Kết nối với chúng tôi:

Làm đẹp

Virus corona không bay trong không khí

Đã đăng

 ngày

 
nCoV không đủ nhẹ để bay lơ lửng trong không khí, cách lây của nó chỉ có thể qua giọt bắn từ người bệnh, tiến sĩ Lê Quốc Hùng, Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới Bệnh viện Chợ Rẫy, nói. 

Tiến sĩ Lê Quốc Hùng và Phó Giáo sư Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Pasteur TPHCM, giải đáp các câu hỏi của độc giả về dịch viêm hô hấp cấp do virus corona mới. 

– Bác sĩ có thể chia sẻ kinh nghiệm điều trị hai ca bệnh ở Chợ Rẫy, cùng với khuyến cáo chung cho người dân trước tình hình dịch. (Trần Minh Nguyệt, 42 tuổi, Thanh Xuân, Hà Nội)

– Tiến sĩ Lê Quốc Hùng:

Chào bạn! Như chúng ta biết, hiện chưa có phác đồ điều trị chính thống về diệt virus và thuốc đặc trị virus. Khuyến cáo chung của các nhà khoa học là điều trị hỗ trợ. Tuy nhiên, điều trị khác nhau ở mỗi nơi dựa trên tình trạng của từng bệnh nhân.

Hai trường hợp ở Bệnh viện Chợ Rẫy, một người trẻ tuổi không bệnh và người bố trên 60 tuổi có rất nhiều bệnh nền như tiểu đường, cao huyết áp, suy mạch vành, ung thư phổi đã qua phẫu thuật. 

Với người con, chúng tôi đánh giá toàn bộ tình trạng bệnh nhân. Chúng tôi chỉ sử dụng một loại thuốc hạ sốt. Bên cạnh đó là một số biện pháp triệt để như mở rộng cửa tạo luồng không khí tự nhiên, 12 luồng không khí tự nhiên mỗi giờ, nhiệt độ phòng cao, có ánh nắng mặt trời, giảm đời sống virus. Thứ hai, chúng tôi áp dụng biện pháp súc họng bằng dung dịch sát khuẩn. Tài liệu nước ngoài chưa từng đề cập nhưng qua kinh nghiệm điều trị và bằng chứng khoa học về săn sóc bệnh nhân thở máy, chúng tôi áp dụng biện pháp súc họng giúp ngăn ngừa nhiễm trùng, ngăn ngừa virus. Đây là biện pháp khác biệt. Trong các khuyến cáo của WHO cũng chưa từng áp dụng. Chỉ sau 4 ngày điều trị, người con đã chuyển biến tốt. Xét nghiệm sau đó chỉ là bước khẳng định âm tính với virus.

Trong khi đó, người cha nhiều bệnh, phải xét nghiệm mỗi ngày để phán đoán chuyện gì có thể xảy ra, từ đó điều chỉnh lượng thuốc. Một người vừa suy giảm miễn dịch, vừa nhiều bệnh, chỉ cần thay đổi nhẹ cũng ảnh hưởng lớn. Quan trọng nhất là phải theo dõi, áp dụng tất cả kinh nghiệm điều trị lâm sàng để phát hiện sớm biến chứng và ngăn ngừa. Làm sao để giữ sức cho bệnh nhân, cơ thể ổn định, chống lại sự tàn phá của virus. 

Với khuyến cáo chung cho người dân, các phương tiện truyền thông đại chúng đã công bố một số phương pháp phòng ngừa như khẩu trang, rửa tay thường xuyên… rất rõ ràng. Mong mọi người tuân thủ các phương pháp để hạn chế tối đa khả năng tiếp xúc trực tiếp với virus.

Thông tin của Bộ Y tế và các ban ngành liên quan đã đưa tin hàng ngày. Người dân nên theo dõi chặt chẽ để nắm bắt sự biến đổi, nhất là với loại virus lạ mà các nhà khoa học chưa có hiểu biết cặn kẽ. Do đó cần theo dõi thông tin liên tục.

Hiện tại, các thông tin tại Việt Nam cũng rất minh bạch, cập nhật nhanh. Bất cứ ca mới nào xuất hiện cũng đã có thông tin cho người dân. Tình hình của từng bệnh nhân cập nhật hàng ngày. Tôi nghĩ đây là thông tin minh bạch không kém các nước phát triển. Do đó, chúng ta không nên tìm đến thông tin không chính thống dẫn đến sai lầm, thất thiệt.

Tiến sĩ Lê Quốc Hùng, Trưởng Khoa Bệnh Nhiệt đới Bệnh viện Chợ Rẫy. Ảnh: Hữu Khoa.
Tiến sĩ Lê Quốc Hùng, Trưởng Khoa Bệnh Nhiệt đới Bệnh viện Chợ Rẫy. Ảnh: Hữu Khoa.

– Tôi ở TP HCM, con tôi được 3 tuổi, có nên cho bé vào trường học trong thời gian này không? Khả năng bị lây nhiễm cho các bé trong trường mẫu giáo thế nào? Xin cám ơn (Trần Trung Nghĩa, 41 tuổi, 242 Bà Hom, P13, Q6)

– Phó Giáo sư Phan Trọng Lân:

Đối với TP HCM hiện nay hệ thống giám sát kiểm soát của thành phố tốt, các trường hợp xâm nhập đã được phát hiện kịp thời, xử lý triệt để. Do đó, đối với các cháu chưa đi về từ vùng có dịch có thể đến trường. Bố mẹ nên theo dõi các hướng dẫn của ban chỉ đạo quốc gia thành phố để có các ứng xử kịp thời.

Đối với các bé khi đến trường, các thầy cô giáo phải đảm bảo xử lý môi trường bề mặt bằng các dung dịch sát khuẩn cũng như khuyến cáo mạnh mẽ. Những em đi về từ vùng dịch hoặc có biểu hiện nghi ngờ nhiễm nCoV phải được cách ly ở nhà. 

– Tôi đã đến công tác tại Thượng Hải, Giang Tô từ tháng 9/2019. Gần đây nhất trên chuyến xe đi Nha Trang tôi đi cùng nhiều khách du lịch Trung Quốc, chuyến đi vào ngày 19/1. Tôi không mang khẩu trang khi đi xe và khoảng cách tiếp xúc với các hành khách Trung Quốc trong phạm vi 2 mét. Hiện tôi thấy lo lắng, rất mong nhận được lời khuyên củabác sĩ. (Thiện, 34 tuổi, TP HCM)

– Tiến sĩ Lê Quốc Hùng:

Cách lây lan của virus là qua đường giọt bắn và qua đường tiếp xúc khi giọt bắn chạm vào vật dụng mà chúng ta chạm phải, khiến virus đi vào đường hầu họng, hô hấp. Bạn lo lắng là đúng nhưng không nên hoảng sợ.

Chúng tôi lấy ví dụ 3 trường hợp mà bệnh viện tiếp nhận: người vợ tiếp xúc với ông chồng trước người con nhưng không phát bệnh. Điều này chứng minh điều gì? Dù khoa học chưa chứng minh yếu tố thuận lợi để nhiễm bệnh, nhưng không phải ai tiếp xúc với người bệnh cũng mắc bệnh. Tôi không nói bạn cứ yên tâm, nhưng vấn đề là trong số những người tiếp xúc có người mắc bệnh và có người không. Với người mắc bệnh, trong vòng 14 ngày, bạn có thể sẽ phát bệnh nếu thực sự nhiễm virus.

Trong vòng 14 ngày này, bạn cần tự theo dõi. Một là xem xem mình có sốt không, ho sổ mũi, đau người hoặc bất cứ bất thường nào, đặc biệt là triệu chứng sốt. Khi khởi phát sốt, có thể là kéo dài, có thể là thành cơn, kèm theo ho, khạc đàm, đau họng, cần phải tới ngay cơ sở y tế để khám bệnh và được theo dõi. 

Trong thời gian này, bạn đang lo lắng và nghi ngờ có thể nhiễm bệnh. Do đó, cần tránh đến nơi đông người, để giảm rủi ro phát tán, đặc biệt lưu ý khi tiếp xúc thành viên gia đình. Bạn nên đeo khẩu trang thường xuyên để hạn chế nhiễm bệnh và tránh làm văng giọt bắn, chất thải qua đường hô hấp có thể đem theo lượng virus lớn ra bên ngoài.

– Xin hỏi bác sĩ virus có lan truyền trong không khí hay không? Làm thế nào để phòng ngừa? (Khánh Anh, 28 tuổi, Quận 8)

– Tiến sĩ Lê Quốc Hùng:

Như tôi đã nói có hai con đường lây lan của loại nCoV này. Con đường thứ nhất là tiếp xúc trực tiếp với giọt bắn, con đường thứ hai là đụng chạm, sờ tay vào các chất trong vùng hầu họng của người bệnh, sau đó đưa lên mặt, vùng mũi miệng.

