Tại sao nói Vinfast chẳng có cái gì của Việt Nam cả?

Những ngày qua bên cạnh sự từ hào của rất nhiều người khi Vinfast giới thiệu 2 mẫu xe ôtô tại 1 trong những triển lãm ôtô lớn nhất thế giới. Chính thức đưa Việt Nam có mặt trên bản đồ ôtô thế giới thì cũng có nhiều người dìm hàng, sói mói và ném đá. Trước tiên hãy tìm hiểu về chiếc điện thoại iphone 4:

Có đến 9 nước tham gia sản xuất linh kiện cho Iphone, đó là các nước:
– Mỹ: Thiết kế sản phẩm, và sản xuất phần mèm ứng dụng.
– Hàn Quốc: Sản xuất CPU (chíp A4) công ty Samsang sản xuất. Màn hình võng mạc Retina Display (LG sản xuất)
– Đài loan: Sản xuất tai nghe, võ IP…
– Nhật bản: Sản xuất thấu kính Camera
– Trung quốc: Lắp ráp sản phẩm. (hoạt động lắp ráp linh kiện tại Trung Quốc chỉ đóng góp khoảng 3% tương đương 6USD vào giá trị cuối cùng của chiếc iPhone thôi).

Vậy tại sao Iphone lại thành công như thế  đó chính là tầm nhìn về tương lai của Steve Jobs. Iphone không phải chiếc điện thoại cảm ứng đầu tiên nhưng Steve Jobs đã nâng nó lên một tầm cao mới mang lại một trải nghiệm người dùng tuyệt vời mà trước đó chưa một công ty nào làm được. Nhưng trên thế giới có mấy công ty được như Apple và có mấy người tài năng như Steve Jobs. Samsung, Xiaomi, Oppo… đều có những thứ sao chép của Iphone. Vậy thì tại sao các bạn phải đỏi hỏi Vinfast phải sản xuất mọi thứ khi đó công ty chỉ mới thành lập một năm ở một đất nước mà không thể sản xuất một con ốc cho Samsung. Cái Vinfast có chính là khải vọng và sự quyết tâm của người Việt Nam. Cái mà Vinfast có đó chính là mong ước cháy bóng của gần 90 triệu người Việt Nam có một thương hiệu ôtô của riêng mình . Đó chính là khả năng thuyết phục những lãnh đạo tài năng và có kinh nghiệm lâu năm về làm cho mình. Sau đây Star.vn xin trích lại status của Facebook Lê Thành Trung một bạn trẻ sinh năm 1990.

Về Vinfast lướt Facebook có một số người nói rằng: Vinfast chẳng cái gì của Việt Nam cả, linh kiện nhập Đức, công nghệ Đức, thiết kế Ý… vậy không phải hàng Việt Nam vân vân và vân vân…

Tớ thì không đủ tầm để bày tỏ quan điểm, thôi thì chém gió trên Facebook thì cũng nhân trend #Vinfast đang vào up cũng viết mấy câu để câu like công khai vậy.

Thế giới phẳng

Chúng ta đã quá quen với cụm từ này rồi, và tớ nôm na cũng hiểu được rằng biên giới của các quốc gia và vùng lãnh thổ dường như đang mờ dần. Một đất nước đang phát triển hoặc chậm phát triển hoàn toàn có cơ hội để bùng nổ và phát triển mạnh mẽ cạnh tranh trực tiếp với các cường quốc hiện hữu. Đế chế kinh tế hôm nay thậm chí có thể lụi bại vào ngày mai, đó là quy luật kinh tế bất biến.

Ví như năm xưa, Nhật Bản sau thế chiến thứ 2 với đặc ân lớn nhất là sự ghé thăm của 2 chàng trai nguyên tử đến từ Hoa Kỳ tới 2 thành phố đông dân thường sinh sống là Hiroshima và Nagasaki đã khiến Nhật Bản gần như kiệt quệ. Để đánh giá về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế, và vị thế xã hội thời bấy giờ không ai không biết rằng Nhật Bản đã tận số. Thế mà chỉ trong mấy mươi năm, người Nhật với sự vươn mình trỗi dậy, cần cù sáng tạo với ý chí không thể dùng ngôn ngữ miêu tả đã biến đất nước trở thành cường quốc số 2 thế giới. Thương hiệu Nhật Bản vươn ra khắp thế giới mà đơn cử nhất là ở nước ta đi đâu cũng nhòm thấy Nhật Bản hiện hữu: Từ cửa hàng tiện lợi, ô tô, xe máy, xe đạp, máy tính, ti vi tủ lạnh máy giặt điều hoà,… thiếu mỗi nước nói tiếng Nhật Bổn nữa là thành ngay một Edo hay một Nara cắm hoa anh đào giả bay phấp phới những ngày rạng xuân ngay.

