Thời sự
Những công trình làm thay đổi diện mạo Quảng Ninh

Đã đăng
cách đây 2 thángngày
Bởi
Star.vn

Cảng tàu gồm cầu dẫn dài 785 m, rộng 11,5 m nổi trên vịnh Cửa Lục. Cầu cảng đón khách dài 524 m, trong đó bến cảng dài 130 m, rộng 31 m, có thể tiếp nhận đồng thời 2 tàu khách sức chở 8.400 người.
Riêng nhà ga cảng hành khách rộng 4.500 m2, gồm 3 tầng với tổng diện tích 13.500 m2.


Cảng có công suất 2,5 triệu khách mỗi năm, giờ cao điểm có thể đón 1.250 người. Hệ thống sân đỗ đến năm 2020 đạt tối thiểu bốn vị trí đỗ máy bay; đến năm 2030 mở rộng lên tối thiểu 7 vị trí đỗ…

Từ đầu tháng 2/2020, sân bay Vân Đồn được Cục Hàng không Việt Nam lựa chọn là một trong những sân bay chuyên đón hành khách về từ quốc gia có vùng dịch. Đến nay nơi này đón hàng chục chuyến bay với hàng nghìn người từ các nước như: Indonesina, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Anh, Đức, Pháp…

Theo thiết kế, cao tốc dài gần 60 km, điểm đầu tại quốc lộ 18A thuộc phường Đại Yên, TP Hạ Long nối với cao tốc Hạ Long – Hải Phòng, điểm cuối giao với đường trục chính vào sân bay Vân Đồn. Tốc độ thiết kế cao tốc 100 km/h, chiều rộng nền đường 24,5 m.


Cao tốc dài 25 km, rộng 25 m, thiết kế 4 làn xe, tốc độ tối đa 100 km/h, chia làm hai dự án thành phần. Phần thứ nhất là cao tốc Hạ Long đến cầu Bạch Đằng dài 19,3 km, tổng đầu tư trên 6.400 tỷ đồng từ ngân sách tỉnh, được khởi công từ tháng 9/2014. Phần thứ hai là cầu Bạch Đằng, đường dẫn, nút giao cuối tuyến dài 5,4 km, trị giá đầu tư 7.277 tỷ đồng theo hình thức BOT, được khởi công từ tháng 1/2015.



Cầu Cửa Lục 1 và đường dẫn có tổng chiều dài toàn tuyến 4.265 m, điểm đầu giao với tuyến đường nối Khu công nghiệp Cái Lân – Việt Hưng đến đường cao tốc Hạ Long – Vân Đồn tại phường Giếng Đáy; điểm cuối đấu nối với quốc lộ 279 tại Km24+750, xã Lê Lợi, TP Hạ Long.
Cầu chính được thiết kế dạng vòm ống thép nhồi bê tông với 6 làn xe cơ giới, rộng 33,1 m, dài 290 m, phần cầu dẫn dài 565 m, đường dẫn dài 3.380 m với 6 làn xe cơ giới; vận tốc thiết kế 60 km/h.

Minh Cương – Vnexpress
Bạn có thể thích
Thời sự
Cuộc sống những người trắng tay sau lũ quét

Đã đăng
cách đây 12 giờngày
18/01/2021Bởi
Star.vn
Chiếc lán tạm dựng bằng bạt màu xanh da trời của người phụ nữ 40 tuổi cùng chồng Hồ Văn Sơn (41 tuổi), ở hai tháng qua, rộng khoảng 10 m2 dưới tán rừng keo tràm. Đây là “căn nhà” được chính quyền địa phương hỗ trợ vật liệu dựng lên sống tạm sau thiên tai.

