Kiểm tra cơ sở làm giấm ăn không phép, cảnh sát bắt quả tang vợ chồng trộn axit với nước lã thành sản phẩm bán ra thị trường.
Chiều 21/1, Đội cảnh sát điều tra tội phạm về Kinh tế – Công an TP Quảng Ngãi kiểm tra ngôi nhà trên đường Phan Đình Phùng, bắt quả tang bà Đặng Thị Mùa (55 tuổi) cùng chồng dùng hai can nhựa loại 20 lít, pha với nước lã làm giấm ăn.
“Cơ sở làm giấm giả này không có giấy phép kinh doanh, không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc các loại phụ gia”, cảnh sát nói và cho biết đang mở rộng điều tra.
Tìm hiểu về giấm ăn
Giấm là chất lỏng có vị chua có thành phần chính là dung dịch axit axetic. Giấm có công thức hóa học là CH3COOH. Hay nói cách khác giấm ăn là dung dịch axit axetic có nồng độ từ 2-5%. Giấm được hình thành nhờ sự lên men của rượu etylic C2H5OH.
Như vậy giấm ăn dùng trong thực phẩm khác với giấm được pha chế chỗ nào?
- Giấm ăn trong thực phẩm
Được lên men chủ yếu từ các nguyên liệu gạo, táo, nho…. Sau khi lên men thành rượu sẽ được chuyển hóa thành giấm theo phản ứng hóa học:
CH3CH2OH + O2 + men giấm —-> CH3COOH + H2O.
Trong giấm ăn có chứa đến 18 loại acid amin mà cơ thể người không tổng hợp được. Trong đó có 8 loại acit amin thực vật cung cấp. Việc tổng hợp axit hữu cơ làm vị axit của thức ăn chua càng thanh, dịu ngọt, lưu lại lâu trong miệng giúp kích thích ăn ngon miệng hơn.
Bên cạnh đó, nó cũng chứa vitamin B, B1, C…và các nguyên tố vi lượng Ca, Fe, Cu, P… Được tạo ra từ kết quả của quá trình trao đổi chất vi sinh vật trong quá trình lên men thức ăn và nguyên liệu.
Ngoài làm thực phẩm, giấm ăn rất hữu ích trong làm đẹp, khử mùi, tẩy rửa, giữ hoa tươi lâu,…
- Giấm ăn pha chế từ axit
Nguyên liệu chính là xit axetic công nghiệp. Người bán sẽ đem pha chế trực tiếp với nước để tạo ra dung dịch CH3COOH với nồng độ thấp. Sau đó đánh lừa người dùng là giấm ăn lên men. Nếu dùng với liều lượng lớn, nồng độ cao, dung dịch này sẽ làm dạ dày bị bào mòn. Giấm pha axit axetic công nghiệp có thể giết chết men tiêu hóa, làm độ pH cơ thể giảm, gây hại cho sức khỏe.