Kết nối với chúng tôi:

Pháp luật

Bà Diệp Bạch Dương được di lý vào Sài Gòn

Đã đăng

 ngày

 
Đại gia Dương Thị Bạch Diệp, 72 tuổi, được di lý từ Hà Nội vào TP HCM để đưa ra xét xử cùng cựu phó chủ tịch Nguyễn Thành Tài trong sai phạm hoán đổi nhà.

TAND TP HCM dự kiến xét xử bà Diệp, ông Tài và 8 bị cáo khác trong hai ngày 18 và 19/1. Những người này bị cáo buộc sai phạm trong việc hoán đổi nhà đất 57 Cao Thắng (quận 3) lấy trụ sở Trung tâm ca nhạc nhẹ TP HCM – số 185 Hai Bà Trưng (quận 3), gây thiệt hại cho Nhà nước 186 tỷ đồng.

Trong đó, bị cáo buộc tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng là ông Nguyễn Thành Tài (69 tuổi); Trần Nam Trang (nguyên Phó giám đốc Sở Tài chính TP HCM); Vy Nhật Tảo (nguyên Giám đốc Trung tâm ca nhạc nhẹ TP HCM); Nguyễn Thành Rum, Lê Tôn Thanh (nguyên Giám đốc và Phó giám đốc Sở VHTT&DL TP HCM).

Lê Văn Thanh, Huỳnh Kim Phát (cùng là nguyên Phó chánh văn phòng UBND TP HCM); Đào Anh Kiệt, Nguyễn Thanh Nhàn (nguyên Giám đốc và Phó giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường TP HCM).

Riêng đại gia bất động sản Diệp Bạch Dương bị truy tố về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Trả lời , luật sư Phan Trung Hoài (Đoàn luật sư TP HCM, bào chữa cho bà Diệp) cho biết, thân chủ được di lý từ Hà Nội vào TP HCM hôm 6/1. Là người có sẵn bệnh, tuổi đã cao, nên sức khoẻ bà Diệp yếu, nhất là khi thay đổi thời tiết. “Bà Diệp cho rằng cáo trạng quy buộc không đúng. Quá trình tranh trụng tại toà chúng tôi sẽ làm rõ chi tiết hơn”, luật sư Hoài nói.

Chánh tòa Hình sự Phạm Lương Toản làm chủ tọa phiên tòa. Giữ vai trò công tố là kiểm sát viên Trịnh Thị Lan Anh, Lê Thị Đông, Phạm Văn Hiền.

Để phục vụ việc xét xử, toà triệu tập 21 tổ chức và cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan. Trung tâm ca nhạc nhẹ TP HCM được xác định là bị hại trong vụ án. Có 18 luật sư tham gia bào chữa cho các bị cáo và bảo vệ quyền lợi cho người liên quan.

Bà Dương Thị Bạch Diệp tại cơ quan điều tra hồi tháng 1/2019. Ảnh: Bộ Công an.
Bà Dương Thị Bạch Diệp tại cơ quan điều tra hồi tháng 1/2019. Ảnh: Bộ Công an.

Cáo trạng xác định, do Trung tâm ca nhạc nhẹ xuống cấp, năm 2007, ông Vy Nhật Tảo (Giám đốc) thống nhất với bà Diệp hoán đổi trụ sở lấy khu đất 57 Cao Thắng rộng 1.040 m2. Ngoài việc bù thêm phần thiếu so với giá thị trường, bà Diệp hỗ trợ xây dựng trung tâm có quy mô lớn, hiện đại hơn.

Ban đầu, UBND TP HCM từ chối vì không có cơ sở pháp lý hoán đổi nhưng sau đó ông Nguyễn Thành Tài chỉ đạo Văn phòng UBND TP HCM ký công văn chỉ đạo, giao Sở Tài chính phối hợp với Sở Tài nguyên Môi trường, Sở Xây dựng, Sở VHTT&DL, nghiên cứu và có ý kiến đề xuất.

