Kết nối với chúng tôi:

Công nghệ

Hệ thống giám sát hoàn chỉnh của ‘TikTok phiên bản Trung Quốc’

Đã đăng

 ngày

 
Douyin, Tiktok phiên bản Trung Quốc, sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt để kiểm soát người nước ngoài. Nhưng câu chuyện chưa dừng lại ở đó.

Những video tức cười về các ông bố bà mẹ, những buổi hòa nhạc piano say sưa hay thuyết âm mưu “gây bão mạng” về những đứa trẻ – nạn nhân của tội phạm buôn người – được tìm thấy trong tủ quần áo… là những nội dung bình thường trên TikTok, ứng dụng chia sẻ video với hơn 500 triệu người dùng phương Tây.

Và dường như cuộc sống cũng không có nhiều khác biệt trên Douyin, TikTok phiên bản Trung Quốc, nơi sản sinh ra các triệu phú mạng xã hội mới nhờ sự bùng nổ của ngành công nghiệp live stream. Tuy nhiên, ở phía sau hậu trường, streamer Trung Quốc phải đối mặt với chế độ giám sát và kiểm duyệt tự động vô cùng phức tạp.

Ứng dụng Douyin kiểm duyệt người nước ngoài bằng công nghệ nhận diện khuôn mặt. Ảnh: Telegraph.
Ứng dụng Douyin kiểm duyệt người nước ngoài bằng công nghệ nhận diện khuôn mặt. Ảnh: Telegraph.

Ngày 8/7, một người đàn ông quốc tịch Anh có tên Joshua Dummer gặp phải tình huống trớ trêu trên Douyin, khi cô vợ người Trung Quốc của anh muốn phát live hình ảnh của anh từ căn hộ của họ tại Bắc Kinh. Bằng cách nào đó – nhiều khả năng do công nghệ nhận diện mặt người – Douyin đã phát hiện ra sự có mặt của Dummer và tự động ngừng live kèm thông báo: người nước ngoài bị cấm phát video trực tiếp khi chưa được chính phủ Trung Quốc cho phép.

Dummer chỉ đơn giản ngồi trên ghế sofa và kể về câu chuyện thường nhật của mình. Nhiêu đó đã đủ “chọc giận” hệ thống kiểm duyệt của Douyin. Vợ Dummer cũng bị chặn tính năng phát trực tiếp.

Các hệ thống kiểm duyệt và giám sát vốn hoạt động trên nhiều nguyên tắc khác nhau. Một hệ thống giám sát có thể sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt để rà quét các chương trình phát trực tiếp và đoán độ tuổi người dùng, báo cáo cho người kiểm duyệt nếu người dùng có dấu hiệu chưa đủ 16 tuổi.

Trước khi bắt đầu livestream, người dùng cần vượt qua một bước kiểm duyệt khác để kiểm tra khuôn mặt họ có khớp với ảnh trên chứng minh thư do nhà nước cấp hay không. Việc livestream được mặc định không dành cho người nước ngoài hay cư dân đến từ Hong Kong.

Nhiều bộ lọc khác cũng được sử dụng để đánh giá streamer, bởi lẽ người dùng Trung Quốc cần tuân thủ “trật tự công cộng và thuần phong mỹ tục” – một dạng “chỉ số xếp hạng an toàn”, tương tự “điểm tin cậy”. Nếu số điểm nằm dưới một mức nhất định, người đó sẽ bị hệ thống chặn.

Trong khi đó, công nghệ nhận dạng lời nói và văn bản được sử dụng để loại bỏ các trường hợp vi phạm, như “mê tín dị đoan”, phỉ báng Đảng Cộng sản Trung Quốc, thậm chí các video ASMR (phản ứng cực khoái độc lập) cũng bị cấm vì mang tính “khiêu dâm”.

Tất cả phương pháp kiểm duyệt trên đều được ghi trong tài liệu bí mật của ByteDance, công ty mẹ của TikTok và Douyin, sau đó bị Izzy Niu, phóng viên ở New York, phanh phui. Tài liệu này lý giải các ứng dụng đã điều chỉnh theo luật kiểm duyệt Internet nghiêm ngặt của Trung Quốc do tốc độ gia tăng nhanh chóng và hỗn loạn chưa từng có của nền công nghiệp live stream.

