Công nghệNăm hiểu lầm phổ biến về smartphone Đã đăng trên 25/03/2020 bởi Star.vn Số megapixel càng lớn, ảnh chụp càng đẹp hay độ phân giải QHD chính là 2K… là những quan niệm chưa chính xác về smartphone.Độ phân giải QHD là 2K Nhiều nhà sản xuất smartphone đã “lập lờ” hai độ phân giải này khiến người dùng hiểu sai, thậm chí xem là một. Trên thực tế, độ phân giải 2K theo tiêu chuẩn DCI là 2.048 x 1.080 pixel, là một phần mở rộng của Full HD (1.920 x 1.080 pixel). Trong khi đó, QHD (Quad HD) có độ phân giải cao hơn với 2.560 x 1.440 pixel. Với 3.686.400 điểm ảnh, QHD rõ ràng hơn 40% mức 2.211.840 điểm ảnh của 2K. Một số smartphone được quảng cáo có độ phân giải QHD nhưng thực chất chỉ ở mức 2K, như Google Pixel XL, Razer Phone 2 hay HTC 10. Ảnh: Androidauthority.Tốc độ USB TypeC nhanh hơn microUSB Được phát triển sau, nhiều quan niệm cho rằng USB Type C có tốc độ truyền dữ liệu nhanh hơn microUSB. Tuy nhiên, điều này chưa hẳn đúng vì còn phụ thuộc vào chuẩn giao thức. Nếu cổng USB Type C vẫn dùng giao thức USB 2.0, tốc độ của nó vẫn chỉ ở mức 480 Mb/giây thay vì 5.000 Mb/giây (5 Gb/giây) như USB 3.0 hoặc cao hơn. Hiện Asus Zenfone 6 hay Realme X2 Pro có cổng USB Type C nhưng vẫn dùng chuẩn USB 2.0. Ảnh: Androidauthority.Điện thoại nhanh hơn nếu tăng dung lượng RAM Trong những năm qua, dung lượng RAM trung bình trong điện thoại thông minh đã tăng đáng kể. Năm nay, mức RAM phổ biến trên smartphone vào khoảng 6 GB, trong khi những mẫu như Samsung Galaxy S20 Ultra hay Black Shark 3 thậm chí có phiên bản lên đến 16 GB. RAM được định nghĩa là bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên, giúp lưu dữ liệu tạm thời và sẽ mất đi khi tắt nguồn. Theo lý thuyết, dung lượng RAM lớn hơn đồng nghĩa với điện thoại chứa nhiều dữ liệu nền hơn, từ đó chạy đa nhiệm tốt hơn, không cần phải tải lại ứng dụng. Tuy nhiên, nó còn phụ thuộc vào công nghệ RAM cũng như vi xử lý đi kèm. Do đó, một chiếc điện thoại nhanh cần có bộ xử lý tốc độ cao, hơn là dung lượng RAM lớn. Ảnh: Androidauthority.Smartphone đạt chuẩn IP sẽ không thấm nước Xếp hạng Ingress Protection (IP) được nhà cung cấp smartphone quảng cáo có thể chống bụi và các loại chất lỏng. Chẳng hạn, một thiết bị đạt IP68 có thể ngâm 30 phút ở độ sâu 1,5 mét, hay chuẩn IP54 giúp chống lại bụi hoặc nước phun ra từ mọi hướng. Tuy nhiên, việc chống bụi và nước chỉ áp dụng trong điều kiện phòng thí nghiệm, nơi môi trường được kiểm soát và dùng nước tinh khiết. Thử nghiệm không tính đến các loại chất lỏng khác như rượu, cà phê, đồ uống có gas hoặc nước biển. Do đó, smartphone có thể vẫn bị nước xâm nhập vào bên trong linh kiện hoặc ăn mòn bên ngoài, nhất là khi đi biển hoặc nơi nước có nhiều tạp chất. Ảnh: Cnet.Càng nhiều ‘chấm’, hình ảnh càng đẹp Không ít người dùng smartphone nghĩ rằng camera máy càng nhiều megapixel, ảnh chụp được càng chất lượng. Tuy vậy, điều này chưa hẳn chính xác. Trên lý thuyết, số megapixel càng cao, ảnh có được có kích thước càng lớn, từ đó hỗ trợ người dùng phóng to hoặc cắt cúp ảnh dễ dàng, tránh hiện tượng “vỡ” hình. Nhưng để có một bức ảnh đẹp, ngoài số megapixel, còn phụ thuộc vào các yếu tố như cảm biến ảnh, khẩu độ, chế độ chụp, phần mềm tối ưu… Ảnh: Androidauthority.Bảo Lâm (theo Androidauthority) – Vnexpress Star.vn Mỹ loay hoay giữa bài toán kinh tế và Covid-19Tại sao số ca nhiễm corona ở Mỹ tăng khủng?