Kết nối với chúng tôi:

Thế giới

Nước Mỹ bắt đầu ‘hai tuần địa ngục’ thật sự với 1.000 người chết chỉ trong 1 ngày

Đã đăng

 ngày

 
Lời cảnh báo 2 hay 3 tuần tới sẽ chẳng khác gì địa ngục’ của Tổng thống Donald Trump đã bắt đầu thành hiện thực ở nước Mỹ khi ngày 2-4, lần đầu tiên nước Mỹ ghi nhận 1.000 người chết vì COVID-19 chỉ trong một ngày.
Nước Mỹ bắt đầu hai tuần địa ngục thật sự với 1.000 người chết chỉ trong 1 ngày - Ảnh 1.
Các nhân viên thu ngân đeo khẩu trang y tế tại một cửa hàng ở quận Brooklyn, thành phố New York – Ảnh: Getty Images

Khi ca bệnh COVID-19 trên toàn thế giới vượt mốc 1 triệu vào sáng 3-4 (giờ Việt Nam), nước Mỹ đã góp 1/4 trong số đó với gần 250.000 ca. Tính đến 18h30 ngày 3-4 (giờ Việt Nam), nước Mỹ có hơn 6.000 người tử vong và hơn 245.000 ca COVID-19 trên khắp 50 bang.

Các chuyên gia y tế Nhà Trắng dự báo ngay cả khi các lệnh giới nghiêm diện rộng được tuân thủ, vẫn có thể có 100.000 – 240.000 người Mỹ thiệt mạng vì dịch bệnh.

Thay đổi quan điểm rõ ràng về khẩu trang

Hẳn con số kinh hoàng này là yếu tố tác động không nhỏ tới việc chính quyền liên bang Mỹ dự kiến đưa ra những khuyến cáo thay đổi về việc đeo khẩu trang phòng bệnh.

Theo Hãng tin Reuters, phát biểu trong cuộc họp báo của Nhà Trắng ngày 2-4, tiến sĩ Deborah Birx – người điều phối công tác chống dịch COVID-19 của chính phủ liên bang – cho biết trong những ngày tới, Trung tâm Kiểm soát và phòng chống bệnh tật (CDC) Mỹ sẽ bổ sung khuyến nghị về khẩu trang trong các chỉ dẫn về biện pháp phòng bệnh.

Tuy nhiên, bà Deborah Birx vẫn không quên lưu ý rằng người dân Mỹ không nên “lầm tưởng về sự an toàn” khi cho rằng họ được bảo vệ hoàn toàn khỏi bệnh bằng cách dùng khẩu trang.

Tổng thống Trump cũng đã vận dụng Đạo luật sản xuất quốc phòng để yêu cầu Công ty 3M, nhà sản xuất khẩu trang lớn, phải giao nộp số khẩu trang trữ trong kho của họ cho chính phủ liên bang. Bình thường công ty này sản xuất khoảng 400 triệu khẩu trang một năm.

Những tuyên bố mới nhất về vấn đề khẩu trang của Nhà Trắng cho thấy sự thay đổi quan niệm rõ ràng của họ về vấn đề này.

Cho mãi tới gần đây, chính quyền ông Trump, CDC và các quan chức y tế cộng đồng vẫn cho rằng những người khỏe mạnh không cần đeo khẩu trang và biện pháp này không cần thiết hoặc phản tác dụng trong phòng dịch.

Ngoài chuyện khẩu trang, trong nhiều tuần qua, nhiều cơ sở y tế của Mỹ đã báo động tình trạng thiếu máy thở và đồ bảo hộ, nhưng nay một số loại thuốc thiết yếu cũng bắt đầu cạn dần như thuốc giãn phế quản, kháng sinh, kháng virus và giảm đau.

Tại bang New York, tâm dịch của nước Mỹ với hơn 2.468 ca tử vong, Thống đốc Andrew M.Cuomo ước tính số lượng máy thở sẽ hết vào cuối tuần tới.

Theo trang Politico, nhiều bệnh viện ở New York đã bắt đầu phải đưa ra những quyết định khó khăn khi phải chọn người bệnh có cơ hội sống cao hơn để dùng máy thở khi không đủ thiết bị này.

Ông Cuomo cũng cho biết bang sẽ cung cấp tài chính cho các công ty cần tiền để thay đổi dây chuyền công nghệ sản xuất máy thở và các thiết bị y tế khác.

Nước Mỹ bắt đầu hai tuần địa ngục thật sự với 1.000 người chết chỉ trong 1 ngày - Ảnh 2.
Một người dân New York đi qua dãy nhà xác dã chiến là những thùng container đông lạnh đặt bên ngoài một bệnh viện cách trụ sở Liên Hiệp Quốc 1km – Ảnh: Reuters

2 tuần, 2 kỷ lục thất nghiệp

Trong khi những ảnh hưởng tiêu cực của COVID-19 với nền kinh tế Mỹ tiếp tục lún sâu thì Bộ Lao động nước này ngày 2-4 công bố có thêm 6,6 triệu đơn xin hưởng trợ cấp thất nghiệp trong tuần.

Đây là con số kỷ lục cao nhất của mọi thời, tính từ khi Bộ Lao động Mỹ theo dõi các số liệu này từ năm 1967.