Sự cố xảy ra trên Douyin cùng tài liệu kiểm duyệt này đã đặt ra nhiều câu hỏi khó nhằn cho TikTok trong bối cảnh phải đối mặt với nhiều cáo buộc thăm dò quyền riêng tư tại Mỹ và Anh. Tệ hơn, gần đây TikTok cũng bị “cấm cửa” ở Ấn Độ. Liệu TikTok có áp dụng các công nghệ tương tự Douyin với người dùng phương Tây hay không, và nếu có, những dữ liệu người dùng ấy được sử dụng thế nào? Đến nay, TikTok vẫn từ chối trả lời những câu hỏi này.

Người nước ngoài bị cấm phát trực tuyến tại Trung Quốc

Giống khoảng 850 triệu người dùng các ứng dụng “cây nhà lá vườn” của Trung Quốc Đại lục, Dummer vốn không xa lạ gì với các hệ thống kiểm duyệt của Great Firewall.

Cũng bởi lẽ đó, anh chẳng hề choáng váng khi chứng kiến vợ mình phải thực hiện đi thực hiện lại quá nhiều bước xác minh danh tính trước khi bắt đầu phát trực tiếp, trong đó có bước gửi ảnh chứng minh thư và một bức ảnh thật.

“Tất cả ứng dụng, trang web và phương tiện truyền thông của Trung Quốc đều phải tuân theo quy định của nhà nước về nội dung nào được xem là phù hợp”, Dummer cho hay. “Đây là lần đầu tiên tôi bị cấm phát sóng và bị yêu cầu thực hiện thêm nhiều bước đăng ký chỉ vì tôi là người nước ngoài”, anh nhấn mạnh.

Năm 2017, Bộ Văn hóa Trung Quốc đã chính thức ban lệnh cấm người nước ngoài phát video trực tiếp khi chưa được sự “cho phép” của chính phủ. Tuy nhiên, mãi đến gần đây, lệnh này mới được thực thi gắt gao. Nguyên nhân có thể do sự phát triển như vũ bão của phong trào livestream tại Trung Quốc dưới tác động của Covid-19. Ngày càng nhiều người nước ngoài phản ánh tình trạng video phát trực tiếp của mình bất ngờ bị dừng.

Các báo cáo cũng chỉ ra rằng Douyin dừng cả video livestream của người dùng sử dụng tiếng Quảng Đông, một nhánh ngôn ngữ Trung Quốc đang chiếm ưu thế ở Hong Kong.

Hệ thống giám sát hoàn chỉnh

Ngày 9/7, phát ngôn viên của ByteDance xác nhận việc kiểm duyệt quá trình live stream của Dummer. ByteDance cho hay: “Tất cả quy trình kiểm duyệt phát trực tiếp trên Douyin đều do con người thực hiện trong thời gian thực. Bởi vậy, chúng tôi có thể xác nhận rằng trong trường hợp của Dummer, quá trình kiểm duyệt do chính con người thực hiện”.

Tuy nhiên sách trắng của ByteDance đã tự lật tẩy họ.

Theo tài liệu mà nhà báo Niu tìm ra, “để ngăn chặn những rủi ro phát sinh từ mọi khía cạnh của hình thức phát trực tiếp, ByteDance đã thiết lập quy trình giám sát hoàn chỉnh”, tài liệu viết. Ứng dụng sử dụng AI phân tích từng chi tiết mỗi video phát trực tiếp, bao gồm cả hành vi của người xem. Những video có dấu hiệu khả nghi sẽ bị “gắn cờ” và gửi thông báo tới kiểm duyệt viên, người này có thể ngăn chặn hành vi phát tán video hay thậm chí chặn luôn người dùng.

Sơ đồ hệ thống kiểm duyệt nội dung phát trực tiếp của ByteDance . Nguồn: ByteDance.
Sơ đồ hệ thống kiểm duyệt nội dung phát trực tiếp của ByteDance. Nguồn: ByteDance.

Một số phương pháp trong sơ đồ kiểm duyệt này khá phổ biến tại phương Tây. Cả Facebook và YouTube đều sử dụng AI để kiểm soát dịch vụ trên nền tảng, mở rộng mạng lưới kiểm duyệt trong thời gian diễn ra đại dịch khi nỗ lực loại bỏ thông tin sai lệch về Covid-19 hay những phương pháp chữa trị phản khoa học. Các nhà phê bình có thể chỉ trích rằng quy tắc của hai ông lớn này cũng quái đản hệt như ByteDance.

