Kết nối với chúng tôi:

Kinh tế

Cuộc đối đầu của hai anh em trong gia tộc giàu nhất châu Á

Đã đăng

 ngày

 
Mukesh và Anil Ambani bất hòa đến mức phải chia đôi công ty gia đình, sau đó trở thành đối thủ, đẩy đối phương vào cảnh phá sản, nợ nần.

So với những lễ cưới tiêu chuẩn cao nhất ở Ấn Độ, đám cưới của Akash Ambani và Shloka Mehta vào tháng 3/2019 càng xa hoa. Sự kiện bắt đầu ở dãy Alps của Thụy Sĩ, với dàn khách mời di chuyển đến bằng máy bay riêng. Tại thị trấn nghỉ dưỡng St. Moritz, họ tham dự lễ hội mùa đông và theo dõi buổi biểu diễn của ca sĩ ban nhạc Coldplay Chris Martin.

Sau đó, lễ cưới tiếp tục tổ chức tại Mumbai trong 3 ngày, kết thúc bằng buổi tiệc hoành tráng tại một trung tâm hội nghị hoàn toàn mới, với đài phun nước, thảm hoa và bức tượng thần Krishna khổng lồ bằng cây cỏ. Toàn bộ lễ cưới tốn vài chục triệu USD. Nhưng với cha của Akash, ông Mukesh Ambani, đây chỉ là số tiền lẻ.

Mukesh là Chủ tịch Reliance Industries – công ty sở hữu các nhà máy lọc dầu, nhà máy hóa chất, siêu thị và mạng di động lớn nhất Ấn Độ. Với tài sản 53 tỷ USD, theo Bloomberg Billionaires Index, Mukesh hiện là người giàu nhất châu Á và ngoài Thủ tướng Narendra Modi, có lẽ ông là người quyền lực nhất Ấn Độ.

Quy mô đồ sộ của Reliance Industries có thể thấy qua việc công ty này đóng góp 10% tổng giá trị xuất khẩu của Ấn Độ. Việc này giống như Mỹ có một công ty tương đương Dow Chemical, AT&T, Exxon Mobil và Amazon cộng lại. 

Ngay cả Covid-19 cũng gần như không thể cản bước phát triển của tập đoàn này. Dù giá dầu lao dốc từng vùi dập cổ phiếu Reliance, công ty này đã gỡ lại gần như toàn bộ tổn thất, một phần nhờ thương vụ bán 5,7 tỷ USD cổ phần trong mảng kinh doanh kỹ thuật số cho Facebook.

Khi đám cưới bắt đầu, em trai của tỷ phú Mukesh – ông Anil Ambani cũng đứng gần lối vào để chào khách. Ông thực hiện nhiệm vụ của một thành viên trong gia tộc giàu nhất châu Á, với sự tự tin và niềm nở. Dù vậy, không ai biết đây chỉ là cái vỏ hòa thuận để che đậy không khí căng thẳng bên trong. 

Xem thêm: Những gia đình giàu nhất châu Á

Vào thời điểm diễn ra đám cưới người cháu, Anil còn 10 ngày nữa là đến hạn trả khoản nợ 80 triệu USD. Nếu không, ông có thể rơi vào tình huống xấu nhất là phải ngồi tù. Trong nhiều tuần, Anil và Mukesh mắc kẹt trong các cuộc nói chuyện về cứu trợ. Mẹ của cả hai phải đứng giữa để điều đình. Bà muốn có một giải pháp bảo vệ cho Anil và ngăn gia đình rơi vào rắc rối tài chính. Tuy nhiên, Mukesh không muốn giúp không công. Còn Anil lại chưa đưa ra tài sản bảo đảm mà Mukesh hài lòng.

Anh em nhà Ambani bắt đầu sự nghiệp với không khí rất hòa thuận. Anil từng mô tả anh em họ như là hai cơ thể, một tâm trí. Nhưng sau khi người cha Dhirubhai Ambani – nhà sáng lập Reliance, qua đời gần năm thập kỷ trước, họ ngày càng lạnh nhạt. Cuối cùng cả hai chia đôi đế chế kinh doanh và sau đó trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp.

Dù với công chúng, gia đình Ambani khẳng định hai anh em rất hòa đồng. Một người chứng kiến các cuộc nói chuyện khi Anil mắc nợ nói với Bloomberg rằng Mukesh đã đẩy Anil vào thế phải van xin.

Những khác biệt từ thời trẻ

Anil (bên trái) and Mukesh (bên phải) cùng cha Dhirubhai Ambani vào năm1986. Ảnh: Trunk Archive
Anil (trái) và Mukesh (phải) cùng cha Dhirubhai Ambani vào năm1986. Ảnh: Trunk Archive

Nhà sáng lập Reliance Dhirubhai Ambani nuôi dạy hai người con Mukesh và Anil khá nghiêm khắc. Cuối tuần, ông sẽ dẫn họ đi chơi ngoài trời, khuyến khích con đi bộ 10 km dưới trời mưa và dùng một hộp xoài làm phần thưởng. Ông từng phạt giam con mình trong garage 2 ngày, chỉ được uống nước và ăn bánh roti vì  gây rối khi nhà có khách.

Cả hai người con tham gia vào hoạt động kinh doanh rất sớm. Những năm 20 tuổi, họ đã đảm nhận vai trò nổi bật trong công ty. Mukesh là người quản lý các nhà máy, trong đó có nhà máy polyester trong nước đầu tiên của Reliance. Còn Anil phụ trách các hoạt động liên quan đến chính phủ, nhà đầu tư và báo chí.