“Căn nhà” chất đầy quần áo cũ, chăn màn, một vài thùng mì tôm – những vật dụng do các đoàn từ thiện tặng. Để đến được chỗ bà, người ngoài địa phương phải vượt đường đèo sạt lở, bùn lút đến đầu gối, băng qua con suối mà nước lũ đã cuốn mất cầu treo.
Căn bếp với chiếc kiềng là ba viên đá đặt trên nền đất nguội lạnh vì không thường xuyên đỏ lửa. Cạnh đó là một gói muối trắng và một gói mì chính. Không có rau. Không có thịt. Không có cá. Cơm trắng nấu ăn dư lại, được chị Phăn để lên một chiếc bàn gỗ, gá tạm bằng bốn thanh gỗ còn nhuốm bùn non.
Bữa ăn ngày qua ngày, với vợ chồng chị Phăn và gần chục gia đình trong lán trại ở thôn Trà Văn A, xã Phước Kim (huyện Phước Sơn) là mì tôm. Cơn lũ ống quét qua ngôi làng ven con suối nhỏ, chiều tối 28/10, đã cuốn đi mọi thứ: nhà cửa, vật dụng, tiền mặt và cả tương lai.
Phăn không nói thạo tiếng Kinh. Người phụ nữ chỉ biết khóc. Những đứa trẻ không ở nhà. Chúng được nhà trường linh động cho bán trú, dù theo quy định thì từ nhà đến trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và THCS Phước Kim không đủ 5 km. Cuối tuần về nhà, chúng được gửi sang ngủ tạm ở những hộ còn nhà. Còn vợ chồng chị Phăn nhiều đêm “không ngủ được” vì mưa, lạnh.

Cách lán tạm của vợ chồng chị Phăn chừng 20 mét ra phía bờ suối, chị Nguyễn Thị Thu (40 tuổi) mới dựng lại được gian hàng tạp hoá. Đứng từ cánh cửa còn nguyên vết bùn tạt lên cao quá 3 mét, nhìn ra trước mặt là mấy cái nền gạch nham nhở, đất đá. Chị Thu bảo, nền gạch là dấu vết ba dãy nhà đã bị cuốn trôi. Còn dưới lớp đất đá kia là con đường bê tông.
Cơn lũ hai tháng trước đã cuốn phăng 26 căn nhà. Những hộ còn nhà cũng bị hư hỏng hơn nửa. May mắn, không có người tử nạn. Cây cầu treo trước nhà chị Thu, nối thôn Trà Văn A 70 nóc nhà này với bên ngoài, chỉ còn lại những trụ bê tông đổ gập xuống bờ suối, trơ lõi sắt hoen rỉ. Toàn thôn bị cô lập. Người trong thôn chỉ biết chia nhau nhu yếu phẩm, chờ cứu hộ.
10 năm lên đây lập nghiệp, chị Thu “chưa từng thấy cơn lũ nào hung dữ như vậy”. Thấy dòng nước gầm rú, người dân gọi nhau bỏ nhà tháo chạy. Nhà chị Thu cách con suối khoảng 30 mét cũng bị dòng nước đục ngầu tràn vào. Ban đầu nước cao 1 mét, chị quyết bám trụ. Nhưng chỉ vài phút sau, lũ cao quá đầu người.
“Tôi ôm vội đứa con 5 tuổi chạy lên quả đồi sau nhà”, chị kể về buổi chiều chạng vạng suýt mất mạng. Những người dân Trà Văn A đứng trên quả đồi, bất lực nhìn con lũ nhấn chìm làng mạc, cuốn đi mọi thứ. Lũ rút, chị Thu mới dám về lại nhà mình và chứng kiến “nền nhà sâu hoắm như hố bom”.

Thống kê thiệt hại, chị bảo nhà mình có thể mất nhiều tiền mặt nhất thôn, nhưng vẫn may mắn hơn nhiều gia đình, vì còn nửa căn nhà. Hai vợ chồng đi nhặt nhạnh lại được ít mái tôn móp méo, nhờ người cán cho phẳng lại; nhặt thêm vài miếng gỗ để dựng lại căn nhà bị lũ chặt ngang.
Sau cơn lũ, gian hàng tạp hoá lởm chởm đất, đá của chị Thu thường xuyên đón khách mua chịu. Những người đàn ông có sức khoẻ băng theo con đường sạt lở nhiều giờ liền để gùi thức ăn về. Khi những đoàn cứu trợ đưa mì tôm, áo quần đến cho, nhiều hộ dân không biết cất ở đâu vì không còn nhà.
Chiếc cầu treo ở thôn Trà Văn A giờ được thay bằng một chiếc cầu treo khác. Đó là nỗ lực của các hộ dân đánh liều qua suối, kéo hai dây cáp làm chỗ vịn tay, dùng dây bẹ, dây điện đứt buộc các ván gỗ, ván tre để tạo thành lối đi cho một người qua. Cây cầu cũng “gánh” thêm một ống nước sạch vừa đủ cho dân dùng. Có cây cầu tạm, lũ trẻ mới được đến trường, hàng hoá mới về thôn.
Trận lũ lịch sử sau bão số 9 không chỉ quét đi một nửa làng Trà Văn A. Cách đó 15 km, lũ đã nuốt trọn 49 nóc nhà thôn 2, ven tuyến đường bê tông đi vào trường Tiểu học và THCS Phước Thành. Khu vực này là trung tâm xã Phước Thành, chủ yếu là người miền xuôi đến buôn bán lương thực, thực phẩm cho dân bản địa và doanh nghiệp khai thác vàng.