Ví dụ, Facebook thường xuyên theo dõi người dùng để phát hiện dấu hiệu buôn bán ma túy, lan truyền tin giả, tôn sùng các tổ chức kích động thù địch hay người dùng có ý định tự tử. Kể từ sau vụ tấn công khủng bố tại nhà thờ hồi giáo Christchurch năm 2019 được thủ phạm phát trực tiếp trên nền tảng, Facebook phải cam kết với chính phủ các nước phương Tây về quy trình kiểm duyệt nội dung.

Các công ty này có nhiều quy tắc giống nhau. Cả Facebook và ByteDance đều nói không với nội dung khiêu dâm, ảnh khoả thân, quấy rối, lừa đảo, vi phạm bản quyền và trẻ vị thành niên gian dối thông tin độ tuổi.

Tuy nhiên, vẫn có những nét khác biệt.

ByteDance cấm mọi nội dung phát trực tiếp có khuynh hướng “chống Đảng Cộng sản hay chống chính phủ Trung Quốc”. Mê tín dị đoan chắc chắn là điều cấm kỵ, cũng như hành vi hút thuốc và uống rượu, tôn thờ tiền bạc và xúc phạm phụ nữ.

Kỳ lạ hơn, công ty luôn tìm được lý do cấm nhiều xu hướng phổ biến. ASMR – những video độc thoại kích thích não bộ bằng cảm giác ảo – cũng nằm trong danh sách nội dung phù hợp, bởi đôi khi chúng “thu hút người xem bằng những tín hiệu tình dục mạnh mẽ”, chẳng hạn tiếng “liếm tai”.

Cơn sốt slime được nhiều trẻ em Anh yêu thích cũng bị cấm, bởi thành phần slime có chứa hàn the, ẩn chứa nguy cơ gây hại cho con người. Thậm chí ByteDance đã trích dẫn một trường hợp ở Manchester vào năm 2017, khi một đứa trẻ người Anh cuồng YouTube đã bị bỏng hóa chất nghiêm trọng trong quá trình chế tạo “slime kỳ lân”.

Và tất nhiên, cũng tồn tại những quy định cụ thể về trang phục mà phụ nữ có thể diện khi livestream. Các quy định về trang phục của Douyin vốn vấp phải nhiều chỉ trích, nhưng quy định của ByteDance còn khắt khe hơn nhiều, thậm chí họ còn có hình ảnh minh họa cụ thể.

Với trường hợp Dummer, vẫn chưa rõ anh bị “gắn cờ” bởi lý do gì. Một phóng viên Mỹ thường trú tại Trung Quốc sau khi thử nghiệm ứng dụng đã kết luận rằng rất ít khả năng Douyin tiến hành phân tích đặc điểm khuôn mặt các streamer dựa trên đặc tính dân tộc.

Một giả thuyết đặt ra là nền tảng chỉ đơn giản kiểm tra khuôn mặt streamer để đối chiếu với ảnh chứng minh thư, không cho phép người nước ngoài livestream theo luật mặc định. Một khả năng khác là AI nhận dạng giọng nói có thể phát hiện Dummer sử dụng tiếng Anh và phản ứng lại.

Dù theo giả thuyết nào, ByteDance tuyên bố hệ thống của họ vẫn hoạt động hiệu quả. Trong khoảng thời gian năm 2018 đến 2019, số trường hợp nội dung phát trực tiếp vi phạm quy định đã giảm 58%, trong đó 93% trường hợp vi phạm bị phát hiện nhờ hệ thống giám sát trước khi những người dùng khác báo cáo cho kiểm duyệt viên. So sánh với báo cáo minh bạch gần đây nhất của TikTok, nền tảng này thống kê cả những video không phải phát trực tiếp với tỷ lệ 98,2%.

Nghi vấn bủa vây TikTok

Tất cả điều này có ý nghĩa gì với TikTok? Ứng dụng này phần nào tách biệt với Douyin khi chạy trên các mạng khác biệt. Tuy nhiên, cả hai đều được phát triển tại Trung Quốc và có chung các tính năng cốt lõi, trong đó, Douyin thường được xem là sân thử nghiệm cho các ý tưởng mới trước khi được đưa vào TikTok.

ByteDance vẫn đang cố gắng tách biệt hai ứng dụng này, nỗ lực mời gọi Kevin Mayer, cựu Giám đốc điều hành của Disney, làm giám đốc điều hành của TikTok và thành lập văn phòng kỹ thuật mới dành riêng cho TikTok ở Mỹ.

