Tuổi thanh xuân ngắn ngủi, thời gian thì vẫn trôi đi, cần phải nắm bắt từng giây phút thì cuộc sống này mới đích đáng.
Tuổi trẻ như bộ nhớ USB hàng trăm GB còn trống
“Cái sự khác biệt nhất của mỗi con người chính là sử dụng quỹ thời gian của mình như thế nào. Cuộc đời cực kỳ công bằng là ai cũng chỉ có 24 giờ trong một ngày, ai cũng có 60 phút một giờ vấn đề khác nhau là chúng ta sử dụng thời gian đó như thế nào thôi!”, Shark Hưng từng chia sẻ triết lý công bằng của cuộc sống.
Vốn là người từng trải và thành công, phó chủ tịch CenGroup cho rằng nếu chúng ta sử dụng thời gian không có ích, không hiệu quả thì chúng ta sẽ “đi rất nhanh”. Theo ông, quỹ này không như tiền, người có nhiều người có ít, thời gian mọi người đều giống nhau chỉ có chúng ta sử dụng khác nhau thôi.
“Thậm chí có những bạn trẻ tôi thấy rất đáng tiếc là các bạn giết thời gian rất nhiều cho những thứ vô ích. Đó là điều tôi khuyên các bạn hãy tận dụng quỹ thời gian vô cùng quý giá của tuổi trẻ”, shark Hưng khuyên người trẻ có mặt tại buổi giao lưu cách đây không lâu.
Lấy ví dụ như chính bản thân ông, quãng thời gian 18-20 tuổi shark Hưng gần như một ngày hoặc 2 ngày có thể đọc hết 1 cuốn sách nhưng hiện giờ phải mất nhiều thời gian hơn và tốc độ ghi nhớ chậm hơn. Bởi khi bạn đã lớn tuổi, bộ nhớ lúc đó bị đầy, có quá nhiều mối quan tâm, bận tâm khác cản trở đến mình.
Ông còn ví von lứa tuổi 18-20, người trẻ như một cái bộ nhớ USB mấy trăm Gb mà chưa ghi gì cả nên ghi đâu nhớ vào đấy. Thời điểm này khả năng học hỏi và hấp thụ của họ rất tốt và cực nhanh. Bởi vậy theo shark Hưng, thế hệ trẻ phải tận dụng thời gian này thay vì lãng phí vào những thứ không mang lại lợi ích.
Thanh xuân trôi qua những cơn ngủ nướng
“Nguyên nhân thất bại của những người thất bại hoàn toàn khác nhau, nhưng người thành công lại đều có một điểm chung: Biết quý trọng thời gian”, Lý Thượng Long- tác giả cuốn Gọi là ổn định, thật ra là hoài phí cuộc sống từng khẳng định như vậy. Điều này khá tương đồng với quan điểm của shark Hưng.
Tác giả này còn nhận thấy rằng điều quan trọng nhất, trong cuộc đời hữu hạn của mình, họ không ngừng đổi vai, sử dụng thời gian rảnh rỗi một cách hiệu quả. Đáng sợ ở chỗ, họ lại rất ít khi thức thâu đêm, luôn đứng trước chúng ta với bộ dạng như thể chẳng có chút cố gắng nào cả.
Thực ra xung quanh chúng ta có rất nhiều người tài giỏi. Thời gian của họ đều tính bằng giây, không cần đồng hồ báo thức vào buổi sáng, họ tự mình thức dậy, không cần ai phải giục giã, họ cũng sẽ không lãng phí thời gian lên mạng lướt web. Họ tự giác, kỷ luật với bản thân, hăng hái tiến lên, với họ thời gian là tất cả.
Từng là một giáo viên dạy tiếng Anh, Lý Thượng Long chia sẻ câu chuyện mà anh từng gặp trên giảng đường đại học:
Một hôm tôi đến giảng bài tại một trường học.
Đó là đại học. Tôi ăn mặc đơn giản, như học sinh vậy. Do đến sớm nên tôi ngồi vào hàng ghế của học sinh đợi các em.
Không lâu sau, một nhóm học sinh cợt nhả bước vào lớp . Chúng rì rầm không ngớt, âm thanh hết sức hỗn loạn, bất chợt một ai đó hét toáng lên. Tôi lau mồ hôi, lớp học đã trở nên như thế này rồi sao…
“Tao nghe mụ cả người rồi”, một học sinh không chịu vào lớp đã thốt lên như vậy.
Tiếp đó lại càng đáng sợ hơn, nữ sinh ngồi bên cạnh bảo: “Chuẩn bị ngủ một giác rồi về ký túc!”
Tôi hỏi cô bé: “Về ký túc để làm gì?”
Cô bé tưởng tôi muốn làm quen, ánh mắt khinh thường, lạnh lùng đáp: “Đương nhiên là đi ngủ tiếp”
Thật cạn lời!