Họ dựng nhà hai bên đường, men theo con dốc lên núi, kéo dài khoảng 700 m. “Biết có lũ tràn về, chính quyền xã xuống cưỡng chế tất cả hộ dân đi nơi khác nên không có người tử nạn”, ông Ngô Thanh Bình (57 tuổi), một trong sáu chủ hộ bị lũ cuốn mất nhà nói.
Hôm đó, ông Bình về thị trấn Khâm Đức chăm vợ bị ốm nằm bệnh viện. Con suối trước nhà vốn mùa khô không có nước, nay bị xé toang hai bên bờ hơn chục mét. Toàn bộ tài sản là ba dãy nhà trải dài 18 m mặt đường, két sắt mà vợ chồng tích góp tiền buôn bán lâu nay giờ chỉ còn là những đất, đá nước suối chảy tràn qua.
Nghe hung tin, ông lội bộ hai ngày mới về được nhà, vì đường bị những quả đồi đổ sập xuống chắn ngang. Người đàn ông lên Phước Thành lập nghiệp 23 năm nay, chọn con đường gần trường học để buôn bán, quỳ khựng xuống. Trước mắt là khung cảnh hoang tàn. Vùng cao cho ông có được chút cơ ngơi, giờ lại quét đi tất cả.
Nhiều ngày qua, ông Bình thuê một chiếc máy xúc giúp bới tìm tài sản. Chiếc két sắt vẫn không thấy đâu. Ông mất ngủ nhiều ngày nhưng vẫn quyết vay mượn tiền dựng lại căn nhà trên nền đất cũ, dù lũ đã “ngoạm” mất một nửa. “Giờ ai thương, giúp chúng tôi năm trăm hay một triệu để dựng lại nhà cũng quý”, ông Bình nói.

Phước Sơn từng được biết đến là “thủ phủ” vàng của tỉnh Quảng Nam. Nằm giữa mỏ vàng nhưng Phước Sơn là một trong 3 huyện nghèo của tỉnh này và thuộc nhóm 1 – nhóm 56 huyện nghèo cả nước cần hỗ trợ. Tỷ lệ hộ nghèo nơi đây hơn 25%; thu nhập bình quân đầu người chỉ 20 triệu đồng mỗi năm.
Những ngày qua, một số căn nhà vách tôn được một doanh nghiệp vàng hỗ trợ dựng tạm để người dân có chỗ trú mưa, chưa thể là ngôi nhà đúng nghĩa. Nương rẫy cũng bầm dập vì mưa và sạt lở. Không còn hoa trái trên rừng để đi hái, một số người ở Phước Sơn ra ven con suối đào đãi vàng cám. Dòng suối giờ chỉ trơ đá. Những nhát cuốc khô khốc va vào đá sởn da gà.
Một ngày bây giờ với vợ chồng chị Phăn như dài hơn 24 giờ. Buổi sáng, hai vợ chồng không còn thức dậy sớm, nấu nồi cơm rồi đùm theo đi vào rừng làm rẫy đến tối mới về nữa, mà nằm bệt một chỗ, đến bữa không buồn dậy.
“Nhà mất rồi” – câu trả lời ngắn cũn, khô khốc của chị Phăn nơi chiếu đất, màn bạt là tình cảnh của nhiều người dân ở Phước Sơn lúc này. Tấm bạt màu xanh dương ấy đã không thể mang ý nghĩa của hy vọng.