Nhưng nhiêu đó vẫn chưa đủ sức ngăn quan chức Mỹ đặt nghi vấn về việc chính phủ Trung Quốc có quyền truy cập vào tất cả các dữ liệu cá nhân mà TikTok thu thập được. TikTok vẫn luôn phủ nhận việc cung cấp dữ liệu cho nhà nước Trung Quốc, bây giờ và cả tương lai.

Việc Douyin sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt và chứng minh thư để kiểm soát người dùng cũng vượt xa hầu hết ứng dụng phương Tây. Mặc dù các hệ thống phát hiện thanh thiếu niên của nền tảng vẫn đang trong giai đoạn “kiểm thử” khi sách trắng được công bố, có lẽ tới nay, chúng đã được triển trai rộng rãi.

TikTok đang bị các cơ quan quản lý Mỹ điều tra vì cáo buộc vi phạm quyền riêng tư của trẻ em, và bị bốn thanh thiếu niên tại bang Illinois đâm đơn kiện vì thu thập dữ liệu khuôn mặt họ khi chưa nhận được sự đồng ý.

Kiểm duyệt cũng không tồn tại ở Trung Quốc. Phóng viên điều tra đã khai quật được các tài liệu nội bộ cho thấy trong năm 2019, TikTok yêu cầu kiểm duyệt viên chặn những video của người dùng có hình dạng cơ thể bất thường, có quá nhiều nếp nhăn hoặc rối loạn về mắt.

Theo báo cáo, mục đích là để đảm bảo rằng những người dùng có ngoại hình đẹp sẽ thu hút thêm nhiều người dùng mới tìm đến và yêu thích nền tảng, thay vì việc người dùng mới rời khỏi ứng dụng khi bắt gặp hình ảnh xấu xí hoặc kém chất lượng.

Một cuộc điều tra khác cho thấy TikTok có chính sách chặn một cách có hệ thống các video ghi hình người khuyết tật, chẳng hạn người mắc chứng tự kỷ, hội chứng Down hoặc biến dạng khuôn mặt, dưới vỏ bọc biện minh rằng hành động đó chỉ giúp nhóm người dùng này không bị trêu chọc. Một người được gắn nhãn “người dùng đặc biệt” ở Đức đã gọi tên hành vi này là “phân biệt đối xử” và “vô nhân đạo”.

Không những thế, hướng dẫn về mặt chính trị đã được ban hành để kiểm duyệt các video của người dùng phương Tây.

Đáp lại hàng loạt nghi vấn ấy, TikTok trả lời rằng hầu hết tài liệu mà phóng viên chỉ ra đều đã lỗi thời và không còn hiệu lực. Công ty thậm chí không xác nhận một vài tài liệu trong số đó. Các quy định liên quan đến yếu tố chính trị và người khuyết tật được thừa nhận có phần lỗ mãng, nhưng chúng là nỗ lực ngăn chặn sớm các xung đột trên nền tảng, và sau đó, họ sẽ đưa ra những giải pháp tinh tế hơn.

Vậy có bao nhiêu hệ thống kiểm duyệt và giám sát của Douyin được đưa vào TikTok? Liệu TikTok cũng sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt? Nếu vậy, chúng được sử dụng như thế nào? Nói cách khác, người dùng phương Tây nên lo ngại ra sao về vấn đề này?

Người phát ngôn của TikTok đã từ chối trả lời những câu hỏi cụ thể đó mà chỉ tiết lộ rằng: “TikTok rất coi trọng sự an toàn của người dùng trẻ tuổi. Chúng tôi có những quy định nghiêm ngặt đối với người dùng dưới 16 tuổi tham gia phát trực tiếp”.

“Ngoài việc phân luồng độ tuổi, hoạt động của chúng tôi cũng do kiểm duyệt viên là con người thực hiện, họ sẽ đánh giá các yếu tố cho thấy rõ người dùng chưa đủ 16 tuổi, chẳng hạn thông tin người dùng trong mục Thông tin công khai có thể không khớp với những gì người này cung cấp trong quá trình đăng ký. TikTok chưa bao giờ cung cấp dữ liệu người dùng cho chính phủ Trung Quốc và chúng tôi cũng sẽ không làm điều đó ngay cả khi chính phủ yêu cầu”, người này nhấn mạnh.