Kỷ lục này “dễ dàng” vượt qua kỷ lục vừa xác lập thứ năm tuần trước (26-3), khi Bộ Lao động Mỹ lần đầu công bố 3,3 triệu người lao động nộp đơn xin hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Trước đó, kỷ lục cao nhất mọi thời còn chưa tới 700.000 người xin trợ cấp thất nghiệp ở Mỹ vào năm 1982, theo trang The Hill.

“Không còn lời nào cho điều này: 10 triệu người lao động xin trợ cấp thất nghiệp chỉ trong 2 tuần”, đó là tít bài u ám chạy trên trang Politico cho thấy một thực trạng thê thảm chưa từng có tiền lệ trong thị trường lao động Mỹ.

Và có rất ít lý do để tin rằng báo cáo về thị trường này trong tuần tới sẽ khởi sắc hơn khi đã có thêm nhiều bang lớn khác của Mỹ, trong đó có Georgia và Florida, đang triển khai áp dụng các chính sách phong tỏa, cách ly phòng dịch vốn đã bắt đầu ở khu vực bờ Tây đầu tháng 3.

Hậu quả của tình trạng thất nghiệp tăng vọt này sẽ không dừng lại ở việc rất nhiều người Mỹ mất đi nguồn thu nhập, theo phân tích của Viện Chính sách kinh tế mà trang Axios dẫn lại, nó còn khiến khoảng 3,5 triệu người Mỹ có nguy cơ cao sẽ mất bảo hiểm y tế trong những tuần gần đây vì mất việc. 

Đó là hơn 1/3 trong số những người đã nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp tới nay.

Mặc dù Quốc hội Mỹ đã phê chuẩn gói kích thích kinh tế trị giá 2.000 tỉ USD, nhưng theo Đài NBC, ít nhất về ngắn hạn, khoản cứu trợ này sẽ không thể nhanh chóng tới tay những người đang rất cần nó.

Đài NBC dẫn ước tính của Nhà Trắng cung cấp cho các nghị sĩ Dân chủ: những người nhận sớm nhất (khoảng 60 triệu người) cũng phải tới giữa tháng 4 sẽ nhận được tiền, còn lại nhiều người Mỹ sẽ phải chờ lâu hơn, có thể là vài tháng nữa.

Quan trọng là giãn cách xã hội

Bà Deborah Birx cho rằng không phải vấn đề khẩu trang, giãn cách xã hội mới là biện pháp chính để làm chậm tốc độ lây lan. Bà Birx cũng kêu gọi người Mỹ nên tuân thủ những chỉ dẫn an toàn của chính phủ.

Hiện vẫn còn khoảng 12 bang nữa chưa phát lệnh yêu cầu người dân ở nhà.

Trong cuộc trả lời phỏng vấn Đài CNN ngày 2-4, bác sĩ Anthony Fauci, chuyên gia bệnh nhiễm hàng đầu của Mỹ, nói ông không hiểu vì sao tới giờ vẫn chưa phải là mọi bang trên nước Mỹ ban bố lệnh yêu cầu người dân ở nhà khi số ca bệnh tiếp tục tăng cao.

45

Theo trang The Hill, thành phố New York đã bổ sung 45 nhà xác di động vì các nhà xác bệnh viện không còn đủ chỗ chứa. Hệ thống các nhà hỏa táng tại địa phương cũng được phép hoạt động 24/24 giờ.

Trong khi đó, báo NYT cho biết nhiều bệnh viện cũng đang thiếu các bao đựng tử thi, khi số người chết vì COVID-19 tăng nhiều.

Theo D.KIM THOA – Tuổi Trẻ

Rate this post

Thế giới

Thế giới ngủ quên trước khi ác mộng Covid-19 Ấn Độ ập đến

Đã đăng

 ngày

Bởi

Sau khi ngủ quên trước những cảnh báo về nguy cơ đại dịch, cả Ấn Độ và thế giới giờ mới gấp rút chống đỡ với cơn ác mộng tồi tệ.

Đợt bùng phát Covid-19 mạnh ở Ấn Độ là một lời cảnh tỉnh nghiêm trọng. Số ca nhiễm tăng vọt trong mùa xuân là một điều bất ngờ, khi chỉ vài tháng trước, Ấn Độ chứng kiến số ca nhiễm hàng ngày giảm mạnh một cách bí ẩn.

Mọi thứ bắt đầu thay đổi từ vài tuần trước, khi số ca nhiễm bắt đầu tăng lên hồi giữa tháng 3. Đến tháng 4, số ca nhiễm hàng ngày đã chạm mức 100.000, cao hơn đỉnh điểm hồi tháng 9/2020. Chỉ trong thời gian ngắn, số ca nhiễm mới tăng gấp ba lần, cao hơn bất kỳ quốc gia nào khác trên thế giới và chiếm 39% số ca nhiễm hàng ngày của toàn cầu. Số người chết của Ấn Độ giờ hơn 200.000, nhưng có nhiều nghi vấn số ca tử vong thực tế cao gấp 30 lần, lên tới 6 triệu.

Đợt bùng phát mới dường như là kết quả của nhiều yếu tố, từ biến chủng dễ lây lan, tiêm chủng chậm chạp và nới lỏng các hạn chế mà chuyên gia từng cảnh báo. Tuy nhiên, Adam Taylor, nhà phân tích của Washington Post, cho rằng có lẽ phần lớn thế giới đã ngủ quên trước đại dịch.

Người phụ nữ đau lòng khi chồng chưa cưới chết vì Covid-19 tại Guwahati, Ấn Độ hôm 27/4. Ảnh: AP.
Người phụ nữ đau lòng khi chồng chưa cưới chết vì Covid-19 tại Guwahati, Ấn Độ hôm 27/4. Ảnh: AP.