Câu của bạn hỏi liên quan vấn đề virus này có lan truyền trong không khí không, tôi xin trả lời cho bạn rõ, trong y tế chúng tôi phân hai loại: là giọt bắn, bắn trực tiếp từ người bệnh sang người tiếp xúc. Khả năng lây lan phụ thuộc vào việc giọt bắn đi tới đâu, ở đây khoảng cách khoảng 2 mét. Trên 2 mét thì bạn có thể tránh được. Loại thứ hai là khí dung. Kích thước và trọng lượng của một số loại virus rất nhẹ, nó có thể lơ lửng trong không khí khi mình ho, nó có thể bị gió thổi bay từ chỗ này sang chỗ khác. Do đó khả năng lây nhiễm bệnh xa hơn, bán kính rộng lớn hơn. Chúng ta cần hiểu rõ hai loại này.

Với câu hỏi của bạn, tôi hiểu là bạn đang hỏi ở loại thứ hai: Liệu nó có thể bay trong không khí không? Tôi xin khẳng định là không có chuyện đó. Virus này không đủ nhẹ để bay. Chỉ khi nào giọt bắn tiếp xúc trực tiếp với bạn thì mới có khả năng. Điều này cũng giải thích cho chuyện vì sao mang khẩu trang thông thường cũng có thể ngăn ngừa được, vì khẩu trang có thể cản được giọt bắn.

– Tôi xin phép được hỏi Phó giáo sư Phan Trọng Lân: hiện nay trường học của các con tôi yêu cầu 100% các học sinh đeo khẩu trang trong suốt thời gian học ở trường để tránh lây nhiễm nCov, như vậy có cần thiết không ạ, vì sao? Cảm ơn ông! (Nguyễn Dung, 34 tuổi, Hà Nội)

– Phó giáo sư Phan Trọng Lân:

PGS Phan Trọng Lân. Ảnh: Giang Huy.
PGS Phan Trọng Lân. Ảnh: Giang Huy.

Việc sử dụng khẩu trang phải đúng cách trong mọi trường hợp. Sử dụng khẩu trang sai mục đích có thể làm tăng khả năng lan truyền của bệnh dịch. Nên đeo khẩu trang trong những trường hợp: khi chăm sóc tiếp xúc với người bệnh, sau đó bỏ ngay khẩu trang và rửa tay thật sạch; khi cảm thấy mình có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh, kể cả các bệnh đường hô hấp mà phải tiếp xúc với người khác. 

Cách sử dụng khẩu trang như sau: đeo khẩu trang che kín miệng và mũi, không để khe hở. Khi đeo cần tránh sờ vào khẩu trang. Khi chạm vào khẩu trang đã sử dụng, cần rửa tay bằng xà phòng hoặc nước sạch… Khẩu trang đang dùng bị hắt hơi hoặc ẩm, phải thay. Đeo khẩu trang một lần và rửa sạch tay sau khi tháo bỏ khẩu trang. 

Chú ý, trong khi sử dụng khẩu trang vẫn thực hiện các biện pháp vệ sinh khác phòng ngừa lây lan, khi dùng khẩu trang xong cần tiêu hủy đúng cách. Như vậy, bố mẹ nên biết cách để sử dụng cho con em mình phù hợp.

– Bệnh có lây qua đường ăn uống không? Nếu gặp người nhiễm bệnh thì tiếp xúc trong bao lâu sẽ lây và thời gian ủ bệnh là bao lâu trước khi phát bệnh ra ngoài? (Nguyen Thanh Lan, 22 tuổi, Hà Nội)

– Tiến sĩ Lê Quốc Hùng:

Trước khi trả lời câu hỏi đầu tiên, tôi xin quay lại lịch sử virus này. Corona là một họ gồm nhiều loại virus mà nCoV đợt này là một loại virus biến chủng của nó. Họ virus này thường gặp trong gia súc, mèo, rắn, dơi, lạc đà… Khi biến chủng vì một lý do đặc biệt, nó có thể lây sang người. Do đó, đầu tiên cần hiểu rằng nguồn gốc của nó là động vật, nó có sẵn trong những loài động vật này.

Nếu chúng ta ăn thức ăn không chín, có thể nhiễm bệnh. Do đó, con đường ăn uống là con đường bỏ ngỏ, có thể gặp. Với riêng loại này, chưa có bằng chứng cụ thể là nó lây qua ăn uống, nhưng mình cần hiểu cơ chế như thế. Do đó con đường ăn uống cũng hoàn toàn có thể. Vì vậy, bạn cần chú ý ăn thức ăn chín, không được ăn sống.

Thời gian ủ bệnh biến thiên 1-14 ngày. Một báo cáo gần đây của các bác sĩ Trung Quốc dựa trên 425 bệnh nhân ở Vũ Hán, thời gian ủ bệnh trung bình 5-7 ngày. Ngoài ra, 14 ngày là giới hạn cuối cùng để xác định có bị lây bệnh hay không.

– Người đã nhiễm corona khi được chữa khỏi có bị nhiễm lại nữa không? (Hà Hạnh, 40 tuổi, Giải Phóng, Hà Nội)

– Phó giáo sư Phan Trọng Lân:

Đối với virus corona mới này bệnh nhân xuất viện khi có chỉ số lâm sàng về bình thường, hết sốt 3 ngày và đặc biệt sau 2 lần xét nghiệm liên tiếp âm tính thì được kết luận khỏi bệnh. Tuy nhiên đây là một bệnh mới, do đó vấn đề miễn dịch, vấn đề mắc lại cần được tiếp tục nghiên cứu.

Virus corona không bay trong không khí - 2
Virus corona không bay trong không khí – 2

– Cho tôi hỏi trên thị trường hiện nay có rất nhiều hãng và công ty sản xuất khẩu trang, vậy chất lượng có bảo đảm không và xài loại nào cho đúng. (Bùi Bảo Quốc, 55 tuổi, quận 4, TP HCM)

– Tiến sĩ Lê Quốc Hùng:

Để phân loại chính xác, trong y tế có ba loại khẩu trang: nhân viên y tế thông thường, khẩu trang phẫu thuật và khẩu trang phòng chống dịch bệnh như nCoV đợt này.

Trong ba loại, chỉ có khẩu trang N95 ngăn ngừa 95% virus vào hầu họng, vì thiết kế khẩu trang này có kích thước lỗ đủ nhỏ để ngăn ngừa virus. Còn hai loại kia không có khả năng phòng chống khi chúng ta tiếp xúc nguồn lây bệnh.

Tuy nhiên các loại khẩu trang khác cũng có tác dụng phòng ngừa. Bởi vì trong các dịch như thế này, trong quá trình chưa phát bệnh, virus có thể vào hầu họng và khi mình ho, hắt hơi sổ mũi, thậm chí nói lớn… giọt bắn có thể mang theo virus ra ngoài. Việc mang khẩu trang giúp ngăn sự phát tán của virus ra ngoài. Cộng hưởng với việc, người chưa bị bệnh cũng đeo khẩu trang thì có thể ngăn cản một phần. Do đó cùng lúc, mình mang khẩu trang cho cả người bệnh lẫn không bệnh, có thể có hiệu quả ngăn ngừa. Vì vậy các bạn vẫn nên sử dụng khẩu trang, kể cả các loại thông thường.

– Bác sĩ cho hỏi: nguy cơ lây nhiễm khi ngồi cùng hàng ghế với hành khách nghi vấn đến từ Trung Quốc trên cùng chuyến bay có cao không? Vào ngày 29/1, tôi có bay chuyến HN-SG được xếp chỗ ngồi cạnh một du khách nói tiếng Trung. Tôi có mang khẩu trang và sử dụng dung dịch nước rửa tay diệt khuẩn trên chuyến bay. Hiện tại cơ thể bình thường không có dấu hiệu sốt, chảy mũi hay viêm họng tuy nhiên do thời gian ủ bệnh có thể lên tới 14 ngày trước khi khởi phát nên rất lo lắng. Bác sĩ có thể tư vấn những bước tiếp theo nên làm (có cần phải đi khám và làm xét nghiệm không, nếu có nên đến đâu). Xin cảm ơn. (Anh Do)

– Phó giáo sư Phan Trọng Lân:

Đối với bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus mới này lây nhiễm cao khi bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng như sốt, ho. Nếu chưa ở giai đoạn khởi phát, nguy cơ thấp. Tuy nhiên, hiện nay vấn đề là người chưa có biểu hiện lâm sàng cũng có thể lây nhiễm. Do đó, tốt nhất theo dõi trong vòng 14 ngày kể từ 29/1, tránh tiếp xúc với những người thân khi không cần thiết, nếu cần phải đeo khẩu trang và cách 2 m. Khi có biểu hiện sốt ho, cần đến cơ sở y tế.

– Thưa Phó giáo sư Phan Trọng Lân và Tiến sĩ Lê Quốc Hùng, tôi xin được hỏi có thông tin cho rằng: nCoV không phát triển và sống được ở môi trường nhiệt độ trên 20 độ C có đúng hay không? Xin được giải thích rõ? (Lê Hoài Sơn, 46 tuổi, 06 Trần Nhật Duật, huyện CưMgar , tỉnh Đắk Lắk)

– Tiến sĩ Lê Quốc Hùng:

Đặc tính rõ nét của nCoV cho đến nay chưa có thông tin chính thức là ở nhiệt độ nào thì nó bị tiêu diệt. Đây là một chủng trong dòng họ coronavirus, do đó có đặc tính chung của dòng này. Đó là phát triển ở nơi có nhiệt độ thấp và ẩm, thường dưới 25 độ C, chung cho cả dòng coronavirus.