Hải Yến (theo Telegraph) – Vnexpress

Rate this post

Công nghệ

Khắc phục lỗi windows 10 mkdir permission denied

Đã đăng

 ngày

Bởi

Lỗi này thường gặp trên Wndows 10 khi chúng ta tạo thư mục bằng dòng lênh Linus như

php artisan module:build

 Please enter a name:
 > Admin
Tạo thư mục Admin trong thư mực Modules. (mkdir /Modules/Admin)

Failed to create “./Modules/Admin”: mkdir(): Permission denied.

Sửa lỗi này bằng dọng lệnh sau: sudo chmod 777 code-folder-name

Chúc các bạn thành công nếu có các khắc phục lỗi này khác hay hơn hãy nhắn cho mình nhé.

Rate this post
Đọc tiếp

Công nghệ

Những trang website thông tin giải trí, ngôi sao được yêu thích nhất tại Việt Nam

Đã đăng

 ngày

Bởi

Ngày nay khi mà internet đã phổ biến khắp mọi nơi thì nhu cậu đọc tin tức qua mạng ngày càng lớn, đặc biệt là những tin tức về giải trí , ngôi sao, điện ảnh, thời trang… luôn được sự quan tâm của nhiều người nhất là tầng lấp trẻ. Vì vậy Star.vn xin giới thiệu với các bạn 10 website giải trí được các bạn trẻ yêu thích tại Việt Nam.

1. Ngoisao.net

Ngoisao.net là chuyên trang văn hóa giải trí của báo điện tử VnExpress. Ra mắt vào năm 2014, đến nay ngoisao.net đã phát triển với khối lượng tin bài cực kỳ lớn và thu hút hàng trăm view mỗi ngày. Đến với trang web giải trí này, bạn sẽ biết được nhiều thông tin thú vị về sao như hậu trường, thời cuộc, làm đẹp, phong cách… đến cả những câu chuyện bên lề và video hấp dẫn về “người của công chúng”.
Website: http://ngoisao.net

2. Kênh 14

Đứng đầu danh sách top 10 website thông tin giải trí hàng đầu Việt Nam cần phải kể tới Kênh 14. Đây là một trang thông tin điện tử có lượng truy cập lớn mỗi ngày tại Việt Nam. Nội dung của Kênh 14 đa phần thuộc về chủ đề giải trí, xã hội với những bài báo nóng hổi cập nhật tình hình giải trí trong và ngoài nước hướng đến đối tượng chủ yếu là giới trẻ. Với giao diện bắt mắt, bố cục được trình bày rõ ràng, nội dung tin phong phú, Kênh 14 sẽ mang đến cho bạn một cái nhìn toàn diện về nhiều lĩnh vực như âm nhạc, thời trang, phim ảnh, hài hước…
Website: http://kenh14.vn

3. 2sao.vn

Là trang thông tin điện tử tổng hợp của Công ty Cổ phần Truyền thông Vietnamnet, 2sao là địa chỉ website nổi tiếng trong lĩnh vực giải trí. Hoạt động chính thức từ năm 2013, hiện 2sao.vn được xem là một trong những trang có khối lượng thông tin vô cùng phong phú, đặc biệt là những tin bài về giới showbiz. Bạn có thể tìm được ở chuyên trang này rất nhiều thông tin về sao, thời trang, giới tính, sự kiện xã hội, sống trẻ hay điện ảnh,…
Website: http://2sao.vn

4. Yan

Yan sẽ là một cái tên không thể thiếu trong danh sách những website thông tin giải trí nổi tiếng tại Việt Nam. Đây là trang thông tin về các sự kiện âm nhạc, tin tức về các ngôi sao trong và ngoài nước. Không chỉ đơn thuần là một kênh tin tức về những sự kiện hot nhất, Yan còn mang đến cho bạn những cái nhìn tổng quan về xu hướng, lối sống của giới trẻ ngày nay. Với giao diện đơn giản, độc và lạ, Yan sẽ mang đến cho bạn những thông tin, hình ảnh, video, bảng xếp hạng… được giới trẻ quan tâm. Hiện tại, fanpage của Yan thu hút tới trên 12 triệu lượt thích.
Website: http://www.yan.vn

