Một bộ phim điện ảnh của Tincom Media dựa theo tác phẩm “Đoạn Trường Tân Thanh” của đại thi hào Nguyễn Du.Dự kiến ra mắt vào năm 2021 – kỉ niệm 200 năm ngày mất của đại thi hào Nguyễn Du.

Phim do Mai Thu Huyền đầu tư và đạo diễn. Trần Bửu Lộc – đạo diễn Cô Ba Sài Gòn – điều hành sản xuấtTác giả kịch bản – nghệ sĩ Phi Tiến Sơn giữ nguyên tinh thần tác phẩm, bổ sung một số yếu tố mới để phù hợp khán giả ngày nay. Kathy Uyên đào tạo diễn xuất. Nhà thiết kế Thủy Nguyễn phụ trách khâu trang phục, Huy Tuấn làm nhạc. Phim quay hơn 60 ngày tại Cao Bằng, Phú Thọ, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế.

Mai Thu Huyền ấp ủ dự án 10 năm qua, là tác phẩmđầu tiên chị đạo diễn. Kinh phí phim chủ yếu ở phần phục trang và bối cảnh. Dự án đang trong giai đoạn hậu kỳ, dự kiến khởi chiếu ngày 5/3/2021.

10 năm trước, “Kiều” là dự án ấp ủ của riêng Nhà sản xuất – Đạo diễn Mai Thu Huyền nhưng hiện tại, niềm kì vọng bộ phim thành công được cả ê-kíp hàng trăm người chờ đợi từng phút giây. Nhìn lại hành trình làm phim đã qua, có những điều thiên về tâm linh khó lí giải mà chúng tôi thầm biết ơn sự may mắn mà đoàn phim đã nhận được.

Truyện Kiều là kiệt tác văn học do Nguyễn Du (1766-1820) sáng tác vào đầu thế kỷ 19, gồm 3.254 câu thơ lục bát, kể hành trình lưu lạc của Thúy Kiều – cô gái tài sắc vẹn toàn. Giới làm phim trong nước từng có vài kế hoạch chuyển thể Truyện Kiều nhưng chưa thực hiện.

Mai Thu Huyền sinh năm 1979, từng ghi dấu khi đóng phim truyền hình Những ngọn nến trong đêm. Cô cũng đóng chính và sản xuất phim điện ảnh Lạc giớiGiấc mơ Mỹ.

Khoảng 70% bối cảnh trong Phim Kiều được đặt bấm máy tại Huế. Rất nhiều lí do để suốt một hành trình dài từ Bắc vào Nam, Huế lại là nơi cuốn hút nhất. Thắng cảnh thiên nhiên đẹp, sự cổ kính của đền đài, lăng tẩm, bầu không khí trong lành, chậm rãi, thảnh thơi và đặc biệt là nét nhẹ nhàng, nhân hậu của người Huế.Cái khó của ê-kíp sản xuất là làm thế nào để đưa lên màn ảnh rộng những cảnh tưởng quen mà hoá lạ, biến cái đơn giản thành độc đáo và chỉ có Kiều mới làm nổi bật hết tất cả những nét đẹp này.Thật khó để tự nói lên sự thi vị và thú vị khi một tác phẩm văn học in dấu trăm năm, nổi tiếng thế giới như “Truyện Kiều” của Nguyễn Du lần đầu lên màn ảnh rộng. Tất cả nằm ở sự thưởng thức và đánh giá công tâm từ khán giả.