Thế nhưng, chúng ta đã và đang nhìn thấy Nhật Bản đang dần mất ưu thế. Trung Quốc từ top 50 nước bị tàn phá lớn nhất sau Đại cách mạng văn hoá vô sản những năm 50 60 của nước này, chỉ trong 30 năm đất nước này lấy lại vị thế top 5, và đùng một cái vươn lên top 2 thế giới, đá anh lùn xuống khỏi bảng xếp hạng, một mình cân team với hơn 20 nước Âu châu giàu có và thịnh vượng. Trung Quốc đã làm thế nào? Ăn cắp bản quyền? Làm giả? Hàng kém chất lượng? Công xưởng thế giới? … Cái này tôi cũng không đủ trình để phân tích. Chỉ có nhớ anh Tiểu Bình đẹp trai người Tàu tuy hơi dã tâm nhưng đã nhìn nhận và vạch ra chiến lược kinh tế cho Trung Qước vươn mình trỗi dậy, tự lực tự cường, tự sản xuất, tự phân phối, đầu tư kinh tế trong nước, tập trung đặc khu kinh tế, công thương nghiệp, thu hút vốn nước ngoài, thúc đẩy sáng tạo trong nước. Cứ nhìn vào thành phố Thẩm Quyến người ta đã choáng ngợp và khó có thể hình dung ra cái đất nước này đã làm cái gì mà 30 năm đã biến vùng đất khỉ ho cò gáy trở thành một tiểu vương quốc siêu cường đến vậy.

Trung Quốc đã và đang sản xuất thuê cho nước ngoài, đúng. Nguồn nhân công giá rẻ, lao động dồi dào, người Hoa làm việc lại rất chăm chỉ, chịu khó số 1 thế giới, sáng tạo vô đối (Nhìn thấy từ tài nghệ sao chép bất hủ khi có thể làm giả được tất cả những gì có thể làm thật được). Họ đã và vẫn đang sản xuất thuê cho thế giới, hàng ngày hàng giờ hàng tỉ tỉ sản phẩm khắp nơi với hàng triệu thương hiệu từ lớn đến bé của thế giới đều đặt tại Trung Quốc công xưởng và rồi bán cho toàn thế giới. Nhưng có phải nhờ vậy họ thành công?

Tôi có người bạn Tàu, anh chàng đam mê kinh doanh, mới hơn 20 tuổi đã vác tiền đi sang Sài Gòn đầu tư vào lĩnh mực nghe chừng chả có gì mới mẻ: Nhà hàng lẩu. Anh nói rằng: Ở nước Tàu thiên tờ riều bây giờ dân cạnh tranh khủng khiếp lắm, người giàu mọc lên nhanh lắm, giờ họ giàu quá nên lấy tiền đè người đi sang các thể loại nước trong nước ngoài đầu tư thu tiền về rồi. Anh cũng tâm con nhà bà sự là ở Tàu hiện giờ có 3 giới siêu giàu nổi lên như cồn: 1 là giàu nhờ công nghệ và dịch vụ (Alibaba, Tencent,…), 2 là giàu nhờ sản xuất (trước là số 1, nhưng giờ là thương hiệu Tàu) (Huawei, Xiaomi…), và 3 là giàu nhờ giàu sẵn là vác tiền đi đầu tư. Nghe xong cũng lùng bùng lỗ tai, nhưng chắc cũng hiểu hiểu tí là dân Tàu nó chuộng làm cái đồ nó tự sản xuất ra, và giờ nó giàu quá nó chán nó vác tiền đi nước ngoài rải tiền bắt thế giới làm thuê cho nó.

Từ một nước gia công hàng đầu thế giới, hiện Trung Quốc đang đi “mua” cả thế giới, và bắt thế giới làm thuê cho họ.

Trong đó, sự thật đau lòng, có Việt Nam.