Bà Đào Thị Hương Lan, Giám đốc Sở Tài chính (Thường trực Ban Chỉ đạo 09, có nhiệm vụ sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước trên địa bàn TP HCM) tổ chức cuộc họp với các sở ngành trên. Ngày 7/9/2009, suốt quá trình bàn bạc về đề xuất trao đổi, bà Diệp chỉ đưa ra bản sao có công chứng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 57 Cao Thắng.

Ngày 18/1/2010, bà Lan cho rằng đây là “sự việc đã rồi” nên đồng ý, chính thức ký đề xuất hoán đổi để Ban chỉ đạo 09 xem xét.

Sau khi thuê công ty định giá, nhà đất 185 Hai Bà Trưng có giá trị hơn khu đất 57 Cao Thắng 186 tỷ đồng. Trong thoả thuận đầu tư xây dựng Trung tâm ca nhạc nhẹ, Công ty Diệp Bạch Dương đã hỗ trợ 20 tỷ đồng nhưng khi tính toán chi phí đã lên đến 25 tỷ, phần thiếu này UBND yêu cầu bà Diệp nộp thêm.

Ông Nguyễn Thành Tài trong ngày lĩnh án 8 năm tù, tháng 9/2020. Ảnh: Hữu Khoa.
Ông Nguyễn Thành Tài trong ngày lĩnh án 8 năm tù, tháng 9/2020. Ảnh: Hữu Khoa.

Ngày 16/12/2011, bà Diệp không đồng ý, gửi văn bản yêu cầu huỷ bỏ việc hoán đổi nhà. Vấn đề này khiến Phó chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Hữu Tín (thay ông Nguyễn Thành Tài đã về hưu) phải tổ chức họp nhiều ban ngành để lấy ý kiến. Cuối cùng, thành phố phải nhượng bộ bà Diệp với lý do “… việc hoán đổi là sự việc đã xảy ra, việc thực hiện lại chưa chặt chẽ và phù hợp với quy định hiện hành”.

Thực hiện chỉ đạo của ông Nguyễn Hữu Tín, Sở Tài chính đã có báo cáo gửi Lãnh đạo UBND TP HCM với nội dung chấp nhận cho việc hoán đổi, giao sở Tài nguyên Môi trường lập thủ tục cấp giấy chứng nhận sở hữu khu đất 185 Hai Bà Trưng cho Công ty Diệp Bạch Dương. Bà Diệp sau đó đã bàn giao công trình xây dựng cho Trung tâm ca nhạc nhẹ xây mới trên khu đất 57 Cao Thắng.

Đầu tháng 2/2013, thành phố cấp quyền sử dụng khu đất 185 Hai Bà Trưng cho Công ty Diệp Bạch Dương. Bà Diệp không dùng tài sản này thay thế cho tài sản số 57 Cao Thắng đang thế chấp mà đem đi thế chấp vay 160 tỷ đồng tại ngân hàng TMCP Phương Nam (nay là Sacombank).

Tháng 4/2013, ông Nguyễn Hữu Tín ký quyết định xác lập quyền sở hữu Nhà nước tại địa chỉ 57 Cao Thắng, cho Trung tâm ca nhạc nhẹ sử dụng thời gian lâu dài. Tuy nhiên, Sở Tài nguyên Môi trường không thể làm thủ tục cấp quyền sử dụng khu đất vì bản gốc đã bị bà Diệp thế chấp cho ngân hàng.

VKSND Tối cao xác định hàng loạt lãnh đạo ban ngành TP HCM đã thiếu trách nhiệm trong việc xác minh tính minh bạch của khu đất, tạo điều kiện cho bà Diệp thực hiện hành vi gian dối, gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 186 tỷ đồng.

Hồi tháng 9/2020, ông Nguyễn Thành Tài bị TAND TP HCM tuyên phạt 8 năm tù do liên quan sai phạm giao, cho thuê “đất vàng” số 8-12 Lê Duẩn, quận 1.