Nhiệt độ ở Việt Nam, cụ thể TP HCM trên 28 độ C là một sự hạn chế với virus này. Điều này cũng đồng nghĩa với “thiên thời”, giúp ngăn dịch bùng phát mạnh hơn. Sau khi ra khỏi vùng hầu họng của người mang bệnh, virus có thể sống trong giọt bắn của người bệnh, nếu nhiệt độ thấp, thì sức sống của nó rất lâu đến vài giờ. Trong môi trường vừa có nắng, vừa nhiệt độ cao, thì chỉ trong 3-5 phút nó có thể bị tiêu diệt, giúp khả năng lây nhiễm giảm đi nhiều.

– Coronavirus chủng nCoV là gì, nguồn gốc của nCoV? Cơ chế của nCoV lây nhiễm thế nào? (Chu Minh Đức, 24 tuổi, Đông Anh, Hà Nội)

– Phó giáo sư Phan Trọng Lân:

Virus corona là tên gọi chung cho một chủng virus gây bệnh trên cả động vật và con người, với tên gọi đặc biệt corona-vương miện (trong tiếng Latinh) được dựa trên hình thái giống vương miện của virus này dưới kính hiển vi. Trước khi 2019-nCoV xuất hiện, corona virus gây bệnh trên người 6 loại, trong đó nổi bật nhất là SARS-CoV năm 2003 và MERS-CoV năm 2012, 2015 gây ra các vụ dịch lớn trên thế giới. Bốn chủng virus corona khác gây bệnh cảnh nhẹ với các triệu chứng nhẹ tương tự cảm cúm.

2019-nCoV có bộ gene tương đồng 89% với SARS-CoV và tương đồng 96% với loài corona virus trên dơi. Điều này gợi ý virus có thể có nguồn gốc từ dơi và có cơ chế gây bệnh giống SARS, nhưng không phải SARS. Thực tế cho thấy bệnh cảnh gây ra bởi nCoV nhẹ hơn nhiều so với SARS-CoV.

Bằng chứng hiện nay cho thấy 2019-nCoV lây truyền chính người sang người qua các giọt bắn đường hấp (droplets) hoặc qua các tiếp xúc gần, tương tự như bệnh cúm và các mầm bệnh đường hô hấp khác. Bất kỳ ai tiếp xúc gần (trong vòng 2 mét) với người có triệu chứng hô hấp (hắt hơi, ho…) đều có nguy cơ tiếp xúc với các giọt hô hấp bị lây nhiễm. Những người tiếp xúc gần có thể là người trong gia đình, đồng nghiệp, người đi cùng tàu xe, đặc biệt là nhân viên y tế trực tiếp chăm sóc bệnh nhân và người chăm bệnh. Sự lây nhiễm qua nhân viên y tế đã được ghi nhận tại Vũ Hán, Trung Quốc (với 16 trường hợp đã báo cáo); và cho đến nay dịch trong cơ sở y tế chưa được ghi nhận. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hệ số lây truyền của nCoV là 1,4-2,5, nghĩa là một bệnh nhân có thể lây nhiễm 1,4 đến 2,5 người khác thông qua giọt bắn hoặc tiếp xúc gần.

Ngoài ra, virus cũng có thể bị lây từ việc gián tiếp khi ai đó chạm tay vào một vật như mặt bàn ghế, giường bệnh, vật dụng mà người bệnh chạm vào, sau đó đưa lên miệng, mũi, mắt họ. Hiện chưa có nghiên cứu đầy đủ về khả năng tồn tại ở môi trường của 2019-nCoV. Về mặt lý thuyết thì virus corona, ví dụ như SARS-CoV, có thể sống sót bên ngoài cơ thể tương đối bền vững, nhất là trong điều kiện nhiệt độ thấp, thời tiết mát và lạnh. SARS-CoV có thể tồn tại tới 3-4 ngày trên các vật liệu gỗ, vải, giấy, kim loại, da; 4-5 ngày trong nước bọt và chất thải của bệnh nhân. Virus có thể tồn tại với độ lực cao ở 4-20 độ C trong 5 ngày; chỉ mất khả năng lây nhiễm sau 30 phút (ở 56 độ C). Tia cực tím (UV) và các hóa chất khử trùng y tế ở nồng độ thông thường có thể diệt được virus trong vòng 60 phút. 

– Thưa tiến sĩ Hùng, những người mới nghi ngờ nhiễm virus corona đưa vào phòng cách ly thì khả năng chưa nhiễm có thể bị lây từ người đã bị nhiễm. Tôi đang băn khoăn việc này. Cám ơn tiến sĩ. (Loc Vo, 35 tuổi, Q3, TP HCM)

– Tiến sĩ Lê Quốc Hùng:

Quy trình của chúng tôi trong một bệnh viện là khi bệnh nhân tới sẽ được nhân viên y tế tiếp nhận và thăm khám từ đầu. Nếu có yếu tố nghi ngờ nhiễm bệnh, ngay lập tức sẽ được đưa vào khu vực sàng lọc. Tại đây, chúng tôi tiến hành phân loại nhanh người nào thực sự có nguy cơ nhiễm bệnh. Sau đó, bệnh nhân không có nguy cơ nhiễm bệnh sẽ được giải phóng ngay. Còn bệnh nhân nào nghi ngờ thì đưa vào chuyên khoa. Tại các khoa, có các phòng khác nhau, đầu tiên là phòng cho bệnh nhân nghi ngờ.

Đừng quá lo lắng nếu bạn vào phòng cách ly ở cùng người bệnh. Nhân viên y tế của tôi rất hiểu và có cách phòng tránh. Đó là đeo khẩu trang đặc biệt để phòng chống lây lan cho người khác, cung cấp dịch rửa tay liên tục, các bạn sẽ ở cách xa nhau trong khoảng cách cho phép. Với nCoV thì tối thiểu là trên hai mét. Ngoài ra các biện pháp phòng ngừa cá nhân cũng được áp dụng triệt để.

Sau khi có kết quả xét nghiệm, bệnh nhân sẽ đưa vào cách ly tuyệt đối. Còn những người còn lại, kết quả âm tính, sẽ được đưa ra khỏi phòng cách ly ngay, dĩ nhiên là các bước khử khuẩn sẽ được áp dụng. Song song, nhân viên y tế cũng sẽ khử trùng phòng liên tục bằng các phương pháp chuyên môn.  

Do đó, xin khẳng định việc bị lây nhiễm nếu ở chung phòng với người bệnh, ở trong bệnh viện, là rất khó xảy ra.

– Thưa ông, chủng nCoV giống và khác với virus MERS hoặc SARS như thế nào? (Ngọc Nga, Hà Nội) (Nguyễn Kim Dung, 30 tuổi, Hà Nội)

– Phó giáo sư Phan Trọng Lân:

Bước đầu cho chúng ta thấy nCoV có cơ chế xâm nhập tế bào tương tự virus SARS.

Tuy nhiên, có sự khác biệt về sự lây truyền bệnh trong khi nCoV hiện nay cho thấy một người có thể lây cho 2 người (2,2) khác thì ở SARS lây truyền từ một người có thể cho gần 3 người (2,7).

Ngoài ra tỷ lệ tử vong cũng có sự khác biệt giữa nCoV và SARS lần lượt là 2,2% so với 10% – chênh lệch gần 5 lần. Nhóm đối tượng nguy cơ tử vong của nCoV là người già và bệnh mạn tính, còn trên SARS là tăng lên dần theo độ tuổi.

Thời gian ủ bệnh cũng là một yếu tố rất được quan tâm và cũng có sự khác biệt rõ ràng. SARS ủ bệnh 5 ngày (dao động 2-10 ngày) còn nCoV 6,1 ngày (dao động 3,8-9,7 ngày).

Điều quan trọng với các bằng chứng bước đầu cho thấy nCoV nhiễm không triệu chứng, có thể lây truyền ngay cả khi chưa có biểu hiện triệu chứng, trong khi SARS có rất ít trường hợp nhiễm bệnh không triệu chứng. Gene của nCoV cũng được phát hiện ở hệ thống giám hội chứng cúm ILI.

– Dạ cho con hỏi là độ tuổi nào bị chịu tác động của virus corona nhiều nhất. Con xin cảm ơn ạ. (Tranhong an, 30 tuổi, Quận 12)

– Tiến sĩ Lê Quốc Hùng:

Từ 15-60 tuổi là nhóm bệnh nhân thường bị mắc bệnh nhất, theo báo cáo trên hơn 400 bệnh nhân ở Vũ Hán. Đây là điều dễ hiểu vì đây là nhóm tuổi lao động, thường xuyên giao lưu tiếp xúc bên ngoài.