Tôi lại nhớ đến câu chuyện ngày xưa được học về Singapore. Cái đất nước xây dựng trên cái làng chài loại thải không ai lấy này, đến nước ngọt cũng phải đi mua, đã khiến cả thế giới bàng hoàng đến ngỡ ngàng khi mà giờ đây một vùng đất bé nhỏ mà cư dân sở hữu cuốn hộ chiếu có giá trị hàng đầu thế giới. Họ đã làm thế nào? Tôi cũng không dám bàn. Nhưng tôi cũng thấy họ cũng chịu khó vác tiền của mình đi rải trên đất Việt nhiều lắm. Chửa thấy người Việt sang đấy rải tiền nhiều lắm. Và người Việt đang làm thuê cho họ cũng hơi bị nhiều. Có một câu châm ngôn thế này: Dân Sing dạy nhau làm sếp, không làm thuê. Người ngoài hỏi thế ai cũng làm sếp thì ai làm thuê. Họ rep inbox: Người Đông Lào làm thuê, người In làm thuê, người Tàu làm thuê, … À thì ra là thế.

Lan man chán lại quay lại câu chuyện Việt Nam. Những năm gần đây vương quốc Đông Lào đã và đang chuyển mình mạnh mẽ, với hàng loạt tỉ phú đô la xuất hiện. Nói thật là tôi vô cùng tự hào và xúc động. Tôi ngưỡng mộ họ vô cùng. Tôi mong chờ từng ngày từng giờ được gõ phím chém gió trên cái bàn phím không phải của Dell sản xuất, không phải cưỡi con xe cà tàng cho không ai lấy đến từ nước Tàu thiên triều xa xôi, không phải ăn trái cây hàng nhập khẩu nguyên chiếc 200 % thuế mà đa phần đến từ anh Tàu có bonus thêm thuốc trừ sâu hay ngâm hoá chất chất lượng cao, mà muốn dùng đồ do chính người Việt tạo ra. Không phải là do chúng ta sính ngoại, mà do chưa có thương hiệu nào của Việt Nam đủ mạnh, đủ chất lượng để chúng ta dùng. Vậy tại sao chúng ta không tự sản xuất ra những thứ ấy. Dân hỏi các tỉ phú trả lời.

Anh Vượng đẹp trai chắc cao to không đen lắm đã biến giấc mơ ô tô của chúng ta gần thành hiện thực vì vẫn úp mở giá rổ đến phút chót, nhưng chắc cũng chả làm chúng ta phải ngã ngửa ra như anh Bê phôn vì anh Vượng không buôn TNT trong danh mục kinh doanh của mình. Hàng anh cũng to, dài và chất lượng. Chả thế mà nhà Vin chửa xây đã bán hết tầng 4x. Bà chị tôi trêu đùa: Vin còn thiếu mỗi cái nghĩa trang là chưa làm thôi còn lại cái gì Vin cũng mó vào rồi. Không phải là tự hào dân tộc, không phải là vì nọ vì chai. Chúng ta là người tiêu dùng, chúng ta có quyền lựa chọn sản phẩm, và anh Vượng biết anh là người bán hàng, anh biết người dân cần gì và muốn gì. Đó mới là hướng đi trong thế giới phẳng. Không thể kêu gọi lòng tự tôn dân tộc mà có thể sản xuất ra sản phẩm kém chất lượng mà đắt hơn vàng ròng, rồi lấy chính quyền ra ép dân sử dụng như thời anh Ộp pa thế kỷ trước đẻ ra Samsung được, người tiêu dùng có tiền, và người tiêu dùng có quyền. Ông là người kinh doanh ông phải phát triển sản phẩm ít nhất là bằng hoặc gần bằng, thậm chí tốt hơn mà rẻ hơn hàng ngoại thì mới bán được. Anh Quảng xuýt hiểu điều ấy, mà nói thực tầm chưa đủ nên tôi gạt anh Bê phôn sang một bên lần chót.

Túm lại: Tự tôn dân tộc, có đấy, nhưng mà sản phẩm dân tộc phải đủ sức cạnh tranh với sản phẩm ngoại tộc, đấy mới là hồn dân tộc.

Kinh tế của trí tuệ, thời đại đồng tiền làm chủ

Thời đại hiện nay không còn là thời đại mà một ông làm từ a tới z nữa rồi, mà đây là kinh tế chia sẻ, kinh tế hợp tác và kinh tế đối đầu. Nhiều người lý luận là Vinfast không sản xuất, chỉ lắp ráp thành cái ô tô rồi đem bán. Ừ tôi chả phủ nhận, nhưng nói thế thì Iporn là hàng Tàu rồi, ti vi Sàm xúng cũng anh Tàu rồi, toàn Tàu làm chứ Mẽo với Ộp ba có làm đâu. À thế mấy công ty đặt ở Việt Nam vinh quang sản xuất hàng ra là của mềnh rồi, mấy ông FDI ngu dốt bỏ tiền vào thế là biến thành hàng Việt rồi, không biết làm ăn kinh tế gì cả!