Khi các nước như Mỹ bắt đầu ghi nhận kết quả đáng khích lệ từ chiến dịch tiêm chủng đại trà, mạng xã hội Ấn Độ tràn ngập những câu chuyện về tình trạng thiếu nguyên liệu sản xuất vaccine và oxy. Những câu chuyện về biến chủng mới dễ lây lan có tên B.1.617 cũng phủ kín các trang báo toàn cầu.

Cho tới tuần trước, thế giới mới thực sự có hành động, khi các nước như Anh và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất UAE cam kết hỗ trợ máy tạo oxy hoặc máy thở. Ngay cả Trung Quốc, giữa cuộc tranh chấp biên giới với Ấn Độ, cũng đề nghị gửi vaccine cho nước láng giềng nhưng không nêu chi tiết.

Quốc gia được chú ý nhiều nhất là Mỹ. Ngày 26/3, Tổng thống Joe Biden nói với Thủ tướng Narendra Modi rằng Mỹ sẽ cung cấp nguồn cung oxy, vật liệu sản xuất vaccine và liệu pháp điều trị, đồng thời cho biết Washington sẽ chia sẻ 60 triệu liều vaccine AstraZeneca cho các nước có nhu cầu.

Tuy nhiên, nhiều người đặt câu hỏi liệu sự giúp đỡ từ Mỹ và các nước có quá ít và quá muộn hay không. Đặc biệt, không ít người bày tỏ phẫn nộ với Mỹ vì không nhanh chóng hỗ trợ Ấn Độ ngay sau khi nhận định nước này là một đồng minh quan trọng ở châu Á.

Thậm chí nhiều quan chức Ấn Độ cũng tỏ ra bất ngờ với tốc độ của Mỹ. “Điều khiến chúng tôi ngạc nhiên là phản ứng chậm chạp của Mỹ. Nó đã tạo ra một số hiểu lầm trong dư luận và đôi khi còn gây rắc rối”, một quan chức Ấn Độ nói với Wall Street Journal.

Nhiều người ở Mỹ cũng có cùng suy nghĩ. Thomas Wright, thành viên cấp cao Viện Brookings, ngày 26/4 đăng tweet rằng quyết định chia sẻ vaccine là đúng đắn, nhưng “chính quyền sẽ nhận được ít tín nhiệm hơn rất nhiều khi làm vào lúc này sau khi chịu áp lực lớn, thay vì một tuần trước đó”.

Tình huống này một lần nữa làm dấy lên các câu hỏi về chính sách vaccine của Mỹ, trong đó tập trung vào trong nước và phần lớn bỏ qua các vấn đề về nguồn cung vaccine toàn cầu, ngoại trừ cam kết hỗ trợ 4 triệu USD cho Covax. Các nhà chỉ trích, trong đó có nhà lập pháp Anh Claudia Webbe, chỉ ra rằng Mỹ và nhiều nước giàu khác đã không ủng hộ đề xuất từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ với vaccine Covid-19.

Một vấn đề khác khiến Mỹ vấp chỉ trích là quy định kiểm soát nghiêm ngặt của nước này. Adar Poonawalla, giám đốc điều hành Viện Serum, nhà sản xuất vaccine hàng đầu Ấn Độ, nói chính các vấn đề về nguồn cung bắt nguồn từ Đạo luật Sản xuất Quốc phòng, trong đó hạn chế xuất khẩu các vật liệu quan trọng để sản xuất vaccine.

Quan chức Mỹ đã phủ nhận cáo buộc về sử dụng Đạo luật Sản xuất Quốc phòng, nhưng từ chối trả lời các cẩu hỏi về từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ. Nhà Trắng cũng thừa nhận 10 triệu liều AstraZeneca có thể “mất vài tuần” trước khi được chuyển tới các nước có nhu cầu.

Nhưng Mỹ không phải nước duy nhất hành động chậm chạp trước “cơn bão” Covid-19 của Ấn Độ. Dù nhiều người Ấn Độ tỏ ra phẫn nộ với tốc độ hỗ trợ quốc tế chậm chạp, không ít người khác chĩa mũi dùi chỉ trích vào những người thân cận hơn. Thủ tướng Modi và đảng cầm quyền theo chủ nghĩa dân tộc Hindu của ông đã hứng nhiều chỉ trích vì dỡ bỏ hạn chế quá sớm và cho phép tổ chức các sự kiện lớn, như vận động chính trị hay lễ hội tôn giáo.

Nhiều người cho rằng ông Modi có vẻ đã tuyên bố thắng trận trước khi trận chiến kết thúc. Trong một bài viết trên Financial Times, Gideon Rachman viết rằng Ấn Độ và Modi đã trở thành con mồi của Covid-19. Rachman cho rằng dù đây không phải dịch bệnh duy nhất, Modi vẫn “mắc lỗi nghiêm trọng”, trong đó có việc không thể “dùng sự suy giảm ca nhiễm sau đợt đầu tiên để dự đoán làn sóng thứ hai”.

Nhân viên y tế hỗ trợ bệnh nhân Covid-19 bên ngoài một trung tâm cách ly ở Mumbai hôm 27/4. Ảnh: Bloomberg.
Nhân viên y tế hỗ trợ bệnh nhân Covid-19 bên ngoài một trung tâm cách ly ở Mumbai hôm 27/4. Ảnh: Bloomberg.

