Pháp luật
Ba cách giao tài liệu mật trong vụ án ông Nguyễn Đức Chung

Đã đăng
cách đây 2 thángngày
Bởi
Star.vn
Trong vụ án xảy ra tại Công ty Nhật Cường, ông Chung và vợ được Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an xác định là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Do muốn nắm bắt thu thập thông tin liên quan và “nắm thông tin về hướng điều tra” liên quan vợ chồng mình, ông Chung thông qua một người để làm quen với bị can Phạm Quang Dũng, cán bộ Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu – Bộ Công an, người đang tham gia điều tra vụ án Nhật Cường, Cơ quan An ninh điều tra nêu trong kết luận điều tra ra ngày 20/11.
Nhà chức trách xác định, ngày 16/6/2019, ông Chung đặt vấn đề và được Dũng đồng ý “thu thập, cung cấp thông tin, tài liệu về tình hình, tiến độ và kết quả điều tra”. Tháng 8/2019, bị can Dũng hai lần dùng điện thoại chụp trộm và photocopy 4 tài liệu ở cơ quan. Tháng 9/2019, Dũng photocopy một tài liệu khác ở cơ quan; lần thứ 4 vào tháng 6/2020 chụp trộm 3 tài liệu với 26 trang tương ứng với 26 file ảnh chụp. Lần thứ 5 vào cuối tháng 2/2020 đầu tháng 3/2020, Dũng đã lấy một tài liệu của Cục Cảnh sát kinh tế

Dũng cung cấp tài liệu cho ông Chung thông qua 3 phương thức: Sử dụng ứng dụng phần mềm Viber trên điện thoại di động để trao đổi, cung cấp thông tin; chuyển trực tiếp file ảnh chụp tài liệu qua Viber và thông qua người trung gian để cung cấp tài liệu bản giấy.
Trong 12 tài liệu liên quan vụ án Nhật Cường được Dũng chuyển có 6 tài liệu thuộc danh mục bí mật Nhà nước độ mật.
Lần thứ nhất, ngày 20/7/2019, theo đề nghị của ông Chung, Dũng bắt taxi từ nhà trên đường Nguyễn Xiển đến nhà ông Chung tại phố Trung Liệt để trao đổi về vụ án. Về nhà, Dũng in tài liệu từ máy tính cá nhân ra giấy. Số tài liệu này ông Chung cử tài xế riêng Nguyễn Hoàng Trung đến nhận để mang về.
Ngày 25/8/2019, Dũng liên hệ với ông Chung để cung cấp 3 tài liệu mật. Những tài liệu này được đóng vào một phong bì màu trắng khổ A4 dán kín. Tối cùng ngày, ông Chung chỉ đạo Trung tới nhà Dũng lấy.
Lần cuối cùng, ngày 10/6/2020, Dũng sử dụng ứng dụng Viber chuyển cho ông Chung 3 tài liệu mật. Chủ tịch Hà Nội chuyển lại cho Trung và yêu cầu in ra giấy. Trung không in ra ngay mà lại chuyển tiếp cho Nguyễn Anh Ngọc, 46 tuổi, cựu phó trưởng Phòng Thư ký biên tập Văn phòng UBND Hà Nội, nhờ in giúp để chuyển lại cho sếp.
Nhà chức trách cho biết, sau khi chuyển 26 file ảnh qua ứng dụng “Viber”, Trung đã xóa; riêng bị can Anh Ngọc sao chép và lưu giữ trên máy tính tại phòng làm việc và thẻ nhớ USB. Khám xét nơi làm việc của bị can Anh Ngọc, Cơ quan An ninh điều tra đã thu giữ được số tài liệu này.
Ngoài các lần chuyển tài liệu trên, Cơ quan An ninh điều tra cũng xác định Dũng nhiều lần trao đổi, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan vụ án Nhật Cường cho ông Chung thông qua điện thoại di động, qua Viber và gặp trực tiếp. Tuy nhiên, kết quả điều tra không có đủ căn cứ xác định thông tin, tài liệu cụ thể Dũng đã cung cấp nên Cơ quan An ninh điều tra không có cơ sở kết luận về các lần trao đổi, chuyển giao tài liệu này.
Ông Chung bị xác định có vai trò chủ mưu, cầm đầu. Ba bị can còn lại là đồng phạm giúp sức. Cả bốn bị cáo buộc là cán bộ từng công tác trong các cơ quan bảo vệ pháp luật, am hiểu pháp luật và các nghiệp vụ về đấu tranh phòng chống tội phạm nên có thủ đoạn “hết sức tinh vi”, lợi dụng công nghệ để xoá dấu vết, che giấu.
Ông cùng Dũng, bị Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đề nghị truy tố về tội Chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước, theo khoản 3 điều 337 Bộ luật Hình sự 2015. Khung hình phạt 10-15 năm tù. Hai người còn lại bị đề nghị truy tố theo khoản 1 điều 337. Khung hình phạt 2-7 năm tù.
Vụ án Chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước được khởi tố giữa tháng 7. Nửa tháng sau khi bị đình chỉ cương vị Chủ tịch Hà Nội, ngày 28/8, ông Chung vướng lao lý. Ngoài vụ án này, ông Chung còn bị điều tra trách nhiệm liên quan đến hai vụ án khác xảy ra tại Công ty Nhật Cường; vụ án vi phạm quy định về quản lý sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí xảy ra tại UBND Hà Nội và các đơn vị liên quan.
Ông Chung là tiến sĩ luật, có hàng chục năm công tác tại Công an Hà Nội, từ lãnh đạo Đội Trọng án đến Trưởng phòng Cảnh sát Hình sự, Phó giám đốc Công an. Cuối năm 2015, khi đang đứng đầu lực lượng công an thủ đô, ông được bầu làm Chủ tịch UBND Hà Nội nhiệm kỳ 2011-2016; tái đắc cử nhiệm kỳ 2016-2021 với số phiếu cao.
Phương Sơn – Vnexpress

