Thời sự, Tin tứcNhà hàng ở Mã Pì Lèng sau nửa năm ‘cải tạo’ Đã đăng trên 16/01/2021 bởi Star.vn Công trình không phép ‘mọc’ trên hẻm Tu Sản (huyện Mèo Vạc) thay màu sơn, ốp đá và làm thêm tầng áp mái.Công trình nhìn từ phía sông Nho Quế được đổ bê tông cốt thép, có sáu sàn giật cấp theo địa hình sườn núi nằm ngay trên hẻm vực Tu Sản thuộc đèo Mã Pì Lèng. Tổ hợp nhà nghỉ, nhà hàng, cà phê xây dựng năm 2018 và đưa vào sử dụng một năm sau đó, gây nhiều tai tiếng khi “mọc” lên không có giấy phép đầu tư, không giấy phép chuyển đổi mục đích sử dụng, không hồ sơ thiết kế. Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch đánh giá, nhà hàng nằm ngoài danh thắng quốc gia Mã Pì Lèng, nhưng nằm trong Công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn. Theo đồ án quy hoạch được Thủ tướng phê duyệt, khu vực nhà hàng “mọc” lên là nơi hạn chế hoạt động xây dựng mới, chỉ xây công trình an ninh quốc phòng, phục vụ du lịch, hạ tầng xã hội thiết yếu và chiều cao các công trình không vượt quá 3 tầng.Nửa năm sau quyết định yêu cầu cải tạo của UBND tỉnh Hà Giang, nhà hàng hầu như giữ nguyên kiến trúc. Thay đổi lớn nhất là công trình chuyển từ sơn đỏ và ghi đậm sang ốp đá nguyên tảng màu xám nhạt, tháng 1/2021. Trước đó do không phù hợp cảnh quan, cản trở tầm nhìn du khách, không đảm bảo các quy định của Luật Di sản văn hoá, công trình bắt buộc phải cải tạo. Tháng 10/2019, Sở Xây dựng Hà Giang đề xuất UBND tỉnh này phá dỡ 6 tầng nhô ra sông Nho Quế để trồng cây xanh, phần còn lại chỉnh trang làm nơi dừng chân cho khách du lịch. Gần một năm sau, tháng 7/2020, công trình mới bắt đầu cải tạo theo phương án mà cấp có thẩm quyền đề ra. Cụ thể “theo kiến trúc truyền thống của người H’Mông, chỉ là điểm dừng chân, ngắm cảnh cho du khách, không kinh doanh dịch vụ lưu trú”. Các cơ quan chức năng Hà Giang giám sát việc này.Công nhân sửa sang mái nhà, lợp ngói bắn vít thay vì ngói âm dương, chiều 13/1. Công trình hiện tại có hai tầng nổi trên mặt đất cộng thêm một tầng áp mái, bề thế hơn hẳn so với mái bằng trước đây.Bã Vũ Thị Ánh, chủ công trình xác nhận “Đang sửa lại nhà hàng và hạ thấp mái”, song không nói cụ thể hạ thấp ra sao. Việc sửa sang dự kiến kéo dài 20 ngày.Trong thời gian sửa chữa, nhà hàng vẫn đón khách dừng chân ngắm cảnh uống nước, bán thêm một số loại sản vật đặc sản địa phương. Khách đi xuống ban công ngắm cảnh bằng lối riêng, mua phiếu đồ uống đồng giá 50.000 đồng.Các nhân viên kê lại bàn ghế, thay đổi một số chi tiết trong nhà hàng. Những người phục vụ ở đây cho biết “hiện không nhận khách lưu trú”.Phần khung sắt dựng thành các ban công nhô ra phía sông Nho Quế hầu như giữ nguyên. Cuối tháng 12/2020, ông Trần Đức Quý, Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang, cho biết công trình sau cải tạo “đã thực hiện đúng phương án được UBND tỉnh phê duyệt, trên cơ sở tham khảo ý kiến các nhà khoa học, kiến trúc sư”. Tuy nhiên, KTS Phạm Thanh Tùng, Chánh Văn phòng Hội kiến trúc sư Việt Nam, người tham dự cuộc họp bàn phương án sửa chữa, cải tạo nhà hàng hồi tháng 3/2020, nêu quan điểm “chỉ nên giữ lại những phần nào liên quan đến kết cấu đảm bảo công trình, còn phần giật cấp ra phía sông Nho Quế nên bỏ bớt”.Hà Giang bước vào mùa cao điểm du lịch, hàng chục lượt khách vẫn dừng chân ghé qua nhà hàng mỗi ngày.Nhà hàng trên đèo Mã Pì Lèng nhìn từ dưới lên. “Xét tổng thể thẩm mỹ, hình thức, công trình không phù hợp với cảnh quan thiên nhiên, truyền thống, bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc trong khu vực, gây cản trở đến tầm nhìn của du khách tham quan. Đây là sai phạm cần xử lý nghiêm để tránh gây ảnh hưởng tiêu cực đến cộng đồng dân cư địa phương và trên cả nước”, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch từng nêu quan điểm. Lãnh đạo Cục Di sản văn hóa cuối tháng trước cho biết sẽ kiểm tra và yêu cầu địa phương trả lời về thông tin nhà hàng này giữ nguyên kiến trúc sau khi cải tạo.Giang Huy – Hoàng Phương – Vnexpress Star.vn Trump ‘rải chông’ chính sách đối ngoại của BidenÔng bố 47 tuổi tốt nghiệp đại học với điểm gần tuyệt đối