Nguyễn Đông – Đắc Thành – Vnexpress
Với mong muốn mang đến một năm mới ấm áp cho trẻ em vùng sạt lở tại Nam Trà My, Phước Sơn (Quảng Nam) và Đăk Glei (Kon Tum), Quỹ Hy vọng tổ chức tặng quà và ăn Tết cùng học sinh ở các trường THCS Dân tộc nội trú Trà Leng, Phước Kim và Phước Thành…
Chúng tôi mong nhận được sự ủng hộ của độc giả để hoàn thành mục tiêu 2.000 phần quà cho chương trình lần này. Độc giả có thể chung tay đưa Tết đến với những hoàn cảnh khó khăn cùng Quỹ bằng cách ủng hộ tại đây.
Đây là năm thứ tư Quỹ Hy vọng tổ chức chương trình tặng quà Tết. Năm 2018, gần 2.000 độc giả đã gửi quà qua chương trình để mang Tết về gần hơn cho 1.346 hoàn cảnh là trẻ mồ côi, khuyết tật nặng và người già neo đơn, bệnh nhân trong các trại phong tại Thái Nguyên và Bình Dương. Năm 2019, chương trình tặng quà Tết cho 300 Việt kiều không quốc tịch ở Long An, góc học tập cho 120 học sinh khó khăn ở Huế và nhiều vật phẩm cho trường học ở Cao Bằng. Năm 2020, với hơn 3.000 lượt ủng hộ, chương trình trao 1.200 phần quà Tết cho học sinh nghèo ở Lạng Sơn, Thanh Hóa và trẻ em tại các trường tình thương ở TP HCM, người già neo đơn ở Tây Ninh.
Được vận hành bởi báo và Công ty Cổ phần FPT, Quỹ Hy vọng theo đuổi hai mục tiêu: hỗ trợ các hoàn cảnh khó khăn và tạo động lực phát triển. Mời bạn xem thêm thông tin về Quỹ Hy vọng tại đây.
Thời sự
Chính phủ ủng hộ đề xuất dán tem phân biệt đào rừng

Đã đăng
cách đây 18 giờngày
17/01/2021Bởi
Star.vn
Ngày 17/1, trả lời thông tin một số tỉnh miền núi phía Bắc kiến nghị dán tem truy xuất nguồn gốc cây đào, ông Mai Tiến Dũng – Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, cho hay sẽ chuyển đến cơ quan chuyên môn là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, giải đáp cụ thể.
“Tinh thần chung là Chính phủ ủng hộ đề xuất này. Việc truy xuất nguồn gốc cây đào là đúng đắn, để phân biệt rõ ràng đào rừng với đào trồng, đồng thời giúp người dân thuận lợi trong việc bán đào dịp Tết Nguyên đán”, ông Dũng nói.
Trước đó, ngày 13/1, Sơn La là tỉnh đầu tiên kiến nghị Thủ tướng cho phép tỉnh thực hiện truy xuất nguồn gốc, xác định xuất xứ vùng trồng đào trên đất nông nghiệp, không phải đào rừng tự nhiên.

Ông Trần Dũng Tiến, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sơn La, cho hay toàn tỉnh có hơn 5.000 ha trồng đào, tập trung ở huyện Vân Hồ và Mộc Châu. Nhiều năm qua, việc bán cành đào đem lại nguồn thu nhập cao cho người dân mỗi dịp Tết Nguyên đán.
“Chỉ thị cấm chặt phá khai thác đào rừng hoàn toàn đúng đắn. Bởi không riêng gì cây đào, tất cả các loại cây trong rừng đặc dụng, phòng hộ và rừng sản xuất đều được quản lý chặt chẽ theo luật Lâm nghiệp. Tuy nhiên, chúng tôi đã rà soát trên địa bàn không có đào rừng tự nhiên, các hộ trồng mong muốn cây đào trở thành hàng hóa để lưu thông thuận lợi”, ông Tiến nói.
Tại Điện Biên, ông Bùi Minh Hải, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, cho hay tỉnh đang rà soát diện tích trồng đào và thông tin tới người dân trồng loại cây này trên nương rẫy yên tâm để thu hoạch đúng vụ.
“Cây đào được người dân địa phương trồng tự phát rải rác tại thôn bản từ xa xưa. Tỉnh không có đào rừng mọc tự nhiên. Chúng tôi đã đề nghị với Tổng cục Lâm nghiệp để hướng dẫn cụ thể”, ông Hải nói.
Theo bà Hà Lương Hồng, Chi cục trưởng lâm nghiệp Điện Biên, người dân địa phương gọi cây đào rừng tự nhiên là cây Tớ Dày, nhiều nơi gọi là mai anh đào. Cây này cùng họ với đào nhưng vươn cao hơn, từ 7 đến 8 m. Cây có sức sống tốt, hoa màu hồng thẫm, năm cánh nhưng ngắn ngày nhanh héo.
Còn cây đào người dân thường trồng trên nương rẫy tán thấp, hầu như không mọc xen lẫn trong rừng vì không cạnh tranh được dinh dưỡng và ánh sáng với các loại cây khác.
“Khi người dân muốn bán cây đào trồng có thể thông báo với chính quyền địa phương, kiểm lâm. Nếu cần, chúng tôi sẽ xác minh và chứng nhận để đảm bảo bà con mua bán nhanh chóng thuận tiện”, bà Hồng nói.