Vai trò của họ phù hợp với tính cách. Mukesh ăn mặc đơn giản, kết hôn với một người phụ nữ được cha mẹ chọn ở tuổi 27, và dành hầu hết các buổi tối để xem phim ở nhà. Anil thì chăm chút quần áo và đầu tóc, kết thân với các ngôi sao mạng xã hội và Bollywood, đi dạo bằng máy bay riêng của công ty. Ông kết hôn ở tuổi 31, với nữ diễn viên Tina Munim, vốn không được bố mẹ bằng lòng.

Công chúng cũng hiếm khi bắt gặp Mukesh. Nhưng với Anil, vào nhiều buổi tối, các phóng viên có thể thấy ông bên ngoài trụ sở Reliance, ngồi trên mui chiếc Cadillac, ăn thức ăn đường phố và nói chuyện về triển vọng của công ty.

Bất hòa hiện rõ

Những căng thẳng nào giữa hai người đều được giấu kín khi cha họ còn sống. Nhưng năm 2002, ông Dhirubhai đột ngột qua đời vì đột quỵ ở tuổi 69, không để lại di chúc. Vì thế, hai anh em quyết định quyền thừa kế và phân chia quyền lực theo vai vế. Mukesh trở thành Chủ tịch Reliance, còn Anil là Phó chủ tịch.

Sau đó, mối quan hệ của họ rất nhanh trở nên căng thẳng. Người này tin rằng người kia đã đưa ra quyết định mà không có sự tham khảo ý kiến đầy đủ của đối phương. Mukesh bực mình khi Anil công bố một dự án sản xuất điện mà không hỏi ý. Còn Anil tức giận khi Mukesh tái cấu trúc các công ty nắm giữ cổ phiếu của Reliance mà không thông qua ông.

Trên hết, tranh chấp của họ xuất phát từ bản chất mối quan hệ. Mukesh cho rằng ông hiển nhiên là ông chủ, trong khi Anil coi mình là một đối tác bình đẳng.

Một loạt cuộc nội chiến nhà Ambani xảy ra sau đó. Anil từ chối ký vào báo cáo tài chính của Reliance, với lý do báo cáo phản ánh không đầy đủ tình hình. Có thời điểm, Bộ trưởng Tài chính Ấn Độ còn phải đề nghị hai anh em hàn gắn quan hệ. Cuối cùng, mẹ của họ – bà Kokilaben Ambani, phải ra tay. Tháng 6/2005, bà tuyên bố đã giải quyết một cách thân thiện vấn đề của hai người con và sẽ giữ vững, phát triển việc kinh doanh của gia đình.

Giải pháp của bà là chia đôi đế chế Reliance. Mukesh sẽ sở hữu các doanh nghiệp lọc hóa dầu, phát triển chậm nhưng có lãi. Trong khi Anil sẽ nắm giữ các hoạt động có vẻ có tiềm năng lâu dài hơn – dịch vụ tài chính, sản xuất điện và viễn thông.

Sau cuộc chia tách

Ông Anil Ambani. Ảnh: Redux
Ông Anil Ambani. Ảnh: Redux

Năm 2007, theo ước tính của Forbes Ấn Độ, tài sản ròng của Anil tăng gấp ba, lên 45 tỷ USD, đưa ông trở thành người giàu thứ ba đất nước. Người anh Mukesh cũng chỉ giàu hơn 4 tỷ USD.

Khi đã có nhiều tiền, Anil có nhiều đam mê tỷ phú hơn. Ông tài trợ chính cho đạo diễn nổi tiếng Steven Spielberg của DreamWorks Pictures. Thỉnh thoảng, ông mời giới thượng lưu Mumbai đến thưởng thức các bộ phim sắp phát hành. Mukesh dĩ nhiên cũng được mời đến dự.

Tuy nhiên, đáng chú ý trong thỏa thuận đình chiến của hai anh em là điều khoản không được tham gia vào cạnh tranh vào ngành của nhau trong 10 năm sau chia tách. Sau thời gian phát đạt, các dự án điện của Anil dần khó khăn khi cơ quan quản lý yêu cầu hạ giá điện. Ông cũng phải xây dựng lại mạng viễn thông của minh khi công nghệ cũ đã lỗi thời.

Trong khi đó, người anh Mukesh đang kiếm được hơn 40 tỷ USD mỗi năm đã nhìn thấy cơ hội. Trong thỏa thuận cung cấp khí đốt cho các nhà máy điện của người em, Mukesh đã yêu cầu hủy bỏ điều kiện không cạnh tranh.

Nhờ vậy, ông nhảy vào lĩnh vực viễn thông khi chỉ nửa dân số Ấn Độ có điện thoại di động. Năm 2016, Reliance ra mắt Jio – nhà mạng cam kết có giá cước rẻ hơn nhiều so với các đối thủ.

Jio ban đầu đứng dưới danh nghĩa sở hữu bởi một công ty ít tên tuổi là Infotel Broadband Services. Nhưng sau đó, họ được Reliance mua lại rất nhanh. Chưa đầy 3 năm sau, cơ quan quản lý viễn thông Ấn Độ thay đổi quy định, cho phép Jio cung cấp cả dịch vụ gọi thoại lẫn dữ liệu.

Giải cứu em trai

Khi ra mắt Jio, Mukesh không chỉ đơn giản tham gia mà còn muốn thống trị thị trường viễn thông Ấn Độ. Ông tin có thể làm được điều đó bằng cách biến hàng trăm triệu người nghèo chưa dùng di động trở thành người tiêu dùng trực tuyến.

Với lượng tiền mặt khổng lồ, Reliance sẵn sàng đốt tiền nhiều năm để tung ra các gói dịch vụ siêu rẻ nhằm xây dựng tập khách hàng lớn, trung thành để sau này mang lại lợi nhuận. Jio đã kết liễu số phận nhà mạng Reliance Communications của Anil năm 2019, khi buộc đối thủ nộp đơn xin phá sản. 

