Người dân Bến Tre ứng phó hạn mặn khốc liệt

“Nếu bây giờ có một điều ước, tôi chỉ mong có nước ngọt

Chị ước tính cần một trận mưa lớn, kéo dài ít nhất một giờ đồng hồ, may ra mới có thể rửa mặn phần nào cho cây cối. Kịch bản hạn mặn khốc liệt từng được các chuyên gia dự báo từ giữa năm ngoái. “Hạn mặn năm nay thậm chí gay gắt hơn cả đợt thiên tai lịch sử bốn năm trước, đỉnh điểm sẽ rơi vào tháng 3”, thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện, chuyên gia nghiên cứu độc lập về sinh thái Đồng bằng sông Cửu Long nhận định. 

Ngụ tại ấp Vĩnh Chính, xã Vĩnh Hòa, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre, chị Nhung và chồng là anh Lê Trung Trực có một đứa con nhỏ, sống trong ngôi nhà cấp 4 quây tôn, chia hai gian, giữa mảnh đất hơn 3.000 m2, chủ yếu trồng cây giống sầu riêng.

Gia đình chị đứng trước nguy cơ mất hàng nghìn gốc sầu riêng, giá trị cả tỷ đồng, nếu không cầm cự được đến mùa mưa. Độ mặn của nước sông những ngày gần đây thường trên mức 5 phần nghìn. Như hầu hết các gia đình ở địa phương, vợ chồng chị căng lưới che nắng để cây và đất bớt khô, giảm nhu cầu nước tưới. Tuy nhiên, thiếu nắng đồng nghĩa cây cũng không phát triển nhanh được.

Lẽ ra, những cây giống đã gieo trồng được ba năm, giờ có thể đem bán với giá 80.000 đồng mỗi cây nhưng nay rớt xuống 30.000 – 40.000 đồng. “Bao nhiêu năm chăm sóc, giờ bị trả thấp, tôi không đành lòng bán”, chị Nhung chia sẻ.

Những cây giống sầu riêng trồng đã 3 năm của vợ chồng chị Nhung anh Trực đang bị ép giá. Ảnh: Hoàng Nam.
Những cây giống sầu riêng trồng đã 3 năm của vợ chồng chị Nhung anh Trực đang bị ép giá. Ảnh: Hoàng Nam.

Không chỉ cây cối, mà sinh hoạt của gia đình cũng xáo trộn phần nào vì nước nhiễm mặn. Ba con chó lâu ngày không được tắm, lông xù lên. Chị Nhung tiết kiệm nước ngọt cho sinh hoạt bằng cách rửa chén với nước mặn, chỉ lấy nước ngọt tráng lại. “Nhiều nhà ở đây, nước ngọt sau khi tắm được tận dụng để tưới cây”, người phụ nữ nước da ngăm đen vì phơi mình giữa nắng sương chăm sóc vườn, nói.

Khá giả hơn, gia đình chị Tôn Thị Nho, chủ vườn giống cây trồng hoa kiểng và một số cây ăn trái như cam bưởi, ở ấp Long Bắc, xã Phú Sơn đối phó với mặn bằng cách mua nước bình đóng chai để phục vụ ăn uống, mua nước ngọt từ xe và cố tận dụng nước mưa dự trữ từ trước để tưới tiêu cho mảnh vườn hơn 1.000 m2. Gia đình chuyển sang trồng một số cây chịu mặn cao như hoa giấy. “Dù vậy, chúng tôi cũng bỏ đi một số hoa kiểng vì thiếu nước”, chị Nho tiếc nuối. Gần nhà chị, có gia đình khoan giếng sâu tới 400m vẫn không lấy được nước ngọt.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, dòng chảy sông Mekong về Đồng bằng sông Cửu Long từ tháng 12/2019 đến 2/2020 rất hạn chế, có khả năng thiếu hụt khoảng 30-45%. Các chuyên gia nghiên cứu về sinh thái đồng bằng sông Cửu Long lý giải do El Nino diễn ra trên toàn lưu vực sông Mekong từ đầu năm 2019 kéo dài đến tháng 9, mưa thấp kỷ lục, cộng với tình trạng các đập thủy điện thượng nguồn trữ nước chạy các tuabin, làm chậm đường đi của dòng Mekong khiến cho các tỉnh miền Tây thiếu nước, đối diện với tình trạng xâm mặn gay gắt. 

Tiến sĩ Bùi Thanh Liêm, trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Chợ Lách, Bến Tre cho biết, năm 2020, hầu như toàn huyện đều bị nhiễm mặn, đặc biệt nồng độ mặn khá cao, có xã tới 7 phần nghìn. Những xã từ trước đến nay chưa có mặn, giờ mặn từ 2-3 phần nghìn, đi sâu vào nội đồng, độ mặn trên một phần nghìn. Mùng 6 Tết (29/1/2020) mặn đã xuất hiện ở Chợ Lách. Khoảng 30% diện tích gieo trồng bị ảnh hưởng do mặn.

Người dân Bến Tre phải dùng xe hoặc sà lan đi vài chục km chở nước ngọt, giá mỗi khối cao gấp 10 lần ngày thường. Tại huyện Ba Tri, hồ trữ nước Kênh Lấp trữ lượng một triệu m3, tổng vốn 85 tỷ đồng sau 6 tháng đưa vào sử dụng cũng bị nhiễm mặn.