Ngoài ra, với tư cách là trung tâm sản xuất vaccine lớn nhất thế giới, phần lớn nguồn cung của Ấn Độ được xuất khẩu. Tuy nhiên, New Delhi tháng trước phải áp các hạn chế về xuất khẩu, sau khi vấp nhiều chỉ trích trong nước giữa lúc tình hình Covid-19 diễn biến nghiêm trọng.

Thay vì đối mặt với thất bại, chính phủ Ấn Độ đã nỗ lực che đậy chúng, thậm chí sử dụng luật địa phương khóa chỉ trích Modi trên Twitter, theo Adam Taylor. Tuy nhiên, ngay cả những người chỉ trích Modi gat gắt nhất cũng nói rằng ông không thể gánh hết trách nhiệm.

Nhà văn Vidya Krishnan tranh luận rằng đại dịch đã phơi bày những thất bại của hệ thống y tế Ấn Độ. “Những người Ấn Độ muốn tìm cách có cuộc sống khỏe mạnh hơn đã không thấy hoặc cố tình không thấy hố sâu ngày càng mở rộng. Hiện tại, họ ôm lấy những viên ngọc trai của mình khi những người thân không thể gọi xe cứu thương, bác sĩ, không có thuốc men hay oxy”, Krishnan cho hay.

Đối với một thảm họa có quy mô như Ấn Độ, có rất nhiều bên phải chịu trách nhiệm. Những hồi chuông cảnh báo đáng lẽ phải được gióng lên từ ít nhất một tháng trước, thay vì bị làm ngơ quá lâu ở cả trong nước và quốc tế.

Các hồi chuông ở Ấn Độ giờ được chú ý phần lớn nhờ đây là một quốc gia lớn, có dân số khổng lồ, cũng như quy mô đợt bùng phát lớn. Nhưng nhiều quốc gia nhỏ, nghèo và ít kết nối hơn cũng đang phải đối mặt với những đợt bùng phát đáng lo ngại.

“Chúng ta đang thấy những đợt bùng phát tại các phần còn lại của thế giới. Nepal, Colombia và Malaysia có thể là những nơi tiếp theo”, Matthew Kavanagh, một trong số những học giả tại Đại học Georgetown, nói. “Brazil vẫn chứng kiến ca nhiễm tăng. Chúng ta cũng thấy những đợt bùng phát đáng lo ngại ở Namibia và Botswana. Nó thật đáng sợ”.

“Thế giới đã ngủ quên trước các cảnh báo từ Ấn Độ và đang điên cuồng đối phó với cơn ác mộng. Nhiệm vụ bây giờ là không bỏ lỡ những lời cảnh tỉnh tiếp theo”, Taylor viết.

Thanh Tâm (Theo Washington Post) – Vnexpress

Rate this post
Đọc tiếp

Thế giới

Hành tung đội tàu Trung Quốc từng neo đậu tại bãi Ba Đầu

Đã đăng

 ngày

Bởi

Hình ảnh Philippines công bố hé lộ tung tích đội tàu dân quân biển neo đậu tại bãi Ba Đầu, đồng thời cho thấy toan tính của Trung Quốc trên Biển Đông.

Cảnh sát biển Philippines hôm 15/4 công bố hình ảnh các tàu vỏ sắt Trung Quốc neo đậu tại bãi Ba Đầu trong khu vực lãnh hải đảo Sinh Tồn Đông, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, nơi Philippines cũng tuyên bố chủ quyền. Các bức ảnh được chụp bởi thủy thủ đoàn trên tàu tuần tra BRP Cabra đã áp sát nhóm 6 tàu Trung Quốc.

Bình luận viên Ryan Martinson và Andrew Erickson của Foreign Policy chỉ ra điểm đáng chú ý là Philippines còn đăng thêm một video, cho thấy nhóm tàu Trung Quốc chính là 6 chiếc mà thủy thủ trên BRP Cabra đã nhìn thấy trong chuyến tuần tra hơn hai tuần trước đó.

Cảnh sát biển Philippines nói ‘xin chào’ khi áp sát tàu Trung Quốc
Cảnh sát biển Philippines chạy qua nhóm tàu vỏ sắt Trung Quốc. Video: CSB Philippines.
   

“Tàu cá thực sự không thể neo đậu một chỗ suốt nhiều tuần như vậy, đặc biệt khi thời tiết vô cùng thuận lợi để đánh bắt. Các thuyền trưởng của nhóm tàu này rõ ràng không quan tâm đến tổn thất kinh tế do không đánh bắt, nên việc họ kéo dài thời gian hiện diện tại bãi Ba Đầu chỉ có thể bởi họ được giao nhiệm vụ giữ nguyên vị trí”, các bình luận viên nhận định.

Trung Quốc được cho là cấp kinh phí để ngư dân thực hiện hoạt động tương tự. Tuy nhiên, dựa trên tình hình căng thẳng tại bãi Ba Đầu trong thời gian qua, giới quan sát đánh giá chắc chắn đội tàu Trung Quốc thuộc lực lượng mà Lầu Năm Góc gọi là Dân quân Biển Vũ trang Trung Quốc (PAFMM), tương tự tuyên bố của Philippines, bất chấp những lời bác bỏ từ phía Bắc Kinh.

