Phương án tuyển sinh của Đại học Quốc gia TP HCM

Các trường thành viên Đại học Quốc gia TP HCM sử dụng 5-6 phương thức tuyển sinh, tăng chỉ tiêu phương án xét điểm thi đánh giá năng lực.

Năm nay, trường Đại học Quốc tế dự kiến có hơn 1.600 chỉ tiêu với có 6 phương thức xét tuyển theo công bố ngày 5/1. Trong đó, 40-60 % tổng chỉ tiêu cho phương thức xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi THPT quốc gia; 3-5% xét tuyển học sinh giỏi các trường THPT theo quy định của Đại học Quốc gia TP HCM; 1% xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Năm nay, đại học này vẫn duy trì điểm tra năng lực do chính trường tổ chức với 20-40% chỉ tiêu cho phương thức này. Điểm xét tuyển là tổng hai môn thi thuộc tổ hợp các môn xét tuyển gồm môn bắt buộc (Toán) và một môn tự chọn (Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tiếng Anh). Thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế IELTS hoặc TOEFL iBT được miễn thi môn ngoại ngữ và được quy đổi điểm tương ứng.

Ngoài ra, trường dành 20-40 % xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP HCM và 1% chỉ tiêu xét tuyển dựa trên học bạ với học sinh có quốc tịch nước ngoài hoặc học sinh Việt Nam học chương trình THPT nước ngoài.

Các ngành, chuyên ngành năm nay của trường Đại học Quốc tế. Ảnh: Mạnh Tùng.
Các ngành, chuyên ngành của Đại học Quốc tế. Ảnh: Mạnh Tùng.

Tương tự, trường Đại học Kinh tế – Luật tuyển sinh với 5 phương thức xét tuyển cho 41 chương trình đào tạo trong nước với 2.020 chỉ tiêu.

Các phương thức xét tuyển gồm: xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo (tối đa 5% tổng chỉ tiêu); ưu tiên xét tuyển theo quy định của Đại học Quốc gia TP HCM (tối đa 15% ); xét tuyển dựa trên kết quả thi THPT quốc gia (tối đa 60%); xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TP HCM tổ chức (tối đa 40%).

Trường tuyển dựa trên kết quả học THPT và chứng chỉ tiếng Anh quốc tế với học sinh Việt Nam và học sinh có quốc tịch nước ngoài (học chương trình THPT quốc tế bằng Tiếng Anh hoặc chương trình THPT trong nước) vào các chương trình chất lượng cao giảng dạy bằng tiếng Anh (tối đa 50% tổng chỉ tiêu của các chương trình này)

So với năm trước, Đại học Kinh tế – Luật tăng tỷ trọng chỉ tiêu với phương thức xét tuyển bằng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia tổ chức và xét tuyển dựa trên kết quả học THPT cùng chứng chỉ tiếng Anh quốc tế.

Cũng trong mùa tuyển sinh mới, đại học này dự kiến mở thêm 3 chương trình đào tạo mới: Khoa học dữ liệu trong kinh tế và kinh doanh, Kinh doanh số và trí tuệ nhân tạo, Kinh tế quốc tế (Kinh tế đối ngoại) chất lượng cao bằng tiếng Anh; đồng thời triển khai 3 chương trình song ngành liên trường trong Đại học Quốc gia TP HCM: Kinh tế quốc tế (Kinh tế đối ngoại), Quản trị kinh doanh, Luật Kinh tế.

Thí sinh dự thi THPT quốc gia năm 2019 tại TP HCM. Ảnh: Thành Nguyễn.
Thí sinh dự thi THPT quốc gia năm 2019 tại TP HCM. Ảnh: Thành Nguyễn.

Một thành viên khác của Đại học Quốc gia TP HCM, Đại học Công nghệ thông tin sử dụng đa dạng phương thức xét tuyển. Trong đó, 80% tổng chỉ tiêu được chia đều cho hai phương thức xét tuyển theo kết quả thi THPT quốc gia và kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP HCM. Còn lại, trường dành cho phương thức tuyển thẳng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ưu tiên xét tuyển theo quy định của Đại học Quốc gia TP HCM.

Phương án tuyển sinh các trường thuộc Đại học Quốc gia TP HCM - 2
Phương án tuyển sinh các trường thuộc Đại học Quốc gia TP HCM – 2
Các ngành, chuyên ngành của trường Đại học Công nghệ thông tin. Ảnh: Mạnh Tùng.
Các ngành, chuyên ngành của Đại học Công nghệ thông tin. Ảnh: Mạnh Tùng.

Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cũng sử dụng 4 phương thức tuyển sinh: xét tuyển bằng kết quả thi THPT quốc gia 55-65% chỉ tiêu; ưu tiên xét tuyển, tuyển thẳng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo 1%-2%; ưu tiên xét tuyển theo quy định của Đại học Quốc gia 10%-15%; xét kết quả đánh giá năng lực Đại học Quốc gia tổ chức 25%-35%.

Đại học này dự kiến tuyển hơn 3.300 chỉ tiêu, trong đó có chương trình chất lượng cao ở các ngành Báo chí, Ngôn ngữ Anh, Nhật Bản học, Quan hệ quốc tế, Quản trị dịch vụ du lịch và Lữ hành.

Với đề án đào tạo nguồn nhân lực cho khu cho khu vực Tây Nam bộ và Tây Nguyên học tại Phân hiệu Đại học Quốc gia TP HCM ở Bến Tre, thí sinh phải có hộ khẩu thường trú từ 36 tháng trở lên tại các tỉnh ở các khu vực này.

Các ngành, chuyên ngành của trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn. Ảnh: Mạnh Tùng.
Các ngành, chuyên ngành của Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn. Ảnh: Mạnh Tùng.

Trước đó, hai trường thành viên của Đại học Quốc gia TP HCM là Bách khoa và Khoa học Tự nhiên đã công bố phương án tuyển sinh dự kiến năm 2020.

Đại học Bách khoa tuyển 5.000 chỉ tiêu với tổ hợp môn xét tuyển không thay đổi. Ở hệ chất lượng cao, trường dự kiến mở thêm 5 chương trình mới: Kỹ thuật hàng không, Kỹ thuật y sinh, Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng, Kỹ thuật Cơ điện tử (chuyên ngành Kỹ thuật Robot) và Khoa học máy tính (tiếng Nhật).

Đại học Khoa học Tự nhiên dự kiến với tuyển 3.500 chỉ tiêu với 6 ngành mới gồm: Khoa học dữ liệu, Công nghệ vật liệu, Vật lý y khoa, Kỹ thuật địa chất, Toán ứng dụng, Toán tin.