Còn cựu Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường Đào Anh Kiệt bị tuyên 5 năm tù, tổng hợp hình phạt 6 năm 6 tháng tù trong vụ án cựu Phó chủ tịch Nguyễn Hữu Tín, bị cáo phải chấp hành 11 năm 6 tháng tù.

Dương Trang – Vnexpress

Rate this post

Pháp luật

Cựu Chủ tịch Tổng công ty Thép Việt Nam: Tôi bị kết tội là hơi nặng

Đã đăng

 ngày

Bởi

Ông Mai Văn Tinh khai luôn làm việc vì lợi ích ngành thép nên kết tội ông trong vụ án tại Gang thép Thái Nguyên là “hơi nặng”.

Ngày thứ hai của phiên xét xử sơ thẩm vụ án sai phạm tại dự án Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2, trả lời các cáo buộc của VKS về việc không chỉ đạo dừng, xem xét chấm dứt hợp đồng với nhà thầu Trung Quốc khi phát hiện sai phạm, bị cáo Mai Văn Tinh, cựu chủ tịch Tổng công ty Thép Việt Nam (VNS), nói “không rõ vấn đề này” vì trước đó chỉ phụ trách mảng sản xuất kinh doanh.

Bị cáo Mai Văn Tinh. Ảnh: Phạm Dự
Bị cáo Mai Văn Tinh. Ảnh: Phạm Dự

Bị cáo khai, khi nhậm chức tháng 3/2007, dự án giai đoạn 2 Gang thép Thái Nguyên đang trong giai đoạn rất bế tắc. Tập đoàn Khoa học Công nghệ và Thương mại luyện kim Trung Quốc (MCC) trúng thầu hợp đồng trọn gói giá trị hơn 160 triệu USD, ký kết trực tiếp với công ty con của VNS, Công ty Gang thép Thái Nguyên (TISCO).

Nhưng 11 tháng sau, MCC chưa thi công bất kỳ hạng mục nào của gói thầu, rút hết người về nước nhiều lần đề nghị kéo dài thời gian thực hiện hợp đồng và điều chỉnh tổng giá hợp đồng tăng thêm hơn 138 triệu USD (hơn 3.000 tỷ đồng).

Với cương vụ chủ tịch HĐQT của VNS, bị cáo khai mong muốn triển khai vì đó là dự án trọng điểm của nhà nước. “Chính Công ty Gang thép Thái Nguyên, trước đó cũng do phía Trung Quốc xây dựng và lắp đặt nên không ai có ý kiến gì việc dừng dự án cả, chỉ bàn biện pháp tháo gỡ khó khăn”.

VKSND Tối cao cáo buộc, sau khi đàm phán, VNS và công ty con TISCO đã chấp nhận đề nghị của phía nhà thầu Trung Quốc, chủ động lựa chọn nhà thầu phụ Việt Nam để thực hiện hạng mục C, tức phần xây lắp dự án. Tổng công ty xây dựng Công nghiệp Việt Nam (VINAINCON) là nhà thầu phụ được lựa chọn nhưng sau đó không đủ năng lực đã trả lại các phần việc cho TISCO.

Trả lời về trách nhiệm khi lựa chọn nhà thầu phụ không đủ năng lực, ông Tinh khai “nghe theo giới thiệu” của cơ quan chủ quản của VNS là Bộ Công Thương. “Theo tôi khi đó VINAINCON là nhầu tốt nhất, hiệu quả nhất rồi. Hơn nữa, thẩm quyền chọn nhà thầu phụ không thuộc về chúng tôi mà của tổng thầu MCC”, bị cáo khai.

Nhận “có sai sót, làm việc chưa cặn kẽ sâu sát và quá tin tưởng anh em cấp dưới” nhưng ông Tinh khẳng định “chưa từng làm gì mà không được cấp trên cho phép” trong mọi quyết định tháo gỡ vướng mắc cho dự án này. “VKS quy kết tội cho tôi như vậy là hơi nặng”, ông nói.

