Thời sự, Tin tức5 công trình giao thông ở thủ đô sau 10 năm Đã đăng trên 10/10/2020 bởi Star.vn Đại lộ Thăng Long, cầu Vĩnh Tuy, đường Lê Văn Lương, cầu cạn Pháp Vân – Linh Đàm sau 10 năm khánh thành đã thay đổi diện mạo thủ đô.Năm 2010, UBND TP Hà Nội gắn biển hàng chục dự án xây dựng hạ tầng, trong đó có 5 công trình giao thông lớn để kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội. Trong số này, công trình quy mô lớn nhất là đại lộ Thăng Long dài gần 30 km, nối quận Cầu Giấy với các huyện ngoại thành thuộc tỉnh Hà Tây cũ. Công trình có tổng mức đầu tư 7.500 tỷ đồng Lúc đó đây được coi là cao tốc rộng và hiện đại nhất nước với chiều rộng lên tới 140 m.Trong 10 năm đưa vào khai thác, tuyến đại lộ đầu tiên ở thủ đô đã kết nối khu trung tâm với các vùng ngoại thành phía Tây và thành phố vệ tinh Láng – Hoà Lạc, giúp phát triển hàng loạt khu đô thị ở hai bên đường, kéo giảm áp lực dân số cho khu vực trung tâm. Tuy nhiên, tuyến cao tốc với 6 làn xe và hai dải đường đô thị chỉ sau nửa năm thông xe đã xuất hiện các vết sụt lún, vệt bánh xe và nứt, nhiều ổ gà. vào đầu năm và cuối năm 2011. Đến nay, sau nhiều lần được sửa chữa, đại tu, đại lộ Thăng Long đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân từ trung tâm tới các khu đô thị hai bên đường.Một điểm nhấn giao thông nhân dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long Hà Nội là cầu Vĩnh Tuy dài 5,8 km, bắc qua sông Hồng nối quận Long Biên và Hai Bà Trưng, với tổng mức đầu tư 3.600 tỷ đồng. Cầu khánh thành được kỳ vọng giúp rút ngắn lộ trình từ trung tâm thành phố ra quốc lộ 5 đi Hải Phòng, Quảng Ninh khoảng 3 km, giảm tải cho cầu Chương Dương và Long Biên, góp phần làm cầu nối phát triển kinh tế giữa trung tâm thủ đô và các tỉnh phía Bắc.Mặt cầu rộng 19 m, mỗi bên có ba làn xe chạy. Sau 10 năm thông xe cầu Vĩnh Tuy, hai bên đầu cầu phía quận Hai Bà Trưng và quận Long Biên phát triển hàng chục toà cao ốc và các khu chung cư, đô thị mới. Đây cũng là cây cầu ít xảy ra tình trạng ùn tắc so với hệ thống 7 cầu huyết mạch ở thủ đô. Để giảm tải cho cầu Vĩnh Tuy, hồi tháng 5, Chính phủ cũng phê duyệt xây dựng cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 với vị trí cạnh cầu cũ, tổng mức đầu tư 2.540 tỷ đồng, 4 làn xe và dải đi bộ, dự kiến khởi công năm nay.Cũng khánh thành năm 2010, đường Tố Hữu (Lê Văn Lương kéo dài) chạy song song với đại lộ Thăng Long dài gần 3 km là trục kết nối đường vành đai 3 (đoạn quận Thanh Xuân) với các quận Bắc Từ Liêm. Lúc khánh thành, Hà Nội kỳ vọng trục đường sẽ giúp kéo giãn dân số khu vực trung tâm và phát triển các khu đô thị mới.Tuyến đường có mức đầu tư 700 tỷ đồng, rộng 40 m với 6 làn xe cơ giới, tốc độ thiết kế 60 km/h. Sau 10 năm hoạt động, đường Tố Hữu được mệnh danh là “trục đường có nhiều cao ốc nhất” với trên khoảng 50 tòa nhà 25-35 tầng, nhiều khu đô thị, biệt thự liền kề.Mỗi bên đường Tố Hữu có 3 làn xe, hai làn ôtô và một làn xe máy. Để giải quyết bài toán ùn tắc và phát triển phương tiện vận tải công cộng, đầu năm 2017, Hà Nội đưa vào hoạt động tuyến xe buýt nhanh (BRT) và xây dựng một làn đường riêng dành cho loại hình vận tải mới này. Đến nay, BRT phục vụ gần 1 triệu lượt khách mỗi tháng, tuy nhiên tốc độ trung bình chỉ đạt khoảng 20km/h. Tuyến đường từ khi có BRT ngày càng ùn tắc nghiêm trọng, đặc biệt vào giờ cao điểm.Cũng thông xe vào tháng 10/2010, đường dẫn phía Nam cầu Thanh Trì dài 6,2 km và cầu cạn Pháp Vân dài 2,3 km bắc qua khu đô thị Linh Đàm, kết nối với đường vành đai 3 có tổng mức đầu tư 1.124 tỷ đồng. Tuyến cầu cạn được thiết kế theo tiêu chuẩn cao tốc, phục vụ ôtô chạy tốc độ tối đa 90 km/h. Đây được coi là tuyến huyết mạch kết nối trung tâm với các quận huyện vùng ven như Hoàng Mai, Thanh Trì. Hai năm sau cầu cạn đoạn từ Linh Đàm đến Mai Dịch tiếp tục được thông xe toàn tuyến với tổng mức hơn 5.500 tỷ đồng. Tuy nhiên tuyến cầu cạn được coi hiện đại nhất Việt Nam thời điểm đó thường xuyên bị vệt lún bánh xe do lưu lượng xe quá tải lớn. Đến nay, trải qua nhiều lần sửa chữa, nâng cấp mặt đường đã bằng phẳng trở lại.Dọc hai bên đường vành đai 3, các khu đô thị mới mọc lên với hàng chục cao ốc chung cư dày đặc, khiến hạ tầng ngày càng quá tải, thường xuyên ùn tắc và tai nạn giao thông. Do lưu lượng phương tiện lớn, vào giờ cao điểm thường xuyên ở các điểm lên xuống như nút giao Trung Hoà, Thanh Xuân nên sau 10 năm thông xe, nhà chức trách thay đổi hai lần đề xuất giảm tốc độ xe chạy. Gần đây nhất vào tháng 5, Sở Giao thông vận tải Hà Nội đã đếm xe trên cầu cạn này và đề xuất điều chỉnh giảm tốc độ còn 60km/h.Bá Đô – Ngọc Thành – Vnexpress Star.vn Nadal: ‘Schwartzman hay bậc nhất thế giới’Xe siêu trường chở Metro Số 1 về depot