Gần đây có một số báo cáo về các ca nhiễm bệnh là em bé nhỏ. Đây là do tăng cường lây lan giữa người sang người. Những người đi làm việc về nhà không tuân thủ biện pháp phòng ngừa cá nhân có thể lân lan cho các em nhỏ. 

Lứa tuổi nào có nguy cơ biến chứng nhất? Đương nhiên là trẻ em và người già, nhất là những người có bệnh mạn tính. Vì trẻ nhỏ sức đề kháng chưa hoàn thiện, dễ bị bùng phát mạnh hơn. Người lớn tuổi sức đề kháng lại yếu, khả năng biến chứng mạnh hơn.

Tóm lại, lứa tuổi dễ mắc là nhóm lao động. Nhưng lứa tuổi dễ bị biến chứng là trẻ em và người lớn tuổi, đặc biệt là người có các bệnh mạn tính kèm theo.

– Nguy cơ lây nhiễm virus corona của việc sử dụng bát đĩa đũa khi ăn ở hàng quán có thể xảy ra không? Và nếu có thể thì cách phòng tránh như thế nào? (Hien Minh, 32 tuổi, hanoi, Hoang Mai)

– Tiến sĩ Lê Quốc Hùng:

Chưa có báo cáo hay bằng chứng cụ thể về virus lây lan qua dụng cụ ăn uống thông thường. Nhưng tôi xin trả lời theo suy luận logic. Khi người bệnh ho, thở, có giọt bắn ra bên ngoài, bắn vào các vật dụng, dụng cụ, bao gồm tô chén đĩa muỗng… Nếu như bạn tiếp xúc phải, rồi chạm lên miệng, mũi… thì khả năng lây nhiễm là có. 

Theo tôi, quan trọng nhất vẫn là việc tuân thủ đúng phương pháp phòng hộ cá nhân. Vật dụng nào các bạn nghi ngờ thì không nên tiếp xúc. Còn lại, vật dụng nấu chín ở nhiệt độ 80-100 độ C trong 5 phút thì có thể diệt được virus.

– Nếu tôi bị nhiễm virus corona thì lấy cách chữa bệnh viêm phổi để chữa được không? Cảm ơn! (Đặng Thị Hoa, 36 tuổi, Huyện Hóc Môn)

– Tiến sĩ Lê Quốc Hùng:

Đây là câu hỏi thú vị nhưng khó trả lời. Vì bản thân viêm phổi với y tế chúng tôi có nhiều tác nhân. Thường gặp nhất là do vi trùng, kế đến là do virus và vi nấm. Tất cả tác nhân này đều làm tổn thương niêm mạc phổi, nếu không chữa kịp thời, cơ thể yếu, không có đề kháng, thì nó sẽ tàn phá phổi khiến không thể đảm bảo chức năng hô hấp. Con người ta chết là vì vậy.

Do đó, việc chữa bằng viêm phổi chung chung thì không biết là viêm phổi nào, cần phải nói rõ. Nếu do vi khuẩn thì dùng kháng sinh. Nếu do vi nấm thì dùng kháng nấm. Cỏn nếu do virus thì rất đáng tiếc là phần lớn không có thuốc điều trị. Do đó nếu dùng phương pháp điều trị viêm phổi do vi khuẩn thì kháng sinh hoàn toàn không có tác dụng gì với virus. Nếu dùng thuốc kháng nấm cũng không có tác dụng gì cả. Do vậy, việc tự điều trị tại nhà là hoàn toàn không nên. Cần thực hiện xét nghiệm để xác định nguyên nhân và điều trị. 

Xin thông báo thêm cho độc giả, theo thông tin của bài nghiên cứu khoa học từ các nhà khoa học Trung Quốc đăng ngày 30/1, chỉ có 27% người bệnh tới bệnh viện trong vòng 2 ngày sau khi xuất hiện triệu chứng. Còn lại, đến ngày thứ 5, thậm chí sau một tuần, họ mới tới bệnh viện. Điều này khiến tỷ lệ tử vong cao. Do đó, tốt nhất, các bạn nên đến cơ sở y tế để họ có đủ chuyên môn xét nghiệm và phân loại.

– Tôi vừa đọc thông tin chó mèo vật nuôi cũng có thể trở thành vật trung gian truyền bệnh. Có nghĩa là chó mèo vật nuôi tiếp xúc với người bệnh sau đó chó mèo vật nuôi mang virus ấy truyền cho người. Vậy cho hỏi thông tin đó có chính xác không ah? Xin cám ơn! (halynh1987, 32 tuổi, Q3. Tp HCM)

– Tiến sĩ Lê Quốc Hùng:

Chó mèo động vật trong môi trường hoang dã mới thường có virus. Tất nhiên vẫn có một tỷ lệ nào đó khiến vật nuôi của chúng ta tiếp xúc với môi trường hoang dã, ví dụ nhà chúng ta sống ở miền núi. Còn nếu ở thành phố thì khả năng lây rất thấp.

Tuy nhiên khi bùng phát dịch như ở Vũ Hán, thì chuyện vật nuôi nhiễm rất có thể và đây cũng có thể là nguồn tiếp tục lây lan. Các nhà y tế dự phòng sẽ điều tra để xác định nguồn lây, nếu nghi ngờ thì lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm, từ đó biết có hay không.

Tựu chung lại, tùy thuộc môi trường, địa điểm và hoàn cảnh sống có đang nằm trong vùng dịch hay không. Còn nếu đang trong một thành phố thông thường như TP HCM thì khả năng lây nhiễm vô cùng khó.

– nCoV có sống trong không khí? Tỷ lệ khỏi bệnh, tỷ lệ tử vong do nCoV. So sánh với các dịch bệnh truyền nhiễm khác. (Nguyễn Thảo Ly, 27 tuổi, Hà Đông, Hà Nội)

– Phó giáo sư Phan Trọng Lân:

Với lý thuyết chung về virus corona, ví dụ SARS-CoV có thể sống sót bên ngoài cơ thể tương đối bền vững, nhất là trong điều kiện nhiệt độ thấp, thời tiết mát và lạnh. SARS-CoV có thể tồn tại tới 3-4 ngày trên các vật liệu gỗ, vải, giấy, kim loại, da; 4-5 ngày trong nước bọt và chất thải của bệnh nhân. Virus có thể tồn tại với độ lực cao ở 4-20 độ C trong 5 ngày; chỉ mất khả năng lây nhiễm sau 30 phút (ở 56 độ C). Tia cực tím (UV) và các hóa chất khử trùng y tế ở nồng độ thông thường có thể diệt được virus trong vòng 60 phút. Tuy nhiên, còn nhiều đặc điểm về sự bền vững của virus mới corona chưa được chứng minh trong thực nghiệm.

nCoV gây bệnh trên người với các triệu chứng từ nhẹ như cảm cúm thông thường đến bệnh nặng viêm phổi, suy hô hấp và tử vong. Các dữ liệu giám sát hiện nay cho thấy tỷ lệ bệnh nhân nặng là 16% và tỷ lệ tử vong là 2,2% – nghĩa là 100 người bệnh có 16 người bệnh nặng và hơn 2 trường hợp tử vong. Những trường hợp tử vong hiện nay do 2019-nCoV tập trung chính trên nhóm đối tượng người già, người có bệnh lý nền mạn tính như đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh phổi, ung thư.

Tỷ lệ tử vong do nCoV cao hơn các bệnh nhiễm trùng hô hấp thông thường như cúm mùa (0,15-0,25%). Hiện nay, số ca tử vong liên quan nCoV nhiều một phần do số ca mắc gia tăng rất nhanh. Thực tế khi so sánh với các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác cho thấy tỷ lệ tử vong liên quan nCoV thấp hơn rất nhiều với bệnh do coronavirus khác, thấp hơn gần 5 lần so với dịch SARS-CoV-2003 (10%), 17 lần so với dịch MERS-CoV (34,4%) và thấp hơn 30 lần so với cúm gia cầm A/H5N1 (60%) hay 20-35 lần so với Ebola (40-70%).

– Thưa tiến sĩ Lê Quốc Hùng, chủng virus mới này gây viêm phổi như thế nào và nguy hiểm ra sao? Người già, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và những đối tượng có tiền sử bệnh phổi cần phải lưu ý điều gì để phòng tránh tốt nhất, nếu mắc phải họ sẽ được điều trị như thế nào? (Phu Nguyen, 30 tuổi, Bến Cát Bình Dương)

– Tiến sĩ Lê Quốc Hùng:

Cũng như những câu hỏi trước, nCoV này thuộc dòng họ coronavirus. Trong họ này, hai vụ dịch trước đây là SARS và MERS đều gây hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt trên bệnh nhân trẻ nhỏ, người già, người có bệnh mạn tính sẵn. Sự tàn phá của nó bởi nói chung có độc lực khá cao. Số lượng người tăng nhanh, cũng như số người tử vong.