Trong vụ án, ông Tinh bị cáo buộc là người chỉ đạo thực hiện các hành vi phạm tội khi đã không chỉ đạo xem xét chấm dứt gói thầu với MCC; ký các văn bản đề nghị Bộ Công Thương và Chính phủ phê duyệt điều chỉnh chi phí phần lắp đặt của dự án; chủ trương chấp nhận nhà thầu phụ VINAINCON không đủ năng lực; phê duyệt điều chỉnh cơ cấu tổng mức đầu tư dự án, dù biết rõ đây là hợp đồng trọn gói.

Các hành vi của ông Tinh dẫn đến việc TISCO không kiểm soát được chi phí đầu tư, không ràng buộc được các nhà thầu về tiến độ dự án. Đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến chậm tiến độ, phát sinh lãi vay, tăng chi phí đầu tư, lãng phí đặc biệt nghiêm trọng đến tài sản nhà nước.

Tại phiên tòa hôm nay, đại diện TISCO cho biết, hợp đồng với nhà thầu MCC vẫn chưa chấm dứt. Từ 29/3, TISCO đã tái đàm phán để MCC tiếp tục hoàn thiện dự án.

Cũng theo vị này, thiệt hại của TISCO trong vụ án lớn hơn nhiều con số cáo buộc 830 tỷ đồng. “Số tiền lãi thực tế phải căn cứ hợp đồng tín dụng và thời gian đáo hạn vẫn còn, nghĩa là TISCO vẫn đang vay thông thường và phải trả lãi”.

Đại diện Bộ Công Thương cũng phủ nhận việc Bộ giới thiệu VINAINCON làm nhà thầu phụ cho dự án. Trong khi đó, ông Hoàng Chí Cường, cựu Tổng giám đốc VINAINCON, không có mặt theo triệu tập. Ông uỷ quyền cho một nữ nhân viên tới tòa song không được HĐXX chấp nhận.

HĐXX cũng triệu tập hai cựu thứ trưởng Bộ Xây dựng song đều vắng mặt.

Các đại diện VKSND Tối cao thực hiện hiện quyền công tố tại phiên toà. Ảnh: Phạm Dự
Các đại diện VKSND Tối cao thực hiện hiện quyền công tố tại phiên toà. Ảnh: Phạm Dự

Cáo trạng xác định, năm 2005, Chính phủ chủ trương đầu tư Dự án mở rộng sản xuất nhà máy gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2, tổng vốn hơn 3.800 tỷ đồng. TISCO làm chủ đầu tư, cấp quyết định đầu tư là HĐQT của VNS.

Ngày 12/7/2007, Tổng Giám đốc TISCO Trần Trọng Mừng, ký một hợp đồng trọn gói, không thay đổi, có giá trị hơn 160 triệu USD với đơn vị trúng thầu,Tập đoàn Khoa học Công nghệ và Thương mại luyện kim Trung Quốc (MCC).

Sau 11 tháng khởi công, MCC chưa thi công bất kỳ hạng mục nào của gói thầu, rút hết người về nước, nhiều lần đề nghị kéo dài thời gian thực hiện hợp đồng và điều chỉnh tổng giá hợp đồng tăng thêm hơn 138 triệu USD (hơn 3.000 tỷ đồng).

VKSND Tối cao cáo buộc, biết rõ việc MCC vi phạm hợp đồng, đề nghị các điều khoản vô căn cứ, lãnh đạo TISCO vẫn ký văn bản gửi VNS xin chấp thuận điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án lên 8.100 tỷ đồng, tăng hơn 4.200 tỷ đồng.

Cáo trạng nêu, sai phạm của 19 bị cáo gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng tài sản Nhà nước với tổng số tiền lên tới hơn 830 tỷ đồng, dự án sau 14 năm vẫn chưa hoàn thành.