Đầu năm 2019, Phòng 6 tòa nhà Tòa án Tối cao New Delhi chật kín người đến xem. Anil – khi đó không còn là tỷ phú – bị triệu tập vì bảo lãnh cá nhân khoảng nợ 80 triệu USD cho Reliance Communications trước chủ nợ Ericsson (Thụy Điển). Ông từng cam kết trước tòa là sẽ trả tiền, nhưng đã không làm được.

Sau hơn một tháng xét xử, Anil bị tòa tuyên có tội nhưng được cho một tháng để hủy bỏ bản án bằng cách nộp tiền mặt trả nợ. Phán quyết khiến Anil bị sốc, nguồn tin của Bloomberg cho biết, vì ông không nghĩ rằng tòa án sẽ chống lại mình.

Anil đành phải tìm đến anh trai, van xin sự trợ giúp để không phải ngồi tù. Cuối cùng, sau nhiều lần đàm phán, họ đạt thỏa thuận. Trong một thông cáo báo chí tuyên bố về việc này, Anil cảm ơn anh trai vì đã giữ đúng giá trị gia đình.

Tuy nhiên, những người trong cuộc tiết lộ để đổi lấy tiền của Mukesh, Anil đã nhượng lại hai hợp đồng cho thuê văn phòng ở Mumbai. Thông cáo có trích lời Anil, nhưng được soạn thảo bởi phía Mukesh. Anil chỉ được xem qua trước khi công bố.

Số phận đối lập

Thời đại của Thủ tướng Modi – nhà lãnh đạo thân thiện với đầu tư và hiện đại hóa tạo ra nhiều thuận lợi cho Mukesh. Ông bắt đầu phát triển mối quan hệ với Thủ tướng Modi vào những năm 1990. Theo những người thân cận với gia đình Ambani, Mukesh hiếm khi phải xin gặp Modi. Thay vào đó, ông thường xuyên được mời đến dinh thự của Thủ tướng để bàn bạc.

Sự ưu ái này cũng có thể xuất phát từ thói quen của Mukesh, khi định hướng Reliance tương đồng với các mục tiêu của chính phủ. Ông Mukesh cũng tận dụng một số quyết định pháp lý quan trọng. Năm 2016, Amazon công bố kế hoạch rót thêm 3 tỷ USD vào Ấn Độ, đánh cược rằng họ có thể hợp nhất thị trường bán lẻ đang bị phân mảnh này. Hai năm sau, Walmart cũng chi 16 tỷ USD để mua Flipkart, công ty thương mại điện tử lớn nhất Ấn Độ.

Nhưng ngay sau khi Walmart công bố thỏa thuận, chính phủ Ấn Độ công bố các quy định mới nghiêm ngặt về bán lẻ trực tuyến, cấm các công ty nước ngoài bán hàng của chính họ. Thay vào đó, họ sẽ chỉ được phép hoạt động như như người bán bên thứ ba, kiểu Ebay. Vì vậy, cả Amazon và Walmart đều phải bán các mặt hàng nội địa của Ấn Độ.

Vài tuần sau, Mukesh ra tay. Ông xuất hiện cùng Thủ tướng Modi tại một sự kiện ở Gujarat, tuyên bố Reliance sẽ tham gia mảng thương mại điện tử, phát huy từ thế mạnh sẵn có là mạng lưới bán lẻ với gần 11.000 cửa hàng tiện lợi, thời trang, trang sức và siêu thị. Hai năm qua, cổ phiếu của công ty đã tăng 60%.

Gần đây nhất, Reliance đạt thỏa thuận bán 10% Jio Platforms, một bộ phận bao gồm các hoạt động thương mại điện tử và di động của Reliance, cho Facebook. Đây là thương vụ lớn nhất của Facebook từ sau khi họ mua WhatsApp năm 2014. Ngay sau đó, một số nhà đầu tư hàng đầu của Mỹ, bao gồm KKR&Co. và Silver Lake Partners, cũng đã mua cổ phần tại Jio.

Ngày nay, Mukesh đã thoát khỏi hình ảnh ẩn dật cũ. Ông thân thiện trong các buổi phỏng vấn quảng bá cho Jio. Ông tích cực tham gia các sự kiện lớn như Diễn đàn kinh tế thế giới và Sáng kiến đầu tư tương lai. Ông và vợ Nita, trở thành những người gắn kết xã hội thượng lưu Mumbai. Trước khi đại dịch xảy ra, hầu như không tuần nào biệt thự 27 tầng của ông không có sự kiện.

Ông Mukesh (bên phải) và ông Anil (bên trái). Ảnh: FT
Ông Mukesh (bên phải) và ông Anil (bên trái). Ảnh: FT

Anil thì giờ ngược lại, gần như biến mất khỏi công chúng. Là một người yêu thích thể hình, ông chăm cho cho vóc dáng và bắt đầu ngày mới với một chặng marathon 10 dặm. Ông cũng sống đời sống tôn giáo nhiều hơn. Ông thường cầu nguyện tại đền thờ Hindu với mẹ và nói với bạn bè rằng giờ ông thấy thành công vật chất là rỗng tuếch so với sự thỏa mãn tâm linh.

Tuy nhiên, ông vẫn cố gắng xoay chuyển mọi thứ, làm việc tới 14 giờ mỗi ngày để giải cứu các công ty của mình và bảo vệ phần tài sản còn lại. Anil từng được khuyên nên tuyên bố phá sản và bắt đầu lại. Nhưng ông đã từ chối vì cho rằng từ bỏ có thể khiến ông bỏ lỡ một số cơ hội bất ngờ.

Khó khăn với Anil vẫn tiếp tục chồng chất. Một nhà thầu quốc phòng của ông đã phá sản. Tại cuộc họp cổ đông vào tháng 9/2019, một luật sư nói rằng đã mất gần hết số tiền bỏ vào các doanh nghiệp của Anil. Bất cứ ai muốn thu hồi chút vốn còn lại sẽ phải xếp hàng.