Tại Lai Châu, ông Đặng Văn Châu, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thông tin đơn vị cũng đang xây dựng phương án để chứng nhận đào trồng của người dân và ngăn chặn hoạt động chặt phá đào rừng.
Tron khi đó, ông Đỗ Văn Duy, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Lào Cai, khẳng định sẽ không truy xuất nguồn gốc cây đào.
“Chúng tôi đã kiểm tra rất kỹ, Lào Cai chỉ có đào trồng vườn nhà nên sẽ không cần truy xuất. Việc dán tem sẽ kéo theo thủ tục phức tạp. Dịp Tết Nguyên đán đang đến gần, triển khai e rằng không kịp”, ông Duy nói và cho hay đã đề nghị lực lượng kiểm lâm tạo điều kiện để người dân được mua bán cây đào trồng thuận lợi.
Phát biểu tại hội nghị của ngành nông nghiệp chiều 24/12, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu phải cấm tuyệt đối việc chặt hoa đào, các loại cây khác của núi rừng, nhất là núi rừng Tây Bắc mang về Hà Nội bán dịp Tết. “Hôm nay tôi tuyên bố, ai chặt phá, mua bán, vận chuyển, tiêu thụ cây rừng là vi phạm”, Thủ tướng nói và giao Văn phòng Chính phủ có văn bản truyền đạt chỉ đạo này một cách nghiêm túc.
Sau đó, ông Mai Tiến Dũng giải thích thêm, Thủ tướng chỉ yêu cầu cấm chặt đào rừng tự nhiên mang về thành phố chơi Tết, chứ không cấm mua bán đào do người dân miền núi hoặc miền xuôi trồng. “Còn người dân miền núi hay miền xuôi trồng được đào để bán dịp Tết thì cần khuyến khích, vì vừa để người dân có cây đẹp chơi Tết, vừa góp phần tăng thu nhập cho người trồng”, ông Dũng nói và cho rằng việc nghiêm cấm chặt phá đào rừng tự nhiên không khó, chỉ cần các địa phương, bộ ngành vào cuộc nghiêm túc sẽ có hiệu quả.
Tất Định – Viết Tuân – Vnexpress
Thời sự
6.800 tỷ đồng mở nhiều đường kết nối sân bay Long Thành

Đã đăng
cách đây 23 giờngày
17/01/2021Bởi
Star.vn
Sở Giao thông Vận tải Đồng Nai vừa lập cáo báo đề xuất UBND tỉnh đầu tư 5 tuyến đường kết nối các huyện Định Quán, Thống Nhất, Vĩnh Cửu, Trảng Bom… với sân bay Long Thành.
Tuyến đường 770B dài 53 km từ huyện Định Quán đi huyện Long Thành, có chi phí đầu tư lớn nhất 2.600 tỷ đồng. Điểm đầu dự án từ xã Phú Túc, huyện Định Quán và điểm cuối giao quốc lộ 51 qua xã Long Phước, huyện Long Thành, quy mô bốn làn xe. Ngoài thông thương với sân bay, dự án còn giúp vận chuyển hàng hóa từ khu công nghiệp Xuân Quế – Sông Nhạn (hơn 3.500 ha), khu công nghiệp Bàu Cạn – Tân Hiệp (hơn 3.600 ha) đến cảng nước sâu Cái Mép – Thị Vải.