Theo báo cáo gần đây, mức độ độc của nCoV cho đến nay chưa vượt quá độc lực của SARS và MERS-CoV. Đây cũng là một điểm mà chúng ta tạm yên tâm. Tuy nhiên, sự thay đổi của nCoV cũng biến thiên nhanh. Lúc ban đầu, chúng ta thấy WHO đánh giá mức độ nặng của nCoV cho rằng đây chỉ là cảnh báo ở khu vực, sau đó là cảnh báo quốc gia. Chỉ sau một thời gian ngắn, đã chuyển sang cảnh báo toàn cầu. Đến giờ, sự hiểu biết đầy đủ chính xác rõ nét về virus này thì cũng chưa chắc 100%.

Tỷ lệ nhiễm bệnh, lây bệnh là 2,2, tức một người lây cho 2,2 người trong giai đoạn đầu (tháng 12 và đầu tháng 1). Cứ mỗi 7 ngày thì tăng gấp đôi số người bị dịch. Đó là giai đoạn đầu. Nhưng tôi thấy hiện nay không còn chính xác. Theo tôi quan sát, số lượng bệnh tăng gấp nhiều lần mỗi ngày chứ không chỉ mỗi tuần. Chính vì vậy, chúng ta phải rất cảnh giác trong vấn đề virus có thể biến đổi chủng trong khi dịch đang diễn ra. 

Tiến sĩ Lê Quốc Hùng. Ảnh: Hữu Khoa
Tiến sĩ Lê Quốc Hùng. Ảnh: Hữu Khoa.

– Kinh nghiệm chống các dịch truyền nhiễm trước đây áp dụng vào dịch viêm phổi nCoV như thế nào? (Bùi Duy Khanh, 45 tuổi, Âu Cơ, Tây Hồ, Hà Nội)

– Phó giáo sư Phan Trọng Lân:

Bệnh gây ra do 2019-nCoV là bệnh mới. Do vậy, mục đích đầu tiên là cố gắng làm chậm quá trình xâm nhập, kéo dài thời gian để biết rõ hơn dịch tễ học của bệnh bằng cách phát hiện ca bệnh ngay tại các cửa khẩu. Các cửa khẩu đã triển khai việc tầm soát thân nhiệt hành khách đi về từ vùng dịch qua máy đo thân nhiệt từ xa để phát hiện hành khách biểu hiện bất thường về sức khỏe và tăng thân nhiệt.

Ngoài ra, thực hiện đồng thời hoạt động phát hiện sớm, chẩn đoán đúng ca bệnh trong cộng đồng, từ đó đáp ứng nhanh ngay cả trên các trường hợp nghi ngờ nhằm xác định sớm danh sách người tiếp xúc, theo dõi và phát hiện sớm đưa vào diện ca bệnh nếu có biểu hiện nghi ngờ.

Các trường hợp phát hiện nghi ngờ nhiễm bệnh đều được đưa vào diện cách ly tại cơ sở y tế đến khi hồi phục. Đồng thời, cộng đồng cùng tham gia phòng dịch bằng cách thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng ngừa cá nhân.

Để đảm bảo thành công cho công tác chống dịch lần này, cần có sự cam kết chính trị cao nhất, cần sự tham gia đồng bộ từ trung ương đến địa phương cùng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, trong đó y tế đóng vai trò nòng cốt về chuyên môn.

– Nhiều người cho rằng chỉ duy nhất có Viện Pasteur TP HCM có đầy đủ cấu trúc gene virus này và bày tỏ sẵn sàng chia sẻ với giới khoa học thế giới để cùng nghiên cứu nó. Ông nói thế nào về điều này? (Nguyễn Thúy Quỳnh, 25 tuổi, Hà Nội)

– Phó giáo sư Phan Trọng Lân:

Thành tựu khoa học không phải là của riêng cá nhân, tổ chức hay quốc gia nào, mà là của nhân loại, luôn được chia sẻ chung, sớm nhất cho cộng đồng và nhà khoa học có thể để phục vụ cho các công trình nghiên cứu tiếp theo, xa hơn, tiên tiến hơn.

Tuy nhiên phải đảm bảo quyền lợi các bên, các tổ chức quốc tế khi sử dụng vào những mục đích nghiên cứu, công bố, thương mại cũng đều cần sự đồng thuận của nơi gửi đi là Viện Pasteur.

Tình trạng bệnh nhân hiện như thế nào? Dấu hiệu ban đầu khi phát hiện bệnh? Khi bệnh có những dấu hiệu nguy hiểm nào? Khả năng điều trị là bao nhiêu? Khi bị nhiễm bệnh thì có thể kéo dài tới bao lâu? (Lưu Văn Phúc, 21 tuổi, Bình Dương)

– Tiến sĩ Lê Quốc Hùng:

Tình trạng bệnh nhân hiện như thế nào? 

Hai bệnh nhân tại Chợ Rẫy đã hoàn toàn khỏe mạnh. Hai bố con người Trung Quốc âm tính với virus, người bố xét nghiệm âm tính với nCoV hôm 30/1 và cần tiếp tục xét nghiệm lần nữa. 

Dấu hiệu ban đầu khi phát hiện bệnh?

Bạn nên nhớ ba triệu chứng quan trọng nhất là sốt, ho và cảm thấy nặng ngực, khó thở.

Khi bệnh, có những dấu hiệu nguy hiểm nào? 

Khi bạn có triệu chứng trên thì đã nguy hiểm và cần cách ly điều trị.

Khả năng điều trị là bao nhiêu?

Hiện nay, mỗi nơi sẽ có một mức độ khác nhau. Ví dụ ở Chợ Rẫy tiếp nhận hai ca thì điều trị hết hai ca. Nhưng ở Trung Quốc lượng tử vong lại khá lớn, tỷ lệ chung là không vượt quá 3%. Tuy nhiên sự biến đổi chủng có thể tăng lên rất nhanh, tỷ lệ này có thể tăng lên bất cứ lúc nào. Còn tùy vào việc người dân hiểu biết thế nào, tới bệnh viện sớm hay muộn. Nếu bạn tự điều trị tại nhà và đến bệnh viện quá trễ thì tỷ lệ tử vong cao.

Khi bị nhiễm bệnh thì có thể kéo dài tới bao lâu?

Từ 7-10 ngày, theo kinh nghiệm điều trị của chúng tôi và các bác sĩ ở Trung Quốc.

– Làm thế nào để phân biệt cúm corona với các bệnh hô hấp khác như hen suyễn, viêm họng…? (Trang Hai Dang, 30 tuổi, 588 tỉnh lộ 10 phường bình trị đông quận Bình Tân)

– Tiến sĩ Lê Quốc Hùng:

Câu hỏi này thuộc vấn đề chuyên môn, tuy nhiên bạn có thể phân biệt đơn giản. Là hen suyễn có thể khó thở nhưng không sốt, còn viêm phổi do nCoV thì có sốt trước rồi sau đó có các triệu chứng khác.

– Ông đánh giá như thế nào về thành công của bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy điều trị ca nCoV đầu tiên? Tại sao sau thành công này, các chuyên gia ở Pasteur và Chợ Rẫy đã chia sẻ ngay trên tạp chí The New England Journal of Medicine? (Giang Thúy Anh, 40 tuổi, Hoàng Mai, Hà Nội)

– Phó giáo sư Phan Trọng Lân:

Trước đây, khi đa số ca bệnh có liên quan đến chợ hải sản ở Vũ Hán, nCoV được cho rằng chỉ lây truyền từ động vật sang người, và có rất ít bằng chứng về việc lây từ người sang người. Nay, công bố này của Viện Pasteur TP HCM và Bệnh viện Chợ Rẫy trên tạp chí The New England Journal of Medicine đã chứng minh cho việc lây lan người qua người đầu tiên ngoài Trung Quốc. Công bố này đã góp thêm vào bức tranh dịch tễ học về nCoV trên thế giới.

– Ông bố Trung Quốc bay từ Vũ Hán vào Hà Nội, từ Hà Nội vào Nha Trang sau đó mới sốt, từ Nha Trang vào TP HCM, Long An. Nguy cơ lây nhiễm như thế nào cho từng giai đoạn? Giai đoạn ủ bệnh bao lâu, có nguy cơ lây nhiễm không trong giai đoạn này? Trường hợp nào cần cách ly? Người tiếp xúc với người bệnh, nghi bệnh nhưng không có triệu chứng bệnh, có cần cách ly không? (Nguyễn Thị Thương, 24 tuổi, Thanh Hóa)

– Phó giáo sư Phan Trọng Lân:

Bất cứ lúc nào bệnh nhân còn mang virus gây bệnh thì có nguy cơ lây nhiễm cho người khác. Nguy cơ lây nhiễm tăng cao nhất khi bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng, có dịch xuất tiết.

Trong trường hợp này, những người tiếp xúc gần với 2 bệnh nhân đều đã được lập danh sách, theo dõi hàng ngày. Đến nay, những người tiếp xúc vẫn còn đang trong thời gian theo dõi và trong tình trạng khỏe mạnh.

Sắp tới, Viện Pasteur TPHCM phối hợp với Bệnh viện Chợ Rẫy lấy mẫu xét nghiệm tất cả nhân viên y tế đã chăm sóc cho bệnh nhân để theo dõi và nghiên cứu xác định tình trạng lây nhiễm trong nhân viên y tế nếu có.