Thanh Lam – Vnexpress

Rate this post
Đọc tiếp

Pháp luật

Hai đầu nậu xăng ở Sài Gòn và Long An bị bắt

Đã đăng

 ngày

Bởi

Lê Hùng Phong và Đỗ Văn Ba bị Công an Đồng Nai bắt về hành vi Buôn lậu do liên quan đường dây làm 200 triệu lít xăng giả, ngày 29/3.

Hai người này điều hành Công ty TNHH thương mại Huỳnh Khang (TP HCM) và doanh nghiệp tư nhân xăng dầu Bình Long (tỉnh Long An).

Động thái này được Công an Đồng Nai đưa ra sau khi phối hợp Cục Cảnh sát hình sự (Bộ Công an), Công an TP HCM, Công an Long An bao vây 6 điểm kinh doanh xăng dầu, trụ sở làm việc của Phong và Ba hôm 28/3.

Lực lượng chức năng thu giữ nhiều tài liệu, hóa đơn chứng từ và các chứng cứ liên quan đến đường dây sản xuất, buôn bán xăng giả do Phan Thanh Hữu (64 tuổi, ngụ TP HCM) và Nguyễn Hữu Tứ (64 tuổi, quê Vĩnh Long) cầm đầu.

Cảnh sát khám xét một cây xăng trong chuyên án xăng giả tại TP HCM chiều 28/3. Ảnh: Thái Hà
Cảnh sát khám xét một cây xăng trong chuyên án xăng giả tại TP HCM chiều 28/3. Ảnh: Thái Hà.

Chuyên án 920G được Công an Đồng Nai lập cuối năm 2020 từ những phản ánh xăng kém chất lượng từ người dân. Với sự hỗ trợ của Cục cảnh sát Hình sự, hơn 500 cán bộ chiến sĩ từ nhiều hướng bất ngờ ập vào ụ nổi giữa sông Hậu, bắt quả tang nhiều người đang pha chế xăng giả tối 6/2.

Cùng lúc, 13 địa điểm khác ở Đồng Nai, TP HCM, Long An, Bà Rịa – Vũng Tàu… cũng bị khám xét, hàng loạt người liên quan bị bắt.

Điều tra bước đầu xác định có hơn 200 triệu lít xăng giả được đưa ra thị trường từ tháng 8/2020 đến ngày 6/2.

Hiện, Công an Đồng Nai đã khởi tố 42 người về các tội Buôn lậu; Sản xuất buôn bán hàng giả; Mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước. Trong đó, Ngô Văn Thụy (cán bộ Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan) bị điều tra hành vi Nhận hối lộ.

Tang vật thu giữ gồm: 10 tàu thủy, sáu xe bồn, 2,7 triệu lít xăng, 120 tỷ đồng, cùng nhiều tài sản có giá trị khác.

Phước Tuấn – Vnexpress

Rate this post
Đọc tiếp

Pháp luật

Luật sư đề nghị trả tự do cho bà Diệp Bạch Dương

Đã đăng

 ngày

Bởi

Bảo vệ bà Diệp Bạch Dương, luật sư cho rằng thân chủ không gian dối khi hoán đổi cũng như chiếm đoạt tài sản của Nhà nước, đề nghị tòa trả tự do.

Ngày 22/3, là người đầu tiên trong 6 luật sư bảo vệ bà Dương Thị Bạch Diệp (73 tuổi, tức Diệp Bạch Dương, Giám đốc công ty cùng tên), ông Phan Trung Hoài cho rằng, cáo trạng của VKSND Tối cao buộc tội bị cáo lừa đảo chiếm đoạt nhà đất 185 Hai Bà Trưng (trụ sở Trung tâm Ca nhạc nhẹ) là không có cơ sở.