Tỉnh lộ 773 từ quốc lộ 1 đến tỉnh lộ 769, dài hơn 51 km, được đề xuất đầu tư với kinh phí 1.700 tỷ đồng, nối các huyện phía bắc của tỉnh như Xuân Lộc, Cẩm Mỹ… với sân bay Long Thành. Trong đó, đoạn từ quốc lộ 1 đến quốc lộ 56 dài 27 km thiết kế bốn làn xe; 24 km từ quốc lộ 56 đến tỉnh lộ 769 được mở từ hai lên bốn làn. Đây là tuyến đường chạy song song quốc lộ 1 liên kết sân bay Long Thành với khu công nghiệp sắp được mở mới ở huyện Cẩm Mỹ.
Tuyến Vành đai 4 từ quốc lộ 1 tại xã Tây Hòa, huyện Trảng Bom đến tỉnh lộ 769 qua xã Bình An, huyện Long Thành, dài 11 km sẽ được mở lên bốn làn xe, kinh phí hơn 500 tỷ đồng. Đây là tuyến đường tăng kết nối cửa ngõ phía tây sân bay Long Thành, giảm lưu lượng cho quốc lộ 51.
Đường 769E dài 2 km, kinh phí đầu tư 72 tỷ đồng, mở lên bốn làn xe. Điểm đầu dự án là ranh giới sân bay đến Vành đai 4, nhằm giải tỏa cửa phía bắc sân bay Long Thành, hạn chế xe đi đường vòng ra quốc lộ 51.
Nhằm liên kết các cung đường trên đến sân bay Long Thành, tuyến đường 772 từ huyện Trảng Bom đi TP Long Khánh và huyện Xuân Lộc, dài 47 km, được lên kế hoạch xây dựng. Công trình dự kiến làm bốn làn đường, tổng kinh phí 1.920 tỷ đồng, trong đó 30 km đầu tư xây mới, 17 km mở rộng.
Theo Sở Giao thông Vận tải Đồng Nai, kinh phí đầu tư 5 tuyến đường dự kiến từ ngân sách Trung ương, địa phương và khai thác quỹ đất hai bên đường. Tỉnh sẽ lấy sân bay Long Thành làm trung tâm để xây dựng các tuyến đường nối địa phương với sân bay, hình thành các trục giao thông giúp phát triển kinh tế.

Trước đó, Đồng Nai lên kế hoạch mở rộng tỉnh lộ 769 từ nút giao Dầu Giây đến quốc lộ 51 với kinh phí đầu tư hơn 1.600 tỷ đồng để đón đầu sân bay Long Thành. Đây là trục đường quan trọng khi hầu hết các tuyến mở mới sẽ đi qua để vào các cửa ngõ sân bay Long Thành.
Sân bay Long Thành giai đoạn một khởi công ngày 5/1 với hạng mục: một đường cất hạ cánh, nhà ga hành khách cùng các công trình phụ trợ, công suất 25 triệu hành khách, 1,2 triệu tấn hàng hóa mỗi năm. Tổng mức đầu tư giai đoạn này hơn 109.000 tỷ đồng (hơn 4,6 tỷ USD), hoàn thành trong 5 năm.
Phát lệnh khởi công, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng kết cấu hạ tầng giao thông là mạch máu quốc gia và tiền đề đón các nhà đầu tư lớn đến Việt Nam. Ngoài thực hiện dự án đúng tiến độ và chất lượng, Bộ Giao thông Vận tải cùng tỉnh Đồng Nai cần nâng cấp, quy hoạch các tuyến đường kết nối khi sân bay hoạt động.
Phước Tuấn – Vnexpress

Futsal Việt Nam sẽ dự World Cup 2021?