– Cần bao lâu thời gian để có kết quả xét nghiệm nCoV, có nên xét nghiệm tất cả người nghi nhiễm không? (Nguyễn Mai Anh, 30 tuổi, Lạng Sơn)

– PGS Phan Trọng Lân:

Với những tác nhân gây bệnh mới phát hiện như nCoV này, kỹ thuật xét nghiệm không ngừng được nghiên cứu phát triển theo tiến bộ khoa học công nghệ. Khi mới định danh ra tác nhân gây bệnh, phải sử dụng kỹ thuật giải mã trình tự gen để chẩn đoán bệnh, mất khoảng 72 tiếng đồng hồ cho một lần chẩn đoán. Chỉ sau đó một tuần, thế giới đã có kỹ thuật chẩn đoán mới chỉ mất khoảng 4-6 giờ bằng kỹ thuật sinh học phân tử (Realtime RT-PCR). Hiện nay, nhà khoa học thế giới đang gấp rút nghiên cứu kỹ thuật xét nghiệm nhanh, có thể chỉ mất không quá 30 phút là có thể cho kết quả chẩn đoán.

– Thưa bác sĩ, nCoV có lây qua giác mạc không ạ? em nghe thông tin này hoang mang quá. (Thu Trịnh, 33 tuổi, Thái Nguyên)

– Tiến sĩ Lê Quốc Hùng:

Về lý thuyết, khi nhiễm virus vào vùng giác mạc, khả năng lây nhiễm vẫn có. Ví dụ nếu trong vòng 2 mét, người nhiễm virus ho trúng vào mắt, virus tiếp xúc giác mạc, thì vẫn có thể lây nhiễm. Còn nếu khoảng cách trên 2 mét thì khả năng rất thấp. Tuy nhiên với nCoV, đến nay chưa có bằng chứng cho con đường lây truyền này. 

– Có thể kiểm tra một người nhiễm nCoV bằng cách nào? Và thú cưng có lan truyền nCoV không? Thưa bác sĩ (Nguyễn Mai Ngọc, 28 tuổi, Yên Bái)

– Phó giáo sư Phan Trọng Lân:

Virus corona nói chung có thể truyền từ động vật có vú sang động vật có vú. Thú cưng có thể bị lây nhiễm virus từ động vật hoang dã. Vì vậy cần phải đề phòng với tất cả động vật có vú. Do đó, về mặt lý thuyết, thú cưng thuộc nhóm động vật có vú đều có thể lây truyền virus corona qua người.

Tuy nhiên, Tổ chức Y tế Thế giới cho rằng chưa có bằng chứng nào cho thấy vật nuôi như chó và mèo có thể bị nhiễm virus này.

– Bác sĩ vui lòng giải thích rõ mất khả năng lây nhiễm trong 30 phút nghĩa là sao? Như bác sĩ nói ở trên, virus tồn tại đc 3- 4 ngày cơ mà ạ? (Hòa Đặng, 38 tuổi, Hà Nội)

– Tiến sĩ Lê Quốc Hùng:

Tùy theo môi trường, nhiệt độ, các điều kiện về độ ẩm thì nó sẽ có khả năng sống khác nhau. Ví dụ như trong nhiệt độ thích hợp dưới 25 độ C, trong dung dịch, trong các loại nước, virus này có khả năng sống tới một vài ngày. Nhưng nếu trong môi trường ví dụ như có ánh nắng, có tia cực tím, có nhiệt độ lên đến hơn 30 độ, thì khi ra khỏi vùng hầu họng, chỉ cần vài ba phút là nó chết rồi. Vì vậy, thời gian sống của virus này phụ thuộc nhiều vào điều kiện bên ngoài.

– Tôi muốn biết học sinh kể cả trẻ mầm non ngồi trong lớp bị cô giáo bảo đeo khẩu trang 4-5 tiếng liền. Điều này có cần thiết không? Có tác dụng ngược gì không thưa bác sĩ? (Nguyễn Nhật Minh, 36 tuổi, Tây Hồ, Hà Nội)

– Phó giáo sư Phan Trọng Lân:

Theo Chỉ thị 06 của Thủ tướng, người dân cần đeo khẩu trang tại nơi công cộng và hạn chế du xuân, tham gia lễ hội nhằm phòng tránh bệnh truyền nhiễm và bụi bẩn trong không khí vừa để bảo vệ cho chính người mang và những người xung quanh. Ngoài ra, người dân cần đeo khẩu trang nếu thấy có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh mà phải tiếp xúc người khác, cần đeo khẩu trang; khi chăm sóc người bệnh.

Để phát huy hiệu quả, cần đeo khẩu trang đúng cách. Đeo khẩu trang phải che kín miệng, mũi. Tránh sờ vào khẩu trang khi đang đeo và sau khi sử dụng (như tháo bỏ khẩu trang). Khẩu trang đang dùng bị hấp hơi hoặc ẩm thì phải lập tức thay bằng khẩu trang mới. Loại bỏ khẩu trang ngay sau khi sử dụng.

Người dân cần tuân thủ sử dụng khẩu trang đúng cách theo khuyến cáo của Bộ Y tế trong mọi trường hợp. Việc sử dụng sai mục đích có khả năng làm tăng lan truyền bệnh dịch.

– Mong Tiến sĩ Hùng cho tôi biết một số khuyến cáo trong tình hình hiện nay thì người dân nên lưu ý gì để phòng ngừa cũng như chữa bệnh hiệu quả ạ? Tôi xin cảm ơn! (Ngọc Huyền, 30 tuổi, TP HCM)

– Tiến sĩ Lê Quốc Hùng:

Bên cạnh những thông tin chi tiết như chúng tôi đã đề cập ở trên, tôi xin tóm tắt lại, để đảm bảo sức khỏe cá nhân và góp phần phòng chống dịch tại Việt Nam, mỗi người dân nên có động thái tự trang bị kiến thức và thực hiện các biện pháp phòng ngừa theo hướng dẫn.

Thứ nhất, cần thực hiện đầy đủ và nghiêm túc việc phòng ngừa nhiễm virus theo khuyến cáo do Bộ Y tế đã đưa ra như mang khẩu trang, rửa tay bằng dung dịch khử khuẩn thường xuyên… Thứ hai, tôi cũng xin nhắc lại, phải theo dõi thường xuyên thông tin để nắm bắt tình hình, diễn biến của vụ dịch; đồng thời cập nhật những thông tin mới về virus, những biện pháp phòng ngừa và điều trị, kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới. 

Thứ ba, thông tin hiện nay của Bộ Y tế nói riêng và Chính phủ nói chung đang rất minh bạch và kịp thời. Người dân nên theo dõi thông tin trên báo đài chính thống, tránh nghe theo thông tin lan truyền thất thiệt, dẫn đến hiểu biết sai lầm.

Kế đến, nếu không may chúng ta có những triệu chứng nhiễm virus, ngay lập tức đến cơ sở y tế, tránh tự điều trị tại nhà hay dùng phương pháp dân gian, điều này có thể gây biến chứng và làm cho tình trạng bệnh nặng hơn. Khi vào bệnh viện, chúng ta cố gắng phối hợp với nhân viên y tế trong việc cách ly để đảm bảo chữa bệnh hiệu quả cho chính mình và phòng ngừa lây lan cho chính gia đình bạn cũng như cộng đồng.

Xin cảm ơn câu hỏi của bạn, sự quan tâm của quý độc giả trong buổi tư vấn hôm nay. Rất mong độc giả chú ý để giữ gìn, phòng ngừa cho sức khỏe của chính chúng ta, của gia đình và tất cả người xung quanh. 

VnExpress – Vnexpress

Rate this post

Làm đẹp

NTK Cường Đàm tôn vinh những nét đẹp truyền thống Việt Nam thông qua show diễn thời trang đương đại

Đã đăng

 ngày

Bởi

Sau nhiều năm làm nghề, NTK Cường Đàm quyết định ghi dấu ấn trong hành trình thời trang của mình bằng dự án có quy mô khủng mang tên INFLOWING. Không chỉ là show trình diễn thời trang, INFLOWING còn là Tuần lễ Thời trang và Nghệ thuật tôn vinh quá trình sáng tạo và những giá trị văn hoá Việt.

Hé lộ hình ảnh ấn tượng trong BST INFLOWING sắp ra mắt của NTK Cường Đàm
Hé lộ hình ảnh ấn tượng trong BST INFLOWING sắp ra mắt của NTK Cường Đàm

Cường Đàm không còn là cái tên xa lạ trong giới thời trang Việt. Anh là Nhà sáng lập, đồng thời là Giám đốc Sáng tạo của thương hiệu thời trang CHATS by C.DAM – thương hiệu có thâm niên hoạt động lâu năm với các thiết kế mang tinh thần tối giản.

