Khi ai đó cho bạn lời khuyên về nghề nghiệp, cuộc sống, hãy chắc chắn rằng tính cách và lối sống của họ đủ tốt trước khi quyết định nghe theo lời khuyên đó. Hãy nhớ rằng, những lời khuyên có thể đúng với người này, nhưng lại không phù hợp với quy tắc và tiêu chuẩn phổ quát chung.
Cho tới nay, một trong những quyết định quan trọng nhất sự nghiệp của tôi đó là việc từ chối làm theo một lời khuyên của ông chủ cũ.
Trước khi bắt đầu sự nghiệp viết lách, tôi làm việc trong lĩnh vực điện ảnh ở Los Angeles. Sau khi tốt nghiệp trường điện ảnh, tôi định cư ở Los Angeles và tìm những công việc về sản xuất, chương trình truyền hình, một vài quảng cáo truyền hình, và quay video âm nhạc. Trong một năm hoặc hơn, tôi đã tìm thấy một công việc ổn định hơn ở một studio lớn, tôi làm việc trong lĩnh vực marketing trong hai năm tiếp đó.
Sau đó, tôi chuyển sang làm cho trung tâm phát triển tài năng và văn học trong vòng 3 năm rưỡi và hiện tại tôi đang là nhà văn tự do. Trong khoảng thời gian tôi còn làm việc ở trung tâm đó, tôi đã nhận được một lời khuyên từ sếp trực tiếp. Lời khuyên đó đã theo tôi suốt những năm tháng sau này và giúp tôi rất nhiều kể từ thời điểm đó: “Nếu cậu muốn phát triển trong ngành này, cậu phải biết nói dối”.
Một người cấp trên mà tôi rất coi trọng đã dành cho tôi với niềm tự hào và niềm tin. Thật sự, nói dối là một điều thường xuyên diễn ra trong ngành giải trí và điện ảnh Hollywood. Và rõ ràng, đó là cách mà nhiều người đã làm để tiến thân trong sự nghiệp. Trong những năm tôi làm việc trong các lĩnh vực khác nhau, tôi đã nghe rất nhiều sự dối trá, nửa sự thật. Nhưng tôi chưa có ai khuyên tôi một cách thẳng thắn như vậy.
Tôi không thể nhớ chính xác phản ứng của tôi lúc đó, nhưng tôi biết tôi không đồng ý cũng không từ chối. Ít nhất là tôi không nói lời nào cả. Dường như tôi chỉ thoáng gật đầu xác nhận, có lẽ điều đó giống như một lời chấp nhận ngầm và tiếp tục làm việc.
Ở cuối tuổi 20 tôi không còn ngây thơ nữa, nhưng tôi cũng không nhìn cuộc sống theo hướng tiêu cực mà làm theo lời khuyên đó dù đó là lời khuyên từ ông chủ – người có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề. Và cuộc trao đổi hôm đó thực sự là một cột mốc quan trọng của cuộc đời tôi.
Trong những năm sau đó, khoảnh khắc ấy luôn thường trực trong tâm trí tôi mỗi khi tôi gặp khó khăn trong quá trình làm việc. Khi rơi vào một tình huống khó xử, tôi dường như đã nghe thấy câu nói “Hãy học cách nói dối” vang lên trong đầu. Tuy nhiên, tôi vẫn luôn kiên quyết nhắc nhở bản thân về sự trung thực và tìm một hướng giải quyết khác.
Mặc dù lời nói dối tạm thời khiến chúng ta vượt qua vấn đề trước mắt, nhưng khi làm như vậy nó lại tạo ra một vấn đề khác mà tôi tiếp tục phải đối mặt: Chính lời nói dối đó. Đối phó với sự dối trá do chính mình tạo ra thực sự rất mệt mỏi. Bởi vì nó không phải sự thật, nên bạn sẽ không thể kiểm soát được mọi việc sẽ đi tới đâu, và đương nhiên sẽ phải tạo ra nhiều lời nói dối khác nữa để che giấu.
Ngoài việc giúp tôi thiết lập một ranh giới rõ ràng giữa sự chính trực và sự giả dối trong cuộc sống của tôi, lời khuyên về sự nghiệp của sếp cũ cũng khiến tôi nhận ra một sự thật khác. Nếu ông ấy có thể tự hào và gần như vui vẻ khuyên tôi trở thành người không trung thực mang nhiều hàm ý, thì có bao nhiêu người khác đã sống và làm việc không hề trung thực theo một cách tinh vi hơn?
Tôi cố gắng trở thành một người đáng tin cậy, nhưng điều đó không có nghĩa là tôi nhìn mọi thứ như vẻ bề ngoài của nó. Trong cuộc sống, người tôn trọng sự thật, chân lý, lẽ phải sẽ luôn có kết quả tốt đẹp, vì họ có thể đem lại lòng tin cho mọi người. Sự trung thực, chính trực có thể không đem lại sự giàu có, quyền lực ngay lập tức, nhưng nó mang đến cho chúng ta sự thanh thản trong tâm hồn.
Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện đại ngày này, việc sống trung thực, chính thực thôi có lẽ là chưa đủ. Đôi khi, sự thẳng thắn có thể đem lại cho bạn những rắc rối không đáng. Bởi vậy, hãy sống trung thực nhưng luôn nhìn nhận mọi việc một cách đa chiều, cẩn trọng, đó mới là cách sống khôn ngoan.
Minh Ngọc-Cafef (*Theo chia sẻ của Steven John, cây bút tự do trên Business Insider)