Ông cũng đang bị hơn chục chủ nợ đòi tiền. Trong đó có 3 ngân hàng Trung Quốc đã cho Reliance Communications vay 925 triệu USD để xây dựng mạng viễn thông mới vào năm 2012. Gần đây, họ kiện Anil ở London, cho rằng ông đã bảo lãnh cá nhân cho thương vụ.

Trong phiên điều trần tháng 2/2020, Anil lập luận rằng không đứng ra bảo lãnh cá nhân. Ông cho biết tài sản riêng hiện chỉ còn 9 triệu USD, quá ít so với các khoản nợ hơn 300 triệu USD. Tuy nhiên, thẩm phán David Waksman bày tỏ nghi ngờ khi Anil vẫn còn sở hữu một máy bay, một du thuyền và 11 chiếc ôtô. “Có lý do chính đáng để cho rằng anh ta không thẳng thắn”, Wak Wakman nói. Thẩm phán cũng cho rằng luôn có khả năng người anh Mukesh sẽ tiếp tục cứu giúp.

Anil thì phủ nhận điều này trước tòa. Ông nói rằng việc giải cứu không phải là sự kiện có thể lặp đi lặp lại. “Tôi khẳng định đã hỏi rồi”, ông nói, “nhưng không thể huy động thêm bất kỳ nguồn tài chính nào từ bên ngoài”.

Phiên An (theo Bloomberg) – Vnexpress

Doanh nhân

Gala Phụ Nữ Quyền Năng 2021 – Tôn vinh hình ảnh người phụ nữ Việt tài sắc vẹn toàn

Đã đăng

 ngày

Bởi

Sáng ngày 31/12 vừa qua, đã diễn ra lễ vinh danh “Phụ Nữ Quyền Năng Tiêu Biểu 2021” sau hai năm tạm hoãn do đại dịch covid-19. Khác với những lần tổ chức đêm Gala Phụ Nữ Quyền Năng hàng năm trước đó, sự kiện lần này đã được thực hiện trên nền tảng thực tế ảo với sự đầu tư lớn từ ban tổ chức và đã quy tụ hàng trăm khách mời đến tham dự từ nhiều nơi trên thế giới.

Trong suốt hai mùa phát sóng số 3 và số 4, chương trình “Phụ Nữ Quyền Năng” đã truyền tải đến khán giả những câu chuyện về niềm đam mê, sự kiên trì và tinh thần mạnh mẽ của những người phụ nữ Việt. Dù bắt đầu từ những điểm khác nhau và trải qua những thử thách đáng nhớ, mỗi người đều đã theo đuổi con đường riêng của mình và trở thành những hình mẫu đáng ngưỡng mộ cho thế hệ trẻ học tập. Gala “Phụ Nữ Quyền Năng” được tổ chức để tôn vinh lại vẻ đẹp tuyệt vời đó của những người phụ nữ tài năng và kiên cường.

Những nhân vật đã xuất hiện trong chương trình Phụ Nữ Quyền Năng các mùa 3, 4 và 5.

Trong buổi Gala Phụ Nữ Quyền Năng 2021, Mai Thu Huyền – nhà sản xuất, đạo diễn và MC của chương trình – đã chia sẻ rằng cô cảm thấy tự hào và xúc động khi chương trình đã thu hút những phụ nữ Việt tài năng và xuất sắc trong nhiều lĩnh vực kinh tế, văn hoá và xã hội, đang sống và làm việc trong và ngoài nước. Mặc dù chúng ta thường chỉ nhìn thấy hình ảnh những phụ nữ xinh đẹp tỏa sáng trên sân khấu, thương trường và trong các hoạt động xã hội, nhưng đằng sau ánh hào quang ấy là những câu chuyện đầy thăng trầm của họ, mà chương trình Phụ Nữ Quyền Năng đã mang đến cho khán giả. Với giá trị này, dù đang trong giai đoạn khó khăn, Mai Thu Huyền và đội ngũ sản xuất quyết tâm tiếp tục thực hiện mùa tiếp theo của chương trình, dự kiến lên sóng vào tháng 3 năm 2022, nhân dịp Quốc tế Phụ Nữ, để lan tỏa thêm nhiều hình ảnh phụ nữ Việt Nam tiêu biểu đến với khán giả trên toàn cầu.

Nhà sản xuất – đạo diễn MC chương trình Phụ Nữ Quyền Năng – Mai Thu Huyền.
Nhà sản xuất – đạo diễn MC chương trình Phụ Nữ Quyền Năng – Mai Thu Huyền.

Trong năm nay, Tincom Media – công ty sản xuất chương trình Phụ Nữ Quyền Năng đã chọn sử dụng công nghệ thực tế ảo để tổ chức lễ vinh danh những phụ nữ tiêu biểu trong 10 lĩnh vực khác nhau, bao gồm nghệ thuật, giáo dục, truyền thông, thương mại dịch vụ, xuất nhập khẩu, thời trang – phụ kiện, làm đẹp, sức khỏe – thể thao, nhà hàng – ẩm thực và hoạt động xã hội. Các giải thưởng được đánh giá bởi một ban giám khảo uy tín và có sức ảnh hưởng với cộng đồng, bao gồm Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Stallar Management – giáo sư Hà Tôn Vinh, Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam – Phó giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Lệnh Hồng Tú, Giám đốc Công ty Tâm lý học ứng dụng TP.HCM – Tiến sĩ tâm lý Lý Thị Mai, Nhà sáng lập Bảo tàng áo dài Việt Nam kiêm Chủ tịch Viện nghiên cứu trang phục Việt – Thạc sĩ nghệ thuật Lê Sĩ Hoàng và Trưởng phòng chương trình HTV TMS, Đài Truyền hình TP.HCM – nhà báo Dương Thảo Quỳnh Như. Ngoài ra, chương trình Phụ Nữ Quyền Năng còn mời các nhân vật quan trọng tham gia công bố giải, bao gồm Chủ nhiệm Ủy ban Người Việt Nam ở nước ngoài tại TP.HCM – ông Phùng Công Dũng, Hoa hậu Quý bà Hoàng Yến, Hoa hậu Du lịch Việt Nam Phan Ngọc Diễm và Thạc sĩ Nguyễn Lan Vy.