NTK Cường Đàm từng được giới chuyên môn thời trang công nhận và khen ngợi trên báo L’Officel Singapore
NTK Cường Đàm từng được giới chuyên môn thời trang công nhận và khen ngợi trên báo L’Officel Singapore

Xuất phát từ nền tảng là một kiến trúc sư với nhiều giải thưởng Quốc Gia, NTK tiếp cận sự sáng tạo dựa trên lối tư duy logic về bố cục – hình khối – màu sắc của nghệ thuật Kiến Trúc. Những tư duy sáng tạo này tiếp tục được phát triển tại Học Viện Thời Trang London (LCDF) – nơi NTK đã khai phá góc nhìn nghệ thuật của mình với những thiết kế dựa trên tinh thần đuơng đại với nguồn cảm hứng từ văn hoá Việt. Nổi bật trong sự nghiệp của NTK là sự thành công của show diễn “The Warriors in Yoshiwara” được diễn ra trong khuôn khổ tuần lễ thời trang LCDF năm 2020 được giới mộ điệu thời trang đón nhận.

Trong suốt sự nghiệp của NTK, anh đã đồng hành cùng nhiều gương mặt có tầm ảnh hưởng như hoa hậu Lương Thùy Linh, fashionista Quỳnh Anh Shyn, Tú Hảo, MC Liêu Hà Trinh,.…..Đặc biệt, Cường Đàm từng đồng hành cùng Kim Duyên trong hành trình chinh phục sắc đẹp Miss Universe 2021. Gần đây nhất, Hồ Ngọc Hà cũng ưu ái lựa chọn thiết kế của anh làm trang phục trình diễn tại Vietnam International Fashion Week. Được biết, phục trang của Hà Hồ là một trong những thiết kế thuộc bộ sưu tập “INFLOWING” sẽ được ra mắt vào ngày 13 tháng 6 trong show diễn cùng tên của Cường Đàm.

Hồ Ngọc Hà mở màn VIFW trong trang phục sắp ra mắt của BST “INFLOWING”
Hồ Ngọc Hà mở màn VIFW trong trang phục sắp ra mắt của BST “INFLOWING”

Được ấp ủ ý tưởng trong nhiều năm, NTK tổ chức Tuần lễ Thời trang và Nghệ thuật INFLOWING với mong muốn truyền tải giá trị văn hoá Việt thông qua ngôn ngữ thời trang và nghệ thuật. Dự án bao gồm đêm diễn thời trang ra mắt bộ sưu tập mới và tuần lễ trưng bày quá trình nghiên cứu, sáng tạo dày công của các thiết kế. Đây là dự án gây tò mò bởi ý tưởng, hình ảnh độc đáo, tạo ra không gian giao thoa giữa Thời trang và Nghệ thuật sắp đặt, nhằm tôn vinh các giá trị văn hoá Việt.

Nổi bật trong chuỗi sự kiện Tuần lễ Thời Trang và Nghệ Thuật INFLOWING là show diễn thời trang ra mắt bộ sưu tập cùng tên, đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ của NTK Cường Đàm trong hành trình thời trang. Show diễn Thời trang INFLOWING được tổ chức với số lượng khách mời giới hạn trong 100 người, quy tụ nhiều tên tuổi lớn trong giới giải trí, từ những nghệ sĩ hàng đầu với phong cách thời trang ấn tượng, đến những fashionista đình đám….. Được đầu tư kỹ lưỡng về âm thanh, ánh sáng, sàn diễn,  đêm diễn hứa hẹn tạo ra không gian không thua kém các sàn diễn Quốc tế. Cùng với đó là sự dẫn dắt của những nhân vật có tiếng trong giới chuyên môn, show diễn được kì vọng sẽ tạo ra tiêu chuẩn thẩm mĩ mới trên sàn runway. Ngoài ra, dự án còn có sự góp mặt của các nhà tài trợ lớn như nhà vận chuyển chính thức Pacific Airline, team makeup nổi tiếng Hà thành của makeup artist Tú Tạ, thương hiệu tinh dầu thơm nổi tiếng Kodo,… Đặc biệt, trang báo chuyên ngành nổi tiếng L’Officiel là nhà bảo trợ truyền thông chính thức của sự kiện.

Tuần lễ Thời trang Nghệ thuật INFLOWING được diễn ra ngày 13/6/2022 tại trung tâm nghệ thuật VCCA, Royal City, Hà Nội
Tuần lễ Thời trang Nghệ thuật INFLOWING được diễn ra ngày 13/6/2022 tại trung tâm nghệ thuật VCCA, Royal City, Hà Nội

Với INFLOWING, NTK Cường Đàm tiếp tục khai thác các giá trị văn hóa Việt Nam và sáng tạo bằng tư duy tiệm cận với thế giới, đem đến cái nhìn tương lai. INFLOWING với 42 thiết kế mang “nguồn nguyên liệu” sơ cấp mộc mạc, dung dị, đậm tính truyền thống dân tộc như hạt gạo, bó lúa, nón, áo yếm, áo tứ thân… được Cường Đàm phát triển và biến đổi thành dòng thời trang cao cấp, bền vững và đương đại. Tính tương lai được truyền tải rõ nét qua phom dáng đột phá, kết cấu phá cách và gam màu trẻ trung, thể hiện sự khác biệt trong tầm nhìn thời trang của NTK. Bộ sưu tập lần nữa khắc họa lòng tự hào về những giá trị truyền thống, với mong muốn nối dài đến nghệ thuật hiện đại và vươn tầm quốc tế

Trang phục trong BST INFLOWING được lấy cảm hứng từ quan niệm Âm Dương của văn hoá Việt Nam
Trang phục trong BST INFLOWING được lấy cảm hứng từ quan niệm Âm Dương của văn hoá Việt Nam
Các bộ trang phục còn thể hiện tính phi kết cấu, phi giới tính, tầm nhìn hướng về tương lai và tính quốc tế của C.Dam
Các bộ trang phục còn thể hiện tính phi kết cấu, phi giới tính, tầm nhìn hướng về tương lai và tính quốc tế của C.Dam

Vượt ngoài khuôn khổ của một sự kiện Thời trang, dự án còn là Tuần lễ Nghệ thuật trưng bày quá trình dày công nghiên cứu, sáng tạo trong không gian triển lãm quy mô. Điều này không chỉ tôn vinh mạnh mẽ giá trị sáng tạo mà còn thể hiện sự trân trọng sâu sắc với chất xám của đội ngũ nhân sự từ NTK Cường Đàm. Từ đó, NTK trẻ mong muốn công chúng có cách nhìn nhận giàu giá trị học thuật hơn về thời trang, thay vì đặt nặng tính giải trí.

Với mong muốn tạo sức ảnh hưởng mạnh mẽ, đưa thời trang và văn hoá nước nhà đến gần hơn với bạn bè quốc tế, Tuần lễ Thời trang và Nghệ thuật INFLOWING  hứa hẹn sẽ trở thành tiêu điểm trong tháng 6 năm nay như một sự kiện kéo dậy sức sống của làng mốt sau khoảng thời gian dài ảnh hưởng bởi đại dịch COVID.

     TUẦN LỄ THỜI TRANG VÀ NGHỆ THUẬT INFLOWING                Thời gian: 13/06/2022 – 19/06/2022                Địa điểm: Trung tâm Nghệ thuật Đương đại VCCA – Royal City                Fanpage: https://www.facebook.com/cdam.official

Rate this post
Đọc tiếp

Làm đẹp

Ca mắc mới ở Đà Nẵng tăng cao kỷ lục, hơn gấp đôi đỉnh dịch đợt 4

Đã đăng

 ngày

Bởi

Trong ngày 12-12 Đà Nẵng ghi nhận 442 ca mắc COVID mới. Đây là số ca mắc mới ghi nhận trong ngày cao nhất từ trước đến nay tại thành phố này, nhiều hơn gấp đôi so với đỉnh dịch đợt 4.
Ca mắc mới ở Đà Nẵng tăng cao kỷ lục, hơn gấp đôi đỉnh dịch đợt 4 - Ảnh 1.
Hướng dẫn người dân cách ly tại phường Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng – Ảnh: TRƯỜNG TRUNG

Chiều 12-12, Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 thành phố Đà Nẵng cho biết trong ngày ghi nhận tổng cộng 442 ca mắc mới. Trong đó có 304 ca đang cách ly, 32 ca trong khu phong tỏa, 106 ca chưa cách ly.

Hầu hết các ca mắc mới được ghi nhận trong ngày đều là F1 của các F0 là công nhân Công ty Matrix (đóng tại quận Liên Chiểu, Đà Nẵng).

Công ty Matrix là đơn vị đã phát hiện ra cùng lúc hơn 100 ca mắc mới vào những ngày trước đó.

Đánh giá nguyên nhân có số ca mắc lớn (hơn 200 ca tại Công ty Matrix), lãnh đạo quận Liên Chiểu cho rằng các phân xưởng là môi trường kín, sử dụng điều hòa chung trong xưởng, do vậy khi có ca bệnh thì rất dễ phát tán và lây lan mầm bệnh cho nhiều công nhân khác.

Ngoài ra, đa phần là công nhân thuê nhà trọ ở chung với nhau và thường xuyên có sự tiếp xúc gần trong cùng dãy trọ, do vậy khi trong dãy trọ có ca F0 thì thường lây cho nhiều người dẫn đến số ca mắc tăng cao.