Phiên toà dự kiến diễn ra từ 18/1 đến 26/1 do thẩm phán Nguyễn Ngọc Huân làm chủ toạ. Thư ký thông báo vắng mặt bị cáo Nguyễn Hữu Tín, nguyên phó chủ tịch UBND TP HCM và một số người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan. Đại diện Bộ Công thương, UBND TP HCM có mặt.
8h, ông Hoàng được hai luật sư dìu tay bước từng bậc thang đến khu vực làm thủ tục vào toà. Trong phần thủ tục, là người đầu tiên bị kiểm tra lý lịch, cựu bộ trưởng Hoàng trả lời to, rõ ràng nghề nghiệp “nguyên là cán bộ Bộ Công Thương”. Ông đang cư trú tại Hà Nội, vẫn ở toà nhà cũ nhưng đã chuyển sang căn khác do hết thời hạn thuê.
Sau phần trình bày nhân thân, ông Hoàng nói: “Sức khoẻ của tôi không được tốt, đang phải dùng thuốc điều trị. Tuy nhiên tôi vẫn thực hiện nghiêm túc, trách nhiệm của một bị cáo theo quy định pháp luật. Tôi xin HĐXX cho phép được ngồi khi trả lời xét xử, được dùng thuốc và nếu có nhu cầu cá nhân thì được ra ngoài”.
Chủ toạ sau đó không trả lời đồng ý hay không mà cho ông về chỗ để tiếp tục thẩm tra lý lịch các bị cáo khác.

