị Hà khóc khi về thăm trường

Đỗ Thị Hà trình diễn váy xẻ ngực

Ăn một bát mì, gan cần 32 ngày giải độc? Có 3 điều cần chú ý khi ăn mì để không hại sức khỏe

Tiến sĩ Gupta nói, Không ai phải chết vì ung thư ngoại trừ sự bất cẩn

Vẻ đẹp của hot girl sư phạm Trần Trân hút hồn nhiều sao Việt

Tổng hợp những hình ảnh đẹp nhất về Hot girl Trần Trân

Trân Trần cô giáo xinh đẹp không vào showbiz vì thích cuộc sống tự do, thoải mái

Lê Phương ra sản phẩm âm nhạc mới và đây là phản ứng của fan

Ngẩn ngơ trước vẻ đẹp tinh khôi của Hot girl đại học Ngân Hàng TP.HCM

Lê Phương trong “Gạo nếp gạo tẻ”: Từ phim giả đến đời thực

Hot girl nuôi Kuma Thong hay nghĩ đến cái chết trước khi rơi từ chung cư The Gold View

Hà Tĩnh: Sau mổ ruột thừa, nữ bệnh nhân bàng hoàng phát hiện bị cắt mất vòi trứng
Tin Nổi bật
- Kinh tếcách đây 2 ngày
Chuyển khoản nhầm hàng chục triệu đồng không đòi được
- Làm đẹpcách đây 2 ngày
Viên sủi 3 triệu đồng khiến người đàn ông suýt chết
- Thế giớicách đây 2 ngày
Trump dự kiến rời Washington trước khi Biden nhậm chức
- Công nghệcách đây 2 ngày
Hai tỷ phú công nghệ đứng sau Telegram và Signal
- Giáo dụccách đây 2 ngày
Ông bố 47 tuổi tốt nghiệp đại học với điểm gần tuyệt đối
- Thời sựcách đây 2 ngày
Cháy lớn công ty sản xuất giày da
- Thế giớicách đây 2 ngày
Lộ diện mẫu tên lửa Mỹ dùng hạ sát tướng Iran
- Kinh tếcách đây 2 ngày
CIEM dự báo hai kịch bản tăng trưởng kinh tế 2021