Các thành viên ban hội đồng thẩm định giải thưởng “Phụ Nữ Quyền Năng Tiêu Biểu 2021”.
Các thành viên ban hội đồng thẩm định giải thưởng “Phụ Nữ Quyền Năng Tiêu Biểu 2021”.

Chủ đề “Dáng Lụa” của Gala Phụ Nữ Quyền Năng 2021 nhằm tôn vinh hình ảnh người phụ nữ Việt Nam với tinh thần mạnh mẽ, dù trải qua những khó khăn trong cuộc sống, họ vẫn vươn lên như những mầm sống đón bình minh, giữ nét dịu dàng trong giao tiếp với người thân và xã hội. Hơn nữa, chương trình còn muốn nhấn mạnh thông điệp “Phụ nữ sinh ra để yêu thương, và họ cần được tôn trọng và bảo vệ”.

Trong Gala Phụ Nữ Quyền Năng 2021, có đến 3 nghệ sĩ gạo cội của nền nghệ thuật Việt Nam đã được vinh danh trong hạng mục nghệ thuật, đây là sự kiện chưa từng xảy ra trong lịch sử của chương trình. Ba nghệ sĩ đó là NSND Bạch Tuyết, NSND Kim Cương và NSND Lê Khanh, những người đã có những đóng góp to lớn cho nghệ thuật trong suốt cuộc đời. Chương trình đã đem đến cho khán giả câu chuyện đời, những hành trình nghệ thuật của ba nghệ sĩ tài năng và gần gũi với nhiều thế hệ khán giả yêu nghệ thuật từ những năm 1950. Đây là niềm hạnh phúc lớn cho các nhà tổ chức của chương trình.

NSND Bạch Tuyết được mệnh danh là “Cải lương chi bảo” với nhiều đóng góp cho nghệ thuật cải lương Việt Nam.
NSND Bạch Tuyết được mệnh danh là “Cải lương chi bảo” với nhiều đóng góp cho nghệ thuật cải lương Việt Nam.
NSND Kim Cương được nhiều thế hệ khán giả biết đến với những vở cải lương kinh điển.
NSND Kim Cương được nhiều thế hệ khán giả biết đến với những vở cải lương kinh điển.
NSND Lê Khanh sở hữu gia tài đồ sộ các vai diễn rực rỡ từ sân khấu đến truyền hình và điện ảnh.
NSND Lê Khanh sở hữu gia tài đồ sộ các vai diễn rực rỡ từ sân khấu đến truyền hình và điện ảnh.

Ngoài ra, các hạng mục vinh danh khác đều là những gương mặt có sự đóng góp tiêu biểu ở lĩnh vực mà họ đang theo đuổi và cống hiến:

Phụ Nữ Quyền Năng tiêu biểu trong lĩnh vực Giáo dục – PGS.TS Phan Thị Bích Hà (Nguyên Hiệu trưởng trường Sân khấu – Điện ảnh TP.HCM, Phó Chủ tịch Hội điện ảnh TP.HCM).
Phụ Nữ Quyền Năng tiêu biểu trong lĩnh vực Giáo dục – PGS.TS Phan Thị Bích Hà (Nguyên Hiệu trưởng trường Sân khấu – Điện ảnh TP.HCM, Phó Chủ tịch Hội điện ảnh TP.HCM).
Phụ Nữ Quyền Năng tiêu biểu trong lĩnh vực Truyền thông – Doanh nhân Nguyễn Thu Hương (Tổng Giám đốc Nam Hương Group, Chủ tịch sáng lập Nam Hương Global).
Phụ Nữ Quyền Năng tiêu biểu trong lĩnh vực Truyền thông – Doanh nhân Nguyễn Thu Hương (Tổng Giám đốc Nam Hương Group, Chủ tịch sáng lập Nam Hương Global).
Phụ Nữ Quyền Năng tiêu biểu trong lĩnh vực Thương mại dịch vụ - Doanh nhân Nguyễn Minh Thanh (PCT Hội Nữ Doanh nhân doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam kiêm Chủ tịch HĐQT các công ty: CP thương mại & DL Âu Việt, CP thương mại & DL Hoàng Linh, CP Xây dựng Công trình văn hóa).
Phụ Nữ Quyền Năng tiêu biểu trong lĩnh vực Thương mại dịch vụ – Doanh nhân Nguyễn Minh Thanh (PCT Hội Nữ Doanh nhân doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam kiêm Chủ tịch HĐQT các công ty: CP thương mại & DL Âu Việt, CP thương mại & DL Hoàng Linh, CP Xây dựng Công trình văn hóa).
Phụ Nữ Quyền Năng tiêu biểu trong lĩnh vực Thời trang – Doanh nhân Trần Thị Ya Li (Giám đốc điều hành Công ty thời trang Ann).
Phụ Nữ Quyền Năng tiêu biểu trong lĩnh vực Thời trang – Doanh nhân Trần Thị Ya Li (Giám đốc điều hành Công ty thời trang Ann).
Phụ Nữ Quyền Năng tiêu biểu trong lĩnh vực Hoạt động cộng đồng – Doanh nhân Nguyễn Lan Phương (Nhà sáng lập Cộng đồng Hạnh phúc Happy Life).
Phụ Nữ Quyền Năng tiêu biểu trong lĩnh vực Hoạt động cộng đồng – Doanh nhân Nguyễn Lan Phương (Nhà sáng lập Cộng đồng Hạnh phúc Happy Life).
Phụ Nữ Quyền Năng tiêu biểu trong lĩnh vực Xuất nhập khẩu – Doanh nhân Jolie Nguyễn (CEO Genki Japan House, CEO LNS US, CEO Global Maritime Service, Texas, USA).
Phụ Nữ Quyền Năng tiêu biểu trong lĩnh vực Xuất nhập khẩu – Doanh nhân Jolie Nguyễn (CEO Genki Japan House, CEO LNS US, CEO Global Maritime Service, Texas, USA).
Phụ Nữ Quyền Năng tiêu biểu trong lĩnh vực Làm đẹp – Doanh nhân Nguyễn Ngân Hà (Tổng Giám đốc Havila Christian, Nhà sáng lập Galaxy Ngân Hà, Bio- HStemcell Beauty Clinic Cosmetic & Academy).
Phụ Nữ Quyền Năng tiêu biểu trong lĩnh vực Làm đẹp – Doanh nhân Nguyễn Ngân Hà (Tổng Giám đốc Havila Christian, Nhà sáng lập Galaxy Ngân Hà, Bio- HStemcell Beauty Clinic Cosmetic & Academy).
Phụ Nữ Quyền Năng tiêu biểu trong lĩnh vực Ẩm thực – Hoa hậu Doanh nhân Hoàn cầu Paula Lam (Nhà sáng lập Hi5 Tea Restaurant, Paula's Beauty Boutique, The nail lounge, Arizona, USA).
Phụ Nữ Quyền Năng tiêu biểu trong lĩnh vực Ẩm thực – Hoa hậu Doanh nhân Hoàn cầu Paula Lam (Nhà sáng lập Hi5 Tea Restaurant, Paula’s Beauty Boutique, The nail lounge, Arizona, USA).
Phụ Nữ Quyền Năng tiêu biểu trong lĩnh vực Sức khỏe – Thể thao – Chuyên gia yoga Trần Thị Minh Thơ (Nhà sáng lập và điều hành Công ty Thương Mại Dịch Vụ Yoga House).
Phụ Nữ Quyền Năng tiêu biểu trong lĩnh vực Sức khỏe – Thể thao – Chuyên gia yoga Trần Thị Minh Thơ (Nhà sáng lập và điều hành Công ty Thương Mại Dịch Vụ Yoga House).