Chủ toạ thông báo thẩm phán Chử Phương Ngọc vắng mặt do ốm nên có thẩm phán dự khuyết thay. Ngoài bị cáo Tín, một số người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan cũng vắng mặt như ông Phan Văn Tuất, Võ Thanh Hà, đều là nguyên chủ tịch HĐQT, phụ trách bộ phận quản lý vốn nhà nước tại Sabeco; ông Lê Hồng Xanh, chủ tịch HĐQT Sabeco. HĐXX chấp nhận sự vắng mặt của bị cáo Tín do bệnh viện thông báo không thể di chuyển xa.
Đại diện VKS nhận thấy vắng bị cáo và nhiều người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan nên đề nghị hoãn phiên toà.
Luật sư Nguyễn Thị Huyền Trang cho biết ông Tín bị suy tim, không thể di chuyển được. Bệnh viện đã kết luận về vấn đề này. Luật sư đề nghị HĐXX cân nhắc khi hoãn phiên toà bởi có mở lại vào lần sau thân chủ của bà vẫn xin xét xử vắng mặt.
Luật sư Nguyễn Huy Thiệp cũng đề nghị hoãn phiên toà nhưng đề nghị HĐXX khi mở lại phải triệu tập ông Phan Văn Tuất, Võ Thanh Hà và Lê Hồng Xanh. Ông Thiệp cho rằng đây là ba người có những lời khai buộc tội bất lợi cho thân chủ ông là cựu bộ trưởng Công Thương.
“Lời khai của ba người này rất quan trọng bởi chứng minh vấn đề mấu chốt của vụ án là chuyển đất công thành đất tư và chuyển hợp đồng nguyên tắc thành hợp đồng hợp tác, chuyển chủ đầu tư”, luật sư nói.

Ông Hoàng cùng Phan Chí Dũng (63 tuổi, cựu Vụ trưởng Công nghiệp nhẹ, Bộ Công Thương) bị xét xử về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí, theo khoản 3 điều 219 Bộ luật Hình sự.
8 bị cáo còn lại nguyên là cán bộ, lãnh đạo TP HCM bị xét xử về tội Vi phạm các quy định về quản lý đất đai,theo khoản 3 điều 229.
Theo cáo trạng của VKSND Tối cao, ông Hoàng có vai trò chính, trực tiếp gây thiệt hại. Ông có quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước với doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác thuộc Bộ Công Thương, trong đó có Sabeco.
Từ năm 2008 đến khi nhà nước thoái vốn vào năm 2017, vốn nhà nước tại Sabeco chiếm 89,59% nên đây được coi là “doanh nghiệp nhà nước”. Bộ Công Thương là đại diện chủ sở hữu nhà nước với phần vốn góp tại Sabeco, Vụ Công nghiệp nhẹ theo dõi, quản lý chính.
Sabeco quản lý khu đất số 2-4-6 Hai Bà Trưng rộng 6.080 m2 được dùng để sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, nộp tiền thuê đất hàng năm. Từ năm 2012 đến 2016, ông Hoàng chỉ đạo Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa (đã bỏ trốn) cùng Vụ trưởng Phan Chí Dũng chỉ đạo Sabeco dùng quyền sử dụng khu đất và tiền của Sabeco góp vốn với các doanh nghiệp tư nhân thành lập Sabeco Pearl để thực hiện dự án kinh doanh bất động sản.
Sau khi góp vốn và Sabeco đứng ra thực hiện xong các thủ tục pháp lý, ông Hoàng không chỉ đạo Sabeco thực hiện dự án đã được phê duyệt, mà chỉ đạo thoái toàn bộ vốn góp (chuyển nhượng vốn) của Sabeco tại Sabeco Pearl cho doanh nghiệp tư nhân tham gia liên doanh để hoàn tất việc chuyển quyền quản lý, sử dụng khu đất là tài sản Nhà nước sang tài sản tư nhân trái pháp luật.
VKS xác định, các bị can đã dùng quyền sử dụng đất hoặc các quyền về tài sản khác của Nhà nước để góp vốn, liên doanh sau đó thoái vốn (chuyển nhượng vốn) không minh bạch, gây thiệt hại cho nhà nước hơn 2.700 tỷ đồng.
Phạm Dự – Vnexpress
Pháp luật
Băng ‘quái xế’ bị cảnh sát nổ súng trấn áp

Đã đăng
cách đây 19 giờngày
17/01/2021Bởi
Star.vn
Khoảng 3h, hàng chục thanh niên tụ tập trên đường Phạm Thế Hiển, phường 7 để tổ chức đua xe trái phép. Đoàn xe chặn đường, liên tục rồ ga gây mất trật tự.