Bà Diệp bị cho là dùng khu đất 57 Cao Thắng (đã thế chấp nhân hàng) để hoán đổi căn 185 Hai Bà Trưng, sau đó tiếp tục đem trụ sở Trung tâm Ca nhạc nhẹ thế chấp cho Ngân hàng Phương Nam (đã sáp nhập Sacombank) vay 160 tỷ đồng. Việc này khiến Nhà nước mất quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất đối với tài sản 185 Hai Bà Trưng, thiệt hại hơn 186 tỷ đồng.

Luật sư Phan Trung Hoài bảo vệ bà Diệp, ngày 22/3. Ảnh: Hữu Khoa.
Luật sư Phan Trung Hoài bảo vệ bà Diệp, ngày 22/3. Ảnh: Hữu Khoa.

Đưa ra các căn cứ cho quan điểm của mình, luật sư Hoài nói, nhu cầu hoán đổi là có thật, đến từ hai phía, hai bên (bà Diệp và TP HCM) cùng có lợi. Từ quá trình hình thành chủ trương, triển khai thực hiện đến việc bàn giao tài sản đã kéo dài hơn 5 năm, với sự tham gia của nhiều cơ quan chức năng và được sự chấp thuận của Chủ tịch UBND TP HCM Lê Hoàng Quân – lãnh đạo cao nhất lúc đó.

Theo luật sư, bà Diệp không gian dối trong việc cung cấp bản chính giấy chứng nhận quyền sử hữu nhà 57 Cao Thắng khi làm thủ tục hoán đổi trụ sở Trung tâm Ca nhạc nhẹ. Bởi hồ sơ vụ án thể hiện, công ty bà Diệp bị coi là thế chấp căn nhà “có đăng ký giao dịch đảm bảo với Văn phòng đăng ký đất đai Sở Tài nguyên – Môi trường” nên thông tin này là công khai, do cơ quan Nhà nước quản lý và nắm được. Như vậy, các cơ quan liên quan đến quá trình hoán đổi như Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên – Môi trường, UBND TP HCM bắt buộc phải nắm rõ cơ sở dữ liệu về căn 57 Cao Thắng vì quản lý trực tiếp về đất đai và xây dựng, cả về pháp lý lẫn thực tế.

“Suốt quá trình thực hiện hoán đổi, trong các cuộc họp để thống nhất hoán đổi, Trung tâm Ca nhạc nhẹ và các ban ngành liên quan, lãnh đạo của UBND thành phố không ai hỏi bà Diệp về việc tài sản 57 Cao Thắng đã thế chấp hay chưa”, luật sư Hoài nói.

Ngoài ra, tại các cuộc họp do Sở Tài chính chủ trì, không có cơ quan chức năng nào thực hiện việc thẩm định tính pháp lý của tài sản mang ra hoán đổi; không có người nào yêu cầu bà Diệp xuất trình bản chính giấy tờ căn nhà, trong khi các thành viên đều được xem hồ sơ.

Trên thực tế, bà Diệp đã bàn giao nhà và cơ sở vật chất. Trung tâm Ca nhạc nhẹ đã và đang sử dụng tài sản từ thời điểm bàn giao cho đến nay với cơ sở vật chất khang trang, hiện đại. Việc bà Diệp không bàn giao bản gốc giấy chứng nhận quyền sử dụng là vì “chưa có quyết định chính thức của UBND thành phố”, chưa tiến hành bàn giao về mặt pháp lý.

Đối với việc cáo trạng quy buộc bà Diệp đã chiếm đoạt nhà 185 Hai Bà Trưng, có giá trị hơn 186 tỷ đồng (theo kết quả định giá năm 2010, lúc hoán đổi), luật sư cũng cho là không có căn cứ. Bởi giá trị tài sản này được hiểu là giá trị quyền sử dụng đất, trong khi đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Theo đó, đến nay Nhà nước chưa có thiệt hại gì khi công ty bà Diệp có quyền sử dụng tài sản này (đã cầm cho Ngân hàng Phương Nam – đã sáp nhập Sacombank). Nếu Nhà nước thấy giao đất cho bà Diệp là sai thì có quyền thu hồi, đồng thời trả lại các khoản tiền và tài sản đã nhận từ công ty bà Diệp.