Các đối tác đồng hành của Gala Phụ Nữ Quyền Năng 2021 bao gồm: Công ty TNHH MTV BkShop, Công ty Bio-HStemcell Beauty Clinic Cosmetic & Academy, Công ty Dược thảo Thương Bella H&H Mom, và Công ty Thương Mại Dịch Vụ Yoga House. Sau lễ vinh danh “Phụ Nữ Quyền Năng Tiêu Biểu 2021”, chương trình Phụ Nữ Quyền Năng mùa thứ 5 sẽ trải qua sự thay đổi về hình thức tổ chức sản xuất, nhằm kết nối các phụ nữ Việt đang sinh sống và làm việc tại nhiều quốc gia trên thế giới. Dự kiến, chương trình sẽ trở lại với khán giả Việt vào tháng 3/2022 thông qua các kênh truyền hình Thuần Việt, Thuần Việt HD, HiTV và Invest TV.

Đọc tiếp

Bất động sản

Bất động sản thuê cho thuê đang trở thành kênh đầu tư tốt sau “cơn bão COVID – 19”

Đã đăng

 ngày

Bởi

Tác động của COVID -19 lên toàn nền kinh tế là điều không thể phủ nhận, không một nền kinh tế nào tránh khỏi sự tàn phá của đại dịch Covid. Mặc dù vậy, thị trường bất động sản nhà ở để cho thuê đã cho thấy khả năng phục hồi ấn tượng với mức độ đầu tư tăng cao hơn so với các loại tài sản BĐS khác. Ngày càng nhiều các nhà đầu tư trên toàn cầu đang dần nhận ra giá trị của phân khúc này.

Bất động sản (BĐS) cho thuê trong các thị trường ngách như chung cư mini, ký túc xá cho sinh viên, viện dưỡng lão hay không gian sống chia sẻ dạng homestay đang phát triển với mức sinh lời cao, đang dần chiếm ưu thế. Bởi lẽ, nhà ở là một nhu cầu cơ bản – mọi người vẫn cần một nơi ở ngay cả khi trong thời kỳ kinh tế suy thoái. Nhu cầu về nhà ở cho thuê thậm chí có thể tăng trong thời kỳ bất ổn, do các tiêu chí cho vay khắt khe hơn làm giảm nhu cầu trên thị trường bán hàng. Đặc biệt loại sản phẩm này tại các thành phố lại càng thu hút được đông đảo khách hàng hơn nhờ những tính năng thuận tiện của nó.

Doanh nhân Đỗ Thu Thảo Nguyên, Phó Chủ tịch Tập đoàn Fagi Group
CEO Học viện Fagi Academy

Doanh nhân Đỗ Thu Thảo Nguyên, Phó Chủ tịch Tập đoàn Fagi Group nhận định, các điều kiện kinh tế mới do đại dịch Covid-19 mang lại đem đến nhiều thách thức cho phân khúc BĐS nhà ở cho thuê, nhưng lĩnh vực này vẫn có khả năng phục hồi cao hơn hầu hết các phân khúc khác. Trong bối cảnh giá nhà đất ngày càng leo thang, thì người trẻ lại có xu hướng lựa chọn thuê nhà dài hạn thay vì mua nhà. Không có gì ngạc nhiên khi bất động sản chung cư mini cho thuê trở thành kênh đầu tư tốt với khả năng sinh lời ổn định. Thị trường cho thuê chung cư mini trong tương lai sẽ rơi vào trạng thái cung không theo kịp cầu. Ngoài ra, doanh nhân Đỗ Thu Thảo Nguyên có đưa ra những lý do sau đây để minh chứng cho nhận định trên.