Từ 12h ngày 12-12, UBND quận Liên Chiểu đã quyết định chuyển cấp độ dịch đối với phường Hòa Khánh Bắc (nơi đóng chân Công ty Matrix) lên thành vùng cấp 4 (nguy cơ rất cao, tương ứng với màu đỏ).

Tại buổi làm việc với quận Liên Chiểu, ông Nguyễn Văn Quảng, bí thư Thành ủy Đà Nẵng, đánh giá dịch diễn ra ở những nơi có nguy cơ cao như chợ, khu công nghiệp, khu dân cư, đồng thời tốc độ gia tăng của F0 cao hơn đợt dịch trước.

Điều này cho thấy sự chủ quan của người dân trong việc tuân thủ quy định “5K” dẫn đến lây lan nhanh. Một phần hiện nay do không còn thực hiện các biện pháp hành chính mạnh như trước khi thành phố chuyển sang điều kiện thích ứng linh hoạt, an toàn, hiệu quả…

Ông Quảng yêu cầu quận Liên Chiểu phải xác định mục tiêu quan trọng thời gian tới là kiểm soát, kiềm chế sự gia tăng của dịch bệnh. Do vậy đã yêu cầu quận Liên Chiểu tập trung dập các ổ dịch hiện có, ngăn chặn sự lây lan ra diện rộng.

Trong đó phải tập trung xử lý triệt để các khu phong tỏa nhằm sàng lọc hết F0, tiếp tục rà soát lại các đối tượng chưa tiêm vắc xin phòng COVID-19, nhất là người có nguy cơ cao.

Theo TRƯỜNG TRUNG – Tuổi Trẻ

Rate this post
Đọc tiếp

Bí quyêt

Thói quen nhiều người mắc phải khiến làn da bị lão hóa sớm

Đã đăng

 ngày

Bởi

Lão hóa da là dấu hiệu dễ nhận biết nhất về quá trình lão hóa của cơ thể con người. Vậy bạn đã biết những gì về lão hóa da? Bác sĩ CKI Nguyễn Thu Trang – Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn sẽ chia sẻ về sự thật của lão hóa da mà không phải ai cũng biết.

MC Mai Thu Huyền và bác sĩ Nguyễn Thu Trang.
MC Mai Thu Huyền và bác sĩ Nguyễn Thu Trang.

Nhắc đến lão hóa da, người ta sẽ nghĩ ngay đến các sản phẩm làm chậm quá trình lão hóa. Tuy nhiên, nhiều người chỉ sử dụng sản phẩm theo lời quảng cáo chứ hiếm khi tìm hiểu tường tận về quá trình lão hóa da cũng như thấu hiểu cơ thể để có cách khắc phục tốt hơn vấn đề lão hóa da.

Lão hóa da là quá trình gây ra do tuổi tác, những tế bào chất bị phá hủy cộng dồn lâu ngày dẫn đến rối loạn chức năng  của tế bào, gây tổn thương và già yếu mà biểu hiện rõ nhất là nếp nhăn, các đốm đồi mồi trên da.

Những sự thật về lão hóa có thể bạn chưa biết Có nhiều nguyên nhân gây lão hóa da như do di truyền, môi trường sống và làm việc không an toàn, thói quen sống kém lành mạnh,… Dựa vào các yếu tố này, làn da của bạn có thể xuất hiện dấu hiệu lão hóa từ tuổi 25 như nếp nhăn, tàn nhang.

Từ tuổi 25, da đã bắt đầu có dấu hiệu lão hóa.
Từ tuổi 25, da đã bắt đầu có dấu hiệu lão hóa.

Việc sử dụng các chất kích thích uống rượu bia, hút thuốc lá thường xuyên sẽ làm da xấu hơn và nếp nhăn sâu hơn. Những người có thói quen tắm nắng nhưng không biết cách bảo vệ da trước ánh nắng cũng dễ khiến làn da già trước tuổi.

Các thói quen xấu như ngủ nghiêng, cau mày, nheo mắt dễ làm da xuất hiện nhiều nếp nhăn. Khi bạn rửa mặt quá nhiều, hơn 2 lần mỗi ngày dễ dàng làm da bị khô, mất độ ẩm và đây cũng là dấu hiệu lão hóa da.

Làm thế nào để làm chậm quá trình lão hóa da

Lão hóa da là quá trình tất yếu của cơ thể nên chúng ta chỉ có thể làm chậm chứ không thể ngăn chặn hoàn toàn điều này. Từ tuổi 25 trở đi, mỗi một năm chúng ta sẽ mất đi khoảng 1% collagen, khả năng giữ nước của tế bào kém và mức độ tái tạo tế bào mới chậm hơn. Khi sử dụng vitamin C, chất dưỡng ẩm trong kem dưỡng trong thời gian đủ dài sẽ giúp cải thiện độ sáng, săn chắc của da làm giảm một số nếp nhăn nhỏ trên da, da mịn màng và phục hồi tổn thương tốt hơn. Gần đây, trào lưu sử dụng retinol để ngăn ngừa lão hóa da nhẹ. Việc sử dụng kem chống nắng cũng là bí quyết hạn chế tiến trình lão hóa trên da rất hiệu quả.

Bôi kem chống nắng là thói quen tốt để làm chậm quá trình lão hóa da.
Bôi kem chống nắng là thói quen tốt để làm chậm quá trình lão hóa da.

Tuy nhiên, việc tự ý mua và sử dụng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc hoặc không phù hợp với làn da sẽ gây ra các tổn thương nghiêm trọng cho da và khó phục hồi.

Ở mức độ lão hóa nặng hơn sẽ có những phương pháp xâm lấn giúp trẻ hóa, căng da lấy lại vẻ đẹp cho làn da của bạn.

Muốn làn da đẹp phải chăm sóc hàng ngày, ở độ tuổi chớm lão hóa da, chúng ta cần lựa chọn các sản phẩm dưỡng da phù hợp và có chế độ sinh hoạt lành mạnh. Đừng quên sử dụng kem chống nắng để bảo vệ làn da trước tác động của các tia UVA, UVB, UVC. Chương trình Đẹp Không Giới Hạn mùa 3 do Công ty Media sản xuất đồng hành cùng nhà tài trợ kim cương Công ty TNHH MTV Thiên Nhiên Việt sẽ được phát sóng hàng tuần là trên kênh: TodayTV (18h30 Chủ nhật), YouTV (20h Chủ Nhật, 10h30 thứ Tư và 14h30 thứ Năm), HiTV (20h30 Chủ Nhật và 17h30 thứ Sáu) hoặc xem lại tập 144 tại đây: https://youtu.be/EqifcoRcbEk

Rate this post
Đọc tiếp
Advertisement
Điện ảnhcách đây 1 tuần

CẢ SHOWBIZ VIỆT ĐỔ DỒN VỀ THẢM ĐỎ LỄ RA MẮT  BỘ PHIM “ĐÓA HOA MONG MANH”

Âm nhạccách đây 2 tuần

GIÁM ĐỐC ÂM NHẠC PHIM “ĐÓA HOA MONG MANH”: CÁC CA KHÚC CÓ GIÁ TRỊ VÀ XỨNG ĐÁNG ĐƯỢC

Điện ảnhcách đây 4 tuần

ĐẠO DIỄN MAI THU HUYỀN BẬT MÍ NHỮNG ĐIỀU ĐẶC BIỆT TRƯỚC KHI “ĐÓA HOA MONG MANH” CÔNG CHIẾU TẠI MỸ

Điện ảnhcách đây 1 tháng

NHÀ SẢN XUẤT “ĐÓA HOA MONG MANH” JACQUELINE THU THẢO HÃNH DIỆN VÌ ĐƯỢC CÁC LIÊN HOAN PHIM QUỐC TẾ  ĐÓN NHẬN

Giải trícách đây 1 năm

Đại sứ Saffron-Collagen extra white Amy Lê Anh tham dự chương trình cập nhật kiến thức Y Khoa tại Cần Thơ

Giải trícách đây 1 năm

Diễn viên Mai Thu Huyền tổ chức cuộc thi tìm kiếm “Streamer Siêu đẳng” với giải thưởng “khủng”

Âm nhạccách đây 1 năm

Madam Bạch Phượng-Ceo Phượng Amina Entertainment gửi lời tri ân đến khán giả và các nhà tài trợ “Dạ Vũ Mùa Thu”

Âm nhạccách đây 1 năm

Ca sĩ Amy Lê Anh – Giám đốc CIECA tận hưởng những ngày nghỉ ngơi trên đất Pháp

Tin tứccách đây 2 năm

Tài chính COMB của ngân hàng Phương Đông OCB là công ty tài chính bỉ ổi chuyên khủng bố khách hàng vay dù chưa đến hạn thanh tóan, mọi người cần tránh

Công nghệcách đây 2 năm

Khắc phục lỗi windows 10 mkdir permission denied

Facebook

Advertisement

Tin Nổi bật

    Paste your advertisement code here.