Tại tòa, bà Diệp cũng đề nghị hủy bỏ việc hoán đổi, hai bên có trách nhiệm hoàn trả lại những gì đã nhận của nhau, trên cơ sở giải quyết các quan hệ dân sự liên quan các hợp đồng tín dụng đã ký với Agribank và Ngân hàng Phương Nam.

“HĐXX cần xem xét thận trọng, xác định sự thật khách quan, tuyên bố bà Dương Thị Bạch Diệp không phạm tội, trả tự do cho bà tại phiên tòa, khôi phục danh dự, quyền và lợi ích hợp pháp theo quy định”, ông Hoài nêu quan điểm bảo vệ thân chủ.

Bà Diệp tự bào chữa, chiều 22/3. Ảnh: Hữu Khoa.
Bà Diệp tự bào chữa, chiều 22/3. Ảnh: Hữu Khoa.

Trước đó, đại diện VKS cho rằng có đủ căn cứ xác định bà Diệp phạm tội như cáo buộc và đề nghị mức án tù chung thân.

Liên quan đến vụ án, cựu Phó chủ tịch Nguyễn Thành Tài và 8 đồng phạm bị đề nghị từ 3 năm tù treo đến 6 năm tù về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Chiều nay, các luật sư của bà Diệp tiếp tục nêu quan điểm bào chữa.

Hải Duyên – Vnexpress

Rate this post
Đọc tiếp
Advertisement
Điện ảnhcách đây 1 tuần

CẢ SHOWBIZ VIỆT ĐỔ DỒN VỀ THẢM ĐỎ LỄ RA MẮT  BỘ PHIM “ĐÓA HOA MONG MANH”

Âm nhạccách đây 2 tuần

GIÁM ĐỐC ÂM NHẠC PHIM “ĐÓA HOA MONG MANH”: CÁC CA KHÚC CÓ GIÁ TRỊ VÀ XỨNG ĐÁNG ĐƯỢC

Điện ảnhcách đây 4 tuần

ĐẠO DIỄN MAI THU HUYỀN BẬT MÍ NHỮNG ĐIỀU ĐẶC BIỆT TRƯỚC KHI “ĐÓA HOA MONG MANH” CÔNG CHIẾU TẠI MỸ

Điện ảnhcách đây 1 tháng

NHÀ SẢN XUẤT “ĐÓA HOA MONG MANH” JACQUELINE THU THẢO HÃNH DIỆN VÌ ĐƯỢC CÁC LIÊN HOAN PHIM QUỐC TẾ  ĐÓN NHẬN

Giải trícách đây 1 năm

Đại sứ Saffron-Collagen extra white Amy Lê Anh tham dự chương trình cập nhật kiến thức Y Khoa tại Cần Thơ

Giải trícách đây 1 năm

Diễn viên Mai Thu Huyền tổ chức cuộc thi tìm kiếm “Streamer Siêu đẳng” với giải thưởng “khủng”

Âm nhạccách đây 1 năm

Madam Bạch Phượng-Ceo Phượng Amina Entertainment gửi lời tri ân đến khán giả và các nhà tài trợ “Dạ Vũ Mùa Thu”

Âm nhạccách đây 1 năm

Ca sĩ Amy Lê Anh – Giám đốc CIECA tận hưởng những ngày nghỉ ngơi trên đất Pháp

Tin tứccách đây 2 năm

Tài chính COMB của ngân hàng Phương Đông OCB là công ty tài chính bỉ ổi chuyên khủng bố khách hàng vay dù chưa đến hạn thanh tóan, mọi người cần tránh

Công nghệcách đây 2 năm

Khắc phục lỗi windows 10 mkdir permission denied

Facebook

Advertisement

Tin Nổi bật

    Paste your advertisement code here.