Mức giá cho thuê hợp lý

Hiện mức giá mua bán nhà đất đã quá cao. Về phân khúc căn hộ, trước đây mức giá chỉ dao động từ 1,5 tỷ – 3 tỷ đồng/căn có diện tích từ 55 – 75m2. Tuy nhiên, hiện nay ghi nhận ở các dự án mới mở bán mức giá đã từ 40 triệu đồng/m2, trung bình một căn hộ tầm trung có giá trên 2,5 tỷ đồng. Trong khi đó tiền lương và các khoản thu nhập khác chỉ tăng lên rất ít qua từng năm. Nếu một người muốn mua nhà trị giá 3 tỷ thì đồng nghĩa họ phải có thu nhập trên 50 triệu đồng, hoặc phải gồng gánh đi vay và trả nợ theo hình thức dài hạn 15 – 20 năm. Thế nên lựa chọn chi phí 2,5 triệu – 3,5 triệu đồng cho một căn hộ mini đầy đủ tiện ích là điều nhiều người sẽ thích hơn. Các bạn trẻ mới ra trường hoặc đang là sinh viên cũng có thể tiết kiệm được tài chính cho mình để chuẩn bị cho một tương lai dài từ việc thuê nhà ở.

Vậy tại sao chúng ta không chọn đi thuê, vừa có thể ở thoải mái, gần chỗ làm, hoặc nếu không phù hợp có thể chuyển đến chỗ mới thay vì phải gồng gánh nợ nần suốt 20 năm chỉ vì mục đích có nhà?

Không phải lo lắng quá nhiều về chi phí sửa chữa

Hiện nay với chất lượng xây dựng công trình còn kém, thì việc xuống cấp của chung cư là rất nhanh, người mua nhà sẽ phải sửa chữa lại rất nhiều nếu thực sự chọn làm nơi ở lâu dài. Việc này có phải quá tốn kém và mất công hơn nhiều so với việc thuê nhà?

Trong khi đó, người thuê nhà không phải lo lắng quá nhiều về chi phí sửa chữa. Hiện nay, hầu hết hợp đồng thuê nhà đều quy định người thuê nhà không phải chịu phí bảo trì, sửa chữa. Việc đi thuê nhà, vừa kinh tế hơn, chủ động hơn, vừa giải quyết rất tốt cho những người có nhu cầu về nhà ở. Mặt khác, theo ghi nhận thời gian qua tình trạng lùm xùm, tranh chấp ở các chung cư xảy ra triền miên. Đa phần những bức xúc là người chủ của căn hộ gánh chịu, còn người thuê nhà họ chỉ cần hàng tháng trả tiền phòng và có thể “ăn ngon ngủ ngon”.

Đầy đủ an ninh, dịch vụ

Tuy là loại hình xây dựng diện tích nhỏ nhưng chung cư mini cho thuê vẫn được bố trí đầy đủ từ an ninh cho đến các hình thức dịch vụ tiện ích. Giống như các căn chung cư bình thường khác, vẫn có bảo vệ 24/24 để giám sát và bảo vệ chung cư, giúp đảm bảo cuộc sống cư dân và tránh kẻ lạ mặt tiếp xúc vào chung cư. Bên trong căn hộ thì diện tích vẫn thuận lợi cho các hoạt động sinh hoạt diễn ra hằng ngày. Dưới tòa nhà cũng được sắp xếp hệ thống tầng hầm đỗ xe hay cầu thang máy đi lại thuận tiện cho người dân. Đặc biệt điện, nước, Internet luôn đảm bảo sử dụng suôn sẻ và bình thường. Nhiều căn chung cư mini còn áp dụng “phí dịch vụ” rất hữu nghị: 5.000 đồng/người/tháng. Còn lại, tiền gửi xe, tiền truyền hình cáp, internet đều “miễn”.

Tóm lại tuy là loại hình mini nhưng những giá trị mà nó mang lại thì không mini chút nào. Vì thế nên hiện nay thị trường chung cư mini cho thuê vẫn rất đắt khách và sôi động. Cơ hội lớn trong phân khúc này vẫn còn rất tiềm năng. Khả năng phục hồi này nhờ vào các quy tắc cơ bản của xã hội. Nhà ở là một nhu cầu cơ bản, và có nhiều thị trường thường xuyên rơi vào tình trạng cầu vượt cung. Trong khi đó, những người trẻ tuổi chuyển đến các trung tâm đô thị để làm việc và học tập, đã thúc đẩy nhu cầu thuê chung cư mini đầy đủ tiện ích. Đây là một xu hướng khó có thể bị thay đổi bởi đại dịch trong dài hạn.

Đọc tiếp

Kinh tế

Quốc hội chốt vay hơn 3 triệu tỷ đồng 5 năm tới

Đã đăng

 ngày

Bởi

Giai đoạn 2021 – 2025, ngân sách dự kiến vay hơn 3 triệu tỷ đồng, trong đó ngân sách mức vay của ngân sách trung ương khoảng 2,9 triệu tỷ đồng, địa phương 148.000 tỷ.

Sáng 28/7, với 100% số phiếu tán thành, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về kế hoạch tài chính quốc gia và vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021 – 2025.

Theo Nghị quyết, tổng thu ngân sách 5 năm (2021-2025) khoảng 8,3 triệu tỷ đồng. Tỷ lệ huy động vào ngân sách bình quân không thấp hơn 16% GDP, trong đó từ thuế, phí khoảng 13-14% GDP; thu nội địa bình quân khoảng 85-86% tổng thu ngân sách.

Tổng chi ngân sách 5 năm khoảng 10,26 triệu tỷ đồng, trong đó tỷ trọng chi đầu tư phát triển bình quân khoảng 28%, chi thường xuyên bình quân 62-63% tổng chi.