Các bình luận viên của Foreign Policy đã phát hiện nhiều chi tiết liên quan đến nhóm tàu neo đậu tại bãi Ba Đầu có thể hé lộ toan tính thực sự của Trung Quốc. Đầu tiên, cả 6 tàu đều được đăng ký tại tỉnh Quảng Đông, bởi số hiệu trên thân tàu bắt đầu bằng ký tự “yue”, chữ viết tắt của tên tỉnh này.

6 tàu bị nghi ngờ thuộc lực lượng dân quân biển Trung Quốc, bao gồm Yuexinhuiyu 60138 và 60139, neo đậu tại bãi Ba Đầu thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam ngày 27/3. Ảnh: AP.
6 tàu bị nghi ngờ thuộc lực lượng dân quân biển Trung Quốc, bao gồm Yuexinhuiyu 60138 và 60139, neo đậu tại bãi Ba Đầu thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam ngày 27/3. Ảnh: AP.

“Đây là điểm đáng lưu ý, bởi lực lượng dân quân biển tỉnh Quảng Đông thường được cho là không có nhiều vai trò trên Biển Đông, khác với lực lượng từ Hải Nam hoặc Quảng Tây. Quan niệm này cần phải thay đổi”, Martinson và Erickson lập luận.

Tháng 11/2013, thiếu tướng Gai Longyun, tư lệnh Quân khu Quảng Đông, đã tới thăm thành phố Đài Sơn của tỉnh này để truyền đạt trọng tâm mới từ chính quyền trung ương. “Nhà nước đang tìm cách tăng cường xây dựng các đội dân quân biển trước tình hình ngày càng cấp bách”, tướng Gai tuyên bố.

Trong vòng vài tháng, Quân khu Quảng Đông bắt đầu sử dụng “lực lượng dự bị động viên”, bao gồm dân quân, tham gia “cuộc đấu tranh” trên biển. Theo cuốn niên giám Quảng Đông năm 2015, Bắc Kinh kêu gọi đặt lực lượng PAFMM lên “tiền tuyến” trong chiến dịch gây ảnh hưởng và kiểm soát của Trung Quốc đối với những khu vực tranh chấp.

Phía sau họ, ở tuyến hai và tuyến ba, là lực lượng hải cảnh và hải quân Trung Quốc. Thành công điển hình nhất từ cách tiếp cận từng lớp, hay còn gọi là chiến thuật “cải bắp”, là việc Trung Quốc chiếm quyền kiểm soát bãi cạn Scarborough từ Philippines hồi năm 2012, sau 10 tuần đối đầu.

Trong nhóm 6 tàu Trung Quốc neo đậu tại bãi Ba Đầu, hai chiếc có số hiệu Yuexinhuiyu 60138 và Yuexinhuiyu 60139, nghĩa là chúng được đăng ký tại quận Tân Hội, thành phố Giang Môn, Quảng Đông. Chữ “yu” ở cuối cùng nghĩa là “ngư”, nhằm phân loại đây là tàu cá.

Hai tàu này được trang bị bộ thu phát hệ thống nhận dạng tự động, đồng nghĩa với việc chuyển động của chúng có thể được theo dõi, ít nhất tại một số thời điểm. Các hệ thống giám sát hàng hải thương mại cho thấy hai tàu này đóng tại cảng cá Nhai Môn thuộc quận Tân Hội.

Địa điểm này nằm trên kênh Nhai Môn, ngay phía dưới bờ biển Macao. Hình ảnh vệ tinh cho thấy các tàu neo tại hai bến lớn dọc bờ phía tây con kênh. Ngay phía trên, ở bờ phía đông, là một căn cứ hải quân Trung Quốc với các tàu hộ vệ và tên lửa.

Hồ sơ của Trung Quốc xác nhận Yuexinhuiyu 60138 và 60139 đều là tàu cá. Kích thước hai tàu này khá lớn, dài khoảng 40 m, được đóng theo chính sách xây dựng đội tàu cỡ lớn của Bắc Kinh. Tuy nhiên, phần lớn trong số hơn 500 tàu thuộc đội tàu đánh cá Tân Hội có kích thước nhỏ, hoạt động gần bờ biển Trung Quốc, cách rất xa các khu vực tranh chấp trên Biển Đông.

Năm 2019, 6 chiếc thuộc đội tàu này được cho là đã hoạt động tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Dữ liệu theo dõi cho thấy khi hai tàu Yuexinhuiyu 60138 và 60139 rời cảng Nhai Môn hôm 24/2, chúng đã đi cùng Yuexinhuiyu 60136, một trong 6 tàu trên. Theo thông tin từ cảnh sát biển Philippines, cả ba tàu đều hiện diện tại bãi Ba Đầu.

Ba tuần hiện diện của hơn 200 tàu cá Trung Quốc trên Biển Đông
Ba tuần hiện diện của hơn 200 tàu cá Trung Quốc trên Biển Đông. Đồ họa: Tạ Lư.
   

Bình luận viên Martinson và Erickson dự đoán nếu các hoạt động năm nay tương tự 2019, Yuexinhuiyu 60138 và 60139 sẽ thực hiện 3 hoặc 4 chuyến đi đến Trường Sa. Mỗi tàu sẽ dành tổng cộng khoảng 280 ngày trong khu vực này. Chủ sở hữu của chúng sẽ nhận hàng triệu nhân dân tệ tiền hỗ trợ từ chính phủ để bù đắp chi phí nhiên liệu.

