Phạm Nhật Vượng doanh nhân đặt sự thịnh vượng cửa đất nước trên lợi ích cá nhân

Tính đến hôm nay, tài sản của ông Phạm Nhật Vượng lên tới 182.788 tỷ đồng (gần 8 tỷ USD), nếu quy đổi thì được 216 tấn vàng, bằng 1/12 số tiền 60 tỷ USD mà Chính phủ đang da diết muốn huy động trong dân. Nếu bạn để ý, thì tài sản của ông ấy bằng gần 1/25 GDP của cả nước. Nhìn ra thế giới, tài sản của ông Vượng cũng lớn hơn GDP của trên 50 nước trên thế giới.

🌷Thống kê như vậy để thấy mức độ giàu có của một tỷ phú sinh ra và lớn lên trên đất Việt. Tiền là thứ khiến người ta khao khát, nhưng khi có quá nhiều cũng trở nên tầm thường, khi đó họ mục đích của họ không còn là tiền mà muốn khắc tên mình trong dòng chảy lịch sử dân tộc. Như Steven Job – doanh nhân lỗi lạc từng nói rằng ông không muốn làm người giàu nhất ở nghĩa trang – điều quan trọng là trước khi ngủ biết mình làm được một điều tuyệt vời. Cuối cùng ông đã tạo dựng lên đế chế Apple – góp phần thay đổi thế giới.

Dõi theo những hành động của vị tỷ phú Việt Phạm Nhật Vượng gần đây thấy bóng dáng một doanh nhân lớn – một doanh nhân yêu nước. Ông không vui những thú vui tầm thường như siêu xe, máy bay, biệt phủ… mà dành tâm huyết, nhiệt huyết để thay đổi đất nước này.

Tôi còn nhớ năm 2013 có đọc một bài trên Forbes, khi đó ông Vượng được Forbes công nhận là tỷ phú USD đầu tiên của Việt Nam. Khi đó ông nói: “Tôi mơ ước biến đường phố Hà Nội đẹp như Singapore, Hong Kong. Nếu có thể thực hiện, thì kể cả có mất tiền tỷ, tôi vẫn cảm thấy hạnh phúc. Tôi muốn để lại thứ gì đó cho thế hệ sau. Còn tiền thì dù sao cũng chẳng thể mang theo khi đã chết”.

Đầu năm 2018, vị tỷ phú kín tiếng này đã nói: “Nếu làm chỉ để tiêu, chỉ để có cái nọ, cái kia thì tôi phải dừng lâu rồi. Lỡ làm người rồi, không thể sống một cuộc đời phí hoài được”.

Lý tưởng đó cùng với dòng máu Việt chảy trong người thôi thúc ông liên tục làm, làm và làm…

Khi người Việt chi bộn tiền mua bất động sản ở nước ngoài, làn sóng di cư báo động thì những khu đô thị quy mô, tầm cỡ của Vingroup mọc lên, đẹp chẳng kém gì Singapore hay HongKong. Toà nhà Landmark 81 đã sừng sững mọc lên giữa trời Sài Gòn và đã ghi dấu trở thành toà tháp cao thứ 8 trên thế giới.

Khi ngành công nghiệp ô tô Việt sau 30 năm dày công xây đắp vẫn thất bại, không có nổi một chiếc xe thương hiệu Việt thì tỷ phú này tuyên bố đầu tư 3,5 tỷ USD làm ô tô thương hiệu Việt. Bỏ qua những ồn ào dư luận, thuyết âm mưu rằng dự án ô tô của ông sẽ thất bại thì nay đã thành hình hài. Hai chiếc xe SUV và Sedan vừa được công bố đã gây rúng động trong dư luận vì vẻ đẹp mỹ miều, bởi giờ đây người ta tin tỷ phú Việt làm được xe Việt, làm thần tốc. “Chất Việt” là thứ có thể nhìn thấy ngay khi chạm vào chiếc xe. Chữ V được dập nổi trước đầu xe đầy phóng khoáng, ánh lên niềm kiêu hãnh của thương hiệu ô tô Việt đầu tiên bước ra thế giới. Cảm giác mua một chiếc xe không phải đóng thuế nhập khẩu mới tự hào làm sao?

Khi ngành bán lẻ Việt bị các đại gia nước ngoài thâu tóm, ngăn cản hàng hoá Việt lên kệ trong siêu thị, Vinmart ra đời, còn hỗ trợ các doanh nghiệp Việt bán hàng với chiết khấu 0%.

Khi đất nước hô hào 4.0, rồi quốc gia khởi nghiệp nhưng vẫn chỉ là đất nước gia công phần mềm thì Vingroup chuyển hướng trở thành tập đoàn công nghệ, chi cả chục ngàn tỷ để làm viện Bigdata, xây Silicon Valley ngay trên đất Việt ươm mầm cho khởi nghiệp…

Con đường của Vingroup đang đi cũng giống như những tập đoàn của Hàn Quốc, như Samsung trước đây.

Để lại một bình luận