Sau khi kết thúc bài giảng, mặt cô bé tái mét, nhất quyết mời tôi ăn cơm. Tôi từ chối không nổi, đành phải nhận lời.
Sau mới hay, lần giảng bài này nhiều người như thế là bởi nhà trường yêu cầu tất cả học sinh đến nghe giảng đề chuẩn bị thi tiếng Anh cấp 4-6. Chúng không có việc gì nên bị người khác sắp xếp thời gian đi làm một việc gì đó. Lên lớp, thì có thể thêm điểm số, không đến thì sẽ bị điểm 0 giữa kỳ.
Cô bé bảo đa số học sinh đều không ở trong ký túc xác, đều thích đi chơi điện tử ở ngoài. Mọi người không muốn lên lớp bởi cảm thấy trình độ giáo viên trong trường rất bình thường.
Tôi hỏi: “Các thầy cô giảng bài không hay, sao không dùng thời gian ấy để tự học?”.
Cô bé trả lời: “Chẳng có cách nào ạ, các thấy đều điểm danh!”
Tôi bảo: “Đã mất công đi rồi, thì cũng có thể ngồi tự học trong giờ mà.”
Cô bé bảo: “Bọn em lên lớp thường ngủ gật, nếu giáo viên trong trường đều giống như thầy thì tát quá”. Sau cùng cô bé than: “Bốn năm đại học qua đi thật nhanh, bây giờ nghĩ lại, bốn năm qua em đã ngủ bù được bao nhiêu lượt!”
Bạn có thể không tin, nhưng đó là tình trạng của rất nhiều sinh viên hiện nay.
Thực tế không chỉ ở Trung Quốc, ở bất kỳ đâu hay tại Việt Nam nhiều bạn trẻ đang thanh xuân phơi phới- thời đẹp nhất của đời người, nhưng lại nhàn nhà chẳng làm gì, lãng phí tuổi trẻ. Họ chờ đợi, dựa dẫm, hy vọng khoảng thời gian này có thể nhanh chóng qua đi, sau đó lại tiếp tục chờ đượi khoảng thời gian khác.
Họ không lên kế hoạch cho cuộc đời của mình, không tận dụng thời gian quý báu nhất mà họ đang có. Họ không hề biết rằng, đời người trong độ tuổi vô lo vô nghĩ nhất ấy có thể dư sức làm được rất nhiều việc, càng không biết rằng sinh mệnh của con người là yếu ớt nhất, dễ bị mất đi nhất.
Họ không phải chăm nom người già, không phải nuôi dưỡng trẻ nhỏ, nhưng họ lại không tận dụng thời gian đơn độc rảnh rỗi ấy để biến sự đơn độc hiện tại thành tương lai đẹp đẽ sáng chói.
Một ngày rảnh rỗi chẳng làm việc gì lại trôi qua, bỏi lẽ ta thiếu khả năng lợi dụng “thời gian rỗi”, “thiếu trầm trọng bản lĩnh lên kế hoạch cho cuộc sống của mình. Hai năng lực đó là thứ mà tuổi trẻ nên và cần nắm bắt nhất.”
Bạn chưa có đủ vốn sống xã hội dồi dào, thời gian phải đơn độc sẽ chiếm phần lớn. Tuy nhiên chính vào khoảng thời gian ấy, bạn có thể rèn mình thành một con người tốt hơn.
Rất nhiều người khác đều đang tự viết cho mình một thời khóa biểu, lúc nào, bao giờ, việc gì. Hôm nay những việc gì cần phải làm, những việc gì muốn làm, những việc gì chưa cần làm. Thời gian hoàng kim của một ngày, hãy làm những việc cần thiết trước, sau đó hãy làm những việc bản thân muốn; sau cùng hãy làm những việc có thể làm hoặc không. Họ vẫn giữ một chút thời gian không nằm trong kế hoạch cuộc sống, để cuộc đời này có đủ những quả trứng màu sắc. Có lẽ, chỉ khi bạn nhận thức được sự quý báu của cuộc sống, bạn mới hiểu rằng cuộc sống đáng quý biết bao, không được phép lãng phí nó.
Những ánh hào quang có được mà không cần cố gắng, không cần kế hoạch sử dụng thời gian hợp lí, thì còn lại chẳng qua là bao nhieu thời gian nhàn rỗi đã bị nuốt chửng đấy thôi.
Chúng ta ai cũng từng có lúc ngủ cả một buổi chiều, tỉnh dậy càng đau đầu, cũng có lúc chơi cả ngày, trong lòng vẫn trống trải.
Thế nên thời gian dù có ngắn, càng nên nghĩ cách mà sử dụng, trong đời người cũng nên thay đổi một vài vai, làm một số việc khác đi. Dẫu gì, cuộc đời luôn vận động cũng luôn tốt hơn một cuộc sống lười biếng. Trên những con đường khác nhau đó, chúng ta sẽ ngắm nhìn những cảnh vật thật đa dạng.