Nhận tin báo từ người dân, tổ tuần tra 363 Công an quận 8 đã chặn một đoạn đường, nổ nhiều phát súng chỉ thiên trấn áp. Nhiều tốp “quái xế” chạy toán loạn vào nhiều con hẻm tẩu thoát. Cảnh sát đã bắt giữ một thanh niên trong đoàn “bão”, bàn giao cho công an địa phương xử lý.
Gần đây, tình trạng “quái xế” chặn đường, quốc lộ so kè tốc độ gây náo loạn cả ngày lẫn đêm tái diễn ở nhiều quận, huyện tại TP HCM.
Trước đó, ngày 6/12/2020, Đội CSGT Rạch Chiếc (Phòng CSGT TP HCM) đã vây bắt hơn 100 xe đi “bão” náo loạn ở quốc lộ 1, quận Thủ Đức. Trong lúc truy đuổi, nhiều thanh niên đã rồ ga lao vào các hẻm nhỏ, nhà dân để trốn tránh.
Đình Văn – Vnexpress
Pháp luật
Ngày mai cựu Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng bị xét xử

Đã đăng
cách đây 20 giờngày
17/01/2021Bởi
Star.vn
Đây là lần thứ 2 mở phiên toà. Trước đó phiên sơ thẩm mở lần đầu vào ngày 7/1 đã vắng ba bị cáo và nhiều người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Cả ba đều bị phạt tù trong vụ án khác đã được xét xử năm 2019-2020 tại TP HCM.
Phiên tòa lần này dự kiến diễn ra liên tục trong một tuần do thẩm phán Nguyễn Ngọc Huân làm chủ tọa. Để phục vụ phiên xử, HĐXX triệu tập nguyên thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Nam Hải, đại diện Tổng Công ty cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) cùng 17 người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan khác. Ngoài ra, 3 giám định viên, đại diện hội đồng định giá tài sản cũng được triệu tập để làm rõ các tình tiết. Đại diện Bộ Công Thương được tòa triệu tập với tư cách là nguyên đơn dân sự.
21 luật sư đăng ký tham gia bào chữa cho 10 bị cáo, trong đó ba luật sư bào chữa cho ông Vũ Huy Hoàng, hai cho cựu phó chủ tịch TP HCM Nguyễn Hữu Tín, 5 luật sư bào chữa cho Lê Quang Minh, cựu trưởng phòng Phát triển hạ tầng, Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Ngày 17/1, bào chữa cho ông Hoàng, luật sư Nguyễn Huy Thiệp cho biết sức khoẻ thân chủ ông “không được tốt” song vẫn cố gắng đến toà đầy đủ để phiên xử không bị gián đoạn. Tuy nhiên ông Hoàng sẽ xin HĐXX cho được ngồi trả lời thẩm vấn và hỗ trợ y tế khi cần thiết. “Về nội dung vụ án, ông Hoàng chỉ nhận trách nhiệm là người đứng đầu Bộ Công Thương nên mong HĐXX xem xét khách quan, toàn diện”, luật sư nói.
Luật sư Nguyễn Thị Huyền Trang cho biết thân chủ bà là ông Nguyễn Hữu Tín sức khoẻ xấu, bác sĩ điều trị thông báo không đảm bảo di chuyển đường dài. Bởi vậy ông Tín đã gửi bệnh án và đơn xin xét xử vắng mặt đến HĐXX.
Trong vụ án này, ông Hoàng cùng Phan Chí Dũng (63 tuổi, cựu Vụ trưởng Công nghiệp nhẹ, Bộ Công Thương) bị xét xử về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí, theo khoản 3 điều 219 Bộ luật Hình sự, khung hình phạt 10-20 năm tù
8 bị cáo còn lại nguyên là cán bộ, lãnh đạo TP HCM, gồm: ông Nguyễn Hữu Tín (63 tuổi, cựu phó Chủ tịch UBND TP HCM), Lâm Nguyên Khôi (65 tuổi, cựu phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư), Đào Anh Kiệt (63 tuổi, cựu giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường), Lê Văn Thanh (58 tuổi, cựu phó chánh Văn phòng UBND thành phố), Lê Quang Minh (63 tuổi, cựu trưởng phòng Phát triển hạ tầng, Sở Kế hoạch và Đầu tư), Nguyễn Thanh Chương (46 tuổi, cựu trưởng phòng Đô thị, Văn phòng UBND TP HCM), Trương Văn Út (50 tuổi, cựu phó phòng Quản lý đất, Sở Tài nguyên và Môi trường), Nguyễn Lan Châu (45 tuổi, cựu chuyên viên Phòng Quản lý đất, Sở Tài nguyên và Môi trường) bị truy tố về tội Vi phạm các quy định về quản lý đất đai, theo khoản 3 điều 229, khung hình phạt 5-12 năm.