Tổng chi đầu tư phát triển từ ngân sách khoảng 2,87 triệu tỷ đồng, trong đó chi từ nguồn vốn ngoài nước là 300.000 tỷ đồng, cổ phần hoá và thoái vốn 248.000 tỷ đồng.

Bội chi ngân sách 5 năm tới bình quân 3,7% GDP. Trong đó, bội chi ngân sách trung ương bình quân 3,4% GDP, bội chi ngân sách địa phương 0,3% GDP.

Để cân đối thu chi ngân sách, có nguồn cho đầu tư, mức vay nợ trong 5 năm tới khoảng 3,068 triệu tỷ đồng. Trong đó, mức vay của ngân sách trung ương khoảng 2,9 triệu tỷ đồng; nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ khoảng 1,7 triệu tỷ đồng.

Tổng mức vay ngân sách địa phương 148.000 tỷ đồng, mức vay của từng địa phương trong phạm vi giới hạn nợ theo quy định của pháp luật về ngân sách Nhà nước, nghĩa vụ trả nợ chính quyền địa phương 35.300 tỷ đồng.

Các đại biểu Quốc hội bấm nút thông qua Nghị quyết kế hoạch tài chính quốc gia, vay và trả nợ 2021-2025. Ảnh: Giang Huy
Các đại biểu Quốc hội bấm nút thông qua Nghị quyết kế hoạch tài chính quốc gia, vay và trả nợ 2021-2025. Ảnh: Giang Huy

Về hạn mức bảo lãnh Chính phủ và hạn mức vay về cho vay lại vốn ODA, vay ưu đãi nước ngoài trong giai đoạn 2021 – 2025, Quốc hội yêu cầu tốc độ tăng dư nợ bảo lãnh Chính phủ năm sau không vượt quá tốc độ tăng GDP danh nghĩa của năm trước. Riêng hạn mức bảo lãnh cho hai ngân hàng chính sách tối đa bằng nghĩa vụ trả nợ gốc hằng năm. Hạn mức rút vốn ròng các khoản vay được Chính phủ bảo lãnh cả giai đoạn không quá 76.500 tỷ đồng và hạn mức rút vốn các khoản Chính phủ vay về cho vay lại không quá 222.000 tỷ.

Quốc hội cũng quyết nghị mức trần nợ công hằng năm không quá 60% GDP (ngưỡng cảnh báo 55% GDP); nợ Chính phủ không quá 50% GDP (cảnh báo là 45% GDP).

Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ (không gồm cho vay lại) không quá 25% tổng thu ngân sách. Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia (không gồm nghĩa vụ trả nợ gốc ngắn hạn dưới 12 tháng) tối đa 25% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ.

Quốc hội yêu cầu Chính phủ khẩn trương sửa đổi, hoàn thiện hệ thống chính sách thu để cơ cấu lại nguồn thu ngân sách, tăng thu hợp lý, nuôi dưỡng nguồn thu bền vững; khai thác dư địa thu, chống thất thu, giảm nợ đọng thuế, mở rộng cơ sở thuế.

Với chi, từng bước cơ cấu lại chi ngân sách theo hướng tăng tỷ trọng chi đầu tư phát triển, giảm dần tỷ trọng chi thường xuyên gắn với đổi mới cơ chế phân bổ chi thường xuyên theo kết quả thực hiện nhiệm vụ; bảo đảm chi cho con người, an sinh xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh và các lĩnh vực giáo dục, khoa học công nghệ…

Vay bù đắp bội chi chỉ sử dụng cho đầu tư phát triển; chỉ chi trong khả năng của nền kinh tế và chỉ vay trong khả năng trả nợ. Kiểm soát chặt chẽ nghĩa vụ nợ dự phòng, rà soát các khoản bảo lãnh mới, bảo đảm đúng quy định và hiệu quả.

Chính phủ cũng cần tập trung nguồn lực để cải cách tiền lương từ 1/7/2022. Không sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư cho đầu tư xây dựng cơ bản và các mục đích khác. Số tăng thu, tiết kiệm chi hàng năm ưu tiên để tạo nguồn cải cách tiền lương, giảm bội chi, trả nợ gốc và thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Luật Ngân sách.

Quốc hội yêu cầu Chính phủ không đưa ra các chính sách, chế độ, các chương trình, đề án mới khi không cân đối được nguồn. Trường hợp các chỉ tiêu nợ công chạm ngưỡng cảnh báo, Chính phủ báo cáo Quốc hội tình hình, giải pháp kiểm soát đặc biệt quản lý nợ công.

Tại Nghị quyết, Quốc hội cũng yêu cầu Chính phủ khẩn trương sửa đổi, hoàn thiện một số luật thuế, gồm Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt…

Cùng ngày, Quốc hội đã biểu quyết thông qua các nghị quyết về kế hoạch đầu tư công trung hạn. Theo đó, tổng mức vốn đầu tư công trung hạn là 2,87 triệu tỷ đồng (vốn ngân sách trung ương 1,5 triệu tỷ đồng, địa phương 1,37 triệu tỷ). Dự phòng 10% vốn ngân sách trung ương để xử lý những vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai kế hoạch đầu tư trung hạn.

Ba dự án quan trọng quốc gia là dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành, dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc – Nam phía Đông (giai đoạn 1) và dự án Hồ chứa nước Ka Pét, (huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận) sẽ được bố trí 65.800 tỷ đồng.

Riêng dự án quan trọng quốc gia đường bộ cao tốc Bắc – Nam tuyến phía Đông giai đoạn 2021-2025, Quối hội “chốt” bố trí hơn 38.700 tỷ đồng để đầu tư.

Anh Minh – Vnexpress

Đọc tiếp
Advertisement

Facebook

Advertisement

Tin Nổi bật

    Paste your advertisement code here.