5. Yeah1

Yeah1 là một cái tên không thể bỏ qua khi nói tới những website thông tin giải trí hàng đầu Việt Nam. Đây là một trang mang đến cho bạn những thông tin về điện ảnh, thời trang hay công nghệ… dành cho giới trẻ Việt với hàng triệu lượt người theo dõi. Chuyên trang này tổng hợp và cập nhật nhiều tin tức thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như âm nhạc, đời sống, thời trang, phim ảnh hay thể thao… cùng những video hấp dẫn lôi cuốn nhiều độc giả quan tâm.
Website: http://www.yeah1.com

6. Tiin

Top 10 trang web thông tin giải trí nổi tiếng Việt Nam sẽ không đầy đủ nếu như thiếu Tiin. Đây là một trang tin tổng hợp dành cho giới trẻ. Tiin.vn luôn cập nhật liên tục các thông tin phong phú và chân thật về thế giới showbiz, âm nhạc cũng như xã hội hay các vấn đề gần gũi, hấp dẫn khác. Hơn nữa, giao diện của Tiin cũng rất đẹp mắt với màu tím chủ đạo và rất hợp với độc giả trẻ.
Website: http://tiin.vn

7. Star.vn Star.vn là một trong 10 trang web thông tin giải trí hàng đầu được nhiều người biết đến không hề kém cạnh so với những website khác. Không chỉ cung cấp những tin bài về hoạt động thời trang, thông tin âm nhạc, star.vn còn giới thiệu đến bạn đọc những bí quyết chăm sóc sắc đẹp của người nổi tiếng, những điểm đến du lịch hấp dẫn hay những sản phẩm công nghệ hot…
Website: https://star.vn

8. thegioigiaitri.vn

Vanhoagiaitri.vn là một trang web được Công ty TNHH Techme xây dựng chuyên về tin tức văn hóa giải trí. Mới thành lập năm 2015 với thời gian hoạt động chưa lâu nhưng trang web này đã thu hút nhiều lượt độc giả theo dõi fanpage với các chuyên mục hấp dẫn như movie, người đẹp, truyền hình, sound…
Website: http://thegioigiaitri.vn

9. Phununews.vn 

Phununews.vn là trang tin chuyên về các câu chuyện bên lề của sao. Không những vậy, trang tin còn có rất nhiều chuyên mục hấp dẫn như hậu trường, TVShow, phim, nhạc, sự kiện 360 độ quanh làng giải trí… Bên cạnh đó fanpage của trang web này cũng được đông đảo bạn đọc theo dõi với khoảng gần 40.000 likes. 

10. Ngoisao.tv

Được ra đời từ khá sớm ngày 02/04/2004 nên Ngoisao.tv đã sở hữu một khối lượng nội dung tin bài tương đối toàn diện về ngôi sao và giới showbiz cả trong và ngoài nước. Đặc biệt, Ngoisao.tv còn có một chuyên mục là tiểu sử ngôi sao rấ được yêu thịch. Tại đây, bạn có thể theo dõi những bài viết nêu lên quan điểm, cái nhìn riêng về các vấn đề, sự kiện diễn ra trong “thế giới” của những người nổi tiếng.
Website: https://ngoisao.tv/

Rate this post
Đọc tiếp

Công nghệ

Mạng 5G có ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng?

Đã đăng

 ngày

Bởi

Hiện chưa có nghiên cứu nào trên thế giới chứng minh sóng 5G ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng, theo đại diện MobiFone.

Tại Việt Nam, 5G đang giai đoạn thử nghiệm. Giới chuyên gia dự báo, người dùng có thể trải nghiệm các dịch vụ với tốc độ siêu nhanh sau khi 5G được đưa vào sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, song song với tiện ích, người dùng cũng quan tâm đến việc các trạm thu phát sóng di động 5G có ảnh hưởng đến sức khỏe hay không.

Trên thực tế, mạng 5G hoạt động trong băng tần 30-300 GHz. Trong đó, tần số 30 GHz có độ dài bước sóng xấp xỉ 10 mm, tần số 300 GHz có chiều dài bước sóng một mm. Điều này có nghĩa tín hiệu 5G nằm trong phổ sóng vi ba (microwave) và radio. Cả hai loại sóng này đều phát ra bức xạ không ion hóa, có nghĩa là nó không có đủ năng lượng để giải phóng electron từ một nguyên tử hoặc phân tử.