Cũng theo các bình luận viên, quận Tân Hội đã hỗ trợ lực lượng PAFMM trong ít nhất hai thập kỷ. Tháng 6/2002, văn phòng quân sự địa phương phụ trách xây dựng lực lượng dân quân đã đưa một nhóm dân quân Tân Hội xuống thị trấn Quảng Hải thuộc huyện Đài Sơn, tỉnh Quảng Đông, để tham gia khóa huấn luyện một tháng trên biển.

Đội dân quân này thu hút sự chú ý tại Trung Quốc hồi tháng 12/2014, khi tờ PLA Daily đăng những hình ảnh lực lượng PAFMM Tân Hội được “huấn luyện chiến thuật”, có nghĩa là với vũ khí, khi đang ở trên một tàu cá. Năm đó, cơ quan phụ trách lực lượng vũ trang quận Tân Hội đã tổ chức ba cuộc diễn tập trên biển như vậy, tập trung vào việc sử dụng thiết bị do thám, liên lạc và làm quen với các kế hoạch ứng phó khẩn cấp.

Đến năm 2016, Tân Hội thành lập một đội dân quân “biển xa”, thuật ngữ được dùng để chỉ khu vực xung quanh quần đảo Trường Sa. 6 tàu vỏ sắt của Tân Hội, bao gồm Yuexinhuiyu 60138 và 60139, được cho là đều thuộc đội dân quân “biển xa” này.

Như vậy, chỉ từ hai con tàu, giới quan sát đã thu được nhiều thông tin mới có giá trị về hoạt động của PAFMM trên Biển Đông, như tần suất và khoảng thời gian triển khai hoạt động, sự hỗ trợ của chính phủ Trung Quốc và đơn vị PAFMM chủ chốt hoạt động tại các “điểm nóng”.

“4 tàu Quảng Đông còn lại tại bãi Ba Đầu cũng sẽ có tiểu sử, giúp cung cấp nhiều thông tin hơn về tổ chức và các hoạt động của PAFMM. Trên thực tế, mọi thông tin về đội tàu cá, dân quân hay lực lượng khác của Trung Quốc tại Trường Sa đều giúp hé lộ chiến lược của Bắc Kinh ở Biển Đông. Nhờ những hình ảnh của cảnh sát biển Philippines, chúng ta có thể bắt đầu nắm được câu chuyện”, các bình luận viên của Foreign Policy đánh giá.

Họ còn kết luận chỉ với những nguồn thông tin mở, luận điệu của Trung Quốc về sự hiện diện của nhóm tàu tại bãi Ba Đầu đã bị phản bác. Do đó, các nước được cho là cần theo dõi sát tình hình và tăng cường cung cấp thêm thông tin kịp thời, nhằm ứng phó với những toan tính của Trung Quốc.

“Philippines có sự thay đổi chính sách rõ ràng khi chia sẻ lượng thông tin nhiều chưa từng có về hoạt động của Trung Quốc trên Biển Đông. Dù chưa rõ động cơ của Manila, sự minh bạch mới mẻ này đang mở ra cơ hội tìm hiểu chiến lược hàng hải của Bắc Kinh”, các bình luận viên nhận định.

Ánh Ngọc (Theo Foreign Policy) – Vnexpress

Rate this post
Đọc tiếp

Thế giới

Mỹ điều tra công nghệ vaccine AstraZeneca, Johnson & Johnson

Đã đăng

 ngày

Bởi

Giới khoa học Mỹ đang tìm hiểu liên hệ tiềm tàng giữa công nghệ vector virus trong hai vaccine bị ngừng sử dụng và tình trạng đông máu sau tiêm.

Thế giới đã ghi nhận 137.938.231 ca nhiễm nCoV và 2.969.893 ca tử vong, tăng lần lượt 668.126 và 11.503, trong khi 110.836.328 người đã bình phục, theo trang thống kê thời gian thực Worldometers.

Các nhà khoa học Mỹ đang tập trung nghiên cứu liệu công nghệ vector virus được sử dụng để phát triển vaccine Covid-19 của AstraZeneca và Johnson & Johnson có liên quan đến nguy cơ đông máu sau tiêm chủng hay không, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cho biết hôm 13/4.

Vaccine Johnson & Johnson được triển khai ở bang California hôm 25/3. Ảnh: AFP.
Vaccine Johnson & Johnson được triển khai ở bang California hôm 25/3. Ảnh: AFP.

Công nghệ vector sử dụng virus cảm cúm vô hại (adenovirus) từ tinh tinh, nuôi cấy trong phòng thí nghiệm và chứa gene từ nCoV. Khi tiêm vào người, chúng tạo ra protein giúp hệ thống miễn dịch nhận biết và phản ứng với mầm bệnh sau này.

Các nhà khoa học Mỹ đang tìm kiếm cơ chế có thể giải thích nguyên nhân xuất hiện đông máu, trong đó giả thuyết hàng đầu là vaccine đã kích hoạt phản ứng miễn dịch hiếm gặp liên quan đến vector virus. Các cơ quan chính phủ Mỹ sẽ phân tích dữ liệu từ thử nghiệm lâm sàng của nhiều loại vaccine dùng công nghệ vector virus, bao gồm cả vaccine Ebola của Johnson & Johnson, để tìm manh mối, quan chức FDA cho hay.

Vaccine Sputnik V của Nga cũng ứng dụng công nghệ vector virus, nhưng chưa ghi nhận tình trạng đông máu sau tiêm.

Tiến sĩ Peter Marks, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Đánh giá Sinh học thuộc FDA, không khẳng định đông máu là vấn đề chung của mọi vaccine dùng vector adenovirus, nhưng thừa nhận vẫn có sự tương đồng giữa các trường hợp được ghi nhận.