Theo cáo trạng của VKSND Tối cao, ông Hoàng có vai trò chính, trực tiếp gây thiệt hại. Ông có quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước với doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác thuộc Bộ Công Thương, trong đó có Sabeco.
Từ năm 2008 đến khi nhà nước thoái vốn vào năm 2017, vốn nhà nước tại Sabeco chiếm 89,59% nên đây được coi là “doanh nghiệp nhà nước”. Bộ Công Thương là đại diện chủ sở hữu nhà nước với phần vốn góp tại Sabeco, Vụ Công nghiệp nhẹ theo dõi, quản lý chính.
Sabeco quản lý khu đất số 2-4-6 Hai Bà Trưng rộng 6.080 m2 được dùng để sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, nộp tiền thuê đất hàng năm. Từ năm 2012 đến 2016, ông Hoàng chỉ đạo Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa (đã bỏ trốn) cùng Vụ trưởng Phan Chí Dũng chỉ đạo Sabeco dùng quyền sử dụng khu đất và tiền của Sabeco góp vốn với các doanh nghiệp tư nhân thành lập Sabeco Pearl để thực hiện dự án kinh doanh bất động sản.
Sau khi góp vốn và Sabeco đứng ra thực hiện xong các thủ tục pháp lý, ông Hoàng không chỉ đạo Sabeco thực hiện dự án đã được phê duyệt, mà chỉ đạo thoái toàn bộ vốn góp (chuyển nhượng vốn) của Sabeco tại Sabeco Pearl cho doanh nghiệp tư nhân tham gia liên doanh để hoàn tất việc chuyển quyền quản lý, sử dụng khu đất là tài sản Nhà nước sang tài sản tư nhân trái pháp luật.
VKS xác định, các bị can đã dùng quyền sử dụng đất hoặc các quyền về tài sản khác của Nhà nước để góp vốn, liên doanh sau đó thoái vốn (chuyển nhượng vốn) không minh bạch, gây thiệt hại cho nhà nước hơn 2.700 tỷ đồng.
Phạm Dự – Vnexpress

Futsal Việt Nam sẽ dự World Cup 2021?

Trump sắp giáng thêm đòn với Huawei

Cựu bộ trưởng Vũ Huy Hoàng hầu toà

Messi lần đầu nhận thẻ đỏ tại Barca

Chuyên gia Việt ở Vũ Hán: ‘Khó điều tra nguồn gốc nCoV’

Mẫu Sơn 1,8 độ, miền Bắc rét hại ban đêm, ngày nắng

Những hình ảnh định hình nhiệm kỳ của Trump

Hơn 95 triệu ca Covid-19 toàn cầu, Anh đã tiêm chủng cho hơn 3,5 triệu người

Chính quyền Donald Trump dồn dập ‘ra đòn’ trừng phạt Trung Quốc tận ngày cuối

Nghịch lý trong ‘cơn sóng’ đầu tư chứng khoán

Ăn một bát mì, gan cần 32 ngày giải độc? Có 3 điều cần chú ý khi ăn mì để không hại sức khỏe