Theo Forbes, năng lượng bức xạ nào cũng có thể gây hại cho sinh vật sống ở liều lượng lớn, còn với liều lượng nhỏ hơn, khả năng gây hại sẽ giảm xuống. Đồng thời, bức xạ gây hại cho cơ thể người qua tổng năng lượng bức xạ mà cơ thể hấp thụ. Bất cứ khi nào một thiết bị 5G gửi hoặc nhận tín hiệu, nó sẽ phát ra hoặc tìm kiếm bức xạ có tần số thích hợp. Năng lượng bức xạ này sẽ lan truyền theo hình cầu và giảm dần khi bạn di chuyển ra xa nguồn phát. Cụ thể, liều bức xạ nguy hiểm khi ở cách con người khoảng 10 cm và giảm đi 10.000 lần khi cách người dùng khoảng 10 m.

polyad
Cột điện thoại di động 5G ở Cardiff (Anh). Ảnh: Forbes.

Báo cáo của Simon Rockman được đăng trên Forbes cũng chỉ ra, có 4.500 người ở Anh làm việc gần với bức xạ tần số vô tuyến (RF) và không có bằng chứng nào cho thấy họ có tỷ lệ ung thư hoặc bất kỳ vấn đề sức khỏe nào khác do bức xạ WiFi.

Cùng với đó, cơ quan quản lý Ofcom của Anh đã thực hiện nghiên cứu đo lường 16 địa điểm 5G ở 10 thị trấn và thành phố trên khắp nước Anh, xem xét các địa điểm mà việc sử dụng 5G có khả năng ảnh hưởng cao nhất. Những địa điểm này bao gồm các trung tâm mua sắm và đầu mối giao thông.

Ủy ban Quốc tế về Bảo vệ bức xạ không ion hóa (ICNIRP) cũng có bài đánh giá tác động của sóng điện từ đối với con người và môi trường. Họ thực hiện nghiên cứu về tác động của 5G và cho biết không có bằng chứng về ảnh hưởng đối với sức khỏe. Trong chỉ dẫn cập nhật ngày 11/3/2020, ICNIRP đánh giá sóng 5G phù hợp so với hướng dẫn năm 1998 về các tần số cao hơn sẽ được sử dụng cho 5G trong tương lai. Theo đại diện ICNIRP, chỉ dẫn được phát triển sau khi xem xét kỹ lưỡng tất cả tài liệu khoa học liên quan, hội thảo khoa học và quy trình tham vấn cộng đồng.

Còn theo Tổ chức Y tế Công cộng Anh (PHE), mức phơi nhiễm tổng thể dự kiến sẽ duy trì ở mức thấp so với các hướng dẫn và sẽ không có hậu quả nào đối với sức khỏe cộng đồng. Dù vậy, PHE thừa nhận có thể có một sự gia tăng nhỏ về mức độ tiếp xúc tổng thể với sóng vô tuyến khi 5G được thêm vào mạng hiện có hoặc trong một khu vực mới. Tuy nhiên, mức phơi nhiễm tổng thể dự kiến sẽ vẫn ở mức thấp so với các chỉ dẫn.

Trong tọa đàm “Chuẩn bị gì cho thời đại 5G” do Báo điện tử tổ chức hồi cuối tháng 3, Tiến sĩ Mai Hồng Anh – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển MobiFone cho rằng, tất cả các thiết bị viễn thông trên thế giới đều được kiểm tra và thỏa mãn các tiêu chuẩn trước khi nhập vào Việt Nam.

polyad
Tiến sĩ Mai Hồng Anh – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển MobiFone (bên phải) trong Tọa đàm về 5G do tổ chức. Ảnh: Ngọc Thành.

Theo đại diện MobiFone, kể cả các nước trên thế giới, việc phát xạ sóng điện từ từ các trạm thu phát sóng đều phải tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn về sức khỏe cộng đồng. Tại Việt Nam, tất cả mạng di động trước khi đưa vào hoạt động luôn được kiểm định chất lượng thiết bị, tham số trạm thu phát sóng, mức độ phát xạ của sóng điện từ… Các thiết bị này đều phải tuân thủ quy chuẩn của Việt Nam mà Bộ Thông tin Truyền thông đã ban hành, trong đó có quy định về mức độ phát xạ và phương pháp đo.