Ai cũng thấy nó sai sai rồi. Thời đại ngày nay là thời đại của những cái đầu. Một cái máy bay Bô inh hay Ê bớt to tổ chảng là sự hợp tác của 1 tạ các thể loại linh kiện ngoại nhập nội nhập. Một cái ô tô Mẹc xơ đì hay Tôi yêu cô ta lắp ráp của Việt Nam được đặt hàng sản xuất linh kiện từ hàng tạ quốc gia trên thế giới rồi chuyển về nhà máy của Tôi yêu Việt Nam lắp, thế là thành hàng Nhật Bổn rồi, tiền mua được lại được chuyển về mẫu quốc.

Vậy họ có gì? Thương hiệu và công nghệ.

Các công ty tập trung vào xây dựng thương hiệu và nghiên cứu công nghệ. U bờ với Gờ ráp chả có cái xe nào, chả có tài xế nào, nhưng nhờ công nghệ mà bắt hàng trăm nghìn lao động buộc phải trung thành dầm mưa dãi nắng mà cúng tiền cho ảnh hàng tỉ hàng tỉ đô. A ma zôn, Êm bay chả có cửa hàng nào, chả cần siêu thị to như Uân mác mà vận chuyển bán hàng trên toàn thế giới. Tri thức, công nghệ đã và đang xây dựng thương hiệu, còn sản xuất? Thứ yếu. Anh chỉ cần xây dựng thuơng hiệu thôi, còn đặt hàng ra như thế nào đã có hàng tỉ đơn vị chất lương như nhau xếp hàng làm cho anh. Không thế mà công ty nghìn tỷ Ai pon có thể bắt LG, Samsung, Intel sản xuất cho họ.

Vinfast đã và đang làm đúng, cách nhanh nhất để có sản phẩm chính là lắp ráp, và họ đầu tư vào Vintech để có được đội ngũ sẵn sàng học ngay và nghiên cứu công nghệ tiên tiến. Anh chỉ cần xây thương hiệu thôi, hàng sản xuất chất lượng cao đã có chúng em lo, Mẹc nói. Vậy là Vinfast đang đứng ở khâu trung gian bán hàng, và chuẩn bị thành cả khâu sản xuất. Anh đang đi đúng con đường mà các tập đoàn tỉ tỉ đang làm. Bởi đơn giản anh cũng là tập đoàn tỉ tỉ.

Vậy nên các chàng trai đừng bảo là Vin chỉ đi ráp là thành cái ô tô nhé, nếu dễ ăn như thế thì hàng tỉ tỉ cái hãng nó ra nó ráp rồi. Vấn đề ráp xong ai sẽ là người mua? Và anh là ai có đủ tiền để ráp không, hãy nhìn Vinaxuki là ví dụ. Vin đang có đầy đủ cả hệ sinh thái, và chắc chắn một điều không xa, ra đường chúng ta thấy Việt Nam chứ không phải đang ở Tàu. Tôi cũng còn thấy viễn cảnh người Việt giàu quá vì bắt đầu noi gương anh Vin tự sản xuất hàng chất lượng, rồi giàu tới mức lại phải học anh Tàu sang bên Darwin thuê cảng 99 năm tiêu cho bớt tiền đi.

Thực ra cũng muốn viết và chém với bịa nó dài dài, nhưng tới giờ đi làm lại phải ngừng làm anh hùng vậy. Vin giàu, vin thành công, đó là điều không tránh được rồi. Việt Nam giàu, Việt Nam thành công, đó là quy luật tất yếu rồi. Tôi cũng đã chuẩn bị rồi, sang năm Vin ra ô tô tôi chắc chắn sẽ mua 2 cái về để bày cho đẹp, cũng đủ tiền rồi. Nhưng không biết có phải loại tôi tìm không, chứ loại lần trước của Mẹc mua về lao nhanh hay lật với tốn pin quá…

Chúc bạn một ngày mới có nhiều niềm vui, cùng khởi nghiệp thôi!

Bài viết của độc giả

Để lại một bình luận