Từng đi cứu trợ nước ngọt cho Bến Tre trong đợt mặn 2016, thạc sĩ ngành công nghệ môi trường Nguyễn Thị Xuân Mãi nhận thấy nỗi vất vả của người dân trong giai đoạn hạn mặn. Chị trăn trở tìm giải pháp chuyển đổi nước mặn thành nước ngọt cho bà con nông dân với chi phí thấp.

Tháng 12/2019, dựa vào tính chất ô nhiễm và nồng độ mặn thay đổi của nước sông miền Tây, qua thử nghiệm tại phòng nghiên cứu trong một tháng, chị tìm ra giải pháp máy lọc nước công suất 200 – 1.000 lít một giờ, lọc được 99% độ mặn. “Cùng một máy có thể lọc nhiều độ mặn, nếu độ mặn càng cao, thì công suất sẽ giảm bớt. Nếu độ mặn như nước biển, chúng tôi vẫn có thể lọc được, lúc đó chỉ cần thay màng lọc từ loại dành cho nước nhiễm mặn sang loại dành cho nước mặn…”, nữ giám đốc công ty TNHH TM DV Công nghệ Môi trường Phát Thọ TMC lý giải về cơ chế hoạt động của máy lọc nước nhiễm mặn WEPAR.

Nhân viên kỹ thuật kiểm tra lại máy sau khi lắp đặt để bàn giao cho bà con. Bộ phận hotline 0902975550 luôn túc trực để hỗ trợ. Ảnh: Hoàng Nam
Nhân viên kỹ thuật kiểm tra lại máy sau khi lắp đặt để bàn giao cho bà con. Bộ phận hotline 0902975550 luôn túc trực để hỗ trợ người sử dụng. Ảnh: Hoàng Nam

Hết nước ngọt dự trữ trong nhà, vợ chồng chị Nhung, anh Trực quyết định ngừng tưới cây 2 ngày để chờ lắp máy lọc nước. Bất kỳ cây giống nào chỉ cần tưới một lần nước mặn là thương lái sẽ không mua nữa vì họ biết chắc cây sẽ không phát triển được. Để riêng 10 cây giống tưới nước mặn thử nghiệm, chị Nhung xót xa nhìn những chiếc lá bị cháy, vừa đụng vào đã rụng. Còn những cây chờ nước ngọt, sau hai ngày khát nước, lá héo giờ đã xanh trở lại.

Đầu tư chiếc máy có công suất 250 lít một giờ với chi phí 44 triệu đồng của công ty Phát Thọ TMC, anh Trực cho biết, việc tưới tiêu của gia đình có thể cầm cự được để chờ đến mùa mưa. Chị Nhung vui vì có nước ngọt nấu ăn hàng ngày, chi phí lắp máy lọc nước vừa túi tiền với gia đình.

Chủ động đối phó với mặn từ trước Tết, gia đình ông Cao Văn Tứ – chủ vườn cây cảnh ở Vĩnh Nam, Vĩnh Thành cho biết, từng định chọn phương pháp khoan giếng, nhưng suy tính hơn thiệt đã quyết định lắp hai máy lọc nước cho hai vườn cây, chi phí 88 triệu đồng. Sau này hạn mặn qua đi, ông vẫn có thể tiếp tục dùng máy để lọc nước sạch cho sinh hoạt của gia đình.

Cũng như chồng là ông Tứ, bà Kim Chi (Vĩnh Thành, Chợ Lách) cảm thấy hài lòng khi sử dụng nước đã được máy lọc mặn. Ảnh: Hoàng Nam
Bà Kim Chi (Vĩnh Thành, Chợ Lách) cảm thấy hài lòng khi sử dụng nước đã được xử lý qua máy lọc mặn. Ảnh: Hoàng Nam

Chiếc máy WEPAR ông dùng có cấu tạo gồm một hệ thống máy bơm, tủ điện điều khiển tự động, ba bình lọc để lọc cặn, độ cứng, phèn, tạp chất, mùi và màng RO để lọc mặn. Nước nguồn sau khi lọc qua máy lọc nước WEPAR, được đổ vào bồn chứa nước ngọt, từ đây, chia hai đầu ra cho nước, một để tưới tiêu, một để sinh hoạt, ăn uống. Nước sinh hoạt tiếp tục được dẫn qua một đèn UV cực tím để khử trùng, diệt những vi khuẩn còn sót lại trong nước. Độ mặn nước sông ban đầu 4,9 phần nghìn, sau khi lọc, ông Tứ thu được nước ngọt có độ mặn thường chưa đến 0,2 phần nghìn, thấp hơn tiêu chuẩn mặn cho phép tưới tiêu trong nông nghiệp.

“Có máy lọc mặn, gia đình tôi có thể chủ động sản xuất, dù không thể tưới thoải mái như khi nước ngọt về. Chúng tôi thường tưới luân phiên vườn này vườn kia để tiết kiệm nước nhưng vẫn đảm bảo đất và cây luôn ẩm. Gia đình còn dùng để ăn uống, tắm rửa”, ông Tứ cho biết.

Người dân Bến Tre ứng phó hạn mặn
Người dân Bến Tre ứng phó hạn mặn

Kim Anh – Hoàng Nam – Đình Phúc – Vnexpress