Những thiết bị thất bại của thập kỷ

Giai đoạn 2010 – 2019 chứng kiến sự ra đời của rất nhiều thiết bị mới, nhưng không phải tất cả đều thành công dù được kỳ vọng lớn.
Những thiết bị thất bại của thập kỷ
TV 3D và TV cong (2010)
Sau khi bộ phim Avatar được phát hành (2009), công nghệ 3D được dự đoán sẽ phát triển mạnh mẽ. Điều này kéo theo hàng loạt thiết bị hỗ trợ 3D ra đời. Bên cạnh đó là sự phát triển của TV cong. Tuy vậy, doanh số TV màn hình cong lẫn màn hình phẳng hỗ trợ hình ảnh 3D không tốt. Chỉ vài năm sau, nhiều nhà sản xuất đã từ bỏ mảng thiết bị dùng công nghệ này.
Những thiết bị thất bại của thập kỷ
AMD Bulldozer (2011)
Rất ít sản phẩm có kết quả đáng buồn như AMD Bulldozer. Với ưu điểm về tốc độ xử lý cực nhanh, độ bảo mật cao và giá phải chăng, chip của AMD được kỳ vọng sẽ là đối trọng thực sự với các dòng sản phẩm đến từ Intel. Tuy vậy, phiên bản thực tế của nó lại cho tốc độ chậm do quá nóng khi vận hành. Kết quả, Intel ngày càng củng cố 90% thị phần vi xử lý máy tính, trong khi AMD chỉ gượng dậy yếu ớt bởi một số model ra mắt 2018 – 2019 nhưng chưa cho thấy sự khởi sắc.
Những thiết bị thất bại của thập kỷ
Sony Tablet P (2011)
Sony cho thấy khả năng đi trước thời đại của mình với thiết bị hai màn hình có thể mở rộng để trở thành máy tính bảng, tương tự Surface Duo của Microsoft. Đáng tiếc, máy có phần mềm không ổn định, công nghệ cũ không cho phép sản phẩm có viền mỏng khiến trải nghiệm thiếu liền mạch. Tablet P bị “khai tử” thời gian ngắn sau đó, Sony cũng không phát triển phiên bản tiếp theo.
Những thiết bị thất bại của thập kỷ
Canon EOS M (2012)
Canon là nhà sản xuất máy ảnh DSLR hàng đầu. Tuy nhiên, hãng lại chưa thành công với dòng máy ảnh không gương lật (mirrorless) EOS M. Chúng bị đánh giá là có các tính năng “nửa vời”, lấy nét tự động rất tệ, thiếu điểm nhấn so với đối thủ, cho thấy Canon chỉ làm cho có. Tuy vậy, việc mirrorless đang là xu thế khiến hãng máy ảnh Nhật Bản dần nghiêm túc hơn trên các dòng máy mới.
Những thiết bị thất bại của thập kỷ
Nintendo Wii U (2012)
Trước Wii U, Nintendo đã thành công với dòng máy chơi game Switch. Tuy vậy, phiên bản mới với màn hình 6,2 inch cùng viền dày bị đánh giá là cồng kềnh. Bên cạnh đó, các nút điều khiển có mặt khắp nơi ở mặt trước còn bị cho là thiếu thẩm mỹ. Kết quả, trong khi dòng Wii ban đầu đạt doanh số 100 triệu máy, Wii U chỉ bán được 14 triệu.
Những thiết bị thất bại của thập kỷ
Google Nexus Q (2012)
“Quả cầu nhựa” của Google mở ra kỳ vọng mới về một thiết bị hỗ trợ giải trí và chơi game. Tuy vậy, việc không hỗ trợ dịch vụ phát trực tuyến của bên thứ ba cùng mức giá 300 USD đắt đỏ thời bấy giờ khiến Nexus Q nhanh chóng thất bại. Thậm chí, công ty tìm kiếm còn “cho không” một số sản phẩm và tiêu hủy phần còn lại.
Những thiết bị thất bại của thập kỷ
Google Glass (2013)
Khi công bố, Google đã quảng cáo Glass cực kỳ hoành tráng, với hàng loạt tính năng của tương lai như thông báo liền mạch, điều hướng thời gian thực, quay video nhanh mọi lúc mọi nơi, hiển thị thông số hàng hóa thời gian thực… Tuy vậy, khả năng ứng dụng thực tế bị đánh giá là vô cùng tệ cùng mức giá lên tới 1.500 USD khiến sản phẩm nhanh chóng bị Google “khai tử”.
Những thiết bị thất bại của thập kỷ
Điện thoại mô-đun (2013)
Ý tưởng thiết bị có thể thay thế và nâng cấp phần cứng thông qua mô-đun được đánh giá cao. Trái lại, các hãng sản xuất như LG, Google đều thử sức với loại thiết kế này và đều không thành công.
Những thiết bị thất bại của thập kỷ
Apple Mac Pro (2013)
Máy tính hình chiếc thùng rác của Apple là cỗ máy đẹp và hiệu năng cao. Tuy vậy, việc không thể nâng cấp phần cứng bên trong – điều cần có đối với một PC – đã khiến Mac Pro không được lòng nhiều người và nhanh chóng thất bại.
Những thiết bị thất bại của thập kỷ
Nokia Lumia 950 (2015)
Smartphone này đánh dấu cho sự kết thúc của nền tảng Windows Phone. Dù được Microsoft đưa vào rất nhiều tính năng, phần cứng mạnh mẽ, camera chụp ảnh đẹp… việc cửa hàng online ít ứng dụng, Lumia 950 không được người dùng ưa chuộng.
Những thiết bị thất bại của thập kỷ
Blackberry Priv (2015)
Priv là sản phẩm cuối cùng của BlackBerry trước khi nhượng quyền thương hiệu cho TCL (Trung Quốc). Chiếc máy gắn liền với những hoài niệm về “Dâu đen” như bàn phím QWERTY trứ danh, các tính bảo mật và nhắn tin độc quyền… Thế nhưng, việc lai tạp màn hình cảm ứng và trải nghiệm thực tế kém khiến sản phẩm không nhận được sức hút.
Những thiết bị thất bại của thập kỷ
Samsung Galaxy Note 7 (2016)
Smartphone của Samsung có cấu hình mạnh, nhiều tính năng, được kỳ vọng sẽ tiếp bước thành công của dòng Note trước đó. Sự cố về pin trên thiết bị này đã khiến công ty Hàn Quốc phải sửa chữa nhiều lần trước khi buộc phải “khai tử” sau vài tháng. Từ sự cố này, Samsung đã rút ra kinh nghiệm, trong đó thiết kế lại pin để đảm bảo không có tình trạng cháy nổ tương tự trên sản phẩm đời mới.

Bảo Lâm – Vnexpress