Tiến sĩ Gupta nói, Không ai phải chết vì ung thư ngoại trừ sự bất cẩn

Vẻ đẹp của hot girl sư phạm Trần Trân hút hồn nhiều sao Việt

Tổng hợp những hình ảnh đẹp nhất về Hot girl Trần Trân

Trân Trần cô giáo xinh đẹp không vào showbiz vì thích cuộc sống tự do, thoải mái

Lê Phương ra sản phẩm âm nhạc mới và đây là phản ứng của fan

Ngẩn ngơ trước vẻ đẹp tinh khôi của Hot girl đại học Ngân Hàng TP.HCM

Lê Phương trong “Gạo nếp gạo tẻ”: Từ phim giả đến đời thực

Hot girl nuôi Kuma Thong hay nghĩ đến cái chết trước khi rơi từ chung cư The Gold View

Hà Tĩnh: Sau mổ ruột thừa, nữ bệnh nhân bàng hoàng phát hiện bị cắt mất vòi trứng

Nhã Phương khóc vì đến trễ sự kiện

Ronaldo nhận giải ‘Cầu thủ hay nhất thế kỷ’

Hari hạnh phúc khi làm vợ Trấn Thành

Nhã Phương từng stress vì ngoại hình sau sinh

Tóc Tiên ‘ăn thả phanh’ khi theo chồng ra Hà Nội

Phim ‘Kiều’ có thêm yếu tố võ hiệp

Show Musée d’Art của Trần Hùng: Thời trang gặp hội họa

Ba hoa hậu diện váy lụa catwalk dưới trời 10 độ C

Đỗ Thị Hà khóc khi về thăm trường

Đỗ Thị Hà trình diễn váy xẻ ngực

Ăn một bát mì, gan cần 32 ngày giải độc? Có 3 điều cần chú ý khi ăn mì để không hại sức khỏe

Tiến sĩ Gupta nói, Không ai phải chết vì ung thư ngoại trừ sự bất cẩn

Vẻ đẹp của hot girl sư phạm Trần Trân hút hồn nhiều sao Việt

Tổng hợp những hình ảnh đẹp nhất về Hot girl Trần Trân

Trân Trần cô giáo xinh đẹp không vào showbiz vì thích cuộc sống tự do, thoải mái

Lê Phương ra sản phẩm âm nhạc mới và đây là phản ứng của fan

Ngẩn ngơ trước vẻ đẹp tinh khôi của Hot girl đại học Ngân Hàng TP.HCM

Lê Phương trong “Gạo nếp gạo tẻ”: Từ phim giả đến đời thực

Hot girl nuôi Kuma Thong hay nghĩ đến cái chết trước khi rơi từ chung cư The Gold View

Hà Tĩnh: Sau mổ ruột thừa, nữ bệnh nhân bàng hoàng phát hiện bị cắt mất vòi trứng
Tin Nổi bật
- Kinh tếcách đây 2 ngày
Chuyển khoản nhầm hàng chục triệu đồng không đòi được
- Làm đẹpcách đây 2 ngày
Viên sủi 3 triệu đồng khiến người đàn ông suýt chết
- Thế giớicách đây 2 ngày
Trump dự kiến rời Washington trước khi Biden nhậm chức
- Công nghệcách đây 2 ngày
Hai tỷ phú công nghệ đứng sau Telegram và Signal
- Giáo dụccách đây 2 ngày
Ông bố 47 tuổi tốt nghiệp đại học với điểm gần tuyệt đối
- Thời sựcách đây 2 ngày
Cháy lớn công ty sản xuất giày da
- Thế giớicách đây 2 ngày
Lộ diện mẫu tên lửa Mỹ dùng hạ sát tướng Iran
- Kinh tếcách đây 2 ngày
CIEM dự báo hai kịch bản tăng trưởng kinh tế 2021