Trump sắp giáng thêm đòn với Huawei

Cựu bộ trưởng Vũ Huy Hoàng hầu toà

Messi lần đầu nhận thẻ đỏ tại Barca

Chuyên gia Việt ở Vũ Hán: ‘Khó điều tra nguồn gốc nCoV’

Mẫu Sơn 1,8 độ, miền Bắc rét hại ban đêm, ngày nắng

Những hình ảnh định hình nhiệm kỳ của Trump

Hơn 95 triệu ca Covid-19 toàn cầu, Anh đã tiêm chủng cho hơn 3,5 triệu người

Chính quyền Donald Trump dồn dập ‘ra đòn’ trừng phạt Trung Quốc tận ngày cuối

Nghịch lý trong ‘cơn sóng’ đầu tư chứng khoán

Ăn một bát mì, gan cần 32 ngày giải độc? Có 3 điều cần chú ý khi ăn mì để không hại sức khỏe

Tiến sĩ Gupta nói, Không ai phải chết vì ung thư ngoại trừ sự bất cẩn

Vẻ đẹp của hot girl sư phạm Trần Trân hút hồn nhiều sao Việt

Tổng hợp những hình ảnh đẹp nhất về Hot girl Trần Trân

Trân Trần cô giáo xinh đẹp không vào showbiz vì thích cuộc sống tự do, thoải mái

Lê Phương ra sản phẩm âm nhạc mới và đây là phản ứng của fan

Ngẩn ngơ trước vẻ đẹp tinh khôi của Hot girl đại học Ngân Hàng TP.HCM

Lê Phương trong “Gạo nếp gạo tẻ”: Từ phim giả đến đời thực

Hot girl nuôi Kuma Thong hay nghĩ đến cái chết trước khi rơi từ chung cư The Gold View

Hà Tĩnh: Sau mổ ruột thừa, nữ bệnh nhân bàng hoàng phát hiện bị cắt mất vòi trứng

Nhã Phương khóc vì đến trễ sự kiện

Ronaldo nhận giải ‘Cầu thủ hay nhất thế kỷ’

Hari hạnh phúc khi làm vợ Trấn Thành

Nhã Phương từng stress vì ngoại hình sau sinh

Tóc Tiên ‘ăn thả phanh’ khi theo chồng ra Hà Nội

Phim ‘Kiều’ có thêm yếu tố võ hiệp

Show Musée d’Art của Trần Hùng: Thời trang gặp hội họa

Ba hoa hậu diện váy lụa catwalk dưới trời 10 độ C

Đỗ Thị Hà khóc khi về thăm trường

Đỗ Thị Hà trình diễn váy xẻ ngực

Ăn một bát mì, gan cần 32 ngày giải độc? Có 3 điều cần chú ý khi ăn mì để không hại sức khỏe

Tiến sĩ Gupta nói, Không ai phải chết vì ung thư ngoại trừ sự bất cẩn

Vẻ đẹp của hot girl sư phạm Trần Trân hút hồn nhiều sao Việt

Tổng hợp những hình ảnh đẹp nhất về Hot girl Trần Trân

Trân Trần cô giáo xinh đẹp không vào showbiz vì thích cuộc sống tự do, thoải mái

Lê Phương ra sản phẩm âm nhạc mới và đây là phản ứng của fan

Ngẩn ngơ trước vẻ đẹp tinh khôi của Hot girl đại học Ngân Hàng TP.HCM

Lê Phương trong “Gạo nếp gạo tẻ”: Từ phim giả đến đời thực

Hot girl nuôi Kuma Thong hay nghĩ đến cái chết trước khi rơi từ chung cư The Gold View

Hà Tĩnh: Sau mổ ruột thừa, nữ bệnh nhân bàng hoàng phát hiện bị cắt mất vòi trứng
Tin Nổi bật
- Kinh tếcách đây 2 ngày
Chuyển khoản nhầm hàng chục triệu đồng không đòi được
- Làm đẹpcách đây 2 ngày
Viên sủi 3 triệu đồng khiến người đàn ông suýt chết
- Thế giớicách đây 2 ngày
Trump dự kiến rời Washington trước khi Biden nhậm chức
- Công nghệcách đây 2 ngày
Hai tỷ phú công nghệ đứng sau Telegram và Signal
- Giáo dụccách đây 2 ngày
Ông bố 47 tuổi tốt nghiệp đại học với điểm gần tuyệt đối
- Thời sựcách đây 2 ngày
Cháy lớn công ty sản xuất giày da
- Thế giớicách đây 2 ngày
Lộ diện mẫu tên lửa Mỹ dùng hạ sát tướng Iran
- Kinh tếcách đây 2 ngày
CIEM dự báo hai kịch bản tăng trưởng kinh tế 2021