“Rõ ràng những gì chúng ta thấy với vaccine Johnson & Johnson rất giống với điều xảy ra cùng vaccine AstraZeneca. Chúng tôi chưa thể đưa ra tuyên bố bao quát nào, nhưng chúng đều thuộc nhóm vaccine dùng vector virus”, ông nói.

Mỹ, vùng dịch lớn nhất thế giới, báo cáo 32.063.430 ca nhiễm và 577.131 ca tử vong do nCoV, tăng 71.589 ca nhiễm và 770 ca tử vong so với một ngày trước đó.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống Dịch bệnh Mỹ hôm 13/4 khuyến cáo ngừng sử dụng vaccine Covid-19 của Johnson & Johnson sau khi ghi nhận 6 ca bị chứng rối loạn đông máu hiếm gặp sau khi tiêm. Dù đây là khuyến cáo của giới chức y tế, chính phủ Mỹ nhiều khả năng sẽ ngừng sử dụng vaccine này tại mọi điểm tiêm chủng liên bang.

Sự cố được đánh giá có thể làm phức tạp thêm nỗ lực tiêm chủng ngay tại thời điểm nhiều bang đang đối mặt số ca nhiễm nCoV mới gia tăng. Tuy nhiên, Nhà Trắng hôm 14/4 cho rằng điều này không ảnh hưởng đáng kể tới chiến dịch tiêm chủng tại Mỹ.

Ấn Độ là vùng dịch lớn thứ hai thế giới với 13.871.321 ca nhiễm và 172.115 ca tử vong, tăng so với hôm trước lần lượt 185.248 và 1.026 ca. Đợt bùng phát dịch thứ hai có tốc độ lây lan nhanh hơn so với đợt dịch đầu tiên hồi giữa năm ngoái, buộc nhiều bang áp dụng các biện pháp phong tỏa ngặt nghèo.

Chính quyền bang Maharashtra, bang giàu có nhất của Ấn Độ và hiện là tâm dịch, đã ra lệnh đóng cửa phần lớn địa điểm công cộng và nơi tập trung đông người, chỉ trừ những nơi được coi là thiết yếu như siêu thị, bệnh viện, ngân hàng và sàn chứng khoán. Mọi nhà máy và cơ sở công nghiệp cũng phải ngừng hoạt động, chỉ trừ một số đơn vị xuất khẩu hoặc sản xuất thiết bị cho những dịch vụ thiết yếu.

Chính phủ Ấn Độ cho rằng dịch bùng phát trở lại do tình trạng tập trung đông người và không đeo khẩu trang kể từ khi các doanh nghiệp được hoạt động trở lại từ tháng 2. Nhiều bang đã lên tiếng về tình trạng thiếu vaccine, dù chương trình tiêm chủng hiện nay chỉ áp dụng cho khoảng 400 triệu trong tổng số 1,35 tỷ người dân Ấn Độ.

Brazil là vùng dịch lớn thứ ba thế giới với 13.599.994 ca nhiễm và 358.425 ca tử vong, tăng lần lượt 78.585 và 3.394.

Brazil đang phải trải qua đợt bùng phát Covid-19 mới, khiến các bệnh viện trên cả nước đều sắp bị quá tải. Quốc gia Nam Mỹ này cũng đang vật lộn để đảm bảo đủ vaccine cho dân số 212 triệu người.

Bất chấp ca nhiễm gia tăng, Tổng thống Jair Bolsonaro tiếp tục phản đối phong tỏa và các biện pháp hạn chế khác, đồng thời chỉ trích thống đốc và thị trưởng vì đã thực hiện chúng. Tòa án Tối cao Brazil hôm 8/4 yêu cầu Thượng viện mở cuộc điều tra cách chính phủ Bolsonaro xử lý đại dịch. Tổng thống Brazil sau đó lên tiếng phê phán cuộc điều tra, cho rằng đây là nỗ lực làm suy yếu chính phủ.

Pháp, vùng dịch lớn thứ tư thế giới, ghi nhận 5.106.329 ca nhiễm và 99.480 ca tử vong. Tất cả các nhà hàng và quán cà phê ở Pháp đã bị đóng cửa 5 tháng qua. Pháp tuần này bắt đầu một đợt phong tỏa, hạn chế mới trên toàn quốc để đối phó tình trạng ca Covid-19 gia tăng.

Việc mở rộng triển khai vaccine đã mang lại sự lạc quan cho những người dân đã mệt mỏi vì phong tỏa. Tất cả người trên 55 tuổi hiện đủ điều kiện để tiêm vaccine.

Anh, báo cáo 4.375.814 người nhiễm và 127.123 người chết, tăng lần lượt 2.472 và 23 trường hợp.

Anh, một trong những quốc gia có tỷ lệ tử vong do Covid-19 cao nhất thế giới, có tia hy vọng khi các quán rượu và nhà hàng được phép phục vụ ngoài trời từ ngày 12/4. “Thật tuyệt khi gặp lại mọi người và gặp lại tất cả người dân địa phương”, Louise Porter, chủ quán ở Askrigg, miền bắc nước Anh, nói. “Cuộc sống của chúng tôi vừa bị đảo lộn, giống như mọi người khác”.

Các tiệm làm tóc, phòng tập thể hình và bể bơi cũng được mở cửa trở lại.