Ông Mai Hồng Anh cũng cho biết, trên thế giới hiện chưa có nghiên cứu nào chứng minh sóng 5G ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng. Do đó, người dùng hoàn toàn có thể yên tâm về vấn đề sức khỏe khi sử dụng 5G. Đồng thời, ngoài lợi ích về tốc độ truyền tải so với các mạng di động trước đó, việc đặt cơ sở hạ tầng cho 5G còn cho phép thay đổi công nghệ thông minh, giúp kết nối các thiết bị không giới hạn trong tương lai.

Trên thực tế, Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới tiếp cận công nghệ kết nối này và đã có những thử nghiệm 5G thành công. Cụ thể, cuộc gọi 5G đầu tiên đã được nhà mạng Việt Nam thử nghiệm thành công trong tháng 5/2019. Đến tháng 9, nhà mạng công bố phát sóng thử nghiệm 5G tại TP HCM, đưa vào khai thác hạ tầng kết nối Internet vạn vật với quy mô 1.000 trạm NB-IoT phủ sóng 100% TP HCM. Hiện tất cả các nhà mạng lớn tại Việt Nam đều đã triển khai mạng 5G tại Hà Nội, TP HCM và một số tỉnh, thành phố khác.

Cùng với đó là sự tham gia của các hãng sản xuất thiết bị di động trong việc tạo ra các dòng smartphone tương thích với mạng 5G. Là hãng công nghệ còn khá trẻ, Oppo cũng tham gia vào tiến trình phát triển 5G.

Tại thị trường Việt Nam, hãng này đã tung ra nhiều dòng điện thoại 5G như bộ đôi flagship Find X2 Series trong tháng 3/2020. Thế hệ 5G mới nhất của dòng sản phẩm Reno – Oppo Reno5 5G cũng được giới thiệu đến với người dùng Việt Nam hồi đầu năm nay, với mức giá tầm trung, dễ tiếp cận. Đại diện Oppo còn cho biết sẽ tiếp tục hợp tác với các đối tác công nghệ dẫn đầu khác trên thế giới để tăng tốc triển khai 5G toàn cầu và nâng cao trải nghiệm 5G cho người dùng.

Hà Thanh – Vnexpress

Rate this post
Đọc tiếp
Advertisement
Điện ảnhcách đây 1 tuần

CẢ SHOWBIZ VIỆT ĐỔ DỒN VỀ THẢM ĐỎ LỄ RA MẮT  BỘ PHIM “ĐÓA HOA MONG MANH”

Âm nhạccách đây 2 tuần

GIÁM ĐỐC ÂM NHẠC PHIM “ĐÓA HOA MONG MANH”: CÁC CA KHÚC CÓ GIÁ TRỊ VÀ XỨNG ĐÁNG ĐƯỢC

Điện ảnhcách đây 3 tuần

ĐẠO DIỄN MAI THU HUYỀN BẬT MÍ NHỮNG ĐIỀU ĐẶC BIỆT TRƯỚC KHI “ĐÓA HOA MONG MANH” CÔNG CHIẾU TẠI MỸ

Điện ảnhcách đây 1 tháng

NHÀ SẢN XUẤT “ĐÓA HOA MONG MANH” JACQUELINE THU THẢO HÃNH DIỆN VÌ ĐƯỢC CÁC LIÊN HOAN PHIM QUỐC TẾ  ĐÓN NHẬN

Giải trícách đây 1 năm

Đại sứ Saffron-Collagen extra white Amy Lê Anh tham dự chương trình cập nhật kiến thức Y Khoa tại Cần Thơ

Giải trícách đây 1 năm

Diễn viên Mai Thu Huyền tổ chức cuộc thi tìm kiếm “Streamer Siêu đẳng” với giải thưởng “khủng”

Âm nhạccách đây 1 năm

Madam Bạch Phượng-Ceo Phượng Amina Entertainment gửi lời tri ân đến khán giả và các nhà tài trợ “Dạ Vũ Mùa Thu”

Âm nhạccách đây 1 năm

Ca sĩ Amy Lê Anh – Giám đốc CIECA tận hưởng những ngày nghỉ ngơi trên đất Pháp

Tin tứccách đây 2 năm

Tài chính COMB của ngân hàng Phương Đông OCB là công ty tài chính bỉ ổi chuyên khủng bố khách hàng vay dù chưa đến hạn thanh tóan, mọi người cần tránh

Công nghệcách đây 2 năm

Khắc phục lỗi windows 10 mkdir permission denied

Facebook

Advertisement

Tin Nổi bật

    Paste your advertisement code here.