Từng là quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất ở châu Âu, Anh đã khởi động chiến dịch tiêm chủng thành công cùng với các biện pháp ngăn chặn, giúp giảm 95% ca tử vong và 90% ca bệnh từ tháng 1.

Tại Đông Nam Á, Indonesia là vùng dịch lớn nhất khu vực với 1.577.526 ca nhiễm, tăng 5.702, trong đó 42.782 người chết, tăng 126.

Jakarta cảnh báo 100 triệu liều vaccine AstraZeneca có thể không được chuyển giao cho Indonesia đúng hạn, do những hạn chế xuất khẩu ở Ấn Độ. Jakarta có kế hoạch đầy tham vọng là tiêm chủng 181 triệu trong tổng số gần 270 triệu dân trong vòng một năm, chủ yếu dựa vaccine Sinovac của Trung Quốc và vaccine AstraZeneca.

Quốc gia Đông Nam Á này đã tiêm chủng ít nhất 13,5 triệu liều. Khoảng 4,43 triệu người, chiếm 1,6% dân số, đã hoàn thành chương trình tiêm chủng.

Philippines vùng dịch lớn thứ hai Đông Nam Á, ghi nhận 884.783 ca nhiễm và 15.286 ca tử vong, tăng lần lượt 8.571 và 137 ca.

Philippines đã đình chỉ tiêm vaccine AstraZeneca cho người dưới 60 tuổi sau các báo cáo về tình trạng đông máu ở nhiều nước, khiến chiến dịch tiêm chủng vaccine chống Covid-19 của nước này bị đình trệ.

Philippines đã nhận được khoảng 2,5 triệu liều vaccine Covid-19, phần lớn từ công ty Sinovac của Trung Quốc. Họ cũng nhận được 525.600 liều AstraZeneca thông qua chương trình Covax, hầu hết đã được tiêm. Nước này dự kiến nhận thêm ba triệu liều AstraZeneca trong những tháng tới.

Campuchia ghi nhận thêm 181 ca nhiễm nCoV và 3 ca tử vong, nâng tổng số người mắc Covid-19 lên 4.696, trong đó 33 người đã tử vong. Phần lớn ca nhiễm gần đây ở Campuchia là công nhân may mặc và tiểu thương ở chợ.

Đại diện WHO tại Campuchia Li Ailan cảnh báo nước này đang “đứng bên bờ vực thảm kịch quốc gia” do Covid-19. “Ca nhiễm mới được ghi nhận hàng ngày và chúng tôi đang chạy đua với virus. Hệ thống y tế Campuchia có nguy cơ vỡ trận và gây hậu quả thảm khốc nếu không thể chặn được đợt bùng phát”, bà cho hay.

Ca nhiễm tại Campuchia tăng mạnh từ cuối tháng 2 khi một ổ dịch được phát hiện trong cộng đồng người Trung Quốc ở nước này. Các bệnh viện ở thủ đô Phnom Penh sắp quá tải và giới chức đang chuyển đổi trường học, hội trường tiệc cưới thành trung tâm điều trị cho những bệnh nhân gặp triệu chứng nhẹ.

Vũ Anh (Theo Reuters) – Vnexpress

Rate this post
Đọc tiếp
Advertisement
Điện ảnhcách đây 2 tuần

CẢ SHOWBIZ VIỆT ĐỔ DỒN VỀ THẢM ĐỎ LỄ RA MẮT  BỘ PHIM “ĐÓA HOA MONG MANH”

Âm nhạccách đây 3 tuần

GIÁM ĐỐC ÂM NHẠC PHIM “ĐÓA HOA MONG MANH”: CÁC CA KHÚC CÓ GIÁ TRỊ VÀ XỨNG ĐÁNG ĐƯỢC

Điện ảnhcách đây 4 tuần

ĐẠO DIỄN MAI THU HUYỀN BẬT MÍ NHỮNG ĐIỀU ĐẶC BIỆT TRƯỚC KHI “ĐÓA HOA MONG MANH” CÔNG CHIẾU TẠI MỸ

Điện ảnhcách đây 1 tháng

NHÀ SẢN XUẤT “ĐÓA HOA MONG MANH” JACQUELINE THU THẢO HÃNH DIỆN VÌ ĐƯỢC CÁC LIÊN HOAN PHIM QUỐC TẾ  ĐÓN NHẬN

Giải trícách đây 1 năm

Đại sứ Saffron-Collagen extra white Amy Lê Anh tham dự chương trình cập nhật kiến thức Y Khoa tại Cần Thơ

Giải trícách đây 1 năm

Diễn viên Mai Thu Huyền tổ chức cuộc thi tìm kiếm “Streamer Siêu đẳng” với giải thưởng “khủng”

Âm nhạccách đây 1 năm

Madam Bạch Phượng-Ceo Phượng Amina Entertainment gửi lời tri ân đến khán giả và các nhà tài trợ “Dạ Vũ Mùa Thu”

Âm nhạccách đây 1 năm

Ca sĩ Amy Lê Anh – Giám đốc CIECA tận hưởng những ngày nghỉ ngơi trên đất Pháp

Tin tứccách đây 2 năm

Tài chính COMB của ngân hàng Phương Đông OCB là công ty tài chính bỉ ổi chuyên khủng bố khách hàng vay dù chưa đến hạn thanh tóan, mọi người cần tránh

Công nghệcách đây 2 năm

Khắc phục lỗi windows 10 mkdir permission denied

Facebook

Advertisement

Tin Nổi bật

    Paste your advertisement code here.